Năm 1813, trường thi Hương Gia Định được thành lập và tổ chức khoa thi đầu tiên. Năm 1858, khoa thi
hương cuối cùng của trường thi Hương được tổ chức tại Gia Định. Trong gần nửa thế kỉ tồn tại (1813-
1858), trường thi Hương Gia Định đã tuyển chọn được nhiều hiền tài và có những đóng góp quan trọng
vào lịch sử dân tộc. Bài viết góp phần làm rõ vai trò của trường thi Hương Gia Định đối với công cuộc
xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Từ đó, bài viết góp phần đánh
giá khách quan, khoa học về vai trò của giáo dục khoa cử nho học đối với vùng đất Nam Bộ.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò của trường thi Hương Gia Định đối với lịch sử dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm La,
Huỳnh Mẫn Đạt được vua Thiệu Trị ban
khen và cho thụ chức Viên ngoại lang.
Tháng 6/1844, ông được thăng Thự bố
chánh sứ tỉnh Hà Tiên. Tháng Giêng năm
1851, ông được thăng quyền Chưởng tuần
phủ Hà Tiên.
Như vậy, vùng biên giới Tây Nam tổ
quốc thường xuyên bị quân Xiêm xâm
lược. Những Hương cống, Cử nhân xuất
thân từ trường thi Hương Gia Định đã luôn
tiên phong trong công cuộc chống lại sự
xâm lấn của quân Xiêm, giữ yên bờ cõi
Tây Nam của Tổ quốc. Không những thế,
khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam,
nhân dân Nam Kỳ cùng với một số Hương
cống, Cử nhân tiêu biểu đã anh dũng tiến
hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nguyễn Hữu Huân (1841 - 1875), đỗ
Thủ khoa trong kỳ thi Hương tại trường thi
Gia Định năm 1852, được bổ làm chức
Giáo thụ tại huyện Kiến Hưng, tỉnh Định
Tường. Khi Pháp nổ súng xâm lược, ông
đã liên kết với các sĩ phu yêu nước như Võ
Duy Dương, Trương Định, Âu Dương
Lân đứng lên khởi nghĩa. Nguyễn Hữu
Huân được Trương Định cử làm phó quản
đạo, chỉ huy nghĩa quân đánh Pháp ở Mĩ
Quý, Tam Bình, Cai Lậy thuộc tỉnh Mĩ
Tho, sau đó mở rộng địa bàn hoạt động
sang Hà Tiên, Châu Đốc. Khí thế cuộc
khởi nghĩa ngày càng mạnh, Pháp hoảng sợ
và tìm cách đối phó. Năm 1875, trong một
trận chiến đấu, Nguyễn Hữu Huân bị bắt
giam tại Mĩ Tho. Sau nhiều lần dụ dỗ, mua
chuộc, biết không thể làm lung lạc được ý
chí của ông, ngày 19/5/1875, Nguyễn Hữu
Huân bị Pháp xử giết. Nguyễn Hữu Huân
được đánh giá là một trong những lãnh tụ
lớn của phong trào khởi nghĩa chống Pháp
ở Nam Kỳ nửa sau thế kỉ XIX (Phạm
Thiều, Cao Tự Thanh, Lê Minh Đức,
2001). Cuộc đời chiến đấu kiên cường bất
khuất của ông là một tấm gương sáng về
tinh thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc, về
ý chí chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc.
Cùng với Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu
Nghĩa cũng anh dũng cùng nhân dân đứng
lên chống Pháp. Bùi Hữu Nghĩa (1807 -
1872) đậu giải nguyên tại trường thi Gia
Định (năm 1835), được bổ làm Tri huyện
Trà Vang (Trà Vinh) thuộc tỉnh Vĩnh
Long. Tại đây, ông đã bảo vệ quyền lợi của
bà con người Khmer trong một vụ tranh
chấp với một số người Hoa nên bị bắt giam
vào ngục. Dù được vua Tự Đức tha tội
chết, song ông phải chịu “quân tiền hiệu
lực”, phải làm lính ở Vĩnh Thông (Châu
Đốc) với nhiệm vụ dẹp các cuộc “nổi dậy
của người dân tộc thiểu số”. Để tránh đổ
máu vô ích, Bùi Hữu Nghĩa chú trọng
thuyết phục nhân tâm hơn là tàn sát. Điều
này đã giúp cho ông cùng một số quân
triều đình thoát chết khi người dân tộc
thiểu số tập kích đồn, bắt các quan quân.
