Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại

Sự phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Lợi ích kinh tế xã hội mà kinh tế đối ngoại mang lại cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội được thể hiện ở mức đội đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm vừa qua nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn.

Vì vậy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thật vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà mục tiêu trước mắt là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Yêu cầu đặt ra là phải phát triển kinh tế đối ngoại. Muốn nhìn nhận kinh tế đối ngoại dưới đề án kinh tế chính trị thì trước hết chúng ta phải xem xét phương pháp và đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị

doc31 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề Sự phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Lợi ích kinh tế xã hội mà kinh tế đối ngoại mang lại cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội được thể hiện ở mức đội đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân... Trong những năm vừa qua nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thật vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà mục tiêu trước mắt là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Yêu cầu đặt ra là phải phát triển kinh tế đối ngoại. Muốn nhìn nhận kinh tế đối ngoại dưới đề án kinh tế chính trị thì trước hết chúng ta phải xem xét phương pháp và đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Như chúng ta đã biết, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung của xã hội loài người và những biểu hiện của chúng cở những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Còn kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Những phương pháp nghiên cứu quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học. Trừu tượng hoá khoa học là những quá trình hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và qúa trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng. Từ bản chất hình thành những phạm trù và những quy luật của bản chất đó. Trừu tượng hoá khoa học là qúa trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng nhưng cũng cần phải bổ sung bằng một qúa trình ngược lại - đi từ trừu tượng đến cụ thể. Ngoài ra để nghiên cứu kinh tế chính trị học phải gắn liền với các phương pháp như phân tích tổng hợp, kết hợp lôgic với lịch sử, phương pháp hệ thống... Về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị, thì trong lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế chính trị học đã có những nhận thức khác nhau như quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển... Nhưng khoa học và đầy đủ nhất là quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là phương thức sản xuất hay nói cách khác là nó nghiên cứu các quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Cần phân biệt kinh tế chính trị và kinh tế học. Hai môn khoa học này có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác, đều nằm trong dòng phát triển của các học thuyết kinh tế. Điểm khác biệt là kinh tế chính trị Mác - Lênin phát hiện những nguyên lý chung và những quy luật trừu tượng chi phối qúa trình sản xuất xã hội. Còn kinh tế học tuy phiến diện nhưng lại có ưu điểm là vận dụng phương pháp tiếp cận tình huống và minh hoạ bằng đồ thị, biểu đồ gắn với những hiện tượng cụ thể diễn ra trên bề mặt xã hội. Kinh tế chính trị cũng khác với những môn kinh tế khác cụ thể như: Kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, giữa kinh tế chính trị với các bộ môn này có sự khác nhau về trình độ khái quát hoặc những nguyên lý của kinh tế chính trị mang tính tổng quát, phổ biến có thể ứng dụng trong các ngành và các cơ sở kinh tế, còn những nguyên lý của các bộ môn kinh tế khác chỉ ứng dụng trong phạm vi ngành hoặc những đơn vị kinh tế thuộc ngành đó. Như vậy, những nguyên lý và những quy luật kinh tế do kinh tế chính trị phát hiện có ý nghĩa phổ biến đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, coi đó là nền tảng, phương pháp của các môn khoa học kinh tế khác, khi kinh tế đối ngoại được nhìn nhận dưới đề án kinh tế chính trị sẽ tổng quát hoá, vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu. Chúng sẽ nhìn lại thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thích hợp trong những thời gian tới. B. Nội dung I. Cơ sở lý luận. 1. Một số vấn đề cơ bản. a. Thế nào là kinh tế đối ngoại của một quốc gia? Trên thực tế người ta thường đồng nhất hai khái niệm kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại. Song, không phải như vậy, chúng có những mối quan hệ với nhau nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau. Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác được thực hiện dưới nhiều hình thức hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế quốc tế với nhau giữa hai hay nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế. Sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế trước hết: Kinh tế đối ngoại là một bộ phận của kinh tế quốc tế. Mặt khác kinh tế quốc tế chỉ mối quan hệ trên phạm vi rộng - phạm vi quốc tế còn kinh tế đối ngoại giới hạn trong phạm vi là mối quan hệ kinh tế của một quốc gia với nước khác hoặc vơí tổ chức kinh tế quốc tế khác. b. Vấn đề hội nhập. Trong nền kinh tế thế giới thì sự phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có vai trò rất quan trọng. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thấy được vai trò đó. Vì vậy kinh tế đối ngoại được các quốc gia quan tâm đúng mức và đã có những bước phát triển thu được những thành tựu nhất định. Nhưng kinh tế đối ngoại sẽ thực sự phát triển khi nó vượt qua những thách thức của vấn đề hội nhập mà đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tự do hoá hiện nay. Thật vậy, hội nhập là sự lan rộng ra nước ngoài, sự liên kết giữa các quốc gia tạo thành những liên minh cùng tuân thủ những quy định đã đặt ra trên cơ sở cùng có lợi hoặc giải quyết những vấn đề mang tính chất toàn cầu như đói nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, khủng bố,... với các hình thức như tự do hoá, các hội nghị tổ chức chống đói nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, khủng bố. Đến nay, Tự do hoá thương mại đang có xu hướng tăng cùng sự hình thành của kinh tế khu vực. WTO là tổ chức thương mại thế giới điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương mang tính chất tương đối, tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng cùng với sự mở rộng của WTO còn có các tổ chức Tự do hoá thương mại khu vực như EU, NAFTA, AFTA hay AU, nhưng cũng có những tổ chức châu á - Thái Bình Dương (APEC), hay hiệp định khung EU - Nam Phi ký tháng 10 năm 1999,... Tự do hoá thương mại ngày càng được cụ thể hoá và thể chế hoá, đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động của các tổ chức quốc tế và các tổ chức liên kết khu vực. Theo thống kê của liên hợp quốc, số lượng các tổ chức khu vực được thành lập ngày càng nhiều, từ 19 tổ chức trong những năm 1960, tăng lên 28 tổ chức trong những năm 1970, 32 tổ chức những năm 1980 và 60 tổ chức trong những năm 1990 với 160 nước thành viên tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những nước hăng hái với Tự do hoá thương mại, vẫn còn một số nước phản ứng thận trọng, tham gia với mức độ thấp vào tiến trình Tự do hoá thương mại, vì họ còn nhiều băn khoăn, lo lắng trước những thách thức và thua thiệt do Tự do hoá thương mại đã và có thể sẽ gây ra cho họ. Nhưng những nước như vậy không những ít về số lượng mà còn chủ yếu là các nước nhỏ, kém phát triển, về số lượng các nước này, chắc chắn sẽ còn giảm đi vì số nước đệ đơn xin ra nhập WTO, tăng cường tham gia vào qúa trình toàn cầu hoá và Tự do hoá ngày càng tăng lên. Đến nay số các nền kinh tế tham gia WTO đã lên tới 146 trong tổng số 190 nước thành viên Liên hợp quốc, trong khi đó vẫn còn 30 nước nữa đã đăng ký tiếp tục đàm phán để ra nhập WTO. Trong đó có nước ta và dự kiến đến năm 2005 nước ta sẽ ra nhập WTO. Khi đó nước ta sẽ được hưởng nhiều lợi ích, những nước đứng ngoài chắc chắn không tránh khỏi ở vào thế bất lợi và bị thua thiệt. Mặt khác, để phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề mang tính chất toàn cầu như đói nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, khủng bố... Những yếu tố này có tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại. Về môi trường sinh thái, theo điều tra đã có 30% tài nguyên thiên nhiên thế giới đã bị mất chỉ trong 1/4 thế kỷ vừa qua, đất canh tác của thế giới giảm 40% kể từ năm 1970, 1/2 số loài trên trái đất bị tuyệt chủng trong thế kỷ trước và mỗi ngày con người với ô tô, nhà máy và tiêu dùng gia đình đã tiêu hao một lượng năng lượng tương đương với số năng lượng do trái đất sản xuất ra trene 27 năm. Khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế là cần thiết nhưng nếu chúng ta cứ khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí thì một ngày nào đó tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt. Vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp khắc phục, tìm ra những nguồn nguyên liệu mới và những biện pháp bảo vệ môi trường như cung cấp nước sạch và xử lý nước thải,... Hơn nữa vấn đề khủng bố toàn cầu đã làm ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế đối ngoại nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Tiêu biểu như vụ khủng bố phá huỷ hai toà nhà Trung tâm Thương mại của Mỹ năm 2001. Sự kiện này không chỉ có ảnh hưởng về mặt chính trị và an ninh quân sự, mà bản thân những hoạt động phối hợp về chính trị và tăng chi tiêu quân sự để chống khủng bố đã dẫn tới giảm bớt các khoản đầu tư dân sự, gây mất lòng tin và mất ổn định chính trị ở một số nước và khu vực trên thế giới làm tổn hại không nhỏ cho các hoạt động kinh tế, nhất là đối với một số ngành, lĩnh vực và nước có liên quan, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động khủng bố và chống khủng bố như một số quốc gia hồi giáo, Trung đông các ngành và lĩnh vực như hàng không, bảo hiểm du lịch, thương mại, tài chính, đầu tư nước ngoài, giá dầu lửa,... Như vậy, nó cản trở sự phát triển kinh tế đối ngoại của các quốc gia có liên quan và làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế quốc tế. Tóm lại, hội nhập là một vấn đề cấp bách hiện nay. Nhà nước không thể độc quyền quyết định mọi thứ, mà Nhà nước cũng phải cạnh tranh, cạnh tranh với các Nhà nước khác, cạnh tranh với các thể chế quốc tế và các lực lượng thị trường quốc tế (các tổ chức quốc tế, các công ty xuyên quốc gia,...) cạnh tranh để giành lấy các cơ hội có lợi cho đất nước mình, nhất là những thứ nằm trong tay người khác như tri thức, vốn, công nghệ, thị trường... vì thế để có những