Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra

Là một phương thức đào tạo khoa học và hiệu quả nên học chế tín chỉ đã và

đang được áp dụng tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là một phương

thức đào tạo linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, nhắm đến nhu cầu và lợi ích của

người họci, và chú trọng đến việc phát triển của từng cá nhân.

Ngày 02/11/2005 chính Phủ ra Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về “đổi mới cơ bản

và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Trong đó thể hiện chủ

trương sau: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống

tín chỉ”ii. Thực hiện chủ trương này, đến nay hầu hết các trường đại học Việt Nam đã

chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ và đang dần hoàn thiện phương thức đào tạo

này tại đơn vị của mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
178 VAI TRÕ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ DƢỚI GÓC NHÌN GIÁO DỤC DỰA TRÊN ĐẦU RA Vũ Văn Thái1 Dẫn nhập Là một phương thức đào tạo khoa học và hiệu quả nên học chế tín chỉ đã và đang được áp dụng tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là một phương thức đào tạo linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, nhắm đến nhu cầu và lợi ích của người họci, và chú trọng đến việc phát triển của từng cá nhân. Ngày 02/11/2005 chính Phủ ra Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về “đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Trong đó thể hiện chủ trương sau: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ”ii. Thực hiện chủ trương này, đến nay hầu hết các trường đại học Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ và đang dần hoàn thiện phương thức đào tạo này tại đơn vị của mình. Trong phương thức đào tạo này, cố vấn học tập là mảng công tác không thể thiếu. Mỗi CVHT không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của sinh viên mà còn góp phần giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng đào tạo. Ngoài ra, CVHT còn được xem như “bộ mặt của trường” khi thay mặt trường trực tiếp làm việc với sinh viên. Ở Hoa Kỳ, CVHT được xem là một nghề, với những yêu cầu nhất định về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, và tâm huyết với công việc. Trang web Cổng Thông tin Giáo dục Hoa Kỳ (Education Portal)iii trích dẫn dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ rằng trong giai đoạn 2012-2022, nhu cầu nhân lực cho công tác cố vấn học tập trong các trường ở nước này tăng thêm 12%. Thu nhập bình quân của một CVHT là 39.290 USD một năm (tính theo thời điểm tháng 9/2014)iv. Do việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở hầu hết các trường đại học – cao đẳng tại Việt Nam đang ở gian đoạn hoàn thiện nên công tác tư vấn học tập chưa được đầu tư đúng mức. Bài viết này xác lập một góc nhìn về vị trí, vai trò, và trách nhiệm của CVHT bằng cách hệ thống hóa một số tài liệu và tư liệu trong và ngoài nước liên quan đến công tác cố vấn học tập. 1 Giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM 179 1. Giáo dục đào tạo đầu ra Giáo dục đào tạo đầu ra GD DTĐR (Outcome-based Education hoặc Outcomes- based Education) là một cách tiếp cận trong giáo dục lấy người học làm trung tâm và chú trọng đến kết quả đầu ra (KQĐR), với luận điểm rằng mọi người đều có thể học và thành công.v GD DTĐR bao hàm hai đặc điểm cốt lõi: sự chú ý đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo, và sự nhấn mạnh vai trò của việc đo lường để đưa ra nhận định về mức độ đạt kết quả.vi GD DTĐR đã được áp dụng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như quản lý chất lượng giáo dục.vii Theo Adam (2004)viii, ở bậc đại học, GD DTĐR xuất phát từ Mỹ, Úc, New Zealand và Anh, và sau đó là các nước phát triển khác. Theo định nghĩa của Biggs và Tang (2007, tr.55), “KQĐR là những phát biểu, được xác lập từ góc nhìn của người học, chỉ ra mức độ nhận thức và khả năng áp dụng mà người học được kỳ vọng sẽ đạt sau khi tham gia vào quá trình dạy và học.” Trong Hướng dẫn số 2196/BGDĐT-GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nội hàm của kết quả đầu ra, gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc mà người học có để đảm trách sau khi tốt nghiệp, và khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường. Theo tiếp cận GD DTĐR, qui trình đào tạo bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kết quả đầu ra dự kiến (KQĐRDK) ở các cấp độ chương trình chuyên ngành, môn học, và đơn vị bài học. Tiếp theo đó, cần đảm bảo sự tương thích giữa KQĐRDK và việc thiết kế chương trình đào tạo (CTĐT), dạy và học, và kiểm tra đánh giá. Theo đó, công tác tư vấn học tập cũng phải xoay quanh bộ KQĐRDK này. 1.1. Các luận điểm cơ bản của giáo dục đầu ra Spady (1994) trình bày 3 luận điểm cơ bản của GD DTĐR như sau: - Mọi sinh viên đều có thể học và thành công, nhưng với những phương cách và thời lượng khác nhau. - Thành công trong học tập sẽ kéo theo thành công khác trong học tập. - Các đơn vị đào tạo kiểm soát các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của sinh viên. 1.2. Nhiệm vụ của đơn vị đào tạo Theo quan điểm của GD DTĐR, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo là tối ưu hóa những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sinh viên.ix Spady (1994) xác định 4 nguyên tắc trong việc triển khai Giáo dục dựa trên đầu ra. Cơ hội thành công của sinh 180 viên sẽ được nâng cao đáng kể nếu những nguyên tắc này được tuân thủ một cách nhất quán và hệ thống. - Đặt mục tiêu rõ ràng: Tất cả những hoạt động dạy và học phải liên hệ một cách hệ thống với các KQĐRDK của CTĐT và các KQĐRDK này phải được thông báo rõ ràng đến sinh viên. Có nhiều cách khác nhau để đạt được các KQĐRDK này. - “Thiết kế ngƣợc” (designing back): Theo cách thiết kế CTĐT truyền thống thì CĐR được xác định ở bước cuối cùng. Trong GD DTĐR thì KQĐR được xác định ở bước đầu tiên trong qui trình xây dựng chương trình đào tạo.x - Đƣa ra yêu cầu cao đối với tất cả sinh viên: Tất cả sinh viên đều phải trải qua thử thách và phải đạt được mức độ thành công cao trong học tập. Cần tăng dần mức độ thử thách đối với sinh viên và tăng dần tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của sinh viên. - Mở rộng cơ hội để sinh viên đạt đƣợc KQĐRDK: Những sinh viên khác nhau cần những lộ trình, thời lượng và nỗ lực khác nhau trong việc đạt được cùng một KQĐRDK. 1.3. Vai trò của ngƣời học Jager và Nieuwenhuis (2005) xác định vai trò của người học dưới góc nhìn của GD DTĐR như sau: - Người học đóng vai trò chủ động. - Người học đóng vai trò trung tâm trong qui trình đào tạo. - Người học tự chịu trách nhiệm về việc học của mình. - Người học quyết định tiến độ học tập của mình. - Người học góp phần kiến tạo kiến thức thông qua các hoạt động học tập của mình. 2. Cố vấn học tập Cộng đồng Tư vấn học tập Toàn cầu (The Global Community for Academic Advising) mô tả công tác tư vấn học tập như sau: “ Căn cứ vào sứ mạng đào tạo đại học thì công tác cố vấn học tập bao gồm một chuỗi các tương tác có chủ đích với chương trình đào tạo, giáo pháp, và các KQĐR của sinh viên. Công tác này tổng hợp và gắn kết những trải nghiệm học tập của sinh viên với sở thích, năng lực, và hoàn cảnh của mình nhằm giúp sinh viên vượt qua những khuôn khổ về thời gian và mở rộng việc học ra ngoài giới hạn của trường học.”xi 181 2.1 Các yêu cầu đối với cố vấn học tập Để đáp ứng các nội dung công việc nêu trên thì CVHT cần hội đủ những điều kiện sau: Yêu cầu về học vấn và kinh nghiệmxii - Phải được đào tạo chính qui. - Bằng thạc sĩ chuyên ngành liên quan đến giáo dục - Bằng cử nhân chuyên ngành liên quan đến Giáo dục học và phải học tiếp chương trình cao học thuộc lĩnh vực tư vấn giáo dục - Giấy phép và/hoặc giấy chứng nhận do tiểu bang cấp (tùy từng tiểu bang) - 2-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục Dưới đây là các yêu cầu mà đại học Saint Louis đặt ra đối với CVHTxiii: - Nắm vững các