Trong thời gian mang thai, em bé của bạn được bao quanh
bởi một chất gọi là nước ối -giúp bảo vệ bé và tử cung.
Nước ối có chức năng quan trọng nhưng đôi khi cũng xuất
hiện những rủi ro (google image)
Nước ối có nhiều chức năng quan trọng nhưng đôi khi cũng
xuất hiện những rủi ro. Cùng đọc để hiểu thêm về chất
tuyệt vời này và những gì có thể can thiệp nếu nước ối trục
trặc.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò và rủi ro với nước ối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò và rủi ro với nước ối
Trong thời gian mang thai, em bé của bạn được bao quanh
bởi một chất gọi là nước ối - giúp bảo vệ bé và tử cung.
Nước ối có chức năng quan trọng nhưng đôi khi cũng xuất
hiện những rủi ro (google image)
Nước ối có nhiều chức năng quan trọng nhưng đôi khi cũng
xuất hiện những rủi ro. Cùng đọc để hiểu thêm về chất
tuyệt vời này và những gì có thể can thiệp nếu nước ối trục
trặc.
Nguồn gốc nước ối
Nước ối là một khối chất lỏng không màu bao quanh bé
trong tử cung của bạn. Nó giúp bảo vệ bé và giống như
chiếc đệm êm dành cho bé.Túi ối có chức năng chống lại
nhiễm trùng cho bé và tử cung của mẹ. Nước ối cũng đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan
nội tạng như phổi và thận.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhau thai, màng ối và hệ
tuần hoàn tạo ra chất lỏng - nước ối. Ở giai đoạn này, bé sẽ
nuốt nước ối, lọc qua thận của mình và bài tiết như nước
tiểu. Hệ bài tiết ở bé bắt đầu sớm hơn mọi người vẫn nghĩ.
Bào thai cũng đào thải ra ngoài một số chất dịch từ phổi.
Bất kỳ chất lỏng dư thừa sẽ được hấp thụ thông qua các túi
ối hoặc dây rốn, duy trì một sự cân bằng lý tưởng của chất
lỏng cho bé phát triển.
Lượng nước ối thay đổi trong thai kỳ
Nước ối tăng lên trong suốt hai tam cá nguyệt đầu tiên, đạt
đỉnh điểm khoảng tuần thứ 34. Sau đó, nó giảm từ từ cho
đến khi sinh. Nếu bạn có quá ít chất lỏng ở bất kỳ điểm nào
trong thai kỳ, thì được gọi là thiểu ối (oligohydramnios).
Khi có quá nhiều, được gọi là dư ối (đa ối,
polyhydramnios).
Thiểu ối
Thiểu ối là thuật ngữ y tế có nghĩa là không đủ nước ối.
Khoảng 8% phụ nữ mang thai có ít nước ối tại một số thời
điểm, thường là trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi thai quá
ngày, 12% có ít nước ối.
Một số người tin rằng, người mẹ có thể ảnh hưởng đến chất
lượng nước ối. Bạn có thể phải uống nhiều nước nếu ít
nước ối. Nghỉ ngơi cũng được đề nghị, đặc biệt là trong tam
cá nguyệt thứ ba.
Nguyên nhân của thiểu ối thường do bệnh ở thai nhi.
Không phải lúc nào, các chuyên gia cũng tìm được nguyên
nhân của thiểu ối nhưng những lý do phổ biến gồm:
- Màng bị rò rỉ: có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ,
nhưng nhiều khả năng là khi thai quá ngày. Nguy cơ lớn
nhất là khả năng lây nhiễm cho cả bạn và bé. Người mẹ sẽ
được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Vấn đề nhau thai: đôi khi, nhau thai không thể cung cấp
đủ chất dinh dưỡng cho em bé của bạn nên không giúp sản
xuất đủ nước ối. Bởi vì nước ối là một phần của hệ tuần
hoàn từ người mẹ. Nếu sự lưu thông máu của mẹ qua nhau
thai kém thì lượng nước ối bắt đầu bị giảm.
- Hội chứng truyền máu đôi: xảy ra ở một số song thai. Một
thai nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và kéo theo kết
quả dư ối trong khi thai còn lại nhận được ít dinh dưỡng và
cũng ít nước ối (thiểu ối). Có nhiều phương pháp điều trị
hiện nay gồm laser hoặc dùng kim giúp chia màng giữa các
cặp song sinh cho phép nước ối lưu thông nhịp nhàng.
- Bào thai bất thường: thiểu ối trong ba tháng đầu tiên hoặc
ba tháng tiếp theo do em bé có một số dạng khuyết tật bẩm
sinh như vấn đề về thận hoặc tim.
Đa ối
Đây là khi bạn có quá nhiều nước ối. Hầu hết các chuyên
gia không biết nguyên nhân của đa ối. 2/3 số trường hợp
không có gì quá nguy hiểm. Nhưng sẽ có nguy cơ đẻ non
do áp lực của nước dư thừa. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Có một lý do đa ối phổ biến:
Nguy cơ lớn nhất với đa ối là sinh non. Ngoài ra, một
lượng lớn nước ối khi bị vỡ làm tăng nguy cơ sa nhau thai,
cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho bé. Mổ đẻ khẩn cấp là cấn
thiết.
- Bệnh tiểu đường: nếu bạn bị bệnh tiểu đường và không
kiểm soát chặt chẽ, bạn có nguy cơ thừa nước ối, đặc biệt là
trong tam cá nguyệt thứ ba.
- Hội chứng truyền máu đôi: như đã nói ở trên.
- Mang thai ba hoặc nhiều hơn: thường gây thừa nước ối.
- Bào thai bất thường: một điều kiện nào đó khiến bé khó
khăn khi nuốt nước ối, thận không hoạt động tốt và dẫn tới
thừa ối. Bệnh ở bào thai gồm hẹp môn vị, hởi môi và vòm
miệng.
Hai tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng
nghiêm trọng
Hội chứng nẹp nước ối (Amniotic Band Syndrome): Đây là
một dạng dị tật bẩm sinh, chẳng hạn ngón tay, ngón chân
của bé ngắn hơn bình thường hoặc bị thiếu ngón. Người ta
tin rằng nguyên nhân là do phần sợi của nhau thai để trôi
nổi trong nước ối thít ngón tay, chân của bé, cắt đứt nguồn
cung cấp máu. Các tình trạng khác gồm chân quẹo hoặc hở
môi, hở vòm miệng.
Tắc mạch nước ối (Amniotic Fluid Embolism - AFE): là
tình trạng cực kỳ hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong cho
hơn 50% người mẹ gặp phải. Ở Anh có khoảng 3 trường
hợp này mỗi năm. AFE xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi,
tóc hoặc những mảnh vụn khác đi vào máu của mẹ qua
nhau thai, tạo một phản ứng dị ứng và gây suy tim, suy hô
hấp.
Tình trạng này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh
và hơn 50% thai phụ có thể bị tử vong trong vòng 1 tiếng
đầu tiên. Người sống sót có thể có vấn đề về thần kinh.
Những dấu hiệu làm tăng tỷ lệ tắc mạch ối gồm chậm
chuyển dạ (ngoài tuần 42), khó chuyển dạ, bất ngờ bị
shock, buồn nôn, nôn, khó thở và ớn lạnh. Nguyên nhân
của AFE thường không rõ và cũng không thể ngăn ngừa
hay đoán trước được.
Theo M&B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 94_168.pdf