Vai trò và chức năng của ngân hàng Trung ương

1. Ngân hàng trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền

 

Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp.

 

Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Vai trò và chức năng của ngân hàng Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò và chức năng của ngân hàng trung ương (Bài 2) 1. Ngân hàng trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền     Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế. 2. Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian a. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian.     Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản và kí quỹ tại ngân hàng trung ương nên hoàn toàn thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như những thân chủ mua bán lẫn nhau cùng có một tài khoản ở một ngân hàng. Vai trò này giúp ngân hàng trung ương kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định. b. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian.     Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại ngân hàng trung ương, không được cho vay hết. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại. Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng trung ương quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian.     c. Ngân hàng trung ương là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian.     Không có ngân hàng trung gian nào hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt. Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian vỡ nợ vì không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân. Trong trường hợp như thế khi ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến ngân hàng trung ương vay tiền như cứu cánh cuối cùng. Ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu. Đó là hình thức cho vay qua cửa sổ chiết khấu. Lãi suất của sự cho vay này là lãi suất chiết khấu. Ngân hàng trung ương là ngân hàng duy nhất không thể vỡ nợ hay kẹt tiền mặt, đơn giản vì nó rất mất ít thời gian đẩ in tiền mới. Cho nên nó có thể cho ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu. Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay ngân hàng trung ương với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân. Nhưng giả sử ngân hàng trung ương quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương sẽ cho vay với lãi suất 12%. Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn. Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của ngân hàng trung ương sẽ buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền. Như vậy khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ làm giảm lượng cung tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, tức là giảm lượng cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế và ngược lại.     Trong vai trò cứu cánh cuối cùng với lãi suất cho mình quy định, ngân hàng trung ương dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh tế. Qua đây ta thấy được đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô. 3. Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ a. Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng của chính phủ     Tùy theo đặc điểm tổ chức của từng nước, chính phủ có thể ủy quyền cho bộ tài chính hay kho bạc đứng tên và làm chủ tài khoản ở ngân hàng trung ương. Hàng quý, hàng năm, tiền thuế thu được và những khoản thu khác của ngân sách được gửi vào ngân hàng trung ương để ngân hàng trung ương sử dụng và trả lãi. Khi chính phủ cần, bộ tài chính hay kho bạc cũng phải làm thủ tục để rút tiền gửi từ ngân hàng trung ương như một khách hàng bình thường. Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có nhiều cách bù vào như: vay của dân bằng cách phát hành công trái, vay của nước ngoài, vay ứng trước thuế, …, và vay của ngân hàng trung ương. Nếu vay của ngân hàng trung ương thì về nguyên tắc có thể thế chấp bằng các loại tài sản mà chính phủ có như: chứng thư chủ quyền tài sản, chứng khoán, vàng… Trong trường hợp chính phủ vay mà không thế chấp thì ngân hàng có quyền từ chối. Nếu ngân hàng trung ương không từ chối được thì nó đành phát hành tiền mặt ngoài dự kiến cho chính phủ làm cho tổng cung về tiền tăng lên và nền kinh tế cũng sẽ biến động theo. Thông qua vai trò là chủ ngân hàng của chính phủ với nghiệp vụ là cho vay, ngân hàng trung ương làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, nghĩa là can thiệp vào những biến động của kinh tế vĩ mô.     b. Ngân hàng trung ương là đại lý của chính phủ Với tư cách là đại lý cho chính phủ, ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó. Đồng thời nó thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài chính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng và thanh toán với nước ngoài. Ngoài ra với tư cách này nó có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu…cho chính phủ kể cả trong và ngoài nước. Bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu…ngân hàng trung ương đã làm trực tiếp tăng (giảm) lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế. Và thông qua đó đã làm tác động đến kinh tế vĩ mô. c. Ngân hàng trung ương là cố vấn tài chính cho chính phủ Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô. Với lý do trên ngân hàng trung ương phải tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và kinh tế. Với vai trò này ngân hàng trung ương gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu khác cho hợp lý với ngân sách. Đây là một cách để điều tiết kinh tế vĩ mô. 4. Ngân hàng trung ương là ngân hàng trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia     Dự trữ quốc gia bao gồm những dự trữ chiến lược cho những trường hợp khẩn cấp như can thiệp vào điều tiết kinh tế, nhập khẩu hàng khẩn cấp để chống khan hiếm và chống lạm phát, khi có thiên tai, chiến tranh… Dự trữ bao gồm: vàng, tiền tệ, …. Với tư cách là ngân hàng của chính phủ, ngân hàng trung ương được giao phó nhiệm vụ quản lý dự trữ quốc gia. Khi nắm trong tay công cụ này ngân hàng trung ương(NHTU) có thể can thiệt bất kì lúc nào vào thị trường ngoại tệ để giữ giá đồng tiền trong nước, hay tăng hoặc giảm giá. NHTU với nghiệp vụ mua bán trên thị trường vàng và ngoại tệ, nó tạo ra hai tác động quan trọng là thay đổi cung ứng tiền và thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng tiền trong nước. Hai điều này tác động đến tổng cầu, sản xuất, thu nhập và giá cả và đương nhiên điều này có tác động đến kinh tế vĩ mô. 5. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương     Mọi họat động của ngân hàng trung ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền trong nền kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động giá cả, sản lượng quốc gia, do đó một cách gián tiếp mọi họat động ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế. a. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến nền kinh tế     Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sách cung ứng nới lỏng và chính sách cung ứng thắt chặt. Giả sử vào thời điểm ta nghiên cứu, đường cung ứng tiền tương ứng của ngân hàng là LS0 ứng với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là LD. Nền kinh tế đạt bình quân tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm bình quân E0 cho biết: với mức bình quân ấy lượng cung ứng tiền là L0 và lãi suất là R0. Bây giờ, cho rằng ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt cung ứng tiền để hạn chế lạm phát (LS0 tới LS1) trong khi LD vẫn không thay đổi. Chính điều này đã làm cho lãi suất tăng vọt từ R0 đến R1. E0 di chuyển đến E1. Lúc này tiền sẽ khan hiếm hơn (do lượng cung giảm). Tiền khan hiếm thì giá trị của đồng tiền sẽ tăng theo do đó lạm phát sẽ giảm. Ngược lại, giả sử sau một khỏang thời gian chống lạm phát với cái giá là sự suy thoái (tiền khan hiếm, lãi suất cao bên cạnh đó sự thắt chặt tiền tệ của ngân hàng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay), ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển sang cung ứng tiền nới lỏng. Tổng cung tiền tệ tăng từ LS1 lên LS2, cắt LD tại E2, lúc này lượng tiền tệ tăng lên L2 và lãi suất giảm xuống còn R2. Lúc này thì nền kinh tế phải đối mặt với thách thức mới là lạm phát có thể gia tăng (do có quá nhiều tiền trong lưu thông). Vì thế cho nên mỗi lần áp dụng mức lãi suất hay lượng cung ứng tiền ngân hàng trung ương phải đắn đo suy nghĩ những tác hại thiệt hơn cho mỗi chính sách tiền tệ.   Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn. Điều này kích thích tiêu dùng cho cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng, tuyển mộ thêm công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng với giá cả tăng cao hơn trước. Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm. Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ. Cái giá phải trả là sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung ương. Khi ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế. b. Mục tiêu và phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô bằng cung ứng tiền của ngân hàng trung ương. Mục tiêu: -    Chính sách tiền tệ phải phục vụ cho mục đích đảm bảo cho nền kinh tế có tăng trưởng, tức là giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân và mở rộng tiềm năng sản xuất, chống suy thoái… -    Chính sách tiền tệ phải hướng về ổn định giá cả: Giá cả có lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế vì mức tăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương, do đó đời sống của người lao động sẽ tốt hơn và người dân sẽ tin chính phủ hơn. Sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ và nền kinh tế sẽ có sức bật về đầu tư lâu dài, giá trị đồng tiền nội địa sẽ ổn định. -    Phải tạo cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định: Nền tảng tài chính ổn định được hiểu là bằng chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương phải ổn định họat động tài chính của hệ thồng tài chính trong nước một cách gián tiếp… hướng quản lý các họat động của nó phù hợp với các mục tiêu kinh tế. Làm hài hòa các lợi ích của các tổ chức tài chính để nó phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của cả nền kinh tế. -    Góp phần mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế: Các tiềm năng như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người… mục tiêu cuối cùng của chính sách là khai thác và phát triển các ngưồn lực một cách có hiệu quả nhất. Các phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô bằng điều tiết cung ứng tiền của ngân hàng trung ương. a. Mục tiêu trung gian trong điều tiết kinh tế thông qua điều tiết cung ứng tiền Khi xem xét mục tiêu trung gian (lãi suất,dự trữ,tỷ giá) trong họat động điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương, thì những mục tiêu này thực chất chỉ là phương tiện giúp cho ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu là điều tiết nền kinh tế. Xét về ngắn hạn lãi suất, dự trữ, tỷ giá thay đổi ảnh hưởng một cách nhanh chóng đến tiêu dùng và đầu tư và đến nền kinh tế. Từ đó về mặt ngắn hạn các nhà kinh tế học xem ba tác nhân trên là những mục tiêu trung gian.    •    Lãi suất Lãi suất là tỉ lệ phần trăm giữa khỏan tiền ngưởi vay trả cho người cho vay trên tiền vốn trong một khoảng thời gian nhất định như 1 năm, 1 tháng.    Giả sử lúc đầu lãi suất của thị trường tiền tệ là R0, ở mức lãi suất này nhu cầu tiêu dùng của nhân dân là AD0 và sản lượng quốc gia là Y0. Bây giờ cho rằng ngân hàng trung ương và chính phủ quyết định nâng lãi suất để giảm lạm phát. Lãi suất cao hơn làm cho việc vay tiền trở nên khó khăn hơn do thế sản xuất không dám tiêu dùng nhiều vốn và sản xuất có xu hướng giảm sút. Do lãi suất cao nên người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Đường cầu AD0 dịch chuyển đến AD1. Tiêu dùng và đầu tư giảm làm giá cả giảm từ P0 xuống P1, sản lượng tụt xuống Y1 và nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái. Ngược lại khi lãi suất hạ xuống R2, sản xuất sẽ tiêu dùng nhiều vốn hơn, sản xuất được đẩy mạnh, lãi suất thấp người tiêu dùng sẽ tiết kiệm ít hơn và đầu tư và chi tiêu nhiều hơn do đó cầu sẽ tăng lên. Giá cả cũng sẽ tăng và sản lượng quốc gia do đó cũng tăng lên. •    Dự trữ Khi ngân hàng trung ương sử dụng tỷ lệ dữ trự bắt buộc như một công cụ, nó tác động trực tiếp đến cung ứng tiền. Lúc đó dự trữ bắt buộc là công cụ mà cung ứng tiền là mục tiêu. Khi ngân hàng trung ương không sử dụng cách điều tiết trực tiếp bằng việc áp đặt tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, nó có thể tác động đến dự trữ bắt buộc bằng cung ứng tiền. Đó là cách điều tiết gián tiếp. Bằng việc bán chứng khoán ra để thu tiền về (giảm lượng tiền trong lưu thông, tiền từ đó khan hiếm dần), từ đó mà lãi suất tăng lên và làm giảm việc cho vay. Khi ngân hàng trung ương xuất tiền ra để mua chứng khóan (tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế, tiền dễ dàng để có hơn) do đó làm giảm lãi suất, tăng khả năng cho vay. Trong trường hợp này cung ứng tiền là công cụ mà dự trữ là mục tiêu. •    Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái được xem là giá của một đồng tiền trên sự so sánh với một đồng tiền nước khác ( kí hiệu là E ).    Bằng việc thay đổi cung ứng tiền, ngân hàng trung ương có thể làm tăng hay giảm giá đồng tiền nội địa so với nước ngòai. Khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền từ LS0 lên LS2, có quá nhiều đơn vị tiền nội địa trong sự so sánh với nước ngoài, hay nói cách khác chỉ cần ít tiền nước ngoài hơn để đổi lấy một đơn vị đồng nội tệ, do vậy giá trị đồng tiền trong nước giảm từ RV0 xuống RV2 ( tỉ giá trao đổi từ E0 lên E2 ). Trong trường hợp ngược lại, khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ, giảm cung ứng tiền xuống còn LS1, đồng tiền trong nước trở nên khan hiếm hơn và từ đó giá trị đồng tiền trong nước tăng lên đến RV1. Tỉ giá trao đổi giảm xuống E1. Hay cũng có cách khác, là cách như Hoa Kì làm trong năm 1995. Hoa Kì bán ngọai tệ để rút tiền nội địa về (thu hẹp cung ứng tiền) nhằm tăng giá đồng tiền nội địa. Và bán đồng nội tệ để mua ngoại tệ (tăng cung ứng tiền) nhằm giảm giá đồng nội tệ. Khi đồng tiền trong nước bị mất giá (tức là với một đơn vị ngọai tệ có thể đổi nhiều đồng nội tệ hơn) lúc đó sẽ làm gia tăng xuất khẩu (bán hàng ra nước ngòai và thu tiền về bằng ngọai tệ, khi đổi ra nội tệ sẽ có lợi hơn do đồng nội tệ đã mất giá hơn trước ), do đó sẽ làm tăng GDP. Và khi đồng tiền nội tệ tăng giá sẽ làm tăng nhập khẩu. Do những lý do trên tỉ giá hối đoái có tác động đến kinh tế vĩ mô và nắm được tỉ giá hối đoái này chính phủ cần ngân hàng trung ương điều tiết lượng cung ứng tiền.  b. Các công cụ điều tiết •    Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở có 2 lọai: được phép mua bán chứng khóan vào những thời điểm nhất định sau khi nghiệp vụ được tiến hành và lọai không được phép mua bán lại. Khi ngân hàng trung ương đem chứng khóan ra thị trường mở để bán nó thu tiền hay séc về, cho nên: 1. Giảm lượng cung tiền mắt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian.   2.Khi ngân hàng trung gian mua chứng khóan của ngân hàng trung ương thì dự trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt. 3. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giảm và do đó tiền trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và ngược lại khi ngân hàng trung ương ra thị trường mở để mua chứng khoán. Như vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua. •    Lãi suất cho vay chiết khấu Được ngân hàng trung ương quyết định trong cả hai trường hợp: 1. Cho vay bình thường với kí quỹ khi ngân hàng trung gian kẹt thanh tóan. 2. Cho vay dưới hình thức cứu cánh cuối cùng. Lãi suất cho vay chiết khấu có cả hai tác dụng: trực tiếp và gián tiếp. Tác động gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm dự trữ của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong kinh tế. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì đó là biến cố quan trọng. Lãi suất tăng khiến ngân hàng trung gian không thể vay mượn của ngân hàng trung ương nhiều và dễ dàng như trước. Do đó nó phải giảm lượng cho vay và hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Điều này cũng làm cho ngân hàng trung gian ý thức rằng khi cần vay thì ngân hàng trung gian phải trã lãi suất cao, do đó ngân hàng trung gian sẽ từ từ nâng lãi suất của mình để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của ngân hàng trung ương. Lãi suất tiếp tục thắt chặt lượng cung tiền và tác động đến nền kinh tế. Và ngược lại khi giảm lãi suất chiết khấu. •    Dự trữ bắt buộc Sự thay đổi trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng cung của tiền và ảnh huởng sâu sắc đến nền kinh tế. •    Chính sách tiền mặt Ngòai việc có thể thay đổi cơ số tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cho vay chiết khấu ngân hàng trung ương có thể có những cách khác như: Khi ngân hàng tung tiền mặt ra mua ngọai tệ trên thị trưởng ngọai tệ, tức khắc nó làm tăng giá trị của đồng ngọai tệ (ngọai tệ trong lưu thông ít đi, lượng tiền nội tệ thì tăng thêm ), nâng tỉ giá lên cao. Cung ứng tiền nội tệ tổng thể lập tức bành trướng sau đó và ngược lại khi bán ngọai tệ. Khi ngân sách chính phủ thâm hụt nó sẽ cho chính phủ vay, lượng tiền mặt nó cho vay làm tăng lượgn tiền trong lưu thông và tăng cung ứng tiền trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của chính phủ. Về quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và giá cả ở Việt Nam Vũ Hồng Dụ (Cập nhật: 17/9/2007)   Điều hành chính sách tiền tệ và giá cả là một mảng lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trên thế giới đã có nhiều lý thuyết về vấn đề này, nhưng qua thực tiễn Việt Nam càng chứng tỏ sự vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể luôn bảo đảm thành công nhiều hơn là giáo điều, rập khuôn. Từ tổng kết thực tiễn chống lạm phát “phi mã” của những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đã đưa ra hai nhận định quan trọng, trong đó đề cập đến cả những tác dụng tích cực của việc duy trì một mức độ lạm phát hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng, và việc ứng phó với tình trạng tăng giá mấy tháng vừa qua của năm 2007. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu khắc phục lạm phát phi mã cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Có thể nói, chúng ta đã sáng tạo ra những giải pháp đúng quy luật lưu thông tiền tệ thay thế cho những "liệu pháp sốc", hay dùng phổ biến trên thế giới, để chấm dứt lạm phát trong nửa đầu năm 1989. Nhưng nhiều quan điểm khác nhau và việc không dùng quy luật lưu thông tiền tệ để phân tích đã khiến cho sự kiện lịch sử này bị chìm trong quên lãng, trong lúc thế giới đã ca ngợi đó là thành tựu tiền tệ đáng khâm phục[1]. Có quan điểm cho rằng, đến năm 1993 lạm phát phi mã mới chấm dứt vì các năm 1990, 1991, 1992 lạm phát vẫn còn ở mức cao 67,1%, 64,4% và 17,36%, như sau: Bảng 1: So sánh tiền và giá thời kỳ 1989 - 1994 Năm  1988  1989  1990  1991  1992  1993  1994   Tiền: Tỉ đồng  -  4.874  6.404  11.946  18.930  24.883  33.083   Tiền tăng thêm/kỳ trước,%  -  109,5  33,6  75,57  58,46  31,45  32,95   Chỉ số giá, %  310,0  34,60  67,10  64,60  17,36  5,20  14,40   Tỷ lệ giữa tăng tiền/tăng giá (lần)  -  3,16  0,50  1,17  3,37  6,05  2,29   Nghiên cứu kỹ bảng 1 sẽ thấy ngay, năm 1989 chỉ số giá đã được kéo xuống từ trên 700% - 310% xuống còn 34,6%. Năm 1991 và 1992, giá tăng chậm hơn tiền: tiền tăng 1,17 %, giá mới tăng 1% (năm 1991) và tiền tăng 3,37% giá mới tăng 1% (năm 1992), khác hẳn với thời kỳ lạm phát phi mã. Điều đó chứng tỏ lạm phát phi mã đã chấm dứt năm 1989. Các năm sau là lạm phát ỳ kéo thêm, chứ không phải là do phát hành tiền quá nhiều vào lưu thông như các năm 1985-1988. Nếu không phân tích vì sao có thể kéo xuống 34,6% năm 1989 sẽ không thấy được bài học lịch sử từ các biện pháp chống lạm phát đúng quy luật lưu thông tiền tệ của năm đó. Lịch sử luôn luôn để lại cho đời sau những bài học lý luận bổ ích. Cho nên viết sử mà chỉ kể các số liệu, nêu số hiệu các nghị quyết văn bản sẽ khô khan và chả giúp ích gì cho đời sau. Những bài học đó là chấm dứt lạm phát phi mã năm 1989 đã tạo một cách vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ độc đáo. Muốn viết được rõ những bài học lý luận về tiền tệ thì trước hết phải nắm vững quy luật lưu thông tiền tệ. Phi-sơ (Fisher) đã đưa ra công thức nổi tiếng MV = PQ. Trong đó, M là khối tiền tệ lưu thông, V là vòng quay của đồng tiền và Q là giá trị hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thông, P là giá cả. C.Mác đã tách M thành Md (Money demand) là khối tiền cần cho lưu thông và Ms (Money supply) là khối tiền thực tế lưu thông. Từ đó ta dễ dàng phân biệt được Ms > Md là lạm phát và Ms < Md là thiểu phát. Nếu đánh giá là lạm phát phi mã chỉ chấm dứt năm 1993 thì việc chấm dứt lạm phát phi mã chả còn là điều kỳ diệu và sẽ không đáng khâm phục nữa. Qua ngay bảng số liệu trên ta cũng rõ năm 1989 đã kéo được lạm phát phi mã từ hơn 777,70% xuống còn có 34,6% (lúc đầu ghi là 37,4%). Việc khẳng định lạm phát phi mã đã chấm dứt vào thời điểm này dựa trên mấy đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất là tiền tăng hơn gấp đôi (209,5% so với năm 1988) như số liệu thống kê ở bảng trên đã ghi rõ, nhưng lạm phát phi mã lại chấm dứt hẳn trong nửa đầu năm 1989 với chỉ số giá cả từ 310,9% tụt xuống còn 34,6%. Điều này chưa hề có trong một cuốn kinh tế học của kinh tế thị trường, vì mọi cuốn sách chúng tôi được tiếp cận đều viết, muốn chữa lạm phát, nhất là lạm phát phi mã, phải giảm khối lượng tiền trong lưu thông Ms. Cũng chưa có cuốn sách nào viết trong trường hợp đặc biệt có thể tăng Ms, mà vẫn chấm dứt được lạm phát. Năm 1989 có những hiện tượng như là có "phép tiên", khi Đảng ta chủ trương mở cửa kinh tế để giải quyết khó khăn do thiếu hàng tiêu dùng, hàng nhập tràn ngập thị trường và xuất hiện ngay trong cả nước những dãy phố xá đầy ắp hàng hóa. Đó là biểu hiện Q, hàng hóa và dịch vụ lưu thông, tăng vọt khoảng hơn hai lần làm cho tiền tăng 209,5%, mà lạm phát phi mã lại chấm dứt hẳn. Bằng mắt thường cũng nhìn thấy được Q tăng nhanh như thế nào. Đặc điểm thứ hai là việc dùng liệu pháp đúng quy luật lưu thông tiền tệ đã được chuẩn bị chu đáo, không phải là chuyện ngẫu nhiên "ăn may". Đồng chí Lữ Minh Châu, khi nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (sau này gọi là Thống đốc), đã nghiên cứu số liệu lịch sử về tiền tệ từ năm 1960 đến năm 1984 và thấy tiền M so với Q luôn luôn cao hơn trên dưới 20%, nhưng từ năm 1985, khi lạm phát phi mã M chỉ bằng 7% so với Q, đã đưa ra một nhận định rất thực tế là thiếu tiền cho lưu thông nhưng giá tăng nhanh hơn tiền (tiền tăng 4,4 lần thì giá tăng 10 lần)[2] vì tâm lý chạy trốn khỏi tình trạng tiền giấy mất giá, có tiền là vội mua vàng, mua đô-la làm "cái hầm trú ẩn" tránh khỏi tiền giấy mất giá, đã đẩy V, vòng quay của đồng tiền, tăng vọt, V tăng thì Md giảm, giả sử Ms giữ nguyên vẫn làm lạm phát tăng lên vì Md < Ms. Hình dung lại thời đó (người ta đã không quan tâm tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ mà C.Mác đã viết rất đầy đủ trong cuốn Tư bản) mới thấy thêm cái hay của việc dùng quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tế qua nhiều năm, từ 1960 tới 1984. Vì một số t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgan hang trung uong.doc
Tài liệu liên quan