Năm 1862, khi triều đình ký hòa ước
Nhâm Tuất, cắt ba tỉnh miền Đông Nam
Kỳ cho Pháp, ông bất mãn xin từ quan, về
lại Bình Thủy (Cần Thơ) mở trường dạy
học, bốc thuốc, làm thơ, soạn tuồng và giao
du với những bè bạn đồng chí hướng của
TRẦN KHẮC HUY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
79
mình như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn
Trị, Phan Tôn, Phan Liêm, Đỗ Thừa
Luông, Đỗ Thừa Tự, v.v. Dù đã từ quan,
Bùi Hữu Nghĩa vẫn đau đáu tấm lòng với
dân với nước, nên ngoài việc dạy học, ông
bí mật tham gia nhóm Văn thân do Thủ
khoa Huân lãnh đạo chống thực dân. Khi
cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông bị giặc bắt
giam vào nhà tù Vĩnh Long (1868), về sau
mới được tha (Bảo Định Giang, 2000).
Trần Thiện Chánh (1822 - 1874), đỗ
Cử nhân trường thi Hương Gia Định năm
1842, sau đó được bổ làm Huấn đạo Long
Xuyên, được thăng lên chức Tri huyện.
Ông là một trong những người tham gia
chống Pháp đầu tiên, cũng là một nhà thơ
yêu nước của đất Gia Định. Năm 1859,
thành Gia Định bị thất thủ, Trần Thiện
Chánh cùng suất đội Lê Huy tập hợp được
hơn 5.800 người trai tráng khỏe mạnh hộ
vệ cho đô đốc Trần Trí rút lui khỏi thành,
về trụ sở Tây Thái (Hồ Sĩ Hiệp, Hoài Anh,
1990, tr.95).
Ngoài ra, một nhân vật văn võ song
toàn, vừa có nhiều đóng góp về văn hóa
giáo dục, vừa cùng nhân dân chống Pháp
xâm lược là Nguyễn Thông. Nguyễn Thông
(1827 - 1884) không chỉ là một nhà thơ yêu
nước mà còn là một tấm gương lớn về tinh
thần và ý chí quyết tâm chống giặc, hi sinh
thân mình vì đất nước. Khi thực dân Pháp
xâm lược Nam Kỳ, ông được cử làm tham
mưu cho Tôn Thất Hiệp. Sau đó, ông giữ
chức Phó đề đốc cùng Trương Định chống
giặc. Từ năm 1863, ông trở về Vĩnh
Long giữ chức Đốc học. Trong thời gian
này, Nguyễn Thông đã bí mật liên lạc
với các sĩ phu yêu nước ở các tỉnh miền
Tây để bàn định phương kế chống giặc.
Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng
bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ
phu Nam Kỳ không chịu hợp tác, đã tị
địa1 tại Bình Thuận để ẩn náu. Tại đây,
ông tiếp tục vận động nhân dân tích cực
sản xuất, xây dựng lực lượng, chuẩn bị
kháng chiến. Cuối năm 1867, Nguyễn
Thông được bổ làm Án sát tỉnh Khánh
Hòa. Năm 1870, Nguyễn Thông được cử
làm biện lý bộ Hình, rồi làm Bố chánh tỉnh
Quảng Ngãi. Ông đã làm được nhiều việc
có ích cho nhân dân, nhất là công tác thủy
lợi. Năm 1877, ông xin về làm Dinh điền
sứ ở Bình Thuận. Năm 1880, Nguyễn
Thông được cử làm Phó sứ điền nông kiêm
Đốc học tỉnh Bình Thuận. Ông mất ở Bình
Thuận khi 58 tuổi.
Như vậy, cuộc kháng chiến chống lại
những âm mưu xâm lược của quân Xiêm
và thực dân Pháp trong thế kỉ XIX có sự
xuất hiện và đóng góp quan trọng của các
Nho sĩ đỗ đạt từ trường thi Hương Gia
Định. Những Hương cống, Cử nhân này
đều là những người tài đức vẹn toàn. Trong
đời thường, họ có thể là những nhà văn,
nhà thơ, nhà giáo dục với những đóng góp
quan trọng cho xã hội. Khi đất nước lâm
nguy, họ là những dũng tướng tài ba, đi
đầu trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
Mặc dù cuộc kháng Pháp của nhà Nguyễn
thất bại, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của
Pháp nhưng những đóng góp của các
Hương cống, Cử nhân trưởng thành từ
trường thi Hương Gia Định vẫn còn mãi in
dấu trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và
sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam.
3. Kết luận
Trường thi Hương Gia Định được
thành lập không phải sớm nhất dưới triều
Nguyễn nhưng là trường thi duy nhất để
tuyển chọn nhân tài, những người học rộng
tài cao ra giúp dân, giúp nước cho toàn khu
vực Nam Bộ. Trong gần nửa thế kỉ tồn tại,
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021)
80
trường thi Hương Gia Định đã giữ vai trò
quan trọng đối với giáo dục Nam Kỳ nói
riêng và với công cuộc xây dựng và phát
triển vùng đất phía Nam tổ quốc nói chung.
Trường thi Hương Gia Định đã tuyển chọn
ra được những người tài – đức vẹn toàn,
những người từng giữ những chức vụ cao
trong bộ máy nhà nước. Họ là những nhà
văn, nhà thơ, nhà giáo dục của nhân dân
miền Nam. Mặt khác, họ cũng là những
anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm biên giới Tây Nam và
chống Pháp xâm lược. Sự anh dũng trong
chiến đấu cùng những đóng góp quan trọng
của các Hương cống, cử nhân Nam Kỳ
trong công cuộc xây dựng đất nước là minh
chứng rõ nét cho vai trò to lớn của trường
thi Hương Gia Định đối với lịch sử dân tộc.
Hình ảnh trường thi Hương Gia Định cũng
sẽ là minh chứng cho sự thành công của
nền giáo dục Nho học Nam Kỳ dưới triều
Nguyễn. Ngày nay, trường thi Hương Gia
Định không còn nhưng những anh hùng,
nhà văn hóa xuất thân từ đây vẫn là những
tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.
Chú thích
1 “Tị địa” là phong trào của một số người yêu nước, không chịu hợp tác với Pháp, từ bỏ
quê hương tìm đến nơi khác để sinh sống. Phong trào này diễn ra sôi nổi trong buổi đầu
kháng Pháp tại Nam Kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Định Giang. (2000). Bùi Hữu Nghĩa - Con người và tác phẩm. Thành phố Hồ Chí
Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang. (2002). Nguyễn Thông - Con người và tác phẩm. Thành
phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Hồ Sĩ Hiệp, Hoài Anh. (1990). Những danh sĩ miền Nam. Tiền Giang: NXB Tiền Giang.
Hồ Tường. (13/6/2017). Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định, nguồn:
https://tuoitre.vn/truong-thi-gia-dinh-xua-o-giua-thanh-gia-dinh-1331007.htm.
Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân. (2001). Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Phạm Thiều, Cao Tự Thanh, Lê Minh Đức. (2001). Nguyễn Hữu Huân, nhà yêu nước kiên
cường, nhà thơ bất khuất. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Nhiều tác giả. (2006). Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Tạp chí Xưa
& Nay. Đồng Nai: NXB Đồng Nai.
Ngày nhận bài: 30/7/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_truong_thi_huong_gia_dinh_doi_voi_lich_su_dan_to.pdf