Hình thành nhân cách con người ngay từ khi còn nhỏ là vấn đề mà các nhà giáo dục quan tâm. Tâm hồn trẻ nhỏ ví như trang giấy trắng mà nhân cách của các em chính là phần mà người lớn chúng ta hướng dẫn các em viết, vẽ lên đó. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, mặc dù Tam tự kinh là cuốn sách chữ Hán lâu đời của Trung Quốc nhưng vẫn được các cụ đồ Nho dùng để giảng dạy cho trẻ nhỏ ngay từ khi các em bắt đầu tập đọc, tập viết.
Đó là khi chữ Hán còn được độc tôn. Ngày nay, chữ Quốc ngữ đã trở thành văn tự chính thống, chữ Hán chỉ còn lưu giữ trong thư tịch cổ, trong đền, chùa, miếu mạo hoặc là thú vui của các cụ trong lúc “trà dư tửu hậu” thì Tam tự kinh vẫn được sử dụng làm sách vỡ lòng cho những ai bắt đầu học chữ Hán và phần nào cho những sinh viên học ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Do đặc điểm của Tam tự kinh gồm những chữ nghĩa đơn giản, những câu ngắn ba chữ thành những mệnh đề dễ thuộc, dễ hiểu với nội dung phong phú mà gần gũi, sâu sắc.
118 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vấn đề giáo dục trong tam tự kinh – tự học hán cổ của đại đức thích minh nghiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh ngay từ lớp học vật lý đầu tiên ở trường phổ thông. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng làm thí nghiệm vật lý của học sinh. Nó có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh trong dạy học vật lý theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Phép đo các đại lượng vật lý
Đo một đại lượng vật lí nghĩa là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại mà ta quy ước chọn làm đơn vị.
Một đại lượng vật lý được đo lường bằng những phương pháp khác nhau, có thể đo trực tiếp bằng một loại dụng cụ đo, hay đo gián tiếp bằng nhiều loại dụng cụ và dựa vào công thức toán học của các định luật vật lý diễn tả mối liên hệ giữa các đại lượng nhiều đại lượng để rút ra giá trị đại lượng cần tìm. Tùy vào cách đo lường mà chia các đại lượng đo thành hai loại: đại lượng đo trực tiếp và đại lượng đo gián tiếp.
Đại lượng đo trực tiếp là đại lượng cần đo được so sánh trực tiếp với đại lượng cùng loại chọn làm đơn vị.
Công cụ dùng để thực hiện phép so sánh như vậy gọi là dụng cụ đo, và phép so sánh trực tiếp nói trên gọi là phép đo trực tiếp.
Đại lượng đo gián tiếp là đại lượng cần đo được xác định thông qua các định luật vật lý diễn tả các mối quan hệ giữa các đại lượng đo trực tiếp có liên quan.
Tùy theo cách đo với cùng một đại lượng có thể là đại lượng đo trực tiếp cũng có thể là đại lượng đo gián tiếp. Ví dụ đo thể tích một vật có dạng hình hộp không thấm nước chìm trong nước có thể dùng bình tràn, bình chia độ là đo trực tiếp. Cũng có thể xác định thể tích vật đó gián tiếp qua công thức toán học V = Sđáy. h, tức là được xác định từ đo trực tiếp độ dài 3 cạnh hình hộp.
Để thực hiện tốt phép đo trực tiếp một đại lượng vật lý, học sinh cần phải nắm được các yêu cầu sau đây:
Biết ước lượng gần đúng giá trị cần đo để lựa chọn dụng cụ đo thích hợp
Biết sử dụng dụng cụ đo và tiến hành đo đại lượng cần nghiên cứu.
Biết cách đọc và ghi kết quả đo đúng cách.
2.2. Hình thành kỹ năng ước lượng giá trị cần đo
2.2.1. Kỹ năng ước lượng giá trị đại lượng cần đo
Kỹ năng ước lượng giá trị cần đo là tập hợp các hành động để suy luận ra gần đúng giá trị của đại lượng trên một sự vật, trong một hiện tượng hay quá trình vật lí mà không dùng dụng cụ đo.
