Vai trò của nước ối

Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ 12 –28 ngày

sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn là thai nhi,

màng ối và người mẹ. Ở thời kỳ đầu, nước ối được hình

thành do sự thẩm thấu của huyết thanh mẹ qua màng ối

hoặc thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi. Khi

thai nhi được 10 -12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do

nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của thai nhi. Từ

tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí -phế -quản, do

huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp

của bé. Nhưng, nguồn gốc nước ối quan trọng nhất là do

đường tiết niệu, bé bài tiết nước tiểu vào buồng ối từ tuần

thứ 16của thai kỳ.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của nước ối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của nước ối TS Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc BV Từ Dũ – TP.HCM cho biết, nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nước ối đóng vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của thai nhi (google image) Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Đồng thời, nó còn có tác dụng bảo vệ người mẹ tránh khỏi những cơn đau do thai nhi đạp. Quá trình hình thành Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ 12 – 28 ngày sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn là thai nhi, màng ối và người mẹ. Ở thời kỳ đầu, nước ối được hình thành do sự thẩm thấu của huyết thanh mẹ qua màng ối hoặc thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi. Khi thai nhi được 10 - 12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của thai nhi. Từ tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí - phế - quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé. Nhưng, nguồn gốc nước ối quan trọng nhất là do đường tiết niệu, bé bài tiết nước tiểu vào buồng ối từ tuần thứ 16 của thai kỳ. Sự hấp thụ nước ối của thai nhi Theo TS Thu Thuỷ thì, thai nhi hấp thụ nước ối được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa. Từ tuần thứ 20 thai kỳ, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối. Ngoài ra, nước ối còn được tái hấp thu qua da của thai nhi, dây rốn và màng ối. Thai từ 34 tuần trở lên, thai nhi hấp thu từ 300 - 500ml nước ối mỗi ngày. Lượng nước ối này vào ruột góp phần tạo phân su, vào máu góp phần cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và được lọc một phần tạo thành nước tiểu cho bé. Chỉ số nước ối AFI – là ký hiệu chỉ số nước ối. Thông thường, các bác sĩ thường đo chỉ số nước ối như sau: Lấy lỗ rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần bởi 2 đường dọc ngang. Như vậy đồng thời, cũng chia tử cung ra làm 4 phần. Ở mỗi phần, chọn ra một túi ối sâu nhất, đo chiều dài của nó. Cộng 4 cái lại sẽ ra một con số, đó chính là chỉ số ối (AIF). Việc siêu âm để đo chỉ số nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2 - 6 giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Căn cứ và bảng sau đây để đánh giá chỉ số nước ối là bình thường hay bất thường. Mức AFI Lưu ý độ (cm) Bình thường 6 - 12cm Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này. Đa ối (bệnh lý) > 20cm Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh. Thiểu ối <= 5cm Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi. Vô ối <3cm Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non. Dư ối 12 - 18cm Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường. Đa ối thường thấy ở nhóm sản phụ mắc bệnh tiểu đường, song thai hoặc đa thai và thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé… Những sản phụ có tình trạng thai quá ngày hoặc mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lupus trong quá trình mang thai cũng dẫn đến sự thiếu ối. Để có lượng nước ối bình thường - Trường hợp thiểu ối, vô ối: Nguyên nhân bởi sự mất nước trong cơ thể khi mang thai. Do vậy, để có lượng nước ối bình thường trở lại, ngoài sự can thiệp của bác sĩ như truyền dịch, thai phụ cần nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Thai phụ nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn. Ngoài ra, khi nước ối ít, thai phụ nên tăng cường nghỉ ngơi. Vì khi đi, đứng hoặc lao động nhiều sẽ khiến máu đi nuôi thai bị phân tán, làm quá trình sản sinh nước ối ít hơn. Đặc biệt, nếu thai phụ mắc bệnh nội khoa, cần chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thiểu ối nhiều dẫn tới vô ối khi chưa chuyển dạ hoặc khi mới bắt đầu đau đẻ sẽ làm nhiễm trùng ối, từ đó làm nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng tử cung… cả mẹ và bé đều rất nguy hiểm. - Trường hợp đa ối: Khi xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem có bị thừa nước ối hay không. Trường hợp này nếu muốn trở lại trạng thái nước ối bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định rút bớt nước ối. Ngoài ra, thai phụ cũng uống ít nước hơn so với bình thường. Lời khuyên của chuyên gia Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sản phụ. Tình trạng đa ối, thiểu ối hay vô ối đều có nguy cơ với thai nhi. Vì thế, TS Huỳnh Thị Thu Thuỷ khuyên các bà Bầu để tránh thiếu ối, nhiễm trùng ối trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần siêu âm khoảng 4 - 5 lần theo đúng quy định khám thai định kỳ. Đặc biệt, những thai phụ có bụng chậm lớn so với tuổi của thai nên đến bác sĩ tư vấn kịp thời vì có thể, do thai không hấp thụ được dưỡng chất từ nước ối. Ngoài ra, các bà mẹ cần một chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đúng cách để có thời gian mang thai an toàn. Đặc biệt, những người có bụng nhỏ hơn so với tháng tuổi của thai, cần gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời vì có thể thai không hấp thụ được dưỡng chất từ nước ối, bánh nhau. Bảo Khang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_3946.pdf
Tài liệu liên quan