Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống đối với sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Giáo dục đạo đức truyền thống đóng vai trò hết sức quan trọng việc hình thành và phát triển

các phẩm chất đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, đối với sinh viên nói chung,

sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc giáo dục đạo

đức truyền thống càng trở nên cần thiết. Giáo dục đạo đức truyền thống đóng vai trò là động

lực, định hướng và điều tiết hoạt động của sinh viên trong cuộc sống hiện tại cũng như trong

nghề nghiệp tương lai.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống đối với sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1527 VAI TRÒ CỦA GIÁO D C ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Võ Tuấn Kiệt Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng TÓM TẮT Giáo dục đạo đức truyền thống đóng vai trò hết sức quan trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, đối với sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc giáo dục đạo đức truyền thống càng trở nên cần thiết. Giáo dục đạo đức truyền thống đóng vai trò là động lực, định hướng và điều tiết hoạt động của sinh viên trong cuộc sống hiện tại cũng như trong nghề nghiệp tương lai. Từ khóa: đạo đức truyền thống, động lực, định hướng, điều tiết, giáo dục, sinh viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mang trong mình một sứ mệnh hết sức vinh quang và cao cả trong thời đại công nghệ 4.0 đang chuyển mình sang 5.0, đó là tạo ra những cá nhân “vừa hồng vừa chuyên” có ích cho xã hội. Để có được những giá trị cao quý đó thì bản thân sinh viên phải trở thành người có năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, đào tạo. Muốn vậy, ngay khi còn trong nhà trường, sinh viên cần phải chú ý giáo dục đạo đức, trong đó giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò hết sức quan trọng. 2 VAI TRÒ CỦA GIÁO D C ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG 2.1 Khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giáo dục đạo đức truyền thống Đạo đức là một trong các hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người và xã hội loài người. Theo nghĩa chung nhất, “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” (Mai Văn Bính, 2014, tr.63). Đạo đức truyền thống của dân tộc là sự kết tinh toàn bộ những giá trị văn hoá, đạo đức trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một dân tộc. Giá trị đạo đức truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất tạo nên một sức mạnh tiềm tàng và bền vững như một “luồng sóng ngầm mạnh mẽ” trong nền văn hoá dân tộc. 1528 Đạo đức truyền thống có vai trò hết sức quan trọng, nó in đậm và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và quyết định khuynh hướng phát triển tương lai của cả dân tộc. Từ những luận điểm này, phần sau của bài viết thảo luận đạo đức truyền thống và vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống đối với sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Karl Marx cũng đồng quan điểm khi cho rằng “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đ nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Và ngay khi con người có vẻ như là đang ra sức tự cải tạo mình và cải tạo sự vật, ra sức sáng tạo một cái gì chưa có, thì chính họ lại sợ sệt cầu viện đến những linh hồn của quá khứ”. (Mác và Ăngghen, tập 8, tr.145). Như vậy, khi nói đến đạo đức truyền thống là nói tới những tư tưởng, quan niệm, quy tắc, chuẩn mực, thái độ, cử chỉ, hành vi, lối sống, thói quen được bảo tồn, lưu truyền từ đời này qua đời khác và được mọi người tự nguyện noi theo. Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những truyền thống đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam là: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống cần cù, sáng tạo, truyền thống trong giáo dục, “ iáo dục đạo đức là quá trình chuyển đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội” (Trần Đăng Sinh, 2018, tr.69). Giáo dục đạo đức truyền thống không phải chỉ đơn giản là dạy về những bài học đạo đức truyền thống mà còn là chỉ ra cách thức, phương pháp nhằm phát huy và nhân rộng giá trị đạo đức của các thế hệ đi trước. Giáo dục đạo đức truyền thống chính là quá trình chuyển hoá những yếu tố tốt đ p trong đạo đức truyền thống của dân tộc thành đạo đức của mỗi cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, tình cảm, chuẩn mực, lý tưởng của đạo đức truyền thống thành ý thức đạo đức của mỗi cá nhân và phát triển nó nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. 