Kỹ năng ước lượng giá trị cần đo bao gồm các hành động sau:
- Quan sát các biểu hiện, tập hợp các số liệu trên sự vật, trong hiện tượng vật lí mà các biểu hiện các số liệu đó có quan hệ phụ thuộc độ lớn của đại lượng cần đo.
- Liên tưởng tới các biểu tượng đã có, các số liệu đã biết về độ lớn, về đơn vị của đại lượng.
- Từ tương quan giữa biểu hiện quan sát được với biểu tượng đã có, giữa số liệu thực tế tập hợp được với số liệu đã biết, nhẩm ra gần đúng độ lớn giá trị đại lượng cần đo.
Cơ sở quan trọng nhất để học sinh ước lượng giá trị đại lượng cần đo là biểu tượng về đơn vị đo và sự hiểu biết về khoảng giá trị tồn tại của đại lượng đo trong các sự vật, trong các quá trình vật lí, mối liên hệ giữa đại lượng cần đo và các biểu hiện khác trên sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan.
Với các đại lượng cảm nhận được bằng giác quan thì phải:
- Tác động đồng thời vật thật và vật cỡ đơn vị đo vào giác quan, so sánh hai cảm giác thật, tạo tỉ lệ, sau đó nhẩm ra tỉ lệ. Ví dụ: ước lượng đồ dài thì phải đặt thước gần vật để quan sát và so sánh, ước lượng khối lượng thì dùng tay nhấc thử vật. (Giáo viên có thể giúp học sinh kết hợp quan sát độ dài các kích thước và cách nhẩm tỉ lệ thể tích hình hộp, cùng chất nhưng thể tích khác nhau suy ra tương quan khối lượng hai vật).
- Tác động vật thật vào giác quan, so sánh với biểu tượng cảm giác cỡ đơn vị trong quá khứ, nhẩm ra tỉ lệ.
2.2.2. Phương pháp hình thành cho học sinh kỹ năng ước lượng giá trị cần đo
Để hình thành cho học sinh kỹ năng ước lượng giá trị cần đo ta phải tiến hành những công việc sau đây:
- Giúp học sinh hình thành biểu tượng về đơn vị đo, biết các biểu hiện, các số liệu về đại lượng cần đo hoặc các biểu hiện, các số liệu có quan hệ phụ thuộc với độ lớn đại lượng cần đo trên các sự vật, trong quá trình vật lí.
- Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát các biểu hiện, cách tập hợp các số liệu có liên quan đến đại lượng cần đo, cách so sánh các biểu hiện quan sát được với các biểu tượng đã có, cách so sánh các số liệu đã biết với các số liệu đã biết để nhẩm ra giá trị gần đúng.
- Tổ chức cho học sinh luyện tập ước lượng một số lần đủ để các em tự thực hiện được đầy đủ các hành động của kĩ năng ước lượng.
2.3. Hình thành kỹ năng lựa chọn dụng cụ đo các đại lượng vật lí
2.3.1. Kỹ năng lựa chọn dụng cụ đo
Kỹ năng lựa chọn dụng cụ đo là tập hợp các hành động của người đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp với điều kiện thực tế và đo được các giá trị có độ chính xác cần thiết.
Kỹ năng lựa chọn dụng cụ cần đo bao gồm các hành động sau:
- Ước lượng giá trị cần đo. Xác định yêu cầu độ chính xác của phép đo. Tìm hiểu điều kiện đo.
- Liên tưởng các loại dụng cụ đo đã biết, tìm hiểu các dụng cụ đo hiện có về công dụng, về giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
- Đối chiếu các dụng cụ hiện có với yêu cầu phép đo và điều kiện đo thực tế, quyết định chọn dụng cụ.
Cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn dụng cụ đo là hiểu biết của người đo về công dụng, cách sử dụng, giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của các loại dụng cụ đo.
2.3.2. Phương pháp hình thành kỹ năng lựa chọn dụng cụ đo
Hình thành kĩ năng chọn dụng cụ đo cho học sinh, chúng ta phải làm những việc sau:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, GHĐ và ĐCNN của các loại dụng cụ đo.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tìm hiểu điều kiện đo thực tế, ước lượng giá trị cần đo và xác định yêu cầu độ chính xác của phép đo.
- Tổ chức cho học sinh luyện tập để các em tự thực hiện được đầy đủ các hành động của kĩ năng chọn dụng cụ đo.
2.4. Hình thành kỹ năng đo trực tiếp giá trị một đại lượng vật lý
2.4.1. Kỹ năng đo trực tiếp
Kỹ năng đo trực tiếp là tập hợp các hành động của người đo để kết quả đo chính xác.
Kỹ năng đo trực tiếp bao gồm các hành động: cách đặt dụng cụ, cách đặt mắt quan sát, cách đọc giá trị đo, ghi kết quả đo và xử lý số liệu.
2.4.2. Phương pháp hình thành kỹ năng đo trực tiếp một đại lượng vật lý
Để hình thành kỹ năng đo trực tiếp giá trị một đại lượng vật lý cho học sinh, cần phải:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết về độ chính xác của phép đo giá trị đại lượng vật lý trong quá trình làm thí nghiệm vật lý.
- Hướng dẫn học sinh cách tiến hành thực hiện một phép đo trực tiếp đặt dụng cụ, đặt mắt quan sát, đọc và ghi kết quả đo. Một giá trị đại lượng cần đo phải tiến hành đo nhiều lần (ít nhất 3 lần).
- Tổ chức cho học sinh luyện tập để các em tự thực hiện được đầy đủ các hành động của phép đo trực tiếp giá trị một đại lượng.
2.5. Ví dụ hình thành các kỹ năng đo độ dài
Đo chiều dài là một trong những phép đo cơ bản nhất của vật lý. Dụng cụ đo chiều dài các em đã được biết là thước thẳng, thước cuộn. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể người đo chọn dụng cụ đo thích hợp để sai số nhỏ nhất phù hợp với yêu cầu về độ chính xác của phép đo.
Về kiến thức và kỹ năng
- Biết một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
- Biết chọn thước đo, cách đặt thước đo, cách đọc, ghi kết quả đo và biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Ước lượng độ dài cần đo
Trên cơ sở một số dụng cụ do độ dài đã có là các thước dùng để đo chiều dài vật như thước kẻ, thước dây, thước mét (thước thẳng).
Học sinh sẽ quan sát so sánh độ dài các thước, sau đó học sinh ước lượng chiều dài, chiều rộng, chiều cao một số vật các em thường gặp so với các thước đó. Ví dụ ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn, dùng thước kiểm tra xem ước lượng của mình có đúng không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài, lựa chọn dụng cụ.
Một nội dung quan trọng trong việc tìm hiểu về dụng cụ đo là việc xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Có thể hình thành cho học sinh kỹ năng xác định ĐCNN của thước đo độ dài bằng cách sử dụng tranh phóng to một đoạn thước đo độ dài, trên đó có hai vạch chia có ghi giá trị độ dài, giữa hai vạch đó có một số vạch nhỏ, yêu cầu học sinh xác định giá trị độ dài của khoảng chia giữa hai vạch nhỏ gần nhau nhất. Giới thiệu một số thước dùng để đo chiều dài vật.
- Thước có GHĐ 20cm ĐCNN đến 1 mm
- Thước có GHĐ 30cm ĐCNN đến 1 mm
- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
- Sử dụng tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm.
- Định hướng cho học sinh hình thành khả năng xác định ĐCNN: Độ dài khoảng cách giữa hai vạch lớn có ghi giá trị là bao nhiêu? Giữa hai vạch lớn có bao nhiêu khoảng nhỏ? Làm thế nào để biết độ dài của mỗi khoảng nhỏ?
- Cho học sinh vận dụng tập xác định ĐCNN của thước trên tranh có số ghi giá trị trên các vạch lớn không liên tiếp nhau, có số khoảng chia giữa hai vạch lớn khác đi, có đơn vị đo lớn hoặc bé hơn trước. Sau đó chuyển sang tập xác định ĐCNN trên một vài thước thật.
Thông báo cho học sinh biết, trong các phép đo có sai số, sai số càng bé, giá trị đo càng chính xác
Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài vật cần đo.
Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước
Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Yêu cầu HS cho biết giới hạn đo của thước và cách xác định độ chia nhỏ nhất của thước của các em đang dùng
Ví dụ: Giáo viên chuẩn bị các thước
- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
- Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
- Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
Học sinh chọn thước thích hợp để đo:
a) Chiều rộng của cuốn sách giáo khoa vật lí 6?
b) Chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lí 6?
c) Chiều dài bàn học?
Học sinh sẽ hiểu được trước khi chọn dụng cụ đo ta phải ước lượng giá trị cần đo.
Hoạt động 3: Đo độ dài
Tiến hành đo độ dài của bàn học và bề dày của cuốn sách vật lí 6
Trước khi đo cần ước lượng độ dài của bàn học và bề dày của cuốn sách vật lí 6 và chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Tiến hành đo 3 lần
Cách đo như sau:
- Đặt thước song song với cạnh bàn cần đo, đặt thước sao cho mép bàn trùng với vạch số 0 của thước.
- Đặt mắt vuông góc với thước tại điểm cần đo.
- Đọc giá trị đến độ chia nhỏ nhất và gần vạch chia nào hơn thì lấy giá trị gần đúng của vạch giá trị đó.
- Ghi kết quả đo vào bảng ghi kết quả đo độ dài
Vật cần đo độ dài
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Giá trị trung bình cộng
Với các hoạt động trên đã hình thành cho học sinh các kỹ năng sau: Kỹ năng ước lượng độ dài của một vật cần đo: kỹ năng chọn dụng cụ đo phù hợp: kỹ năng thực hiện các phép đo độ dài các vật.
Dựa vào cách dạy hành động để hình thành kỹ năng đo độ dài trong các hoạt động cụ thể như đã trình bày ở trên, giáo viên dạy vật lý lớp 6 có thể hình thành và rèn luyện kỹ năng đo trực tiếp các đại lượng vật lý khác (theo chương trình) thông qua những hoạt động tương tự như trong ví dụ hình thành kỹ năng đo độ dài.
3. KẾT LUẬN
Để học tốt môn vật lý học sinh cần phải biết làm thí nghiệm để quan sát, thu thập và xử lý thông tin, làm cơ sở suy luận ra kiến thức mới hoặc đối chiếu, kiểm tra lại các hệ quả vật lí đã có từ các suy luận logic. Vì vậy học sinh cần có kỹ năng đo các đại lượng vật lý là một trong những kỹ năng làm TNVL.
Học sinh lớp 6 lớp đầu cấp THCS được hình thành kỹ năng ước lượng giá trị đại lượng cần đo, lựa chọn, sử dụng dụng cụ đo phù hợp và thực hiện đo lường trực tiếp các đại lượng vật lý là cần thiết. Hình thành các kỹ năng đo lường các đại lượng vật lý cho học sinh để họ có năng lực làm thí nghiệm vật lý trong quá trình học tập theo định hướng độc lập, tự lực, tích cực hoạt động nhận thức, phát triển tư duy khoa học và sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học vật lý trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Quốc gia,
Nguyễn Quang Lạc. Quy trình hướng dẫn bài thực hành cho học sinh cấp II – Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 9/1992.
Võ Hoàng Ngọc. Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh THCS thông qua dạy học vật lí. Tạp chí Giáo dục số 65/2003. 2001
Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh – Nguyễn Phương Hồng. Vật lí 6. NXB Giáo dục, 2002.
Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2002.
Phạm Hữu Tòng. Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học. NXB Giáo dục, 2001.
FORMING SKILL IN DIRECT MEASUREMENT OF THE PHYSICAL QUANTITY FOR THE 6th FORM STUDENTS AT LOWER-SECONDARY SCHOOL
Trinh Thi Thanh Mai
ABSTRACT
Physics is an experiment science, most of knowledge of physics are the results of experiments or using experiments to test the theory. Therefore, the use of laboratory supplies, measures, reading and writing the test results play an important role. The skills of the value approximation, of the selection of the appropriate instruments, of the measures, of the result reading, and of the treatment with the data are those of direct measures of the physical quantities which should be formed for students in grades 6.
Keywords: skills, value approximation, selection of instruments, measuring
Người phản biện: PGS. TS. Nguuyễn Đình Thước; Ngày nhận bài: 15/5/2011; Ngày thông qua phản biện: 27/5/2011; Ngày duyệt đăng: 28/12/2012
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ THỰC HÀNH, THỰC TẬP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Lê Thị Tuyết11 ThS. Khoa Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức
TÓM TẮT
Xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập đáp ứng yêu cầu đào tạo và ổn định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn bài viết đã nêu lên thực trạng và các giải pháp nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN tại ĐHHĐ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và đổi mới giáo dục MN hiện nay.
Từ khóa: Cơ sở thực hành, thực tập; rèn nghề GDM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là một vấn đề đang được các cơ sở đào tạo quan tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Ngoài những đặc trưng chung của giáo viên là dạy học và giáo dục, người giáo viên mầm non còn có những đặc trưng riêng. Đó là người đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Là người phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực; công việc của họ là sự kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó việc rèn luyện tay nghề cho giáo sinh sư phạm mầm non càng phải được đặt ra một cách nghiêm túc với những yêu cầu chặt chẽ, cụ thể.
Công tác thực hành, thực tập sư phạm là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên. Đối với giáo viên mầm non, công tác thực hành, thực tập càng có vị trí quan trọng trong hơn trong việc hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết của người giáo viên. Đây là giai đoạn kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị về mặt lý luận và thực tiễn đối với công việc giảng dạy và giáo dục của giáo sinh sau này. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, việc hướng dẫn công tác thực hành (kiến tập), thực tập ở các trường mầm non sẽ giúp sinh viên có các kỹ năng, thao tác vững vàng, sáng tạo trong chăm sóc - giáo dục trẻ đáp ứng được thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Trong quá trình tổ chức công tác thực hành, thực tập luôn có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo (Ban hành qui chế, hướng dẫn công tác thực hành, thực tập; kế hoạch, nhiệm vụ, mục đích, nội dung của đợt thực hành, thực tập...) với các trường mầm non (cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập). Xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập đáp ứng yêu cầu và ổn định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non. Mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập ổn định, có chất lượng là một nhân tố quan trọng góp phần biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo trong trường sư phạm.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, trường ĐH Hồng Đức đã có một số đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra xây dựng tuyến thực hành, thực tập cho sinh viên các ngành thuộc khối Nông - Lâm nghiệp, Địa lý... và cũng đã được áp dụng trong đào tạo. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mạng lưới các trường mầm non đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN là đề tài mới chưa được nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là: Điều tra, khảo sát thực trạng các trường mầm non trong địa bàn thành phố và ven thành phố Thanh Hoá; từ đó đề xuất giải pháp xây dựng mạng lưới các trường mầm non đáp ứng yêu cầu, đảm bảo chất lượng làm cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non.
2.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập
Để xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu sau:
- Mục tiêu, nội dung chương trình các hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học ngành GDMN mầm non chính qui.
- Văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Chủ trương, đường lối, chính sách phát triển giáo dục mầm non.
- Xu hướng của giáo dục mầm non hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
- Qui chế trường thực hành sư phạm Đào tạo giáo viên mầm non.
- Tiêu chí rèn nghề của sinh viên ngành GDMN
- Kinh nghiệm tổ chức mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập của các trường ĐH khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN chúng tôi đã lựa chọn khảo sát 13 trường mầm non trong và ven địa bàn thành phố Thanh Hoá. Chúng tôi sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
- Phương pháp điều tra: Bằng phiếu điều tra
- Phương pháp đàm thoại: Trò truyện trực tiếp với sinh viên, giáo viên sư phạm, giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến những người có chuyên môn sâu về những vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Dự giờ, giáo án, phiếu đánh giá, phiếu dự giờ
- Phương pháp toán học: Để thống kê, xử lý số liệu.
Trong đó phương pháp điều tra và phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là những phương pháp nghiên cứu chính.
Để xây dựng mẫu phiếu điều tra đảm bảo tính khoa học và khách quan, chúng tôi đã tham khảo ý kiến các giảng viên nghiên cứu, giảng dạy giáo dục học lâu năm; các giảng viên giảng dạy bộ môn phương pháp giảng dạy; các giáo viên mầm non giỏi thông qua hình thức hội thảo khoa học.
Theo các nhà giáo dục học, có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hành, thực tập của sinh viên đó là: cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy - chăm sóc trẻ, đội ngũ giáo viên hướng dẫn, chuẩn đánh giáVì vậy khi nghiên cứu xây dựng mạng lưới các trường Mầm non làm cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN chúng tôi đã đi sâu điều tra khảo sát các nội dung cụ thể trên. Các trường mầm non đã khảo sát đều nằm ở vị trí thuận lợi hoặc tương đối thuận lơi nên thu hút được đông đảo trẻ đến trường. Vì vậy , hầu hết các trường có đủ các nhóm lớp với đủ các độ tuổi mà giáo sinh bắt buộc phải làm quen trong quá trình kiến - thực tập để rèn nghề. Số lượng trẻ ở các nhóm – lớp nhìn chung là đúng qui định (Theo qui định của Điều lệ trường mầm non: mỗi nhóm trẻ có số lượng từ 15- 25 trẻ ; mỗi lớp mẫu giáo có số lượng tối đa là 40)... Tuy nhiên, một số trường nhận trẻ với số lượng quá đông dẫn đến tình trạng số lượng trẻ trong mỗi lớp vượt rất nhiều so với số lượng qui định. Các trường như: Mầm non Hoa Mai, Mầm non Tân Sơn, Mầm non trường Thi B số lượng trẻ trong mỗi nhóm trẻ là từ 25 đến 35, số lượng trẻ trong mỗi lớp mẫu giáo là 50 -> 70. Số lượng trẻ quá đông ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và chăm sóc. Điều này cũng làm giáo sinh cảm thấy quá sức khi đảm nhận tiết giảng hoặc công tác chủ nhiệm.
Mỗi trường mầm non cần thiết phải có các phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng y tế. Các phòng này có chức năng điều hành và hỗ trợ công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Hệ thống phòng chức năng cùng hoạt động cụ thể của mỗi phòng giúp sinh viên hình dung rõ hơn về cách tổ chức và điều hành các hoạt động của một trường mầm non. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng trong công tác rèn nghề của sinh viên.
Điều tra cho thấy số trường có đầy đủ các phòng chức năng như trên chiếm tỷ lệ 53,8% (7/13 trường). Các trường này là: MN Tân Sơn, MN Hoa Mai, MN Trường Thi B, MN Thị trấn Nhồi, MN Đông Xuân - Đông Sơn, MN Quảng Thành, MN Đông Sơn. Các trường còn lại còn tình trạng ghép nơi làm việc của các phòng chức năng (chẳng hạn như: phòng làm việc của hiệu trưởng cũng là văn phòng nhà trường; phòng làm việc của phó hiệu trưởng cũng là nơi diễn ra các hoạt động y tế...). Đáng chú ý là các trường này chưa có phòng hoạt động âm nhạc – một phòng chức năng phục vụ đắc lực cho giờ âm nhạc và các hoạt động mang tính nghệ thuật của trẻ. Kiến – thực tập ở những trường còn có sự thiếu hụt về các phòng chức năng, giáo sinh sẽ khó có những hình dung cụ thể về cách thức điều hành và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
Theo qui định, một trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia cần có ít nhất 3 nhóm trẻ và 10 lớp mẫu giáo; một trường mầm non ở nông thôn đạt chuẩn quốc gia có ít nhất 3 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo. Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, có 85% trường đạt tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên, xét yêu cầu thực tế của các đợp kiến tập, thực tập hàng năm, mỗi trường mầm non (cả thành thị và nông thôn) chỉ cần đảm bảo số lượng nhóm – lớp là: 3 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo với đủ các độ tuổi. Nếu xét yêu cầu này, tất cả các trường mầm non được khảo sát đều có thể đáp ứng.
Chất lượng phòng nhóm - lớp ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Phòng nhóm – lớp đủ tiêu chuẩn là điều kiện để có thể bố trí các góc hoạt động theo đúng qui định; đây cũng là điều kiện để giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập, vui chơi..., các sinh hoạt hàng ngày của trẻ. 8/13 trường được khảo sát có đủ phòng đảm bảo tiêu chuẩn cho tất cả các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Các trường còn lại, diện tích các phòng nhóm – lớp còn thiếu so với qui định (dưới 60 m2/ phòng), chất lượng chưa thực sự đảm bảo.
Để giảng dạy có chất lượng mỗi giờ học ở trường mầm non, giáo viên cần chuẩn bị khá nhiều đồ dùng. Đồ dùng được sử dụng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tính sư phạm. Như vậy, lượng đồ dùng phục vụ cho tất cả các tiết học là rất lớn. Để đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng, đồ dùng phải được bổ sung hàng năm (gồm đồ dùng mua và tự tạo). 8/13 trường (61,5%) thuận lợi trong việc huy động kinh phí từ phụ huynh đã làm khá tốt khâu này. Sinh viên đến thực tập tại các trường này được tạo điều kiện trong việc mượn đồ dùng phục vụ hoạt động giảng dạy. Điều đó giúp sinh viên ít tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, có điều kiện tập trung vào việc soạn giáo án, tập dạy; chất lượng giờ dạy nhờ thế được nâng cao.
5/13 trường (38,4%) khó khăn trong việc tạo nguồn kinh phí chưa có điều kiện chuẩn bị tốt đồ dùng phục vụ giảng dạy. Sinh viên thực tập tại các trường này phải tốn một lượng kinh phí nhất định, phải mất nhiều thời gian, công sức cho việc chuẩn bị đồ dùng; vì vậy, chất lượng giờ dạy ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đồ dùng sinh hoạt là công cụ thiết yếu phục vụ các sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường. Đồ dùng sinh hoạt đảm bảo qui cách giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ngược lại. Phần lớn các trường được khảo sát đã dành mối quan tâm thoả đáng cho việc trang bị loại đồ dùng này (98%). Thực hành, thực tập ở những cơ sở này, sinh viên có dịp đối chiếu những chuẩn đã được học trên lý thuyết và việc vận dụng những chuẩn đó trong thực tế; sinh viên cũng thuận lợi hơn trong việc thực tập công tác chủ nhiệm lớp.
Ở trường mầm non, hoạt động chủ đạo là vui chơi. Thông qua hoạt động này, trẻ em khám phá thêm nhiều điều về thế giới xung quanh. Vì vây, bất kỳ trường mầm non nào cũng quan tâm đến vệc mua sắm và làm đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi (trong lớp và ngoài trời) cần phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu, sở thích và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Một số trường mầm non còn hạn hẹp về kinh phí không thể đáp ứng yêu cầu này. Trong số các trường được khảo sát, 3/13 (23%) trường rơi vào tình trạng này. Nếu thực tập ở những địa điểm này, giáo sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động vui chơi. Việc tự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_chi_khoa_hoc_so_14_2577.doc