Vai trò của cộng hưởng từ trong phân biệt lao với di căn cột sống

Mở đầu: Lao cột sống là vị trí thường gặp nhất của tổn thương xương do lao. Biến chứng nặng nhất của

lao cột sống là liệt, xảy ra trong 27‐47% các trường hợp. Do đó, việc chẩn đoán sớm và tiến hành điều trị rất cần thiết để tránh các biến chứng nặng. Cộng hưởng từ là phương tiện hình ảnh được lựa chọn hiện nay để đánh giá các bệnh lý nhiễm trùng cột sống. Tuy nhiên, biểu hiện của lao cột sống trên cộng hưởng từ có thể lầm với di căn cột sống. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá một cách hệ thống các đặc điểm cộng hưởng từ có thể giúp phân biệt lao với di căn cột sống.

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá các đặc điểm cộng hưởng từ của lao cột sống, di căn cột sống và tìm các đặc

điểm có thể giúp phân biệt lao với di căn cột sống.

Đối tượng‐phương pháp nghiên cứu: hồi cứu 82 hình ảnh cộng hưởng từ của hai nhóm bệnh nhân từ

1/2007 đến 3/2013. Có 37 bệnh nhân lao cột sống và 45 bệnh nhân di căn cột sống được xác định bằng giải phẫu bệnh sau phẫu thuật. Các hình ảnh được hai bác sĩ X‐quang phân tích và mù lâm sàng. Tính độ nhạy và độ đặc hiệu của các dấu hiệu hình ảnh cộng hưởng từ.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của cộng hưởng từ trong phân biệt lao với di căn cột sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  sống,  đây  là  nguyên  nhân  gây  hoại  tử  thân  sống  vô mạch.  Khi áp lực trong tổn thương dưới dây chằng tiếp  tục tăng lên sẽ gây ấn lõm mặt trước thân sống  và ổ áp‐xe sẽ lan rộng dưới dây chằng dọc trước  mà không gây tổn thương đĩa đệm. Theo nghiên  cứu này, trong di căn cột sống, 93,3% không tổn  thương  đĩa  đệm,  đây  là  điểm  khác  biệt  rất  rõ  được  thấy  trong  nhiều  nghiên  cứu  khác  cũng  như trong y văn.   Tổn thương khoang ngoài màng cứng  Trong nghiên cứu này, có 97,6% trường hợp  có tổn thương khoang ngoài màng cứng, 97,3%  lao  cột  sống  và  97,8%  di  căn  cột  sống  có  tổn  thương ngoài màng cứng. Các nghiên cứu khác  cũng cho thấy tỉ lệ tổn thương ngoài màng cứng  do lao cột sống chiếm tỉ lệ khá cao. Phạm Quang  Cơ(12) nghiên cứu trên 73 bệnh nhân lao cột sống  năm 2008  cho  thấy 98,6%  có  tổn  thương ngoài  màng  cứng. Nghiên  cứu  của  Gehlot(6)  trên  70  bệnh nhân  lao  cột  sống  cho  thấy  82,9%  có  tổn  thương  ngoài  màng  cứng.  Nghiên  cứu  của  Zaidi(15) trên 75 bệnh nhân lao cột sống cho thấy  78,7% có áp‐xe ngoài màng cứng. Tính chất bắt  thuốc  tương  phản  từ  của  tổn  thương  ngoài  màng  cứng  trong  hai  nhóm  bệnh  cũng  khác  nhau. Phần lớn tổn thương khoang ngoài màng  cứng  do  lao  giảm  tín  hiệu  trên  T1W,  tăng  tín  hiệu  trên  T2W,  bắt  thuốc  viền.  Tổn  thương  khoang  ngoài màng  cứng  do  di  căn  giảm  tín  hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, bắt thuốc  đồng nhất.  Tổn thương mô mềm cạnh sống  Có  79,3%  trường  hợp  nghiên  cứu  có  tổn  thương mô mềm cạnh sống, 97,3% lao cột sống  và  97,8%  di  căn  cột  sống  có  tổn  thương mô  mềm  cạnh  sống.  Các  nghiên  cứu  khác  cũng  cho  kết  quả  tương  tự.  Phạm  Quang  Cơ(12)  nghiên  cứu  trên  73  bệnh  nhân  lao  cột  sống  năm  2008  cho  thấy  98,6%  có  áp‐xe mô mềm  cạnh  sống. Nghiên  cứu  của  Gehlot(6)  trên  70  bệnh  nhân  lao  cột  sống  cho  thấy  áp‐xe  mô  mềm cạnh sống gặp  trong 92,8%. Tổn  thương  mô  mềm  cạnh  sống  trong  lao  cột  sống  có  khuynh  hướng  lan dài  hơn  so  với di  căn  cột  sống.  Đa  số  tổn  thương mô mềm  cạnh  sống  trong  lao cột sống  thường có chiều dài  tương  ứng với 2 hoặc 3 đốt sống  trong khi phần  lớn  tổn  thương mô mềm  cạnh  sống  trong di  căn  kéo dài tương ứng vị trí 1 đốt sống. Ngoài ra,  lao cột sống còn có dạng tổn thương đặc trưng  là  lan dưới các dây chằng dọc,  thường  là dây  chằng dọc  trước. Trong nghiên  cứu này,  54%  trường  hợp  lao  cột  sống  có  tổn  thương  lan  dưới dây chằng dọc  trước  trong khi không có  trường hợp di căn cột sống nào có tổn thương  dạng  này.  Tín  hiệu  trên  T1W,  T2W  của  tổn  thương mô mềm  cạnh  sống  trong  hai  nhóm  bệnh  lý  tương  tự  nhau  nhưng  tính  chất  bắt  thuốc  tương  phản  từ  khác  nhau  rõ  rệt.  Phần  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 276 lớn  tổn  thương  mô  mềm  cạnh  sống  do  lao  giảm  tín  hiệu  trên  T1W,  tăng  tín  hiệu  trên  T2W,  bắt  thuốc  viền.  Tổn  thương  mô  mềm  cạnh  sống do di  căn giảm  tín hiệu  trên T1W,  tăng tín hiệu trên T2W, bắt thuốc đồng nhất.   Các đặc điểm giúp phân biệt  lao với di căn  cột sống  Trong  82  trường  hợp  nghiên  cứu,  có  4/37  trường hợp lao cột sống có chẩn đoán trên cộng  hưởng từ  là di căn. Do đó, chúng tôi tính được  độ nhạy,  độ đặc hiệu, giá  trị  tiên  đoán dương,  giá  trị  tiên  đoán âm và  độ  chính xác  của  cộng  hưởng từ trong chẩn đoán lao cột sống lần lượt  là  89,2%,  97,8%,  97,1%,  91,7%  và  93,9%. Trong  nghiên cứu có 1/45  trường hợp di căn cột sống  có chẩn đoán trên cộng hưởng từ là lao cột sống.  Do  đó,  chúng  tôi  tính  được  độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu, giá  trị  tiên  đoán dương, giá  trị  tiên  đoán  âm  và  độ  chính  xác  của  cộng  hưởng  từ  trong  chẩn  đoán  di  căn  cột  sống  lần  lượt  là  97,8%;  89,2%;  91,7%;  97,1% và  93,9%. Chúng  tôi nhận  thấy  độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu,  giá  trị  tiên  đoán  dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác của  cộng hưởng từ trong chẩn đoán lao cột sống và  di căn cột sống đều cao >80%. Nghiên cứu của  Danchaivijitr(4) cũng cho thấy cộng hưởng từ có  độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 88,2% trong chẩn  đoán  lao  cột  sống.  Trong  nghiên  cứu  này,  các  dấu hiệu gặp trong lao cột sống với tỉ lệ cao hơn  có ý nghĩa thống kê so với di căn cột sống là bề  mặt thân sống không đều, bắt thuốc viền trong  thân sống,  tổn  thương đĩa đệm, bắt  thuốc viền  tại vị trí đĩa đệm, tổn thương ngoài màng cứng  ngang mức ≥3 đốt sống, áp‐xe ngoài màng cứng,  tổn  thương mô mềm cạnh  sống ngang mức  ≥3  đốt sống và áp‐xe mô mềm cạnh sống. Các dấu  hiệu gặp trong di căn cột sống với tỉ lệ cao hơn  có ý nghĩa  thống kê so với  lao cột sống  là: xẹp  thân sống với bờ sau  lồi đều ra sau, không  tổn  thương đĩa đệm, bất thường tín hiệu kèm phình  lớn  thành  phần  sau  đốt  sống  và  tổn  thương  cuống sống + mỏm gai. Trong các dấu hiệu trên,  ba dấu hiệu bề mặt  thân  sống không  đều,  tổn  thương đĩa đệm, áp‐xe ngoài màng cứng có độ  đặc hiệu và  độ  chính xác cao >80%  trong chẩn  đoán lao cột sống. Không tổn thương đĩa đệm là  dấu hiệu có độ nhạy, độ đặc hiệu và  độ  chính  xác cao >80%  trong chẩn đoán di căn cột sống.  Các dấu hiệu còn  lại đều có đặc hiệu cao trong  phân biệt lao với di căn cột sống nhưng độ nhạy  thấp hơn các dấu hiệu trên. Theo nghiên cứu của  Danchaivijitr(4),  các dấu hiệu  có  độ nhạy và  độ  đặc hiệu cao > 80% là phá hủy bề mặt thân sống  (100%,  81,4%),  mô  mềm  cạnh  sống  (96,8%,  85,3%), tăng tín hiệu đĩa đệm trên T2W (80,6%,  82,4%). Các dấu hiệu có độ nhạy cao nhưng đặc  hiệu  thấp  là phù  tủy xương  (90,3%, 76,5%), bắt  thuốc  tương phản  từ  tủy xương  (100%, 42,5%),  tổn thương thành phần sau (93,5%, 38,2%), hẹp  ống sống (87,1%, 26,5%), chèn ép tủy và rễ thần  kinh  (80,6%,  38,2%). Các dấu  hiệu  có  độ  nhạy  thấp  nhưng  độ  đặc  hiệu  cao  là  bắt  thuốc  đĩa  đệm  (63,3%,  84,2%),  xẹp  thân  sống  (58,1%,  85,3%), gù cột sống (67,7%, 82,4%). Nghiên cứu  của  Jung(7)  cho  thấy  độ nhạy,  độ  đặc hiệu  của  cộng hưởng từ trong chẩn đoán di căn cột sống  lần lượt là 100%, 93%. Các đặc điểm cộng hưởng  từ  của di  căn  cột  sống  là  lồi bờ  sau  thân  sống  (74%) với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 74%,  80%;  bất  thường  tín  hiệu  các  đốt  sống  khác  ngoài đốt sống bị xẹp (63%) với độ nhạy, độ đặc  hiệu  lần  lượt  là 63%, 95%; bất  thường  tín hiệu  của cuống sống (85%); tổn thương khoang ngoài  màng  cứng  (74%);  tổn  thương mô mềm  cạnh  sống (41%) với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là  41%, 93%.   KẾT LUẬN  Cộng hưởng  từ có độ nhạy và độ đặc hiệu  cao  trong phân biệt  lao cột sống với di căn cột  sống. Độ nhạy và độ đặc hiệu của cộng hưởng  từ trong chẩn đoán lao cột sống lần lượt là 89,2%  và  97,8%.  Độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu  của  cộng  hưởng  từ  trong  chẩn  đoán di  căn  cột  sống  lần  lượt là 97,8% và 89,2%. Ba dấu hiệu bề mặt thân  sống  không  đều,  tổn  thương  đĩa  đệm,  áp‐xe  ngoài màng cứng có  độ nhạy,  độ đặc hiệu  cao  >80%  trong chẩn đoán  lao cột sống. Không  tổn  thương đĩa đệm là dấu hiệu có độ nhạy, độ đặc  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh  277 hiệu cao >80% trong chẩn đoán di căn cột sống.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bajwa GR  (2009). Evaluation Of The Role Of Mri  In Spinal  Tuberculosis: A  Study Of  60  Cases.  Pak  J Med  Sci,  25(6):  pp.944‐947.  2. Cheng RQ, et al (2012). The clinicpathologic features and MRI  manifestations of the thoracic lumbar tuberculosis. Health, 4:  pp.1238‐1240.  3. Currie  S,  et  al  (2011).  MRI  characteristics  of  tuberculous  spondylitis. Clinical Radiology, 66: pp.778‐787.  4. Danchaivijitr  N,  et  al  (2007).  Diagnostic  accuracy  of  MR  imaging in tuberculous spondylitis. J Med Assoc Thai, 90(8):  pp.1581‐9.  5. Fu  TS,  et  al  (2004).  Magnetic  Resonance  Imaging  Characteristics of Benign and Malignant Vertebral Fractures.  Chang Gung Med J, 27: pp.808‐15.  6. Gehlot PS, et al (2012). Pott’s Spine: Retrospective Analysis of  MRI  Scans  of  70 Cases.  Journal  of Clinical  and Diagnostic  Research. 6(9): pp.1534‐1538.  7. Jung HS, et al (2003). Discrimination of Metastatic from Acute  Osteoporotic  Compression  Spinal  Fractures  with  MR  Imaging. RadioGraphics, 23: pp.179–187.  8. Khalequzzaman  S,  et  al  (2012).  Tuberculosis  of  Spine  Magnetic Resonance Imaging (MRI) Evaluation of 42 Cases,  Medicine Today, 24 (02): pp.59‐62.  9. Kim  DW,  et  al  (2006).  Atypical  Presentation  of  Spinal  Tuberculosis Misadiagnosed  as Metastatic  Spine  Tumor.  J  Korean Neurosurg Soc, 39: pp.451‐454.  10. Liu  JH,  et  al  (2003). MRI diagnosis  of  vertebral metastasis.  Zhonghua Zhong Liu Za Zhi,25(1): pp.70‐3.  11. Pande  KC  and  Babhulkar  SS  (2002).  Atypical  Spinal  Tuberculosis. Clinical Orthopaedics And  Related  Research,  398: pp. 67–74.  12. Phạm Quang Cơ (2008). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng  hưởng từ trong chẩn đoán lao cột sống, Luận án chuyên khoa  II, Đại học Y Dược TPHCM, tr.52‐74.  13. Rankine  JJ  (2004).  MRI  of  spinal  infection.  Current  Orthopaedics, 18: pp.426–433.  14. Yuzawa Y,  et al  (2005). Magnetic  resonance  and  computed  tomography‐based  scoring  system  for  the  differential  diagnosis of vertebral  fractures  caused by osteoporosis and  malignant tumors. J Orthop Sci, 10: pp.345–352.  15. Zaidi H,  et  al  (2010).  Frequency  and Magnetic  Resonance  Imaging  Patterns  of  Tuberculous  Spondylitis  Lesions  in  Adults.  Journal  of  the College  of  Physicians  and  Surgeons  Pakistan, 20(5): pp.303‐306.  Ngày nhận bài báo: 22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2013  Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf269_9343.pdf
Tài liệu liên quan