2.2 Giáo dục đạo đức truyền thống là động lực cho sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là động lực to lớn giúp cho sinh viên nhận thức được các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Khi thấy được các giá trị ở đạo đức truyền thống thì sinh viên sẽ tích cực, tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân dưới sự mách bảo của lương tâm nhằm hoàn thiện nhân cách. Động lực giúp hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên được thể hiện thông qua tổng thể phẩm chất và năng lực với tính cách là giá trị của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Nó tạo ra một giá trị bền vững, có ý nghĩa chủ đạo tác động sâu sắc đến đời sống của mỗi sinh viên. 1529 Phẩm chất của sinh viên là tổng hợp các yếu tố bên trong của mỗi sinh viên, trên cơ sở những phẩm chất có sẵn hình thành những phẩm chất mới thông qua quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, các hoạt động phong trào, đồng thời thông qua mối quan hệ giao lưu trong cuộc sống của sinh viên. Với động lực mà giáo dục đạo đức truyền thống mang lại, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, tổ chức, tự tạo dựng môi trường thuận lợi sống và làm việc một cách khoa học, tuân thủ và làm việc theo chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; không ngừng phấn đấu và xây dựng tự hoàn thiện bản thân để trở thành một nhà giáo tương lai đáp ứng cho mục tiêu đổi mới giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho người học; đồng thời, sinh viên cần có niềm tin, lý tưởng và nghĩa vụ cao cả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 2.3 Giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò định hướng trong việc xác định mục tiêu, hương hướng, hương pháp học tập của sinh viên Định hướng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Nếu định hướng đúng đắn thì hoạt động của con người sẽ thành công; ngược lại, nếu định hướng không đúng, thiếu chuẩn xác thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò định hướng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, phương pháp học tập của sinh viên. Nó giúp cho sinh viên xác định đúng đắn được mục tiêu của việc học tập trên giảng đường là tiếp thu những tri thức khoa học, sáng tạo từ đó vạch ra được những phương hướng và phương pháp học tập riêng cho mình, cụ thể như: - Thể hiện rõ ở việc hình thành được thế giới quan khoa học cho mỗi bản thân sinh viên, từ đó có những cách đánh giá, lựa chọn, đưa ra quyết định một cách hợp lý và phù hợp dựa trên nền tảng đạo đức cơ bản của xã hội. Giáo dục đạo đức truyền thống còn có vai trò định hướng các giá trị trong các mối quan hệ xã hội của sinh viên. - Xác định được bản lĩnh chính trị của sinh viên thông qua việc học tập và nghiên cứu, có trách nhiệm, nghĩa vụ thể hiện tinh thần yêu nước của mình bằng việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước thông qua ý chí và nghị lực vượt lên những cám dỗ, những gian khó, vươn lên trong học tập và cuộc sống, mang lại nhiều thành tích cao, làm rạng danh non sông đất Việt. - Đề cao nhân nghĩa là trong tình yêu thương con người, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn, tư tưởng khoan dung, độ lượng đối xử với nhau theo lẽ phải. Truyền thống nhân nghĩa xuất hiện cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khi ta nói đến nhân nghĩa như một giá trị tinh thần, một đức tính lớn của truyền thống dân tộc Việt Nam bởi vì nó xuất phát từ chính cuộc sống của người Việt Nam cổ đại và phát triển theo cùng với lịch sử phát triển của dân tộc. - hơi dậy tinh thần “T n sư trọng đạo” trong mỗi sinh viên hiện nay. Giúp sinh viên tự nhìn nhận, đánh giá, phản biện, đưa ra những quan điểm, lập luận của bản thân với mục đích xây dựng tri thức, phát triển nội dung bài học chứ không phải là tuyệt đối hoá vai trò của người thầy, rập khuôn máy móc những tri thức từ người thầy truyền đạt. 1530 Sinh viên phải có thái độ tôn trọng, cầu thị, lắng nghe, có thiện chí khi trao đổi vấn đề với giảng viên để đi đến kết quả thống nhất, chính xác, đa dạng và phong phú. Có thể nói, định hướng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng, phương pháp học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở, nền tảng cho việc nhận thức và thực hành đạo đức của sinh viên để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước “vừa hồng vừa chuyên” trong sự nghiệp cao cả của mình. 2.4 Giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò điều tiết các mối quan hệ của sinh viên Thông qua hoạt động giáo dục giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thì vai trò điều tiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi sinh viên. Điều tiết các mối quan hệ trong cuộc sống sinh viên thông qua giáo dục đạo đức truyền thống là hướng đến sự hài hòa về những giá trị đạo đức của cá nhân mỗi sinh viên và các giá trị đạo đức mới của xã hội, giữa những giá trị đạo đức còn phù hợp với yêu cầu xã hội và những giá trị đạo đức đã lỗi thời, bộc lộ rõ hạn chế của nó. Điều tiết là tiếp nhận và vận dụng các giá trị đạo đức có sự chọn lọc, so sánh, đối chiếu với thực tiễn, với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Để phát huy mạnh mẽ vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống trong việc điều tiết các mối quan hệ của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự kết hợp hài hòa giữa đạo đức truyền thống và đạo đức mới trong các mối quan hệ của sinh viên ở cuộc sống hằng ngày. Trong hoạt động hàng ngày, mỗi sinh viên cần phải nhận thức rõ một vấn đề sẽ có hai mặt: tích cực và tiêu cực, ưu điểm và khuyết điểm hay điểm mạnh và điểm yếu,... Điều này sẽ giúp cho sinh viên có cách nhìn nhận, đánh giá và điều chỉnh trong nhận thức và hành động. Điều tiết các mối quan hệ của sinh viên thông qua giáo dục đạo đức truyền thống là hướng dẫn cách ứng xử cho sinh viên, giúp sinh viên thay đổi, điều chỉnh các hành vi của mình, khắc phục các hành vi tiêu cực, đồng thời phát huy những hành vi tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Khi đó, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không thể ứng xử theo ý chí chủ quan của mình mà phải thực hiện theo những quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Trong các mối quan hệ của mình, sinh viên cần có cách ứng xử hoà nhã, thiện chí, biết lắng nghe, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải có tư duy phản biện, đấu tranh chống lại những tiêu cực, hạn chế, còn tồn tại trong các mối quan hệ xung quanh. Điều tiết các mối quan hệ của sinh viên trong giáo dục đạo đức truyền thống còn thể hiện ở khả năng “tự kiểm soát” của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc sống. Sinh viên cần bình tĩnh, tránh bốc đồng trong xử lý công việc, tập trung nhằm kiểm soát tình cảm đạo đức theo hướng mà xã hội mong muốn và kỳ vọng đối với sứ mệnh của người giáo viên tương lai. Việc điều tiết mối quan hệ này là cơ sở hình thành cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có được nhân cách tốt, phù hợp với điều kiện, yêu cầu xã hội góp 1531 phần vào sự nghiệp chung của dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 3 KẾT LUẬN Nhằm thực hiện sứ mệnh cao quý của sự nghiệp kiến tạo và hòa nhập thời đại công nghệ mới thì tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò hết sức quan trọng. Với sự biến đổi không ngừng của xã hội thì giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên là việc làm vô cùng cần thiết. Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đóng vai trò là động lực, định hướng và điều tiết mọi hoạt động của sinh viên nhằm rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của các chủ nhân tương lai. Những người có nhân cách tốt, phù hợp với điều kiện, yêu cầu xã hội để góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ho, C. M. (2001). Full episode [Toan tap]. Hanoi: National political Publishing Office. [2] Hoang, K. (2001). Nguyen Trai full episode [Nguyen Trai toan tap]. Hanoi: Information Culture Publishing. [3] Karl Marx., Friedrich Engels. (1993). Full episode [Toan tap]. Hanoi: National political Publishing Office. [4] Luong, G. B. (1999). Industrialism in the industrialization and modern career [Chu nghia yeu nuoc trong su nghiep cong nghiep hoa, hien dai hoa]. Hanoi: National political Publishing Office. [5] Mai, V. B. (2014). 10th citizenship Education [Giao duc cong dan 10]. Hanoi: Vietnamese education Publishers. [6] Nguyen, V. L. (2013). Inheritance and innovation of traditional ethical values in the process of transition to a market economy in Vietnam [Ke thua va doi moi cac gia tri dao duc truyen thong trong qua trinh chuyen sang nen kinh te thi truong o Viet Nam]. Hanoi: National political Publishing Office. [7] Tran, D. S., & Nguyen, T. T. (2018). The ethics of the Marx-Lenin and moral education [Dao duc hoc Mac – Lenin va giao duc dao duc]. Hanoi: National political Publishing Office. [8] Tran, V. G. (1980). The traditional spiritual value of Vietnamese pepple [Gia tri tinh than truyen thong cua dan toc Viet Nam]. Hanoi: National political Publishing Office.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_giao_duc_dao_duc_truyen_thong_doi_voi_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan