Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)

Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia

tăng và trong tình trạng báo động. Do đó, xử lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách, được sự quan tâm của

Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và nhiều chủ thể trong nền kinh tế. DATC là công cụ

của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM,

hỗ trợ tái cơ cấu và phục hồi doanh nghiệp.

Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn từ năm 2004 đến năm

2013. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ

xấu tại DATC.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ xấu. Đây là đối tác có tiềm lực tài chính, đã xử lý nợ xấu thành công trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Hàn Quốc, có thể hỗ trợ tốt cho DATC trong kỹ thuật xử lý nợ xấu và xây dựng cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu để kiến nghị Nhà nước ban hành. Ngoài ra, việc liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho DATC học hỏi được kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động xử lý nợ xấu, thông qua đó DATC có điều kiện nâng cao chuyên môn và kỹ năng xử lý nợ xấu cho đội ngũ cán bộ của mình. 3.3. Giải pháp khác 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động mua và xử lý nợ Thứ nhất, trước mắt DATC nên thành lập bộ phận chuyên thực hiện nghiệp vụ tái cơ cấu doanh nghiệp. Bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập các kế hoạch và chiến lược xử lý nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu, triển khai hoạt động tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động và tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khách nợ. - Đối với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp: bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm nguồn tài trợ để bơm vốn mới cho các doanh nghiệp sắp phá sản hoạt động; cơ cấu lại nợ như gia hạn thời hạn thanh toán, giảm lãi suất, chuyển nợ xấu thành vốn góp nhằm giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, đàm phán với các chủ nợ khác để cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất cho khách nợ. - Đối với tái cơ cấu hoạt động SXKD: bộ phận tái cơ cấu sẽ thực hiện thanh lý những tài sản không sinh lời của khách nợ để thu hồi nợ, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi; hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức lại quá trình SXKD như: tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu đầu vào với giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn, đa dạng hóa nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào để tránh sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà cung cấp; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hóa khách hàng để tăng trưởng doanh thu, tránh sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với khách hàng; đầu tư đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. - Đối với tái cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: bộ phận tái cơ cấu sẽ hỗ trợ sửa đổi các quy trình, quy chế quản trị và hoạt động của doanh nghiệp, tìm kiếm nhân sự hoặc đề xuất cử cán bộ đảm trách các vị trí quản lý tại doanh nghiệp từ giám đốc cho đến trưởng, phó các phòng ban để kiểm soát hoạt động, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành của doanh nghiệp. Thứ hai, tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp được tái cơ cấu. Cơ chế giám sát có thể thực hiện bằng cách DATC cử cán bộ giám sát doanh nghiệp ngay sau khi mua nợ thông qua thỏa thuận với doanh nghiệp; tuyển dụng các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, sau đó bổ nhiệm các chuyên gia này giữ các vị trí chủ chốt tại doanh nghiệp để phối hợp với DATC triển khai tái cơ cấu, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, DATC có thể bổ nhiệm cán bộ của DATC nắm giữ các vị trí cấp phó, trưởng phòng ban của doanh nghiệp để tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong suốt quá trình tái cơ cấu. Sau khi doanh nghiệp phục hồi, DATC cần tính đến phương án thoái vốn và bán nợ, chuyển giao quyền quản lý, sở hữu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư khác và rút cán bộ của mình để phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp khác. Thứ ba, thành lập bộ phận thẩm định để thẩm định các phương án mua nợ. Trong hoạt động mua bán nợ xấu, DATC phải bỏ tiền ra trước để mua nợ và thu hồi dần khoản tiền đó trong nhiều năm, cho nên hoạt động mua bán nợ xấu của DATC được xem là hoạt động đầu tư dài hạn, gặp nhiều rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua nợ và gia tăng hoạt động khai thác, mua nợ HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 381 xấu của Phòng mua bán nợ của Hội sở chính thì DATC cần phải thành lập bộ phận chuyên thẩm định phương án mua nợ tại Hội sở chính, các Chi nhánh và Trung tâm. 3.3.2. Phân công, phân cấp thẩm quyền quyết định mua và xử lý nợ Để đẩy nhanh thời gian quyết định mua và xử lý nợ, gắn trách nhiệm của Ban Giám đốc và các đơn vị thành viên trong hoạt động mua bán nợ, Hội đồng quản trị DATC cần phân cấp mức