Vai trò của công nghệ trong công tác tư vấn nghề nghiệp

Trong vấn đề liên quan đến nghề nghiệp được khách hàng quan

tâm đề cập thường có 2 nhóm chính: ra quyết định nghề nghiệp và nhu

cầu tìm việc. Trong bối cảnh hiện tại, công nghệ tích hợp trong các trang

web, các phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng, đã mở rộng

các nguồn tài nguyên sẵn có để hỗ trợ các nhà tư vấn nghề nghiệp. Bài viết

bàn luận về những công cụ dựa trên nền tảng công nghệ để hỗ trợ cá nhân

trong việc đưa ra các quyết định nghề nghiệp cũng như hỗ trợ tìm kiếm

việc làm hiệu quả hơn theo mô hình lý thuyết xử lý thông tin nhận thức.

Trong bài viết, chúng tôi trình bày ứng dụng công nghệ và các chiến lược

cụ thể để đảm bảo rằng khách hàng có thể giải quyết những vấn đề khó

khăn liên quan đến nghề nghiệp.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của công nghệ trong công tác tư vấn nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.com, Résumébook.tv và Interviewclip.com đang cung cấp các tài khoản miễn phí và trả phí để giúp mọi người sáng tạo và tải lên các lý lịch video cá nhân. Cuối cùng, công nghệ đang giúp tạo ra các hội chợ nghề nghiệp ảo. Đây là một sự thay thế tuyệt vời cho các hội chợ nghề nghiệp truyền thống khi mà chi phí đi lại và tổ chức hội chợ nghề nghiệp trực tiếp trở nên đắt đỏ và chỉ số ít người tìm việc có thể tiếp cận và kết nối với nhà tuyển dụng. Với một gian hàng hội chợ trực tuyến, nhà tuyển dụng có thể tổ chức các cuộc thảo luận và chuyển tiếp thông tin về các ứng viên về công ty và tiếp cận với mọi cá nhân có kết nối internet. Người tham gia sẽ xem các câu hỏi theo chuỗi chủ đề và trả lời. Với những ứng viên có tiềm năng, các gian hàng hội chợ ảo sẽ cung cấp các cuộc nói chuyện riêng. Người tìm việc cũng có thể sử dụng các thiết bị công nghệ để tham gia vào hội chợ ảo từ bất cứ nơi đâu có kết nối. Ứng viên có thể tải lên sơ yếu lý lịch và các thông tin phù hợp khác dưới dạng các tập tin điện tử hoặc truyền thống đa phương tiện để giới thiệu các kỹ năng liên quan. Họ cũng có lựa chọn tham gia các phòng thảo luận điện tử hoặc kết nối trực tiếp với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên để tìm việc thành công, cũng giống như với các hội chợ nghề nghiệp truyền thống, người tìm việc nên được chuẩn bị, thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin, và luôn cập nhật những thông tin sau đó. Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 255 3. Những thách thức khi sử dụng thế mạnh của công nghệ trong tư vấn nghề nghiệp Mặc dù công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà tuyển dụng và người tìm việc hiểu biết về bản thân, về nghề nghiệp và tăng cường các cơ hội việc làm nhưng đi cùng với nó cũng có nhiều thách thức cũng như quan ngại về vấn đề đạo đức. Thách thức đầu tiên của việc tích hợp công nghệ trong công tác tư vấn nghề nghiệp liên quan đến các khía cạnh đạo đức. Việc ứng dụng công nghệ vào trong quá trình tư vấn nghề nghiệp luôn phải chú ý các nguy cơ rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư; các khía cạnh chất lượng và độ tin cậy của việc tiếp xúc đánh giá trực tuyến; sự rõ ràng với khách hàng về những hành vi nào có thể chấp nhận được và hành vi nào không thể chấp nhận. Mặc dù các vấn đề bảo mật, quyền riêng tư và sự an toàn của khách hàng luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, các nhà tâm lý cũng nên lưu tâm đến sự công bằng xã hội. Ví dụ như trong tình huống nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để tìm ứng viên trên các trang mạng xã hội như Facebook có thể vô tình đọc được các thông tin về lịch sử của cá nhân như tôn giáo, các sự kiện đã trải qua trong cuộc đời hay tình trạng hôn nhân những điều mà ứng viên không cần thiết phải trình bày ở trong cuộc phỏng vấn nhưng lại dẫn đến quyết định không được tuyển dụng có thể dẫn đến nguy cơ không công bằng. Hay cũng phải lưu ý khách hàng về việc tuyển dụng qua hệ thống công nghệ có thể dẫn đến việc ứng viên không thể hiện hết khả năng do không thực sự thoải mái với những thiết bị công nghệ được sử dụng. Những người hạn chế về kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị công nghệ có thể bị đánh giá thấp hơn mặc dù họ có thể có tiềm năng hơn. Trong quá trình tư vấn, một vấn đề cần lưu tâm nữa là cần tư vấn khách hàng sử dụng một ứng dụng hỗ trợ nhưng luôn đặt lợi ích của họ lên cao nhất. Ví dụ như thay vì yêu cầu khách hàng truy cập hoặc trả tiền mua một ứng dụng có thể tư vấn khách hàng tải xuống những ứng dụng miễn phí có chức năng tương tự. Ngoài ra, người làm công tác tư vấn cũng sẽ phải đương đầu với tình trạng tiến thoái lưỡng nan về việc nên khuyến khích khách hàng sử dụng ứng dụng và công nghệ nào, phân tích ưu hạn chế và các nguy cơ của từng ứng dụng đó. Cuối cùng, trong quá trình tư vấn trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ (ví dụ như video conference) người tư vấn luôn phải có kế hoạch dự phòng cho những trường hợp công nghệ hoặc kết nối thất bại. Trong trường hợp đó, số điện thoại liên lạc khẩn cấp rất quan trọng. 