Bài viết tóm tắt này sẽ miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội
trong cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa
“các rối loạn tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi
ý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc
sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng Việt
Nam, 2011).
Với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa một rối loạn tâm thần là một
rối loạn trong đó một người (ở bất kỳ độ tuổi nào) trải qua một hay nhiều các triệu chứng
sau: a) lo âu chủ quan; b) một mức độ suy giảm hoạt động chức năng tâm lý và/hoặc xã
hội nhất định; c) hoạt động bất thường hay suy giảm trong các chứng năng cảm giác xung
đột với môi trường chung; và/ hoặc d) chức năng tư duy hay nhận thức bất thường xung
đột với văn hóa của cá nhân (Sands & Gelis, 2012). Nghề công tác xã hội, được định
hướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế, nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạn
tâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội”
đã được xây dựng từ mô hình thống nhất về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổ
này tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tố
nguy cơ về mặt sinh học và môi trường, và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh học
và môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt” của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố có
thể gây cản trở hoạt động chức năng lành mạnh của cá nhân (như trường hợp những tác
động của sang chấn nghiêm trọng). Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tố
nguyên nhân được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ở
những yếu tố khác nhau
17 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong sức khỏe tâm thần và những gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cá nhân, các gia đình, nhóm và cộng đồng mà
chuẩn bị cho sinh viên bắt đầu nghề nghiệp và chuẩn bị cho họ trở thành
“người học tập suốt đời” để đảm bảo việc sử dụng tốt nhất những đào tạo
nâng cao khi liên quan đến những nhóm dân cư mà họ phục vụ
• Những nội dung nghiên cứu và lượng giá để các sinh viên học hỏi làm thế nào
để lượng giá một cách phê phán những can thiệp của họ và các kết quả đầu ra
đối với các thân chủ, và trở thành “những người tiêu dùng” các nghiên cứu để
họ cập nhật những bằng chứng mới nhất về các cách thức thực hành tốt nhất
Những gợi ý dành cho Việt Nam
13
Với Nghị định 1212 của Thủ tướng Chính phủ (Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam, 2011), bao gồm tổng ngân sách là 8.382 tỷ đồng, Chính phủ Việt Nam đã xây
dựng một kế hoạch đầy tham vọng để xem xét lại toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe
hành vi của cả nước. Bên cạnh việc củng cố các cơ quan nhà nước cấp địa phương (Sở
Lao động Thương binh & Xã hội), Nghị định nhấn mạnh đến vai trò của gia đình và cộng
đồng, và chỉ rõ tập huấn những kiến thức và kỹ năng dành cho các gia đình để họ có thể
cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và chăm sóc phù hợp dành cho người có những
vấn đề về sức khỏe hành vi (Mục II. Các hoạt động cụ thể của Nghị định).
Bước tiếp theo trong định hướng này là xây dựng một mạng lưới các nhà cung
cấp dựa vào cộng đồng cùng với chăm sóc liên tục. Ví dụ các gia đình thay thế có thể
cung cấp nhà cho những người có các vấn đề sức khỏe hành vi nghiêm trọng và mãn tính
những người quay trở lại cộng đồng mà không có gia đình để chung sống hoặc những
người chưa tự quản lý được gia đình của riêng mình. Kế hoạch của Nghị định cũng bao
gồm tăng cường hợp tác với các nguồn lực tâm linh. Người Việt Nam là những người có
tín ngưỡng - ở hầu hết mọi làng xã đều có một ngôi chùa. Với các cộng đồng Thiên chúa
giá ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng ở phía Bắc cũng như Sông Mekong ở phía Nam, có
thể thấy các nhà thờ ở khắp mọi nơi. Rất nhiều trong số các tổ chức tôn giáo này đã cung
cấp các dịch vụ từ thiện truyền thống trong nhiều thế kỳ, không có bất cứ nguồn ngân
sách nào từ Chính phủ. Nghị định 1215 chính thức công nhận tầm quan trọng của các
dịch vụ sức khỏe tâm thần và xã hội bởi các tổ chức cộng đồng: trong mục III. Các giải
pháp, Nghị định giải thích rõ ràng nhiệm vụ xây dựng một khung pháp lý để củng cố hỗ
trợ và tham gia của cộng đồng trong chăm sóc và phục hồi cho những người có vấn đề về
sức khỏe hành vi. Điều này có nghĩa là các chính quyền địa phương có thể khuyến khích
14
các tổ chức cộng đồng tham gia vào hệ thống chăm sóc dành cho những người sử dụng
các dịch vụ xã hội. Chính phủ sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và giám sát để hỗ trợ
các tổ chức cộng đồng. Mô hình này sẽ giúp đất nước huy động được những nguồn lực
tài chính cũng như nhân lực rộng lớn hiện đang bị che khuất trong cộng đồng. Mô hình
này, nếu được xây dựng phù hợp sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức công
và tư.
Những gợi ý của Nghị định 1215 đối với nghề công tác xã hội cũng như đào tạo
công tác xã hội là:
1. Các nhân viên công tác xã hội, với những kỹ năng đặc biệt của họ trong hợp
tác, các nhìn nhận toàn diện của họ về các vấn đề sức khỏe hành vi và phục
hồi, và những giá trị của họ về giảm kỳ thị, ở vào vị trí hợp lý để hỗ trợ trong
việc thi hành Nghị định 1215. Các nhân viên công tác xã hội có thể được tập
huấn về các vai trò ở mọi cấp độ can thiệp – lập kế hoạch chính sách ở cấp
quốc gia và cấp tình, quản trị các tổ chức cung cấp dịch vụ, kiểm huấn sinh
viên và cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tiếp cho các cá nhân, các gia đình và
cộng đồng.