phán quyết mua nợ và xử lý nợ cho Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc, theo đó Ban Giám đốc của DATC và các đơn vị thành viên có thể được quyền quyết định mua và xử lý nợ theo một mức giá trị tối đa trên mỗi phương án. 3.3.3. Sửa đổi, hoàn thiện quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp DATC cần sửa đổi quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc: DATC chỉ mua nợ sau khi doanh nghiệp khách nợ đã đáp ứng các điều kiện tái cơ cấu do DATC đưa ra như kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án tái cơ cấu doanh nghiệp do DATC đề xuất, nếu doanh nghiệp khách nợ không hợp tác hoặc không thỏa mãn các yêu cầu của DATC thì DATC từ chối mua nợ. Ngoài ra, đối với các trường hợp tái cơ cấu doanh nghiệp thì trước khi quyết định mua nợ, DATC phải thực hiện đàm phán toàn diện với tất cả các chủ nợ về giá bán nợ, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, xóa nợ, chuyển nợ góp vốn. Kết quả đàm phán phải được ghi thành văn bản để ràng buộc trách nhiệm của các chủ nợ khi DATC thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Nếu việc này được thực hiện sẽ có lợi cho doanh nghiệp tái cơ cấu và DATC, bởi vì gánh nặng nợ nần của doanh nghiệp sẽ được các chủ nợ cùng chia sẻ, DATC giảm bớt tổn thất khi phải một mình gánh vác việc xóa nợ cho doanh nghiệp, tránh việc các chủ nợ khác tranh tụng đòi nợ doanh nghiệp. 4. Kết luận Thực trạng nợ xấu của các NHTM ở mức cao đang được Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành quan tâm. Nợ xấu với quy mô lớn và tồn tại lâu trong hệ thống NHTM làm cho tình hình tài chính của NHTM yếu kém, làm tắt nghẽn dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế, gây đình đốn hoạt động SXKD của doanh nghiệp, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu trở nên cấp bách, đòi hỏi cần có sự tham gia của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành, NHTM, các chủ thể khác trong nền kinh tế. DATC là công cụ của Chính phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu của các NHTM, hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp để phục hồi SXKD. Qua hơn mười năm hoạt động, DATC đã có những thành công nhất định trong hoạt động mua và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, hoạt động mua và xử lý nợ của DATC vẫn còn những hạn chế nhất định. Để góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, vấn đề đặt ra đối với DATC là thực hiện các giải pháp: hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý; gia tăng nguồn lực tài chính; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đang hạn chế hoạt động mua và xử lý nợ. Về lâu dài, nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện cho các công ty mua bán nợ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của nền kinh tế, áp dụng các kỹ thuật xử lý nợ hiện đại như chứng khoán hóa nợ xấu, tái cơ cấu, chia tách, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 382 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ths. Phan Hoài Hiệp (2012), “Trả giá vì chậm phản ứng nợ xấu, bài học từ Nhật Bản”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, 145(1241), tr. 22-23. [2] PGS.TS Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 8(18), tr. 21-26. [3] PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, (125), tr. 60-70. [4] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (11), tr. 6-12. [5] Ngân hàng thế giới (2013), Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. [6] Quỹ tín thác ASEM II (2006), Dự án hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội. [7] Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc Thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. [8] Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005. [9] Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. [10] Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam. [11] TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (11), tr. 14-20. [12] Ths Phạm Mạnh Thường (2005), “Xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm Hàn Quốc và bài học với Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, 10(114), tr. 23-37. [13] Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. [14] Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 08/6/2011 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam. [15] Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2013), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2013, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. [16] Anthony Saunders, Marcia Millon Cornett (2007), Financial Institutions Management, McGraw-Hill, USA. [17] Dong He (2004), “The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea”, IMF working paper No 04/72, International Monetary Fund. [18] Mark R.Stone (2002), Corporate sector Restructuring, The Role of Government in Times of Crisis, Economic issues No.31, International Monetary Fund. [19] Organization for Co-operation and Development - OECD (2003), Maximising Value of Non- Pe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_mua_va_xu_ly_no_xau_tai_cong_ty_mua_ban_no_va_tai_san.pdf