4. Kết luận Tóm lại, những bằng chứng đi trước đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ đã và đang ảnh hưởng lớn đến quá trình tư vấn nghề nghiệp cho khách hàng. Sức mạnh công nghệ giúp tăng cường sự hiểu biết về bản thân, sự hiểu biết về nghề Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành256 nghiệp, nâng cao năng lực xử lý thông tin cấp cao, hỗ trợ cá nhân ra quyết định nghề nghiệp dựa trên bằng chứng đồng thời đẩy mạnh các cơ hội việc làm cho dù vẫn còn một số thách thức và quan ngại về mặt đạo đức tồn tại. Mặc dù những vấn đề này hiện đã được đề cập và quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của các ứng dụng công nghệ đến kết quả tư vấn hướng nghiệp. Điều này gợi ý cho các nhà tư vấn nghề nghiệp tại Việt Nam cần phát triển các nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động của công nghệ cũng như các ứng dụng mới trong công tác tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ cá nhân tìm kiếm việc làm phù hợp. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bỏi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.34. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Evans, S., Ferrando, S., Findler, M., Stowell, C., Smart, C., & Haglin, D. (2008), Mindfulness-based cognitive therapy for generalized anxiety disorder. Journal of Anxiety Disorders, 22, 716–721. doi:10.1016/j.janxdis.2007.07.005 2. Gati, I., & Asulin-Peretz, L. (2011), Internet-based self-help career assessments and interventions: Challenges and implications for evidence based career counseling. Journal of Career Assessment, 19, 259–273. doi:10.1177/1069072710395533 3. Gati, I., & Osipow, S. (2001–2014), CDDQ.org. Retrieved from huji.ac.il/cddq/ 4. Holland, J. L. (1997), Making vocational choices: A theory of vocational personalities and work environments. Odessa, FL: Psychological Assessment Resources 5. Lent, R. W., & Brown, S. D. (2008), Social cognitive career theory and subjective well-being in the context of work. Journal of Career Assessment, 16, 6–21. doi:10.1177/1069072707305769 6. Manzoni, G. M., Gorini, A., Preziosa, A., Pagnini, F., Castelnuovo, G., Molinari, E., & Riva, G. (2008), New technologies and relaxation: An explorative study on obese patients with emotional eating. Journal of Cybertherapy and Rehabilitation, 1, 182–192 7. Niles, S., & Garis, J. W. (1990), The effects of a career planning course and a computer- assisted career guidance program (SIGI PLUS) on undecided university students. Journal of Career Development, 16, 237–248 Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 257 8. Osborn, D. S., Peterson, G. W., Sampson, J. P., Jr., & Reardon, R. C. (2003), Client anticipations about computer-assisted career guidance system outcomes. The Career Development Quarterly, 51, 356–367. doi:10.1002/j.2161-0045.2003.tb00616.x 9. Peterson, G. W., Sampson, J. P., Jr., Reardon, R. C., & Lenz, J. G. (2002), A cognitive information processing approach to career problem solving and decision making. In D. Brown (Ed.), Career choice and development (4th ed., pp. 312– 372). San Francisco, CA: Jossey-Bass 10. Pečjak, S., & Košir, K. (2007), Personality, motivational factors and difficulties in career decision-making in secondary school students, Psihologijske teme, 16(1), 141- 158. 11. Quigley, K. (2013, September 5), Recruiters increasingly adopt marketing tactics in fierce competition to hire: 2013 Jobvite social recruiting survey show. 12. Saulsberry, A., Marko-Holguin, M., Blomeke, K., Hinkle, C., Fogel, J., Gladstone, T., . . . Van Voorhees, B. W. (2013), Randomized clinical trial of a primary care internet-based intervention to prevent adolescent depression: One-year outcomes. Journal of the Canadian Academy of Child and Adolescent Psychiatry/Journal De l’Académie Canadienne De Psychiatrie De l’Enfant Et De l’Adolescent, 22, 106–117 13. Van Rooy, D. L., Alonso, A., & Fairchild, Z. (2003), In with the new, out with the old: Has the technological revolution eliminated the traditional job search process? International Journal of Selection and Assessment,11, 170–174. doi:10.1111/1468- 2389.0024 THE ROLE OF TECHNOLOGY IN CAREER COUNSELING Abstract: Career concerns are often fall into 2 main categories: career decision making and job-search needs. Technology, in the form of websites, social media, and applications, has expanded the resources available for counsellors. The paper investigated multiple technological tools that might accompany each step of the career decision-making process, organized through the lens of cognitive information processing theory, as well as the job-search process. In this paper, we also presented technology tools and strategies ensure that clients to address their career concerns. Keywords: Technology, Career counselling, Social media, Apps.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_cong_nghe_trong_cong_tac_tu_van_nghe_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan