Mở rộng lý thuyết hành vi của Ajzen, thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích
hồi quy đa biến, nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các chương trình giáo dục đại học và giáo dục
khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 229 sinh viên đang
theo học cách ngành liên quan đến kinh tế, kĩ thuật của Đại học Huế thông qua phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Kết quả chỉ ra rằng chương trình giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, tác giả đề xuất một số gợi ý khuyến nghị cho các trường đại học nhằm thức đẩy tiềm năng và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý định khởi nghiệp
của mỗi cá nhân. Do đó nâng cao thái độ, tinh thần doanh nhân sẽ thức đẩy sự húng thú đối với khởi nghiệp.
Để khơi dậy lòng ham muốn kinh doanh, tư duy làm chủ của sinh viên, nhà trường và xã hội cần trang bị
tốt nền tảng kiến thức về khởi nghiệp thông qua các hoạt động truyền cảm hứng, hoạt động giáo dục khởi
nghiệp. Nhà trường có thể tố chức các buổi nói chuyện, trao đổi với các doanh nhân thành đạt, các chủ
doanh nghiệp trẻ của Việt Nam và thế giới, qua đó tạo cầu nối giữa sinh viên với cộng đồng doanh nhân,
gia tăng vốn kiến thức xã hội cho sinh viên.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp và các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa chính là phương thức phát triển năng lực kinh doanh và mong muốn khởi
khởi sự của sinh viên rất hiệu quả ( Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015). Các hoạt động này cung cấp cho sinh
viên những kĩ năng, quan hệ xã hội thực tế. Các trường đại học có thể tổ chức các ngày hội kinh doanh, các
hội chợ sinh viên, các gian hàng handmade để sinh viên có thể trao đổi hàng hóa tự làm cho nhau. Điều này
giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm bán hàng, kinh nghiệm tự kinh doanh và kinh nghiệm hợp tác với người
khác trong kinh doanh. Bên cạnh đó, các trường đại học nên tổ chức các cuộc thi viết ý tưởng khởi nghiệp
thường niên có sự tham gia, tư vấn, hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn. Giúp sinh viên kêu gọi vốn
đầu tư cho dự án xuất sắc thông qua các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm... hoặc các quỹ đầu tư
dành cho khởi nghiệp của chính trường đại học học đó. Ngoài ra, các buổi hội thảo, các buổi chia sẻ về ý
tưởng khởi nghiệp, khó khăn trong khởi nghiệp... thiết nghĩ là cần thiết, giúp sinh viên nhận biết được áp
lực điều hành doanh nghiệp và tự đánh giá xem mình có phù hợp với việc khởi nghiệp bằng cách mở doanh
nghiệp hay không, và hơn hết là có cơ hội tìm hiểu xem bản thân còn cần phải trau dồi thêm những kiến
thức, kỹ năng gì để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh hội nhập ngày nay.
Thứ năm, tăng cường phát triển các kĩ năng sống, các kĩ năng cần thiết để khởi nghiệp cho sinh viên.
Theo nghiên cứu của Maria (2014) các kỹ năng một doanh nhân cần có để quản lý và phát triển kinh
doanh là: kỹ năng cá nhân ( kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý và kỹ
năng tiếp nhận công nghệ, kĩ năng quản lí cảm xúc, kĩ năng làm việc nhóm..), kĩ năng kinh doanh ( kĩ năng
nghiên cứu thị trường, kĩ năng quản lí sản phẩm, kĩ năng tiếp thị, kĩ năng quản lí tài chính...).
Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự
trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kỹ năng sống giúp
giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo
lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Và “ Sự thành công của
774 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài
năng xử thế của người đó”. Kinixti – Học giả Mỹ. Do đó việc trao dồi và phát triển các kĩ năng kinh doanh
là rất quan trọng để tạo ra một môi trường khởi nghiệp lành mạnh, văn hóa.
Hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa là cơ hội tốt để sinh viên có thể rèn luyện các
kĩ năng sống của mình. Bên cạnh đó, các trường đại học có thể mở các lớp về kĩ năng sống, kĩ năng kinh
doanh, kĩ năng bán hàng... có sự liên kết với các diễn giả hoặc doanh nhân đã thành công để sinh viên có
thể đăng kí học hỏi.
5. KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu cho thấy bên cạnh yếu tố thái độ và nhận thức cá nhân, quy chuẩn chủ quan,
yếu tố chương trình giáo dục đại học nói chung và chương trình giáo dục khởi nghiệp nói riêng có ảnh
hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Cùng với việc nâng cao tinh thần, thái độ khởi nghiệp
cho sinh viên thì việc thay đổi chương trình đào tạo, cách thức, phương pháp đào tạo đại học, bổ sung
chương trình giáo dục khởi nghiệp là cần thiết nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong toàn quốc hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Journals:
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50: 179-
211.
Amran Md Rasli, Saif ur Rehman Khan và cộng sự (2013), Factors Affecting Entrepreneurial Intention Among
Graduate Students of Universiti Teknologi Malaysia. International Journal of Business and Social Science, Vol
4, N.2, 182 – 188.
Aşkun B. và Yildirim , 2010, Insights on entrepreneurship education in public universities in Turkey: Creating
entrepreneurs or not? Procedia Social and Behavioral Sciences 24, 663–676.
Boissin, J.-P., Branchet, B., Emin, S., và Herbert, J. I. (2009). Students and Entrepreneurship: A Comparative Study of
France and the United States. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 22(2), 101–122.
Falkang, J. và Alberti, F. (2000). The assessment of entrepreneurship education. Industry and Higher Education, 14
(2), 101-108.
Finkle T.A., và Deeds, D. (2001). Trends in the market for entrepreneurship faculty, 1989-1998. Journal of Business
Venturing, 16, 613-30.
Gatewood, E.K. et al. (2002). The effects of perceived entrepreneurial ability on task effort, performance, and
expectancy. Entrepreneurship Theory and Practice, 27(2), 187–206.
Harris, M.L., Gibson, S.G. (2008). Examining the entrepreneurial attitudes of US business students. Education and
Training, 50(7), 568-581.
Henry, C., Hill, F. và Leitch, C. (2005). Entrepreneurship education and training: Can entrepreneur-ship be taught?
Part I. Education and Training, 47, 98-111.
Karimi, S., Beimans , H.J.A., Lans, và cộng sự (2014). Effects of role madels and Gender on students Entrepreneurial
Intentions. European Journal of Training and Development, 38(8), 694-727.
Kirby, D. (2002). Entrepreneurship education: can business schools meets the challenge. Education and Training, 46
(8/9).
Kuratko, D. F. 2005. The emergence of entrepreneurship education: Development, trends, and challenges.
Entrepreneurship Theory and Practice, 29(5): 577-598.
Liñán, F. và Chen, Y. (2009). Development and Cross-Cultural Application of a Specific Instrument to Measure
Entrepreneurial Intentions. Entrepreneurship Theory and Practice, 33(3), 593-603
775 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
Mitra, J., Matlay, H. (2004). Entrepreneurial and vocational education and training: lessons from Eastern and Central
Europe. Industry & Higher Education,18 (1), 53-69.
Nguyễn Quang Dong, Lê Anh Đức (2013). Đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên chính quy tốt nghiệp trường Đại
học Kinh tế quốc dân- Kết quả từ một cuộc khảo sát. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, tháng 03/2013, 90-99.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khở sự của sinh viên đại học. Luận
án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Pruett và cộng sự (2009), Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural
study. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research 15(6), 571-594.
Saeid Karimi, Harm J.A. Biemans, Thomas Lans, Mohammad Chizari, Martin Mulder, (2014). Effects of role models
and gender on students’ entrepreneurial intentions. European Journal of Training and Development, Vol. 38
Issue: 8, 694-727.
Sesen, H. (2013). Personality or environment? A comprehensive study on the entrepreneurial intentions of university
students. Education and Training, 55(7), 624–640.
Shane, S., và Venkataraman, S. (2000). The promise of entrepreneurship as a field of research. Academy of Management
Review, 25, 217-226.
Taatila và Down (2012). Measuring entrepreneurial orientation of university students. Education and Training, Vol.
54 Issue: 8/9, 744-760.
Wu, S., và Wu, L. (2008). The impact of higher education on entrepreneurial intentions of university students in China.
Journal of Small Business and Enterprise Development, 15(4), 752–774.
Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghain (2010), Entrepreneurship Intention Among Malaysian
Business Students. Canadian Social Science, Vol.6, No.3, p 34-44.
Zhou Hong và cộng sự (2012), Entrepreneurship Quality of College Students Related to Entrepreneurial Education.
Energy Procedia, Vol.17, Part B, 2012, 1907-19.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_giao_duc_doi_voi_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_hi.pdf