2. Nghị định 1215 có tiềm năng năng cao nhóm các nhà chuyên môn công tác xã
hội sức khỏe tâm thần và đội ngũ nhân viên tổ chức có đủ trình độ chuyên
môn. Khi thực hiện, điều này sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho việc thực hành
thực tập là nội dung cần thiết để đào tạo các nhà thực hành sức khỏe hành vi.
Chúng tôi mong đợi rằng, những nỗ lực để nâng cao đào tạo công tác xã hội
cũng sớm bắt đầu có kết quả trong a) số lượng những nhân viên công tác xã
hội lành nghề sẵn sàng làm việc, b) số lượng đội ngũ nhân viên hiện có của
15
các tổ chức có những kỹ năng được nâng cao để cung cấp các dịch vụ công
tác xã hội và c) số lượng các nhân viên công tác xã hội có đủ trình độ những
người có thể kiểm huấn sinh viên.
Về lâu dài, chúng tôi mong đợi rằng sự mở rộng và nâng cao các dịch vụ sức khỏe
hành vi của Việt Nam sẽ đóng góp cho nền tảng kiến thức của nghề. Nghiên cứu công tác
xã hội rất thực tế và mang tính ứng dụng cao. Các trường đại học và các tổ chức dịch vụ
có thể hợp tác để cung cấp các bằng chứng về nhu cầu đối với các dịch vụ và tính hiệu
quả đối với những vấn đề chỉ riêng có ở Việt Nam, nhưng cũng là mối quan tâm lớn đối
với nhiều quốc gia khác nhưu là hậu quả về sức khỏe tâm thần của việc di cư đô thị đối
với các cá nhân và gia đình, làm thế nào để giảm thiếu những hậu quả tâm lý của sang
chấn với những người là nạn nhân, và làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu về sức khỏe
tâm thần của những người khuyết tật, là một vài ví dụ được nêu. Theo cách này, việc mở
rộng và cải thiện các dịch vụ sức khỏe hành vi ở Việt Nam sẽ có tác động toàn cầu.
16
Tài liệu tham khảo
Adeponle, A. B., Thombs, B. D., Groleau, D., Jarvis, E., & Kirmayer, L. J. (2012). Using the
cultural formulation to resolve uncertainty in diagnoses of psychosis among
ethnoculturally diverse patients. Psychiatric Services, 63, 147-153.
American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental
disorders. (5th ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing.
Auslander, W., & Freedenthal, S. (2006). Social work and chronic disease: Diabetes, heart
disease, and HIV/AIDS. In S. Gehlert & T. A. Browne (Eds.), Handbook of health social
work (pp. 23-42). Hoboken, NJ: Wiley.
Bentley, K. J. (Ed.). (2002). Social work practice in mental health: Contemporary roles, tasks,
and techniques. Pacific Grove, CA: Brooks Cole.
Corrigan, P. W., Mueser, K. T., Bond, G. R., Drake, R. E., & Solomon, P. (2010). Principles and
practice of psychiatric rehabilitation: An empirical approach. New York: Guilford.
Eshun, S., & Caldwell-Colbert, T. (2009). Culture and mood disorders. In S. Eshun & R. A.
Gurung (Eds.), Culture and mental health (pp. 181-196). West Sussex, UK: Wiley-
Blackwell.
Kessler, R. C., Aguilar-Gaxiola, S., Alonso, J., Chatterfi, S., He, Y., Heeringa, S., Lee, S., et al.
(2013). Global mental health epidemiology. In E. Sorel (Ed.), 21st century global mental
health (pp. 3-31). Burlington, MA: Jones & Bartlett.
Kessler, R. C., Berglund, P., Demler, O., Jin, R., Merikangas, K. R., & Walters, E. E. (2005).
Lifetime prevalence and age-of-onset distributions of DSM-IV disorders in the National
Comorbidity Survey Replication. Archives of General Psychiatry, 62, 593-602.
National Association of Social Workers. (2014). Social Work Profession Retrieved June 22,
2014, from
Sands, R. G., & Gelis, Z. D. (2012). Clinical social work practice in behavioral mental health:
Toward evidence-based practice. Boston, MA: Allyn & Bacon.
Tran, T. D. (2014). Individual and family counseling. Hanoi, Vietnam: Vietnam National
University.
Vietnam Office of the Prime Minister. (2011). Decree 1215 (1215/QĐ-TTg). Hanoi, Vietnam.
Vuong, D. A., Ginneken, E. V., Morris, J., Ha, S. T., & Busse, R. (2010). Mental health in
Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian Journal of Psychiatry, 4,
65-70.
17
Weiner, H. (1984). An integrative model of health, illness, and disease. Health and Social Work,
9, 253-260.
World Health Organization. (1992). International Statistical Classification of Diseases and
Related Health Problems, 10th Revision (ICD-10). Geneva: WHO.
World Health Organization. (2011). Mental Health Atlas 2011: Viet Nam. World Health
Organization - Dept. of Mental Health and Substance Abuse Retrieved from
=1.
World Health Organization. (2013). Mental health action plan 2013-2020. Geneva: World
Health Organisation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_cong_tac_xa_hoi_trong_suc_khoe_tam_than_2512.pdf