Vấn đề giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của đảng, nhà nước ta hiện nay

+ Mục đích yêu cầu:

 Bài học trang bị những kiến thức cơ bản của lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó giúp cho học viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.

+ Nôị dung: 3 phần

I. Lồng ghép giới, sự cần thiết lồng ghép giới

II. Yêu cầu, nội dung, các bước tiến hành lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách.

III. Quân đội với việc thực hiện lồng ghép giới

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vấn đề giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của đảng, nhà nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6 VẤN ĐỀ GIỚI TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY + Mục đích yêu cầu: Bài học trang bị những kiến thức cơ bản của lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó giúp cho học viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. + Nôị dung: 3 phần I. Lồng ghép giới, sự cần thiết lồng ghép giới II. Yêu cầu, nội dung, các bước tiến hành lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách. III. Quân đội với việc thực hiện lồng ghép giới + Thời gian: 2 tiết + Phương pháp: Phân tích diễn giảng + Tài liệu nghiên cứu: Tập bài giảng dân số - môi trường, phát triển và nâng cao nhận thức giới. Khoa KHXH&NV, Học viện Chính trị quân sự. Bắc Ninh năm 2007. NỘI DUNG I. Lồng ghép giới, sự cần thiết lồng ghép giới. 1. Lồng ghép giới. a. Khái niệm - Hiện còn nhiều khái niệm khác nhau về lồng ghép giới. Một số chuyên gia nghiên cứu về giới thường dùng khái niệm dòng chảy chủ đạo để làm rõ khái niệm lồng ghép giới. - Theo họ, dòng chảy chủ đạo là tập hợp mang tính chi phối, bao gồm các ý tưởng, giá trị, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách thức tiến hành mọi việc trong xã hội, bao trùm lên các thể chế chính của xã hội như: Gia đình, nhà trường, các đảng phái, chính quyền, các tổ chức xã hội + Dòng chảy chủ đạo quyết định ai được coi trọng, cách thức phân phối nguồn lực, phân công các vị thế xã hội, ai được làm gì và cuối cùng tác động đến nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong xã hội. + Dòng chảy chủ đạo xác định những tiêu chí cơ bản, đo lường tính chất bất bình đẳng giới trong xã hội. Nếu các ý tưởng, thái độ và tập quán trong dòng chảy chủ đạo chưa có nhận thức giới hoặc mang tính phân biệt đối xử (đối với một trong hai giới nam hoặc nữ) thì sẽ dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giới. Theo đó, lồng ghép giới là một biện pháp làm cho các mối quan tâm, kinh nghiệm của nữ giới và nam giới trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phân bổ nguồn lực, thực hiện, đánh giá và giám sát các chính sách, chương trình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc lồng ghép giới là biện pháp chiến lược, theo đó những mối quan tâm và thực tiễn trải nghiệm của nữ giới cũng như nam giới trở thành một khía cạnh không thể tách rời của quá trình thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá chính sách, chương trình trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đảm bảo rằng nữ giới và nam giới được hưởng thụ một cách bình đẳng và giảm dần tình trạng bất bình đẳng. Như vậy, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về lồng ghép giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học về giới đều thống nhất: Lồng ghép giới là đưa giới vào dòng chảy chủ đạo, nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới trong phạm vi toàn xã hội, trên cơ sở khẳng định và thừa nhận quyền của nữ giới và nam giới được tham gia và hưởng thụ bình đẳng những thành quả của xã hội về mọi mặt, cũng như quyền quyết định nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. b. Lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách Chính sách hiểu theo nghĩa chung nhất là lĩnh vực hoạt động của chủ thể chính trị (đảng, nhà nước); chính sách là sản phẩm của hệ thống chính trị nhất định. Về bản chất thì chính sách của một quốc gia là một hệ thống các văn bản, được quy định bởi chủ thể nắm quyền lực nhà nước nhằm quy định mục đích và cách thức hành động của những đối tượng liên quan để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội quan tâm. Ở nước ta, mọi quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, quyền lực đó được thể hiện và thực hiện thông qua Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đ ảng. Do đó, khẳng định chủ thể của quyền lực chính trị quyết định chính sách ở nước ta là Đ ảng và Nhà nước. Lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách là đưa vấn đề giới và giải quyết vấn đề giới trong từng khâu, từng công đoạn, cũng như trong toàn bộ quá trình thiết kế, hoạch định và thực hiện chính sách của Đ ảng và Nhà nước. - Lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách là một biện pháp chiến lược nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong toàn xã hội, bằng cách đưa yếu tố giới vào dòng chảy chủ đạo. - Thông qua đó xem xét giải quyết một cách nhất quán, thường xuyên, có hiệu quả vấn đề giới, để nữ giới và nam giới đều được tham gia và hưởng thụ bình đẳng các thành quả của xã hội về mọi mặt; tham gia vào các quá trình ra quyết định, thực thi quyết định, có quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận các nguồn lực và lợi ích khác. - Đồng thời qua đó xác định vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đáp ứng tốt hơn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của cả nam và nữ, cũng như thừa nhận sự khác nhau về trải nghiệm, nhu cầu và những ưu tiên đối với họ trong suốt quá trình hoạch định và thực thi, giám sát chính sách, chương trình, dự án của xã hội. 2. Sự cần thiết lồng ghép giới. a. Từ yêu cầu phát triển bền vững của xã hội. Phát triển kinh tế phải gắn với thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không giải quyết được những vấn đề xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sự phát triển bền vững của đất nước chỉ có thể thực hiện nếu mọi chính sách, chiến lược phát triển của quốc gia đều hướng vào phát triển toàn diện con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội. b. Từ yêu cầu thực hiện quyền bình đẳng giới Để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì một trong những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội là thực hiện quyền bình đẳng xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Bình đẳng giới là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tiến bộ của xã hội. c. Xuất phát từ thực trạng lồng nghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách ở nước ta hiện nay. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là nam nữ bình đẳng. Quan điểm đó được thể hiện trong Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước ta. Đó là khung pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới trong phạm vi toàn xã hội. Trên cơ sở khung pháp lý đó, với sự nỗ lực của toàn Đ ảng, toàn dân, các cấp, các ngành. Việc lồng nghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của Đ ảng và Nhà nước ta đã thu được những kết quả bước đầu trên nhiều phương diện, từ gia đình đến toàn xã hội. Tuy nhiên, còn có mặt chưa thực sự toàn diện, bình đẳng giới mới chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực. Khâu tổ chức chỉ đạo còn nhiều bất cập, nội dung, phương pháp hoạt động còn hạn chế. II. Yêu cầu, nội dung, các bước tiến hành lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách. 1. Yêu cầu lồng ghép giới - Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước phải hướng tới bình đẳng giới, - Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tích cực chủ động lồng ghép giới theo chức trách, nhiệm vụ được phân công. - Phải xem xét giải quyết vấn đề bình đẳng giới trên mọi phương diện ở mọi cấp độ, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. 2. Nội dung của lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của Đ ảng và Nhà nước Lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách đòi hỏi phải có quan điểm về giới và phân tích giới trở thành một nội dung cơ bản của phân tích chính sách. Phân tích giới là phân tích những nội dung về giới được lồng ghép trong hoạch định và thực thi chính sách. Nội dung đó bao gồm: - Quán triệt quan điểm giới, bình đẳng giới vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm bình đẳng trong hưởng thụ từ sự phát triển đó. - Ưu tiên, trợ giúp đối với các nhóm đối tượng do có sự khác biệt về mặt xã hội mà ít có cơ may, lợi thế để tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phụ nữ. - Khác biệt xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây ra bất bình đẳng giới. Phát huy nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ về mọi mặt, tạo điều kiện để họ chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội. - Thông qua các chương trình, dự án nâng cao năng lực, trình độ cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là phụ nữ để họ trực tiếp tham gia vào các chương trình đó. 3. Các bước tiến hành lồng ghép giới a. Giai đoạn chuẩn bị - Thu thập thông tin. + Thông tin là căn cứ quan trọng để xác định những nội dung lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách nhằm đạt hiệu quả cao. Nội dung thông tin bao gồm: Những khác biệt, những nguy cơ gây nên sự khác biệt về giới; nguyên nhân, xu hướng biến đổi giới và những ảnh hưởng xã hội của vấn đề đó; hệ thống tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, nội dung, phương pháp lồng ghép và nguồn tài chính. + Qua đó thấy được hệ thống chính sách hiện hành có tác động khác nhau thế nào đối với vấn đề giới. - Lập kế hoạch lồng ghép: + Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hỗ trợ lồng ghép giới như về con người, phương tiện vật chất bảo đảm khác; xây dựng kế hoạch lồng ghép giới hướng vào đối tượng có liên quan được hưởng lợi từ chương trình, dự án nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới; xác định rõ lĩnh vực cần phải cải thiện và mục tiêu đạt được, thời gian hoàn thành. + Các mục tiêu đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng điều kiện của đơn vị và có tính khả thi cao. b. Tiến hành lồng ghép giới Trên cơ sở những thông tin thu được về giới, kế hoạch xác định, nguồn nhân lực, tài chính, thời gian và các điều kiện khác đưa những nội dung về giới đã thu được vào chính sách, chương trình, dự án, tổ chức thực hiện dự án thực hiện bình đẳng giới, theo chức trách nhiệm vụ được phân công. Đưa những nội dung về giới đã thu được vào chính sách, chương trình, dự án, tổ chức thực hiện dự án thực hiện bình đẳng giới, theo chức trách nhiệm vụ được phân công. c. Giám sát, kiểm tra đánh giá Nhằm đánh giá việc thực hiện tiến trình lồng ghép giới, kết quả đạt được và những vướng mắc cần khắc phục để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Giám sát, kiểm tra đánh giá phải cụ thể trên các mặt như: Đánh giá tiến độ thực hiện, kết quả đạt được và chưa được trên từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực của chính sách, chương trình, dự án. Làm cơ sở cho việc khắc phục những khác biệt xã hội, giảm dần biên độ của sự bất bình đẳng giới, thông qua đó rút ra bài học cho tương lai. III. Quân đội với việc thực hiện lồng ghép giới 1. Thực trạng lồng ghép giới trong quân đội. Trong những năm qua việc lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của quân đội có nhiều chuyển biến tiến bộ và đạt được kết quả quan trọng thể hiện trên một số mặt cơ bản. Tuy nhiên, còn một số cấp uỷ, người chỉ huy nhận thức về giới và bình đẳng giới chưa đầy đủ, chưa tích cực chủ động thực hiện lồng ghép, giải quyết vấn đề giới theo chức trách, nhiệm vụ của mình. - Kết quả đạt được + Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã có những nghị quyết, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện tốt Luật bình đẳng giới và nâng cao hiệu quả của công tác phụ nữ trong quân đội. + Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và ở các cấp đã nghiên cứu đề xuất với với lãnh đạo, chỉ huy những chủ trương chính sách đối với nữ quân nhân, công nhân viên chức, lao động quốc phòng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quuyết tốt các chính sách hậu phương quân đội. + Các cấp, các ngành đã phát huy tốt trách nhiệm đối với công tác phụ nữ. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị có phụ nữ thường xuyên quan tâm, tổ chức thực hiện chu đáo, có hiệu quả các chế độ chính sách đối với phụ nữ như nâng lương, thăng quân hàm, thực hiện quyền làm mẹ, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, phát huy hết khả năng của mình trên các cương vị được giao. + Bộ Quốc phòng thành lập ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và bảo vệ chăm sóc trẻ em trong quân đội do một đồng chí thứ trưởng làm trưởng ban. Hệ thống của ban từ bộ đến đơn vị cơ sở có hội phụ nữ để giúp lãnh đạo, chỉ huy làm tốt công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. - Nguyên nhân những thành công: Có được những kết quả trên là do cấp uỷ, người chỉ huy, các cơ quan chức năng, đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện quyền bình đẳng giới. Đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các ngành các cấp; của lãnh đạo, chỉ huy đã đưa và giải quyết vấn đề giới trong các chỉ thị, nghị quyết của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. - Những hạn chế + Tuy nhiên, còn một số cấp uỷ, người chỉ huy nhận thức về giới và bình đẳng giới chưa đầy đủ, chưa tích cực chủ động thực hiện lồng ghép, giải quyết vấn đề giới theo chức trách, nhiệm vụ của mình. + Việc thực hiện các quy định đối với phụ nữ, cũng như công tác phụ nữ ở một số đơn vị chưa thành nề nếp. + Bản thân một số chị em phụ nữ còn tự ti, chưa thực sự nỗ lực phấn đấu, ngại học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, tự khẳng định mình trong các hoạt động xã hội nói chung và trong quân đội nói riêng. 2. Phương hướng, mục tiêu biện pháp lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của quân đội. a. Phương hướng mục tiêu lồng ghép giới. - Đưa giới và tích cực, chủ động giải quyết vấn đề giới vào chương trình, nội dung hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. - Từ mục tiêu chung đó, lồng ghép giới trong quân đội trước mắt cần thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể sau: - Thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ quân đội trong lĩnh vực: lao động, việc làm, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em; đặc biệt sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu tăng tuổi thọ phụ nữ quân đội lên mức khá so với toàn xã hội. - Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị mà nâng cao tỷ lệ phụ nữ được giới thiệu bầu, hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ trong lãnh đạo, quản lý, bảo đảm cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực hoạt động quan trọng phù hợp với khả năng của họ trong quân đội. b. Biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong quân đội. - Tăng cường công tác giáo dục, không ngừng nâng cao nhận thức về giới cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp. - Tích cực, chủ động lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách, nhất là các chính sách, chế độ liên quan nhiều đến phụ nữ. - Xây dựng cơ chế và ban hành quy chế phối hợp của các cơ quan chức năng, các ngành đối với lồng ghép giới. - Chăm lo xây dựng và kiện toàn cơ quan, đội ngũ cán bộ làm công tác phụ nữ, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ trong quân đội. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, đẩy mạnh hoạt động lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách của quân đội. Kết luận Từ vị trí và vai trò giới trong đời sống xã hội, thấy rõ sự cần thiết trong hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy vai trò ấy. Hoạch định và thực hiện chính sách bình đẳng giới gồm nhiều khâu, bước khác nhau. Trong quân đội thực hiện bình đẳng giới đã và đang phát huy vai trò của nó, cần được tiếp tục phấn đấu thực hiện trong những năm tới bằng những biện pháp cơ bản và thiết thực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb_cd6_893.doc