Vẫn còn những cái nhìn thiên lệch về người đồng tính

Là một xu hướng tình dục bình thường, nhưng chỉmấy năm trởlại đây, tình

dục đồng giới mới được nhắc đến nhiều ởViệt Nam. Nhưng thật đáng buồn là

nhiều người đã chỉnhìn thấy sự''khác thường'', ''dịbiệt'' trong đó mà không

biết rằng ''xu hướng tình dục khác thường'' mà họđang miệt thị ấy lại chẳng

khác gì xu hướng tình dục của những ''người bình thường''.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vẫn còn những cái nhìn thiên lệch về người đồng tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẫn còn những cái nhìn thiên lệch về người đồng tính Vẫn còn những cái nhìn thiên lệch về người đồng tính Là một xu hướng tình dục bình thường, nhưng chỉ mấy năm trở lại đây, tình dục đồng giới mới được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Nhưng thật đáng buồn là nhiều người đã chỉ nhìn thấy sự ''khác thường'', ''dị biệt'' trong đó mà không biết rằng ''xu hướng tình dục khác thường'' mà họ đang miệt thị ấy lại chẳng khác gì xu hướng tình dục của những ''người bình thường''. Chẳng thể quy tội cho những người có cái nhìn thiên lệch như thế khi họ cũng chỉ là “nạn nhân” của sự thiếu hiểu biết của chính mình. Nhưng rõ ràng vì họ mà cuộc sống của nhiều người đồng tính đã trở nên khó khăn, có người đã tự vẫn vì không thể hoà nhập được vào cộng đồng bởi sự ghẻ lạnh, hắt hủi của những người xung quanh. Nguyên nhân của tình dục đồng giới cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và có nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó, có quan điểm cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tình dục đồng giới là do trong môi trường sinh hoạt tập trung dài ngày, việc thiếu vắng những người khác giới xung quanh, trong khi nhu cầu và ham muốn tình dục luôn có trong mỗi người dẫn đến việc họ nghĩ đến việc giải quyết nhu cầu đó một mình hoặc có quan hệ tình dục với người cùng giới với mình một cách có chủ định hoặc vô thức (nhất là trong điều kiện cô lập hoàn toàn với bên ngoài như đi biển, đi rừng, trên tàu vũ trụ ...). Đây là một trong những lý do giải thích về việc có quan hệ tình dục đồng giới. Học sinh, sinh viên chiếm một bộ phận đông đảo trong dân số. Phải tập trung về các thành phố lớn để học tập, việc ở chung phòng trọ đã trở thành phổ biến với nhiều học sinh sinh viên. Và điều này cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục của họ. Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng đồng tính trong sinh viên và quan niệm của sinh viên hiện nay về tình dục đồng giới, chúng tôi đã đến Phùng Khoang – Hà Nội, khu vực có rất đông sinh viên thuê trọ để được chứng kiến và được nghe những câu chuyện có thật về người đồng tính và những người bị ngộ nhận về đồng tính. Người đầu tiên mà chúng tôi gặp là T., sinh viên trường Cao đẳng Xây dựng. Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới tiếp cận được với T. và chỉ sau khi được chúng tôi giải thích rất nhiều về thiện chí của mình, T. mới bắt đầu chia sẻ với chúng tôi chuyện tế nhị của mình. Nhìn dáng vẻ mảnh khảnh có phần yếu ớt của T. chúng tôi hiểu vì sao cậu lại thường bị bạn bè gán cho rất nhiều biệt danh gắn với phụ nữ như vậy. Những lời bỡn cợt như thế sẽ chẳng thể làm T. phiền lòng nếu như gần đây không có những từ “pê đê”, “tám vía”, “hai thì”, “gay”... trong lời đùa của những người bạn “vô tâm” (theo lời T.) ở cùng khu trọ dành cho cậu. Khi tâm sự với chúng tôi, T. không giấu nổi nỗi buồn trên khuôn mặt: “Mấy anh trong khu trọ vẫn vừa trêu em vừa cười: “Đồng ý là chú mày pê đê nhưng pê đê nó vừa thôi, để người khác còn pê đê với chứ”, “Nghe giọng mày anh thấy nó ái ái thế nào ấy”... Em còn ít tuổi nên chẳng dám nói gì to tát với các anh ấy, em chỉ nói “Sao các anh lại gọi em là pê đê?”. Nhưng điều đó không ngăn nổi những tiếng cười thoả mãn của họ. Em chỉ lặng im. Em phải làm gì đây?”. T. kể thêm rằng tuy rất không vui khi bị gọi như vậy nhưng lại rất thích được chơi và ... ngủ cùng các bạn nam kia. Sau khi nghe T. tâm sự, chúng tôi tìm đến những người bạn mà T. vừa nói đến. Ngay sau khi giới thiệu mục đích của buổi gặp, chúng tôi đã được nghe những ý kiến rất cới mở của các bạn sinh viên này. Và tất nhiên là những ý kiến thu được không nằm ngoài dự kiến: “Bây giờ dân pê đê nhiều lắm. Cứ nhìn mấy thằng ẻo lả, mặt giống con gái là biết ngay. Nhỡ mà để bọn ấy nó thích mình rồi nó bám theo thì ... tiêu”. H. đã thản nhiên nói với chúng tôi như thế. Theo H. và nhiều sinh viên khác, dân pê đê là dân chỉ thích con trai với đặc điểm là tính tình, ngoại hình và giọng nói rất ẻo lả, là đối tượng “cần tránh xa”. Không chỉ có vậy, H. còn chỉ cho chúng tôi thấy mẫu người như nào thì “bọn pê đê” sẽ thích... Vậy là những câu nói đùa đầy ác ý của những người bạn ở cùng khu trọ với T. đã phần nào phản ánh quan niệm của nhiều bạn trẻ hiện nay về người đồng tính. Rõ ràng đó là một cái nhìn thiên lệch, thể hiện sự thiếu hiểu biết và phần nào đó là sự định kiến. Và không chỉ quan niệm sai lầm về người đồng tính, đó còn là sự nhìn nhận sai lầm về mối liên quan giữa ngoại hình với giới tính, xu hướng tình dục, giữa tính cách với xu hướng tình dục. Trên thực tế, việc một người nam có thân hình gầy yếu, giọng nói nhỏ nhẹ và xu hướng tình dục đồng giới không phải là một mối quan hệ nhân quả hay tương đương (tất nhiên trường hợp của T. là ngoại lệ), tương tự như vậy, một người nữ có thân hình to khoẻ không có mối liên quan nào đến xu hướng tình dục của người đó. Môi trường sống quy định tâm lý, tính cách của mỗi con người. Phải sống trong môi trường có quá nhiều định kiến và miệt thị như thế, người đồng tính khó có thể một cuộc sống bình thường. Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, một thiếu niên nam phát hiện càng sớm hiện tượng đồng tính của mình, cậu ta càng cảm thấy khác biệt với những bé trai khác, càng tự cô lập mình, càng sợ bị đàm tiếu, hắt hủi và càng dễ trở thành nạn nhân của những lời chế giễu thậm chí là nạn nhân của bạo lực thể xác. Trước tình cảnh phải nghe nhiều những đàm tiếu, công kích để rồi không bao giờ nghe được những điều tích cực về vấn đề đồng tính, lại không thể bộc bạch được nỗi niềm của mình với bất kỳ ai, những người đồng tính thường tự ghét chính bản thân mình. Và mới đây, ở Mỹ và Ca na đa, người ta đã phát hiện ra rằng trong số nhiều vụ tự tử ở thanh thiếu niên, có không ít trường hợp là do bế tắc trước việc xã hội quá miệt thị xu hướng tình dục của chúng. Với riêng T., liệu cậu có vượt qua trở ngại này để tiếp tục học tập không...? Nằm ngay cạnh làng Phùng Khoang là KTX Mễ Trì - ĐHQGHN. Cách đây mấy năm, sinh viên KTX Mễ Trì xôn xao về chuyện một nam sinh viên bị phát hiện là đồng tính trong KTX, mà đến nay, dư âm của nó vẫn còn. Tin này nhanh chóng truyền ra ngoài và tất nhiên là không thoát khỏi tai mắt của các nhà báo (khi đó, “săn tin” về những người đồng tính là đề tài nóng khi mà người ta chỉ “nghe nói lại” nhiều hơn là tận mắt chứng kiến). Ban QL KTX đã phải miễn cưỡng tiếp đón những nhà báo không mời mà đến để dò hỏi về “sinh viên đồng tính” (cách gọi của nhiều người) kia. Mấy hôm sau, để tránh bị phiền phức, BQL KTX đã phải mời sinh viên nói trên ra khỏi KTX. Sau đó khoảng 1 năm, để phòng xa, BQL KTX cũng phải từ chối đơn xin ở nội trú của một sinh viên khác khi anh này nói rằng mình đang sống với một người đồng tính. Thông tin về “trường hợp đồng tính” này chỉ có những người trong BQL được phép biết để “tránh gây xôn xao trong sinh viên”. Đây chỉ là 2 câu chuyện tiêu biểu trong lần đi thực tế tại khu vực Phùng Khoang của chúng tôi vừa qua. Sẽ còn ở đâu đó có những câu chuyện tương tự như thế về người đồng tính, và cũng khó tránh khỏi những cái nhìn thiếu thiện cảm về người đồng tính, nhưng trong một tương lai không xa, khi đã có hiểu biết đầy đủ, người ta sẽ không còn nhìn về người đồng tính như thế. Cuối cùng, xin được mượn lời ca sĩ Minh Thuận khi nói về Album “Chiếc bóng – khi em buồn” của anh, một album gửi gắm sự đồng cảm với người đồng tính để thay cho lời kết: “Tôi không cho là mình làm gì quá to tát hay ghê gớm đủ sức mạnh san sẻ nhưng cũng cố gắng mang tới cho họ niềm vui nho nhỏ nào đó”. Mong rằng mỗi người hãy góp một niềm vui nho nhỏ như thế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfaw_667.pdf