cơ hội đó, những thứ đó, Nhà nước không những phải tự nâng cao năng lực quản lý của mình, phải mở cửa, phải hội nhập. Hiện nay, hội nhập đang trở thành xu thế, nếu đi ngược lại những xu thế đó của thưòi đại thì cả vai trò Nhà nước, cả nền kinh tế quốc gia và cả xã hội sẽ bị suy yếu, trì trệ, không phát triển được, lúc đó không những không giữ sản xuất độc lập như cũ, mà ngược lại, còn bị phụ thuộc hơn và dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực và những cú sốc khoiiong lường trước được từ bên ngoài. Bài học đó đúng với nhiều nước và cũng đúng đối với Việt Nam. Không có cải cách, đổi mới, mở cửa, càng có nhiều cơ hội để phát triển; và cùng với sự phát triển, nền độc lập càng được bảo vệ tốt hơn, vai trò Nhà nước càng được nâng cao, sự điều tiết gián tiếp dựa trên cơ sở của khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Nhận thức được những điều lệ này, Nhà nước của các quốc gia trên thế giới đã có những điều chỉnh hết sức quan trọng. Nhờ có những đổi mới đó nên kinh tế đối ngoại ngày càng có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của những nước đó. 2. Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại. Để hội nhập kinh tế quốc tế thì đặc biệt phải phát triển kinh tế đối ngoại, điều này đúng cho mọi nước. Vai trò của việc phát triển kinh tế đối ngoại là rất to lớn nó không những ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc daan mà còn ảnh hưởng tới lĩnh vực đời sống xã hội. Sau đây là những vai trò của kinh tế đối ngoại. + Thứ nhất: Phát triển kinh tế đối ngoại sẽ góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. Hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy qúa trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành "cầu nối" là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ cạnh tranh của thế giới. Đầu tư nước ngoài nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung tác động làm tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu. Nó đưa hàng hoá nước ta xâm nhập thị trường thế giới, từ đó kích thích sản xuất trong nước phát triển để đáp ứng được những yêu cầu của thị trường thế giới như về giá, chất lượng mẫu mã,... + Thứ hai: Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA), thu hút khoa học kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta. Kể từ khi mở cửa, do hoạt động kinh tế đối ngoại được thúc đẩy phát triển nên số vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA) vào nước ta tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính phủ ta đã có những sửa đổi về luật pháp, chính sách đầu tư,... nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mà hai dấu ấn quan trọng là việc thực thi luật doanh nghiệp từ năm 2000 và luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung lần thứ 3 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2000. Nhờ đó mà tính đến năm 2002, cả nước có trên 1.800 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD. Về vốn ODA thì tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 10, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ chính thức cho Việt Nam 2,5 tỷ USD tăng 104 triệu USD hay 1,5% so với năm 2001. Về vấn đề công nghệ, nguyên nhân do các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu. Do đó họ sẽ đưa những thiết bị, công nghệ tương đối hiện đại phù hợp với trình độ và phát huy được hiệu quả ở Việt Nam. Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới nhưng phần lớn là hiện đại hơn những thiết bị có trước đây tại Việt Nam. Một vấn đề nữa rất quan trọng là nếu như trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết đến sản xuất kinh doanh thụ động theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh ... thì sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường. Những chế độ quản lý, tổ chức kinh doanh hiện đại được thực hiện ở Việt Nam. Như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý nền kinh tế hiện đại,... vào nước ta. + Thứ ba: Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên hiện đại. Đó là những nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ chính thức từ chính phủ, từ tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA). Nó là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm hơn 26,51%. Đối với một nền kinh tế có quy mô như nước ta thì đây là một luợng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như "chất xúc tác - điều kiện" để việc đầu tư của ta đạt được hiệu quả nhất định. Lượng vốn đầu nư này có xu hướng tăng qua các năm (cụ thể là thời kỳ từ 1991-1999) như sau: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam thời kỳ năm 1991-1999 Năm Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn trong nước (tỷ đồng) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Số lượng ( tỷ đồng) So với tổng số % 1991 11.526,0 9.606,0 1.920 16,7 1992 19.755,0 15.255,0 4.500 22,8 1993 34.176,0 25.376,0 8.800 35,7 1994 43.100,0 29.900,0 13.200 30,6 1995 68.047,8 46.047,8 33.000 32,3 1996 79.367,4 56.666,4 22.700 28,6 1997 96.870,4 66.570,4 30.300 31,3 1998 96.870,4 72.100,0 24.300 25,2 1999 96.400,0 85.000,0 18.900 18,2 Tổng số 102.900,0 406.522,6 146.620 26,54 Nguồn: Niên giám thống kê 1998 tr.227 và bộ kế hoạch - đầu tư. Đây là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển cân đối. Hơn nữa, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí) đã thực hiện nộp Ngân sách Nhà nước (thời kỳ 1994-1999) với số tiền 1.489 triệu USD (cụ thể năm 1994 = 128 triệu, năm 1995 = 195 triệu, năm 1996 = 263 triệu, năm 1997 = 315 triệu, năm 1999 = 271 triệu USD), ... sự đóng góp này càng tăng lên trong những năm gần đây. + Thứ tư: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trong những năm qua nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là hơn 7%, năm 1992 đạt tốc độ tăng GDP là 7,04% là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực, sau Trung Quốc. Có được điều này thì vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại là vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến các yếu tố như: Vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA và liên tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Tính đến hết năm 2002, cả nước có trên 1800 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD. Từ những dự án này đã hình thành thêm 2.014 doanh nghiệp cùng 1.584 cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài hiện chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp. Ngoài ra nhờ hoạt động kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, kinh tế chưa phát triển, là một nước có thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích, trước mắt và lâu dài: nó thu được lượng ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho Ngân sách Nhà nước từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Người lao động được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển, khi hết hạn hợp đồng về nước họ sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng từ đó sẽ góp phần xây dựng đất nước,... vì vậy việc xuất khẩu lao động thu ngoại tệ là một nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế đối ngoại. Như vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại đã tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Tóm lại, hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Nó góp phần thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở nước ta. Từ đó tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân,... đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia; và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác dụng chi phối hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các nước trong đó có nước ta. Vì vậy, không được xem nhẹ nguyên tắc nào khi thiết lập, duy trì và mở rộng kinh tế đối ngoại. II. Thực trạng. Mặc dù kinh tế đối ngoại có những đóng góp hết sức quan trọng nhưng thực tiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phân tích, lý giải. Sau đây là những điểm chính của tình hình và một số vấn đề có thể là cấp bách: 1. Kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90, nhưng vài năm gần đây lại có sự giảm sút tốc độ. Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90 là rất rõ ràng. Riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999, tính đến hết năm 1999, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2.766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là: 37.055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3.087,97 triệu USD vốn đăng ký (chưa kể các dự án của Việt Xô PETRO) nhịp độ thu hút vốn đầu tư vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký. Như vậy, nếu xét trong suốt thời kỳ 1988-1999 thì năm 1995 có thể được coi là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án). Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm càng rõ rệt hơn: Nếu so với năm 1997 số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô bình quân của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 21,27% quy mô dự án bình quân của năm cao nhất (năm 1995). Năm 2001 có trên 3.260 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký trên 44 tỷ USD, trong đó có trên 2.600 dựa án đang còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD thì đến năm 2002 chỉ còn 1.800 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD, đây là sự giảm sút rất lớn. Tuy nhiên đến đầu năm nay đầu tư nước ngoài đã có những khởi sắc nhất định. Sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại là do nhiều nguyên nhân đã rõ ràng nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây thì có những ý kiến khác nhau. Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng ... tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Do vậy việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể do những nguyên nhận chủ quan chính. Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính sau đây: Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn gia tăng. Mức thuế suất khẩu bình quân đã được giảm từ trên 6% xuống còn lên tới 16% xuống còn trên 13% trong thời gian 1996-1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mức thuế cao, chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế dưới 3%. Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Hàng rào bảo hộ mậu dịch này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán chủ chúng và các hàng hoá liên quan ở trong nước đã tăng lên. Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoá giá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá nhập khẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20-100% tuỳ theo từng mặt hàng. Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của chúng, và t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50684.DOC
Tài liệu liên quan