Vai trò của thương mại quốc tế trong phân tích lợi thế so sánh sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình

Thương mại quốc tế mở ra cho chúng ta kỷ nguyên của những cơ hội và thách thức mới. Sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng chỉ sau lúa và ngô. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ tỉnh Quảng Bình. Sử dụng hệ số chi phí nội nguồn (DRC – Domestic Resource Cost) để phân tích lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình so với miền Trung/cả nước/thế giới. Từ đó đi tìm những giải pháp phát triển tinh bột sắn xuất khẩu trong tương lai

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của thương mại quốc tế trong phân tích lợi thế so sánh sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 356 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN TỈNH QUẢNG BÌNH THE ROLE OF INTERNATIONAL COMMERCE IN COMPARATIVE ADVANTAGE ANALYSIS OF CASSAVA STARCH PRODUCT IN QUANGBINH PROVINCE ThS. Hoàng Thị Dụng Trường Đại học Quảng Bình Email: hdungqbu@gmail.com Tóm tắt Thương mại quốc tế mở ra cho chúng ta kỷ nguyên của những cơ hội và thách thức mới. Sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng chỉ sau lúa và ngô. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ tỉnh Quảng Bình. Sử dụng hệ số chi phí nội nguồn (DRC – Domestic Resource Cost) để phân tích lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình so với miền Trung/cả nước/thế giới. Từ đó đi tìm những giải pháp phát triển tinh bột sắn xuất khẩu trong tương lai. Từ khóa: Lợi thế so sánh; Lợi thế cạnh tranh; Sắn Quảng Bình; Tinh bột sắn. Abstract International commerce brings us a new era of opportunities and challenges. Cassava is an important food and fodder only after rice and maize. The export value of cassava and cassava products of Vietnam currently ranks second in the world (after Thailand). The export market of cassava chips and cassava starch in Vietnam is forecasted to be favorable and have a competitive advantage due to high demand for processing bioethanol, MSG, animal feed and modified starch products. Cassava is an important source of income for poor farmers because it is easy to grow, less picky, less capital, suitable for ecological and economic conditions of farmers in Quang Binh province. Using Domestic Resource Cost (DRC) to figure out the ranking of Quang Binh rubber products in comparison with the Middle part of Vietnam/Vietnam/the world. Also find the solution to develop cassava starch for export in the export of this product in the future. Keyword: Comparative advantage; Competitive advantage; Quangbinh cassava; Cassava starch.. 1. Giới thiệu Nghiên cứu trong bài viết đã áp dụng các phương pháp định tính và định lượng để đánh giá lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh qua hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC), và các chi phí đầu vào, chi phí đơn vị sản phẩm để so sánh, xếp hạng mức độ cạnh tranh và đề xuất các kiến nghị về chính sách nhằm hoàn thiện các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh như giảm các chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị, tăng năng suất lao động. Hệ số chi phí nội nguồn của một sản phẩm (DRC - Domestic Resource Cost): Là tính chi phí sản xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội. Ý nghĩa của hệ số DRC là nó phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Trong thời gian qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm tinh bột sắn nước ta đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế và ngày càng khẳng định vị thế của mình. Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan), trong đó thị trường Trung Quốc chiếm chủ yếu (trên 89,5%). Giá trị tinh bột sắn xuất khẩu trên giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp hàng năm chiếm trên 1 tỷ USD, đứng Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 357 thứ 4 sau lúa, cà phê và hạt điều. Sắn và các sản phẩm từ sắn (chủ yếu tinh bột sắn) được Bộ công thương đưa vào nhóm 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Báo cáo thường niên Thị trường sắn, tinh bột sắn, 2019). Cùng chung với sự phát triển của các mô hình chế biến tinh bột sắn trong cả nước, tỉnh Quảng Bình cũng đã hình thành và phát triển mô hình trồng và chế biến tinh bột sắn xuất khẩu hơn nửa thập kỉ, sản phẩm tinh bột sắn của tỉnh cũng đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt, ngày 25 tháng 4 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 theo quyết định số 933/QĐ-UBND. Theo đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như lúa chất lượng cao, tinh bột sắn, hồ tiêu, sắn nguyên liệu... Năm 2015 diện tích sắn toàn tỉnh là 6.500 ha và duy trì ổn định đến năm 2020. Về sản lượng đạt 114,2 ngàn tấn năm 2020. Tinh bột sắn Quảng Bình được công nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2016 (Bộ công thương, 2016). Mặc dù trong thời gian qua, nước ta đã tích cực đổi mới và điều chỉnh chính sách quản lý kinh tế, chính sách thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản của Việt Nam nói chung, sản phẩm tinh bột sắn nói riêng và đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Song hệ thống chính sách này còn chưa đầy đủ, đồng bộ, vẫn mang nặng tính đối phó tình huống, chưa đáp ứng được những yêu cầu kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu vai trò của thương mại quốc tế trong phân tích lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (bằng phương pháp DRC), chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với tinh bột sắn là một việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa trong thương mại quốc tế. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn trong thương mại quốc tế 2.1.1. Cơ sở lý luận chung về lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn trong thương mại quốc tế Phải hiểu rằng phạm trù lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế nhấn mạnh rằng: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận lợi thế so sánh và coi nó là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển thương mại quốc tế. 2.1.2. Chỉ tiêu đo lường lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn trong thương mại quốc tế Để có thể đánh giá lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn trong thương mại quốc tế, có nhiều tiêu chí được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp đo lường được khả năng mang lại ngoại tệ cho quốc gia thông qua việc sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn là sử dụng hệ số chi phí nội nguồn (DRC). Hệ số chi phí nguồn lực trong nước của một sản phẩm là chỉ số thường dùng để đo lợi thế so sánh của sản phẩm trong trường hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách. DRC được tính theo công thức sau: DRC = Nguồn lực trong nước (Đất đai, vốn, lao động) và các yếu tố sản xuất trong nước (không phải nhập khẩu) được định giá theo chi phí cơ hội Ngoại tệ kiếm được hay tiết kiệm được từ SX trong nước Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 358 DRC được hiểu như là “tỷ lệ tự trao đổi” của nguồn lực trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu lấy ngoại tệ. Nó phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Với cách tính trên, chỉ số DRC đã thể hiện được một phần tác động của các nhóm nhân tố trong mô hình “viên kim cương” của Michel E. Porter. Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức (OER) và tỷ giá hối đoái mờ (SER) để tính chỉ số DRC/SER. Nếu DRCi/SER < 1 thì sản phẩm có lợi thế so sánh, thực sự hiệu quả đối với việc mang lại ngoại tệ cho quốc gia trong thương mại quốc tế. Ngược lại nếu DRCi/SER > 1 thì sản phẩm không có lợi thế so sánh. Xây dựng các kịch bản về độ nhạy của DRC: Dưới tác động của quá trình hội nhập, các nhân tố trong DRC có thể thay đổi. Vì thế cần tính toán mức độ tác động của sự thay đổi đó đối với lợi thế so sánh của sản phẩm nghiên cứu. Ví dụ: Giả sử chi phí tài nguyên trong nước + chi phí sản xuất trong nước tăng 5% rồi 10%... Tính lại DRC để phân tích. Giả sử chi phí nhập khẩu tăng 5% rồi 10%... Tính lại DRC để phân tích. Giả sử giá sản phẩm xuất khẩu giảm 5% rồi 10%... Tính lại DRC để phân tích. Giả sử cả chi phí trong nước, chi phí nhập khẩu đều tăng 5%, 10%... đồng thời giá sản phẩm xuất khẩu giảm 5%, 10%... Tính lại DRC để phân tích. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian Sử dụng phần mềm SPSS phân tích các đại lượng thống kê mô tả đồng thời xử lý dữ liệu theo chuỗi thời gian. 2.2.2. Phương pháp phân tích lợi thế so sánh Phân tích lợi thế so sánh thông qua hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC). 2.2.3. Phương pháp kịch bản Phân tích chỉ số DRC bằng các kịch bản khác nhau về sự thay đổi của các yếu tố chi phí nội nguồn, chi phí ngoại nguồn, chi phí thu mua - chế biến - xuất khẩu, chi phí nhập khẩu... Ngoài ra, bài viết sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thông, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp so sánh 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Vai trò của thương mại quốc tế trong phân tích lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình (Mang lại ngoại tệ cho tỉnh và quốc gia) 3.1.1. Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC Để xác định DRC, cần xác định chi phí nội nguồn (cơ hội) để sản xuất được một tấn mủ sơ chế, giá xuất khẩu theo USD và chi phí ngoại nguồn theo USD. Chi phí đất đai: Trong phạm vi đề tài, chi phí cơ hội của đất đai được xác định theo giá đất cho thuê để trồng tinh bột sắn của các hộ. Chi phí lao động: Chi phí cơ hội của lao động trong giai đoạn sản xuất được tính bằng đơn giá thực trả của các hộ với giả định thị trường lao động là tương đối hoàn hảo. Chi phí cơ hội của lao động trong khâu chế biến được xác định bằng tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp lao động khác. Chi phí phân bón: Với giả định, thị trường phân hữu cơ hiện nay là hoàn hảo, chi phí thực chi cho phân hữu cơ cũng chính là chi phí cơ hội. Chi phí phân bón ngoại nguồn được tính bằng giá CIF. Tất cả chi phí cộng thêm đến hộ được tính vào chi phí nội nguồn. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 359 Chi phí cơ hội của thuốc hóa học, nhiên liệu nhập thành phẩm từ nước ngoài được tính theo giá CIF, các loại thuốc hóa học, nhiên liệu sản xuất trong nước nhưng nhập nguyên liệu của nước ngoài thì tính vào chi phí ngoại nguồn, các chi phí vận chuyển và chi phí khác được tính là chi phí nội nguồn và lấy mức giá thực tế phát sinh làm chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của các loại công cụ, dụng cụ như thùng đựng mủ, dao cạo, chén và các dụng cụ chăm sóc khác trong giai đoạn kiến thiết và khai thác mủ của các hộ được xác định bằng giá mua trên thị trường. Kết quả xác định chi phí nội nguồn, các yếu tố sản xuất trong nước, các yếu tố nhập khẩu và hệ số chi phí nguồn lực DRC tính cho 1 tấn mủ tinh bột sắn sơ chế của các hộ thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu 1 tấn tinh bột sắn TT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị I Chi phí nội nguồn 1 Đất đai Đồng 800.000,00 2 Lao động Đồng 2.687.653,00 3 Vốn Đồng 98.340,00 4 Giống Đồng 17.771,00 5 Phân bón Đồng 30.120,00 6 Thuốc hóa học Đồng 27.891,00 7 Công cụ, dụng cụ Đồng 66.012,00 8 Nhiên liệu Đồng 21.092,00 9 Khấu hao máy móc sản xuất trong nước Đồng 10.987,00 10 Chi phí khác Đồng Tổng cộng mục I Đồng 228.900,00 II Chi phí ngoại nguồn 1 Phân bón USD 40,30 2 Thuốc hóa học USD 17,30 3 Khấu hao máy móc nhập khẩu USD 28,10 4 Nhiên liệu USD 10,30 Tổng cộng mục II USD 96,00 III Chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu 1 Chi phí thu gom Đồng 57.112,00 2 Chi phí chế biến, xuất khẩu Đồng 57.330,00 Tổng cộng mục III Đồng 114.442,00 IV Giá trị sản phẩm xuất khẩu 1 Giá trị 1 tấn tinh bột sắn xuất khẩu USD 389,20 2 Tỷ lệ quy đổi % 70 3 Giá trị 1 tấn tinh bột sắn chưa chế biến USD 272,44 V DRC Đồng /USD 23.255,54 VI OER Đồng /USD 23.080,00 VII SER Đồng /USD 27.696,00 VIII DRC/SER 0,6445 (Nguồn: Tự thu thập và xử lý số liệu) Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 360 Tỷ số DRC/SER = 0,6445 < 1 cho thấy sản phẩm tinh bột sắn Quảng Bình có lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế. 3.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC bằng phương pháp kịch bản Các kịch bản và kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC CÁC KỊCH BẢN DRC/SER CÁC KỊCH BẢN DRC/SER Kịch bản cơ sở 0,6445 Kịch bản cơ sở 0,6445 Chi phí nội nguồn Chi phí ngoại nguồn Tăng 5% 0,6758 0,6522 0,6522 Tăng 15% 0,7384 0,6681 0,6681 Tăng 25% 0,8010 0,6848 0,6848 Tăng 30% 0,8323 0,6934 0,6934 Giảm 5% 0,6133 0,6371 0,6371 Giảm 15% 0,5507 0,6226 0,6226 Giảm 25% 0,4881 0,6088 0,6088 Giảm 30% 0,4568 0,6021 0,6021 Giá tinh bột sắn XK Tỷ giá hối đoái Tăng 5% 0,6071 Tăng 5% 0,6139 Tăng 15% 0,5438 Tăng 15% 0,5605 Tăng 25% 0,4925 Tăng 25% 0,5156 Tăng 30% 0,4703 Tăng 30% 0,4958 Giảm 5% 0,6870 Giảm 5% 0,6785 Giảm 15% 0,7911 Giảm 15% 0,7583 Giảm 25% 0,9324 Giảm 25% 0,8594 Giảm 30% 1,0239 Giảm 30% 0,9208 CP nội, ngoại nguồn tăng 5% và giá tinh bột sắn XK, tỷ giá hối đoái giảm 5% 0,7678 CP nội, ngoại nguồn tăng 15% và giá tinh bột sắn XK, tỷ giá hối đoái giảm 15% 1,1144 CP nội, ngoại nguồn giảm 5% và giá tinh bột sắn XK, tỷ giá hối đoái tăng 5% 0,5441 CP nội, ngoại nguồn giảm 10% và giá tinh bột sắn XK, tỷ giá hối đoái tăng 10% 0,4613 CP nội, ngoại nguồn giảm 20% và giá tinh bột sắn XK, tỷ giá hối đoái tăng 20% 0,3345 (Nguồn: Tự thu thập và xử lý số liệu) Như vậy, việc phân tích các kịch bản DRC cho thấy tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế trong tương lai. Do đó, có thể phát triển trồng tinh bột sắn của tỉnh hướng theo xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, do hệ thống chuỗi sản phẩm từ vật tư, dịch vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ sở chế biến xuất khẩu không có cơ chế ràng buộc cụ thể nên người trồng tinh bột sắn vẫn bị thiệt, đặc biệt do thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra. 3.2. Đánh giá Để đánh giá lợi thế so sánh của sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình so với các khu vực khác trong cả nước, tác giả đã tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm tinh bột sắn vùng duyên hải miền Trung của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế Huế (Theo giá so sánh). Số liệu phân tích đã cho thấy sự khác biệt về khả năng cạnh tranh sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu giữa 4 tỉnh nghiên cứu là không đáng kể. Nếu bỏ ra 0,6445 USD chi phí nội nguồn để trồng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 361 chế biến và xuất khẩu tinh bột sắn thì doanh nghiệp sẽ thu về một khoản ngoại tệ tương ứng là 1 USD. Điều này khẳng định rằng, việc trồng tinh bột sắn trên địa bàn nghiên cứu là có lợi thế so sánh. Ngoài việc chọn giá hiện hành, chúng ta có thể chọn nhiều mức giá xuất khẩu khác nhau (Giá xuất khẩu tinh bột sắn thường xuyên biến động theo tháng, quý) để tính toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình, từ đó kết luận việc xuất khẩu tinh bột sắn là có lợi hay không? Trong tương lai, có thể nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản phẩm tinh bột sắn các vùng trọng yếu (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc) để thấy sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả như thế nào. Từ đó tìm ra các biện pháp, chính sách, định hướng phát triển và quy hoạch vùng trồng tinh bột sắn trong cả nước. 4. Kết luận Trên cơ sở lý luận, bài viết tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả của việc trồng, thu gom, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Hiện tại, nếu bỏ ra 0,6445 USD chi phí nội nguồn để trồng và chế biến tinh bột sắn xuất khẩu sẽ thu được 1 USD ngoại tệ gia tăng. Với các kịch bản thì các hệ số DRC/SER đều nhỏ hơn 1, nghĩa là xuất khẩu tinh bột sắn có lợi thế so sánh, mang lại hiệu quả trong thương mại quốc tế. Ngành sản xuất tinh bột sắn Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển và đã dần khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của tinh bột sắn Quảng Bình còn thấp, điểm mạnh của tinh bột sắn Quảng Bình nói riêng và tinh bột sắn Việt Nam nói chung mới chỉ ở bề rộng chứ chưa thể hiện ở bề sâu như kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ sản phẩm qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, chủng loại chưa đa dạng phong phú, khả năng đổi mới mặt hàng còn chậm, thị trường xuất khẩu tuy đang được mở rộng nhưng không ổn định. Để nâng cao hiệu quả cho sản phẩm tinh bột sắn, nhà nước, tỉnh và chính quyền địa phương cần hoàn thiện chính sách tài chính khuyến khích thúc đẩy tinh bột sắn xuất khẩu như chính sách thuế, bảo hiểm, rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu. Hiệp hội sắn Việt Nam cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên về sản xuất kinh doanh, kỹ năng quản lý, khoa học công nghệ, thị hiếu, giá cả thị trường trong nước và nước ngoài. Phối hợp giữa các hội viên về xúc tiến thương mại như tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức hội chợ, hội thảo, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trường lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty cổ phần phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (2019), "Báo cáo thường niên thị trường sắn, tinh bột sắn 2019 và triển vọng 2020", Trung tâm phân tích Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Thương Tín, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019, 2020/53.html. 2. Hiệp hội sắn Việt Nam (2019). "Bảng giá thị trường sắn ngày 15 tháng 11 năm 2019", Viện nghiên cứu Tinh bột sắn Việt Nam, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2019, 3. Hoàng Thị Dụng (2011), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Luận văn cao học, Trường Đại học Kinh tế Huế, Tp Huế. 4. Michel E. Porter (1990), "The Competitive Advantage of Nations", Harvard Business Review, truy cập ngày 29 tháng 06 năm 2018,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_thuong_mai_quoc_te_trong_phan_tich_loi_the_so_sa.pdf
Tài liệu liên quan