chính sách và thủ tục của trường, các yêu cầu học thuật, các tài nguyên của trường, đời sống sinh viên, và các dịch vụ hỗ trợ. - Nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu đa dạng của sinh viên, gồm cả sinh viên quốc tế và sinh viên là người dân tộc thiểu số. - Kỹ năng giao tiếp tốt. - Có khả năng động viên và giúp sinh viên tự đưa ra quyết định. - Biết bảo vệ quyền lợi của sinh viên lẫn trường. - Có khả năng nắm bắt nhu cầu của sinh viên và kết nối sinh viên với các bộ phận hỗ trợ sinh viên trong trường. - Có khả năng bảo mật thông tin. - Biết sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng. - Có khả năng đáp ứng lịch làm việc linh hoạt. 2.2 Vai trò của cố vấn học tập Thông thường, sinh viên cần đến sự định hướng và tư vấn của CVHT trong những tình huống sau: - Chọn ngành học phù hợp sở thích và sở trường. - Chọn các học phần. - Lập kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và hoàn cảnh. - Học vượt. 182 - Bảo lưu học phần. - Gặp khó khăn trong học tập vì một lý do nào đó. CVHT giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sinh viên cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp tương lai. CVHT là cầu nối giữa sinh viên và nhà trường (Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa và các phòng ban liên quan). Ngoài ra, CVHT còn là cầu nối giữa sinh viên với thị trường lao động. Hai sơ đồ dưới đây minh họa hai vai trò này của CVHT dưới góc độ GD DTĐR: CVHT Sinh viên Trƣờng (1) (2) (3) (2) & (3) Sơ đồ 1 CVHT Sinh viên Thị trƣờng lao động (1) (2) (3) (2) & (3) Sơ đồ 2 Trong cả hai sơ đồ trên, vai trò chủ động của sinh viên được thể hiện qua mối tương quan ba chiều. Ở sơ đồ 1, sinh viên chủ động trong tương tác với CVHT và trường. Tương tự, trong sơ đồ 2, sinh viên giữ vai trò chủ động trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường lao động trước khi tìm đến CVHT để được tư vấn. 2.3. Nhiệm vụ của cố vấn học tập Xét từ góc độ GD DTĐR thì CVHT có hai nhiệm vụ chính: (1) giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập, và (2) giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của mình. Hai nhiệm vụ này bao gồm những hoạt động cụ thể sauxiv: 1) Giúp sinh viên nắm vững các chính sách của trường, các qui định, chương trình đào tạo, và các thủ tục. 2) Sắp xếp thời gian gặp sinh viên. 3) Duy trì lịch tư vấn và dành đủ thời gian để tư vấn cho sinh viên. 4) Tư vấn sinh viên chọn các học phần và lên kế hoạch học tập đáp ứng các yêu cầu của chuyên ngành. 183 5) Lắng nghe, hỗ trợ, và kết nối sinh viên với những bộ phận khác trong trường khi cần. 6) Thảo luận với sinh viên về kết quả học tập và ý nghĩa của kết quả này đối với các chương trình đại học , các chương trình sau đại học, và các hướng nghề nghiệp mà sinh viên muốn theo đuổi. 7) Giúp sinh viên khám phá sở thích, khả năng, và mục tiêu của mình để chọn lựa ngành học phù hợp. 8) Nắm vững các thông tin về việc làm và giới thiệu sinh viên đến các dịch vụ giới thiệu việc làm khi cần. 9) Tạo cơ hội để sinh viên tham gia chương trình “mentoring relationship”, giúp sinh viên gia tăng sự độc lập và tự định hướng . “Mentoring relationship” là chương trình hỗ trợ sự phát triển của từng cá nhân. Trong đó, một sinh viên nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức hơn (thường là sinh viên các khóa trước) sẽ tư vấn một hoặc vài sinh viên kém hơn mình (khóa sau) theo một kế hoạch cụ thể.xv 2.4. Nhiệm vụ của sinh viênxvi CVHT giúp sinh viên nắm vững những lựa chọn và tránh những sai sót không đáng có, nhưng chỉ khi sinh viên chủ động tìm kiếm sự tư vấn của CVHT. Trang web của trường Concordia University Wiscosinxvii nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cộng tác từ phía sinh viên để đạt được hiệu quả cao cho công tác cố vấn học tập. Trong quan hệ sinh viên - CVHT, sinh viên cần chia sẻ trách nhiệm với CVHT, bao gồm: 1) Chủ động liên hệ với CVHT của mình. Sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi với CVHT. Ngoài lịch hẹn đã được báo trước, sinh viên cần chủ động hẹn gặp CVHT khi cần. 2) Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi hoặc những vấn đề mình quan tâm trước mỗi cuộc họp với CVHT của mình. Nếu sắp đăng ký các học phần thì sinh viên cần chuẩn bị lịch học dự kiến trước khi gặp CVHT. 3) Thu thập tất cả các thông tin cần thiết cho việc đưa ra quyết định. 4) Tìm kiếm các nguồn thông tin giúp đưa ra các quyết định về học tập hoặc nghề nghiệp. 184 5) Nếu không hiểu một chính sách hay thủ tục, sinh viên cần đặt câu hỏi đến khi nào hiểu tường tận vấn đề. Sinh viên cần nắm vững các chính sách, thủ tục, và yêu cầu. 6) Nắm vững các yêu cầu của chuyên ngành mình đang theo học, và lên lịch học các học phần trong từng học kỳ theo các yêu cầu đó. 7) Nắm vững các điều kiện tiên quyết đối với từng học phần mà sinh viên định học trong mỗi học kỳ và thảo luận với CVHT sự ảnh hưởng của những điều kiện tiên quyết đó đối với việc sắp xếp trình tự của các học phần liên tiếp nhau. 8) Tuân thủ các thủ tục đăng ký các học phần và điều chỉnh lịch học. 9) Theo dõi thời hạn đăng ký các học phần. Không được trễ hạn. Cần nắm vững thời điểm đăng ký, hủy hoặc thêm học phần. Cần sớm hẹp gặp CVHT trước khi hết hạn những hoạt động kể trên. 10) Báo cho CVHT về những thay đổi trong tiến độ học tập, thay đổi việc chọn lựa các học phần, và các mục tiêu học tập cũng như nghề nghiệp. 11) Lưu giữ hồ sơ cá nhân liên quan đến tiến độ học tập. Sắp xếp các tài liệu chính thức của trường (cataloge, lịch học, bảng biểu...) để tiện dụng khi cần. 12) Tham gia đầy đủ các học phần đã đăng ký và làm bài tập đúng hạn. 13) Nắm vững các tiêu chí đánh giá, cảnh báo học tập, buộc thôi học, và các thang điểm. 14) Nếu có thay đổi địa chỉ hoặc số điện thoại thì phải báo cho trường và thường xuyên kiểm tra email. 15) Báo ngay cho CVHT hoặc văn phòng trưởng khoa khi gặp sự cố nghiêm trọng (sức khỏe, tài chính, cá nhân) khiến sinh viên không thể dự lớp hoặc tập trung vào việc học. Theo tiếp cận GD DTĐR thì sinh viên cần đóng vai trò chủ động trong suốt qui trình đào tạo và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Do đó, trong tiếp cận này, không thể đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của CVHT tách rời với vai trò và nhiệm vụ của sinh viên. 3. Vài nhận xét về công tác cố vấn học tập tại các trƣờng đại học, cao đẳng ở VN Nhìn chung, hiệu quả của công tác cố vấn học tập tại các trường đai học – cao đẳng Việt Nam còn nhiều hạn chế, chẳng hạn: 185 1) Vai trò của CVHT tại các trường đại học – cao đẳng Việt Nam chưa được đặt đúng tầm, theo đúng yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ. 2) Tại các trường hầu như chưa có CVHT chuyên trách, mà chỉ có các giảng viên kiêm nhiệm CVHT. 3) Đối với giảng viên thì đây chỉ là nhiệm vụ thứ yếu nên về mặt chủ quan, nhiều giảng viên chưa chú tâm lắm cho nhiệm vụ này. Về mặt khách quan, giảng viên phải tập trung cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nên không còn nhiều tâm trí cho công tác này. 4) Mỗi giảng viên thường được phân công phụ trách số lượng sinh viên lớn, cộng với hạn chế về thời gian nên khó có thể làm việc sâu sát với sinh viên được 5) Công tác cố vấn học tập đòi hỏi nhiều thời gian và công sức vì CVHT phải tiếp xúc với sinh viên (trực tiếp, điện thoại, email, ...) bất kỳ lúc nào sinh viên có việc gấp cần trợ giúp, và khó có thể lượng hóa được công sức bỏ ra. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, giảng viên chưa nhận được trợ cấp tương xứng. 6) Do việc tư vấn từng cá nhân đòi hỏi phải bảo mật nên cần phải có không gian riêng để CVHT tiếp xúc với sinh viên. Tuy nhiên, rất ít trường nào có phòng riêng dành cho CVHT trong những buổi trực văn phòng để tiếp sinh viên. 7) Ngoài ra, do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban liên quan (phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng phát triển nguồn nhân lực, khoa,...), nên công tác cố vấn học tập chưa được thực hiện một cách nhất quán và hệ thống. Trên đây là những khó khăn chung. Nếu nhìn từ góc độ GD DTĐR thì để hoàn thành vai trò (1) giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập, và (2) giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của mình thì CVHT cần được trang bị bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác này. Tuy nhiên, rất ít trường đầu tư thích đáng cho việc tập huấn cho CVHT, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ những khó khăn trên, có thể kết luận rằng các CVHT tại các trường công ở Việt Nam chưa được tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả cố vấn học tập theo tiếp cận giáo dục đào tạo đầu ra Đã có nhiều hội thảo và bài viết đề nghị những giải pháp nâng cao chất lượng của công tác này. Trong điều kiện hiện nay, các trường chưa thể có được các CVHT chuyên trách và được đào tạo bài bản để góp phần nâng cao chất lượng đầu ra. Những 186 đề xuất dưới đây được xây dựng trên những luận điểm và nguyên tắc cơ bản của GD DTĐR và nhắm đến tính khả thi trong điều kiện cho phép. 4.1 Đối với các đơn vị đào tạo - Cần có qui định thành văn và những hướng dẫn cụ thể để các khoa/bộ môn xây dựng một cách khoa học và công bố các CĐRDK cho chương trình của từng chuyên ngành và các học phần, giúp định hướng sinh viên và CVHT trong suốt qui trình đào tạo. Ngoài các KQĐRDK liên quan đến chuyên ngành đào tạo, cần có qui định trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần cần thiết cho việc tự học và công việc tương lai. - Cần có những qui định cụ thể về việc phối hợp giữa các phòng ban và cá nhân liên quan trong việc triển khai công tác cố vấn học tập và những hoạt động khác, với mục tiêu cao nhất là tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đạt được - Lập hội đồng CVHT để điều phối công tác cố vấn học tập ở cấp độ trường, nhắm đến việc đảm bảo tính hệ thống trong việc triển khai công tác này. 4.2 Đối với các CVHT - Giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu khóa. Sau đó, chuyển các mục tiêu này thành các KQĐRDK để định hướng hoạt động cho sinh viên. - Theo dõi tiến độ học tập của sinh viên và hỗ trợ khi cần, giúp sinh viên đạt được các KQĐRDK đã xác định, thông qua các hoạt động cần thiết. - Chú trọng trau dồi cho sinh viên kỹ năng tư duy độc lập-phê phán-sáng tạo, kỹ năng tự học, và tính tự quyết. 4.3 Đối với sinh viên - Xác định rõ mục tiêu học tập cho toàn khóa, từng học kỳ, và từng buổi học để tự định hướng và lập kế hoạch học tập phù hợp trước khi tìm đến sự trợ giúp của CVHT. - Cần phát huy tính chủ động và tự chủ trong các hoạt động được nêu trong mục 2.4 nhằm đạt được các KQĐRDK. - Trau dồi kỹ năng tư duy độc lập để giảm bớt sự lệ thuộc vào CVHT khi đưa ra những quyết định quan trọng. 187 5. Thay lời kết Với phương châm luôn hướng về sinh viên, thỏa mãn nhu cầu của sinh viên, đảm bảo quyền lợi của sinh viên, và xem sinh viên như khách hàng thực thụ, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Trong thực tế, nhiều trường đại học – cao đẳng Việt Nam còn đang trong quá trình chuyển đổi từ phương thức niên chế sang tín chỉ nên nhu cầu và yêu cầu đối với công tác cố vấn học tập chưa cao. Một khi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã tương đối hoàn thiện tại các trường thì nhu cầu và yêu cầu đối với công tác này sẽ tăng vọt. Do đó, trong tiến trình hoàn thiện phương thức đào tạo này tại đơn vị mình, các trường cần chú trọng đẩy mạnh tổ chức và triển khai công tác cố vấn học tập. Những luận điểm và nguyên tắc cơ bản của GD DTĐR phù hợp với phương châm của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đó là, nhắm đến việc thỏa mãn nhu cầu của sinh viên. Tương tự công tác đào tạo theo tiếp cận DG DTĐR, các hoạt động cố vấn học tập được định hướng bởi KQĐRDK và nhắm đến việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên đạt được các KQĐRDK đã xác lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_va_nhiem_vu_cua_co_van_hoc_tap_trong_dao_tao_theo_ho.pdf
Tài liệu liên quan