Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo mục đích và nhu cầu của con người. Do đó, sản xuất vật chất vừa mang tính khách quan, tính lịch sử - xã hội, vừa mang tính sáng tạo.
27 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtHoàng Thanh Xuân1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó:a) Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất:Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo mục đích và nhu cầu của con người. Do đó, sản xuất vật chất vừa mang tính khách quan, tính lịch sử - xã hội, vừa mang tính sáng tạo.Sản xuất là một loại hình đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm:Sản xuất Vật chấtSản xuấtTinh thầnSản xuất ra chính bản thân con ngườiSản xuấtSản xuấtCon ngườiSản xuấtTinh thầnSản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Trong đó, sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển xã hội.Sản xuất Vật chấtPhương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội:- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.Thứ nhất, sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cho sự sinh tồn của xã hội.Thứ hai, sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội khác như: chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, triết họcThứ ba, sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên từ thấp lên cao.- Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội.+ Phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học...+ Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tê đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:PTSXQHSXLLSXNGƯỜ LĐTLSXQHSH đối với TLSXQH trong tổ chức & QLSXQH về phân phối SPXHa) Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì?- Lực lượng sản xuất là toàn bộ các yếu tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất. Con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, nhằm tạo ra những sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội.Người lao động là chủ thể, đóng vai trò quan trọng, quyết định nhất của quá trình sản xuất. Người lao động với thể lực và trí lực của mình đã tác động vào đối tượng lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất nuôi sống bản thân và xã hội.Người lao độngTư liệu sản xuất: Bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động(cuốc, xẻng, máy móc, công xưởng ). Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt giữa các thời đại trong lịch sử.Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không chỉ còn là thói quen và kinh nghiệm của họ, mà là tri thức khoa học.- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác.Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu. Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu.Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.b) Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.LLSXQHSX+ Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất.Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, ở trình độ kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động, trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất... ứng với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của nó.Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến trình độ nào đó nhất định làm cho quan hệ sản xuất trở nên không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nữa. Khi ấy, xuất hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh, buộc lực lượng sản xuất phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.+ Tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất (hoặc là lạc hậu, hoặc là vượt trước quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất) thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Quy luật này làm cho lịch sử là một dòng chảy liên tục song mang tính gián đoạn. Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, quy luật này có những biểu hiện đặc thù của nó.Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_san_xuat_vat_chat_va_quy_luat_quan_he_san_xuat_phu_hop_voi_trinh_do_phat_trien_cua_luc_l.pptx