Vai trò đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Lào

Trong tiến trình lịch sử phát triển mối quan hệ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa (CHXHCN) Việt Nam với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào,

trước xu thế phát triển của khu vực và thế giới, hai nước đã chuyển dần từ hợp

tác quốc phòng an ninh là chủ yếu sang hợp tác một cách toàn diện, trong đó

lĩnh vực hợp tác đầu tư kinh tế là chủ đạo. Bài viết phân tích làm rõ tình hình

và vai trò đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong mối quan

hệ truyền thống hữu nghị “đặc biệt” Việt Nam - Lào.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viettel,) Trong số các DNNNVN thực hiện FDI vào CHDCND Lào, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là muộn nhất nhưng sự thành công của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Vietel với thương hiệu Unitel tại Lào sẽ là những kinh nghiệm quý cho các doanh nghiệp Việt Nam khác. Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tư ra nước ngoài của chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Ngày 21/02/2008, doanh nghiệp nhận giấy phép đầu tư và thành lập Công ty Star Telecom tại đường Nongbone, phường Phonesay, quận Saysettha, thành phố Vientiane, CHDCND Lào. Hình thức đầu tư là liên doanh với Công ty Laos Asia Telecom (LAT), trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào theo cơ cấu vốn góp Viettel Global đóng góp 49% (vốn bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh); LAT góp 51% vốn bằng giá trị tài sản và mạng lưới hiện có (sau khi được định giá lại) ngay sau khi liên doanh được thành lập. Tổng mức đầu tư của dự án là 83,7 triệu USD. Chỉ sau hai năm hoạt động tại thị trường Lào, Unitel đã đứng đầu về số lượng thuê bao phát triển mới, lũy kế hệ thống đạt trên 1,6 triệu thuê bao, tăng từ 35% vào cuối năm 2010 lên 42% vào cuối năm 2011, dẫn đầu về thị phần di động tại Lào. Riêng mạng 2G và 3G đã có 500 trạm, đã phủ được 100% trung tâm huyện. Nhằm phát triển mạng lưới, công ty đã triển khai thêm được 3500 km cáp quang, phủ khắp 17 tỉnh, thành trên đất nước Lào. Công ty cũng đã phối hợp với Viettel Vietnam và Viettel Cambodia hoàn thành xây dựng mạng đường trục Việt Nam - Lào - Campuchia sử dụng công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng (DWDM) với tổng dung lượng 400 Gb/s kết nối với nhiều cửa khẩu tạo An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 54 – 67 65 thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và cho người dân trong khu vực. Tính đến tháng 7/2012, Unitel đã triển khai được mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất tại Lào với 17.000 km, phủ sóng khắp các tỉnh, thành, kể cả các vùng biên giới xa xôi. Unitel đã đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật sâu rộng với 2.500 trạm phát sóng 2G và 3G, phủ sóng 100% số huyện và 95% dân số Lào. Nếu như thời điểm năm 2008, công ty chỉ có 4 cửa hàng và 20 đại lý, thì nay đã có hệ thống phân phối tới từng bản, làng với 143 cửa hàng, 15.000 đại lý, điểm bán, với hàng nghìn nhân viên bán hàng trực tiếp trên toàn quốc. Unitel trở thành mạng viễn thông lớn nhất tại Lào cả về khách hàng, vùng phủ sóng và doanh thu. Số thuê bao của Unitel cũng phát triển nhanh và đầy ấn tượng, từ 266 nghìn thuê bao (năm 2009) lên 1,7 triệu thuê bao vào tháng 07/2012. Nỗ lực đầu tư đó khiến Unitel bỏ xa ba nhà mạng còn lại vốn đã hoạt động tại Lào từ 10 - 15 năm trước. Năm 2011, Unitel đạt doanh thu gần 900 tỷ Kíp (tương đương 110 triệu USD), gấp 11 lần so với năm 2009, đóng góp cho nhân sách nhà nước Lào gần 220 tỷ Kíp (khoảng 27,4 tỷ USD). Năm 2012 doanh thu ước tính đạt 158 triệu USD, lợi nhuận sau thuế 45 triệu USD và nộp ngân sách cho nhà nước khoảng 43 triệu USD. Tổ chức Viễn thông Thế giới Terrapinn (Úc) bình chọn Unitel là một trong 5 nhà khai thác viễn thông xuất sắc của khu vực châu Á (Ths. Nguyễn Minh Phương và Lê Như Quỳnh, 2013). Thứ ba, FDI của DNNNVN góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác an ninh, quốc phòng Việt Nam - Lào DNNNVN tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với Lào trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt – Lào không những vì mục tiêu kinh tế mà còn vì mục tiêu chiến lược về chính trị, an ninh quốc gia và phát triển đất nước. Trong thời gian qua, nhiều dự án của các DNNNVN còn hy sinh mục tiêu kinh tế mà đặt mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng lên trên hết. Việt - Lào có mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, là công cụ kinh tế của nhà nước, các DNNNVN nêu cao tinh thần giúp đỡ cùng nhau phát triển, nhân tố thúc đẩy quan hệ truyền thống keo sơn thắm tình đoàn kết giữa hai dân tộc, hai nước. Hiện nay, Lào là một vùng đất đang được nhiều thế lực quan tâm lôi kéo. Đối với Lào, chỗ nào, ngành nào, lĩnh vực nào, địa bàn nào cũng có những lực lượng từ bên ngoài nhòm ngó và tìm cách tác động vào. Thực tiễn hoạt động đầu tư những năm qua ở khu vực Bắc Lào đã cho thấy rõ điều đó. Một sự hợp tác đầu tư toàn diện, nhanh chóng ngay từ đầu là rất cần thiết, một sự chần chừ, chậm trễ sẽ phải trả giá về hậu quả của nó. “Trong một số trường hợp chúng ta không chỉ phải hy sinh của cải vật chất mà còn cả xương máu vì một sự chậm trễ hay phiến diện trong quan hệ hợp tác” (TS. Nguyễn Thế Lực, 2000). Trong những năm qua các dự án FDI của DNNNVN vừa mở rộng trên toàn lãnh thổ Lào, vừa quan tâm đầu tư vào 11 tỉnh của Lào có chung biên giới với Việt Nam. Đây là những vùng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Thực hiện các dự án đầu tư vào đây, các DNNNVN đã tạo được một "vùng đệm an toàn", là phòng tuyến nhân dân vững chắc có tác dụng bảo vệ từ xa trong công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, các thế lực thù địch bên ngoài chống phá giữ vững an toàn trật tự xã hội và an ninh quốc phòng. Thành công ở vùng Bắc Lào từ các dự án đầu tư của Công ty Hợp tác Quốc tế 705 - Bộ Quốc phòng đã đóng góp rất lớn vào quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Thành lập và đi vào hoạt động tại tỉnh Hủa Phăn từ tháng 7/2005, công ty phối hợp với phía Lào xây dựng dự án trên 3 cụm bản và triển khai thực hiện 80 hạng mục công trình bàn giao cho Lào đưa vào quản lý sử dụng đạt chất lượng và hiệu quả cao. Bồi dưỡng tập huấn công tác quản lý sử dụng dự án sau đầu tư cho cán bộ bản; vận động nhân dân tu sửa, bảo dưỡng các công trình với hàng chục nghìn ngày công nhằm đảm bảo cho các công trình sử dụng hiệu quả bền vững lâu dài. Hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 54 – 67 66 trang trại cho hàng ngàn người dân các bản; đầu tư giúp nhân dân các loại giống cây con... Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ công ty, nhân dân trong tỉnh Hủa Phăn đã biết trồng ngô lai 2 vụ và cấy thêm một vụ lúa chiêm xuân tăng thu nhập nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảm 22% so với trước, hộ khá tăng lên 18%. Công ty tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề: giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng, thu mua chế biến nông lâm sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn Từ năm 2009 đến nay, Công ty đã mở rộng địa bàn đầu tư ra nhiều tỉnh khác ở Bắc Lào, xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn, như: công trình thuỷ lợi Mường Sinh, tỉnh Luông Nậm Thà, tổng giá trị 248,8 tỷ Kíp (tương đương 671,7 tỷ VND); trường học tỉnh Luông Pha Băng trị giá 39 tỷ VND; liên doanh khách sạn Mường Xăng, tỉnh U Đôm Xay 1,5 triệu USD. Doanh thu của công ty năm 2011 đạt 69 tỷ VND, lương bình quân của công nhân và hợp đồng từ 5.000.000 – 9.000.000 VND/tháng. Ngoài nhiệm vụ kinh tế, công ty còn thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân, hỗ trợ nhân dân chuyển đổi phương thức sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh trên đất Lào. Từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, thực hiện tốt quy chế ngoại giao với tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào; thường xuyên tham mưu cho Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tổ chức các hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp Việt Nam tại các tỉnh Bắc Lào. Vừa đầu tư phát triển kinh tế, công ty còn chú trọng làm tốt công tác từ thiện, đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho nước bạn Lào. Công ty đã xây dựng ủng hộ 6 nhà kho, 2 nhà ở chiến sĩ cho Bộ Chỉ huy Quân sự 5 tỉnh Bắc Lào bằng nguồn vốn của Bộ Quốc phòng và Quân khu II, trị giá hàng tỷ đồng Việt Nam. Công ty tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng pháp luật, định canh định cư không trồng cây thuốc phiện... nhân dân đã tự phá bỏ 229 ha cây thuốc phiện và 120 hộ ký cam kết không tái trồng cây thuốc phiện (Trần Dũng và Hải Nam, 30/8/2012). Có thể rút ra bài học từ thành công của Công ty Hợp tác Quốc tế 705 trong đầu tư tại CHDCND Lào đó là: đầu tư vào Lào không phải lúc nào cũng cần có những dự án quy mô lớn, số lượng dự án nhiều mà vấn đề quan trọng là lựa chọn địa bàn, ngành nghề và xác định mục tiêu rõ ràng. Thứ tư, FDI của DNNNVN góp phần củng cố, phát triển quan hệ đối ngoại láng giềng, hữu nghị "đặc biệt" Việt Nam - Lào Trong hoạt động FDI tại Lào, các DNNNVN đã phát huy rất tốt và hiệu quả vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Lào. Trên cơ sở năng lực tài chính, trình độ, kinh nghiệm và sự am hiểu thị trường, phong tục tập quán, ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở Lào có vai trò rất quan trọng, là cầu nối thúc đẩy, hỗ trợ nhiều mặt cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai trong quá trình củng cố phát triển mối quan hệ láng giềng truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trong 50 năm qua và trong thời gian tới. Đồng thời, sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Việt kiều ở Lào là công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động FDI của DNNNVN vào Lào ngày càng hiệu quả hơn. 4. KẾT LUẬN Hiện nay, DNNNVN đã chuyển sang một giai đoạn mới trong hội nhập, giai đoan “bơi ra biển lớn” về kinh tế. Đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, DNNNVN sẽ bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt và hơn ai hết chính doanh nghiệp mới là người quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại. Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống hữu nghị "đặc biệt" Việt Nam - Lào, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, trong thời gian tới các DNNNVN sẽ thành công trong quá trình thực hiện FDI ở CHDCND Lào. Doanh nhân Việt Nam là những người giàu ý chí vươn lên, có lòng tự hào dân tộc cao, luôn khát khao cùng dân tộc phấn đấu chấn hưng kinh tế, đưa đất nước sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Đặc biệt, chúng ta có một đội ngũ doanh nhân trẻ, có tri thức, được đào tạo bài bản, tiếp thu nhanh các An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 54 – 67 67 kiến thức, kỹ năng kinh doanh tiên tiến, năng động, sáng tạo được thử sức tại thị trường CHDCND Lào trong những năm 1994 - 2013 sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích, xây dựng chiến lược đầu tư linh hoạt, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2020 mà hai nước đã ký kết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Quan hệ Quốc tế. (2013). Hồ sơ thị trường Lào. Hà Nội: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Cục Đầu tư Nước ngoài. (2014). Danh mục các dự án đầu tư của Việt Nam vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hà Nội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục Đầu tư Nước ngoài. (Ngày 10 tháng 3, 2005; Ngày 17 tháng 3, 2015). Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Truy cập từ: e2&TabID=4&mID=238&aID 644. Nguyễn Thế Lực, Chủ nhiệm đề tài. (2000). Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay, tr 210. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ năm 1999 – 2000. Hà nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Phương và Lê Như Quỳnh. (2013). Đầu tư viễn thông sang Lào: Kinh nghiệm từ thành công của Viettel. Tạp chí Kinh tế vào Dự báo. Số 9, tr 61 - 63. Quỳnh Lệ. (Ngày 18 tháng 10, 2012). Đầu tư phát triển cây cao su trên đất Lào: Kết quả và triển vọng. Truy cập từ: www.vnrubbergroup.com/vn/news_detail.ph p?id=7065. Trần Dũng và Hải Nam. (Ngày 30 tháng 8, 2012). Chuyện ở Công ty TNHH hợp tác quốc tế 705. Truy cập từ: www.baosonla.org.vn/News/?ID=1045&CatI D=77. TS. Trương Duy Hòa. (2010). Những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Lào giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu tới Việt Nam, tr 183 - 184. Đề tài cấp Bộ. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Đông Nam. Vũ Đình Tích. (2011). Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào, tr 225 - 247. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế "Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020". Tập II. Viêng Chăn: Văn phòng Chính phủ CHDCND Lào - Đại học Quốc gia Lào - Viện Khoa học Xã hội Lào - Trường Đại Kinh tế Quốc Dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_dau_tu_truc_tiep_cua_doanh_nghiep_nha_nuoc_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan