Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi

mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp

và làm thế nào các trường đại học thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam còn hạn chế và

chưa được hệ thống hóa. Nghiên cứu này cung cấp những vấn đề liên quan đến thúc đẩy tinh thần khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học. Sử dụng phương pháp phân tích tình huống cụ thể của hai

trường đại học hàng đầu thế giới Harvard và Stanford, nghiên cứu đã khám phá những đặc điểm góp phần

vào thành công của các hoạt động khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh đặc thù về

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các trường đại học, những nhà hoạch định chính sách có thêm nguồn tham

khảo cho những quyết định hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/5/2018. 3 The Top 10 University Spin-offs, Venture Radar, 2015. Nguồn: 10-u-s-university-spin-offs/ truy cập ngày 15/5/2018. 4 Thông tin công bố trên trang chính thức của Stanford OTL, nguồn: https://otl.stanford.edu/ truy cập ngày 16/5/2018. 1202 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA cấp. Stanford OTL cố gắng trở thành đối tác của các sinh viên và giáo sư, chứ không phải là mối đe dọa cho những người mới thành lập.1 Ví dụ, OTL tổ chức một nhóm trang trại đổi mới nửa năm, nơi sinh viên Stanford, các chi nhánh, cựu sinh viên và nhà phát minh gặp gỡ để thảo luận về “sử dụng tiềm năng của các công nghệ Đại học Stanford như được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.” Lợi ích khi tham gia phạm vi chương trình từ “tiềm năng thành lập một công ty mới” để “chủ động học hỏi về thương mại hóa, khởi nghiệp và phát triển công nghệ bên ngoài lớp học. Đóng góp và đánh giá của Chính phủ Sự đóng góp của Thung lũng Silicon cho nền kinh tế Mỹ được ghi chép đầy đủ nhưng những gì có thể thường bị bỏ quên là một trường đại học có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đã đóng góp bao nhiêu cho một hệ sinh thái năng động. Tương tự như MIT đối với khu vực Boston, Stanford là người đóng góp chính cho Thung lũng Silicon. Trong một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn đã mô tả cách một công ty khởi nghiệp ở Mỹ phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng chỉ sau 5 năm kể từ khi thành lập công ty, trong khi phải mất mười năm đối với các công ty mới thành lập ở châu Âu. Các thống kê so sánh cho thấy yếu tố thiếu vốn của các công ty khởi nghiệp không phải của Mỹ ảnh hưởng đến sự thành công của chúng, vì vậy, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm và vườn ươm trong việc cấp vốn ban đầu và tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp có tác động đáng kể cho sự thành công của Thung lũng Silicon.2 Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ Hoa Kỳ đã tận dụng điểm mạnh về tăng trưởng của Thung lũng Silicon. Công nghệ là một điểm đáng tự hào cho các chính trị gia. Một khía cạnh thường bị bỏ qua của sự thành công của Stanford trong nghiên cứu và đổi mới là vai trò rất lớn của chính phủ hỗ trợ trong việc tài trợ cho nghiên cứu tiên tiến. Stanford về cơ bản là một trường đại học nghiên cứu. Nguồn ngân sách nghiên cứu chính, gần như độc quyền là chính phủ liên bang, đặc biệt là NIH, NSF, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên bang khác vì nó ít hơn hạn chế và nguồn tài trợ lớn hơn đáng kể để xây dựng các chương trình nghiên cứu học thuật, trái ngược với các nhà tài trợ ngành chỉ muốn tài trợ công việc trực tiếp liên quan đến lợi ích riêng của họ.3 Ngoài ra, Chính phủ cũng đóng vai trò là mô liên kết quan trọng, bằng cách thiết lập và tài trợ cho một loại hình hiện diện khác của Thung lũng Silicon; có sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong công nghệ và cộng đồng doanh nhân, những người được tôn trọng bởi vòng tròn nội bộ khởi nghiệp và biết nơi áp dụng hiệu quả các nguồn lực. Giống như các nhà đầu tư tinh vi, giá trị gia tăng là “tiền thông minh”, đây có thể là “chính phủ thông minh”. Đường dẫn trực tiếp có thể được thiết lập cho các cơ sở giáo dục từ các trường cấp công lập. Kiến thức này sau đó có thể được tuyên truyền cho phần còn lại của đất nước mà ngày nay Thung lũng Silicon cũng có thể được xem là một hệ thống hoạt động khép kín. Biết được thị trường nước ngoài nóng ở đâu, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có cơ hội tạo ra các văn phòng nhiệm vụ kinh tế, cung cấp các công ty mới khởi nghiệp ở Hoa Kỳ và các công ty trưởng thành hơn trực tiếp tiếp cận các khu vực đang phát triển. Quan hệ đối tác hệ sinh thái quan trọng của địa phương có thể được thiết lập, duy trì và cung cấp như 1 Ernestine Fu, vs. Tim Hsia, Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success; 2014. Nguồn: https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial-ecosystems- stanford-silicon-valley-success/ truy cập ngày 15/5/2018. 2 Hervé Lebret, Stanford University and high-tech entrepreneurship: An Empirical Study, Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, Switzerland, 2010. Nguồn: HTE-Lebret.pdf truy cập ngày 15/5/2018. 3 Ernestine Fu, vs. Tim Hsia, Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success; 2014. Nguồn: https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial- ecosystems stanford-silicon-valley-success/ truy cập ngày 15/5/2018. 1203 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION một nguồn lực cho các doanh nhân Hoa Kỳ. Nhìn chung, xuất khẩu là tốt cho nền kinh tế Mỹ. Trong một thế giới chuyên môn hóa ngày càng tăng, Thung lũng Silicon và đổi mới công nghệ là những động lực tăng trưởng của Hoa Kỳ trong tương lai gần. Các giải pháp được khuyến nghị cho Việt Nam Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phân tích các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của hai trường đại học hàng đầu thế giới, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp mà các nhà chính sách nói chung và các trường đại học nói riêng có thể sử dụng trong các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của sinh viên như sau: Thứ nhất, các trường đại học Việt Nam cần nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, góp phần thúc đầy thành công các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, tiền đề cho các công ty khởi nghiệp phát triển độc lập. Thứ hai, cần phát huy sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các trường đại học trong việc thành lập các tổ chức và quỹ để hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên của trường, sau đó mở rộng phạm vi hỗ trợ rộng lớn ra bên ngoài. Các tổ chức, trung tâm và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp có nhiệm vụ kích thích tinh thần khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên, cung cấp khác khóa học nhằm bổ trợ các kiến thức khởi nghiệp và giúp đỡ các ý tưởng thành các hoạt động kinh doanh có hệ thống. Thứ ba, các trung tâm, tổ chức và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp kết hợp với trường trong việc hỗ trợ các sinh viên trong cả 3 giai đoạn chính của quá trình khởi nghiệp: hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm và tăng trưởng. Trong từng giai đoạn, cần phải có những hoạt động hỗ trợ cụ thể và bền vũng. Không chỉ hỗ trợ vốn trong giai đoạn ươm mầm mà còn cung cấp các chương trình giáo dục/đào tạo nhằm hỗ trợ cho các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp. Thứ tư, kêu gọi sự hỗ trợ và đóng góp của các cựu sinh viên trường, một lực lượng rộng lớn và thành công ở các công ty lớn trong nước và thế giới. Đồng thời, có sự hỗ trợ của các sinh viên hiện tại, giảng viên và nhân viên của trường trong việc kêu gọi vốn đầu tư cũng như sự hỗ trợ về tư vấn. Thứ năm, phát huy vai trò kết nối giữa các công ty khởi nghiệp với các nhà đầu tư thiên thần hoặc và mạo hiểm. Cuối cùng, chính phủ đóng vai trò cực kỳ to lớn trong các đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia nói chung, và ở các trường đại học nói riêng. Chính phủ không chỉ hỗ trợ ngân sách trong các hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, mà con hỗ trợ xây dựng các chương trình nghiên cứu học thuật về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, toàn diện và hiệu quả. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu đã đóng góp vào cơ sở lý luận trong lĩnh vực khoa học khởi nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia cũng như làm thế nào trường đại học thúc đẩy khởi nghiệp thành công trong các trường đại học ở Việt Nam. Thứ hai, kết quả của nghiên cứu có những ảnh hưởng tích cựu về mặt xã hội. Nghiên cứu góp phần thành công vào các đề án hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ Việt Nam. Các trường đại học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc kích thích tinh thần khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, spin-offs, ươm mầm và thu hút các quỹ tài trợ cho khởi nghiệp của sinh viên ở trường. Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách của chính phủ nói chung, và trường đại hoc nói riêng có một công cụ khoa học cho những quyết định của mình trong việc hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia. 1204 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Mặc dù nghiên cứu có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quá trình khởi nghiệp ở các trường đại học, nghiên cứu vẫn còn vài hạn chế có thể được cải thiện trong những nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào hai trường hợp cụ thể, đại học Harvard và Stanford. Vì thế, những nghiên cứu tiếp theo có thể phân tích những trường hợp khác ở những quốc gia khác nhau, đặc biệt các trường hợp điển hình ở các nước đang phát triển để tăng tính đại diện và tính khái quát của nghiên cứu. Thứ hai, nghiên cứu hiện tại chỉ dừng ở phương pháp phân tích tình huống nên kết quả chỉ dừng lại ở mức thông tin, mô tả và quy nạp. Nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành điều tra khảo sát trường đại học, cựu sinh viên khởi nghiệp và dự định khởi nghiệp của các sinh viên hiện tại để có một bức tranh khởi nghiệp ở các trường đại học chuyên sâu và toàn cảnh hơn. KẾT LUẬN Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu tình huống để phân tích vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và làm thế nào các trường đại học thúc đầy quá trình khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trường đại học không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng với các hoạt động cụ thể góp phần thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên. Các trường đại học không chỉ đánh thức tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, mà còn giáo dục và đào tạo những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp để sinh viên có thể hiện thức hóa những ý tưởng kinh doanh của mình thành những kế hoạch kinh doanh và sản phẩm mẫu cụ thể, chi tiết và thuyết phục. Trường đại học là nơi ươm mầm các dự án khởi nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên đưa các dự án khởi nghiệp của mình bước ra khỏi môi trường học đường và trở thành những công ty khởi nghiệp có thể sống xót trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt. Ngoài ra, các trường đại học là mắc xích quan trọng trong việc kết nối mạng lưới cựu sinh viên của trường, một lực lượng thúc đẩy việc thành lập các quỹ và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của sinh viên. Những phát hiện từ nghiên cứu sẽ từng bước thúc đẩy quá trình khởi nghiệp trong các trường đại học Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Acs, Z. J., & Audretsch, D. B. (2010). Introduction to the 2nd Edition of the Handbook of Entrepreneurship Research. In Handbook of Entrepreneurship Research (pp. 1–19). New York, NY: Springer New York. Adams, A. (2016, June 24). President Obama touts global innovation at summit at Stanford. Retrieved from https:// news.stanford.edu/2016/06/24/president-obama-touts-global-innovation-summit-stanford/ Audretsch, D. B. (2014). From the entrepreneurial university to the university for the entrepreneurial society. J Technol Transf, 39, 313–321. Aulet, B., & Murray, F. (2012). A Tale of Two Entrepreneurs: Understanding Differences in the Types of Entrepreneurship in the Economy. Unpublished manuscript Backhaus, J. G., Schumpeter, J. A., & Schumpeter, J. A. (2003). Joseph Alois Schumpeter: Entrepreneurship, style, and vision. Boston: Kluwer Academic Publishers. Birch, D. G. W. (1979). The Job Generation Process. Cambridge, MA: MIT Press. Byer, B. (2006). Technology Transfer at Stanford University. Retrieved from www1.hw.ac.uk/.../Technology%20 Transfer%20at%20Stanford.pdf Chakrabarti, A. K., & Richard K. Lester. (2002). Proceedings from IEEE Conference on Engineering Management: Regional Economic Development: Comparative Case Studies in the US and Finland. Cambridge, UK. Clark, B. R. (1998). Creating Entrepreneurial Universities: Organizational Pathways of Transformation. UK: Emerald Group Publishing Limited 1205 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION Edmondson, A. C., & McManus, S. E. (2007). Methodological fit in management field research. The Academy of Management Review ARCHIVE, 32(4), 1155–1179. EIM Business & Policy Research. (2012). Effects and impact of entrepreneurship programmes in higher education. The Netherlands: Authors. Fu, E., & Hsia, T. (2014). Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success. Retrieved from https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial- ecosystems-stanford-silicon-valley-success/ Guimón, J. (2013). Promoting University-Industry Collaboration in Developing Countries. Washington, DC: World Bank Haltiwanger, J. (2012). Job creation and firm dynamics in the U.S. Innovation Policy and the Economy, 12, 17–38. Harvard College Ventures. (2018, May 15). Introduction. Retrieved from https://www.harvardventures.org Harvard Innovation Lab. (2018, May 15). Introduction. Retrieved from https://innovationlabs.harvard.edu Harvard University (2018, May 15). Research. Retrieved from https://www.harvard.edu/on-campus/research Laredo, P. (2007). Revisiting the third mission of universities: Toward a renewed categorization of university activities? Higher Education Policy, 20, 441–456. Lee, A. (2013, Sept.). StartX, Stanford University and Stanford Hospital & Clinics announce $3.6M grant and venture fund. Retrieved from https://news.stanford.edu/news/2013/september/startx-fund-release-090513.html Manimala, M. J. (1996). Beyond Innovators and Imitators: A Taxonomy of Entrepreneurs. Creativity and Innovation Management, 5(3), 179–189. Mason, C. & Brown, R. (2014). Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneurship (p.5). Netherlands. The Hauge: OECD. Motoyama, Y., & Watkins, K. K,. (2014). Examining the Connections within the startup ecosystem: A case study of St. Louis. Kansas City, Mo: Ewing Marion Kauffman Foundation. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. (2017). Trường đại học - Trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Retrieved from http:// tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Truong-dai-hoc---Trung-tam-cua-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao--10422 OECD (2012), OECD Economic Surveys: United States 2012, OECD Publishing, Paris,https://doi.org/10.1787/eco_ surveys-usa-2012-en Pirnay, F., Surlemont, B., & Nlemvo, F. (2003). Toward a Typology of University Spin-offs. Small Business Economics, 21(4), 355–369. Siegel, D. S., Thursby, J. G., Thursby, M. C., & Ziedonis, A. A. (2001). Organizational Issues in University-Industry Technology Transfer: An Overview of the Symposium Issue.The Journal of Technology Transfer, 26(1/2), 5–11. Stal. E., Andreassi. T., & Fujino. A. (2016). The role of university incubators in stimulating academic entrepreneurship. RAI Revista de Administração e Inovação, 13, 89–98. Stanford University. (2018, May 15). The Office of Technology Licensing. Retrieved form Stanford University (2018, May 15). Introduction. Retrieved from StarX. (2018, May 15). SartX. Retrieved from: https://startx.com/faqs World Economic Forum. (2013). Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Company Growth Dynamics. Retrieved June 16, 2018 from https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_sinh_th%C3%A1i_ kh%E1%BB%9Fi_nghi%E1%BB%87p Wright, M., Birley, S., & Mosey, S. (2004). Entrepreneurship and university technology transfer. Journal of Technology Transfer, 29(3–4), 235–246. Yin, R. K. (2009). Case Study Research (4th ed.). Thousand Oaks, CA.: Sage Publications. Van de Zande, T. J. M. (2012). Fostering entrepreneurship at universities: lesion from MIT, IIT and Utrecht University. Utrecht University, USA. Ventureadar. (2015).The Top 10 University Spin-offs. Retrieved from: top-10-u-s-university-spin-offs/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_truong_dai_hoc_trong_he_sinh_thai_khoi_nghiep_qu.pdf
Tài liệu liên quan