Ngày nay, an ninh môi trường (ANMT) không phải là lĩnh vực
quá mới trên thế giới, nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam và
đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như
các cơ quan quản lý, từ trung ương đến địa phương. Đảm bảo ANMT
là đảm bảo khả năng môi trường có thể đáp ứng các chức năng cơ
bản một cách bền vững, đó là cung cấp nơi ở an toàn, cung cấp
nguyên liệu và năng lượng, khả năng tiếp nhận chất thải, cung cấp
thông tin và các tiện nghi môi trường cho cuộc sống an toàn của con
người. Điều đó có nghĩa là, đảm bảo ANMT không chỉ là tránh cho
con người khỏi bị sát hại hoặc bị thương, mà còn cung cấp nước
uống, thức ăn, việc làm và các yêu cầu cần thiết khác, mà mọi con
người trên Trái đất đều phải được hưởng. Tuy nhiên, các hoạt động
hiện nay của con người lại đang trở thành nguyên nhân quan trọng đe
dọa đến ANMT, từ cấp địa phương, đến quốc gia và cả quốc tế. Để
đảm bảo ANMT trong chiến lược phát triển, cần có sự đầu tư hợp lý,
cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, chú trọng kết hợp đầu tư
phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Có
như vậy, các trụ cột của phát triển mới bền vững, nhu cầu của các thế
hệ hiện tại được đáp ứng ngày càng tốt hơn, nhưng cũng tạo cơ hội
cho sự phát triển của các thế hệ tương lai. Trong bối cảnh hiện nay,
đảm bảo ANMT là một thách thức lớn trong quá trình phát triển bền
vững (PTBV) ở Việt Nam. Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Thủ đô, có
tốc độ phát triển xếp vào loại nhanh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ,
cũng như toàn miền Bắc, ANMT của Bắc Ninh sẽ có tác động rất lớn
đến an ninh của Thủ đô.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò của con người trong giữ gìn, đảm bảo an ninh môi trường hướng tới phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, quản lý nhằm giữ gìn ANMT
Trước thực trạng ANMT của tỉnh đang bị đe dọa, Hội đồng nhân
dân, UBND từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban
hành 1.354 văn bản (trong đó, 512 nghị quyết, 331 quyết định, 101
chương trình, 188 kế hoạch và nhiều văn bản khác) để chỉ đạo việc
thực hiện Nghị quyết 41 của Đảng, nhằm đảm bảo tình hình ANMT
của tỉnh. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng đã triển khai một số đề án quan
trọng, nhằm đánh giá hiện trạng môi trường.
334
2.2.4. Các công tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước
Với đặc thù tài nguyên nước của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ, nên chính quyền tỉnh Bắc Ninh
rất quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường và tham gia vào
các ủy ban lưu vực sông. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng đã phê duyệt và
triển khai một số quy hoạch quan trọng liên quan đến quản lý và
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước từ cấp tỉnh
xuống tới cấp huyện.
2.2.5. Các công tác nhằm ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu
Các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai
thực hiện một số đề tài, dự án nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu,
tập trung vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng
lượng tái tạo, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với
biến đổi khí hậu.
2.2.5. Các công tác nhằm giữ gìn nguồn gen và đa dạng sinh học
bản địa và kiểm soát sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai, sinh
vật biến đổi gen
Tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực nhằm kiểm soát sự xâm
nhập của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen, giữ gìn các
nguồn gen/hệ sinh thái quý bản địa như: Dự án đầu tư xây dựng
công trình mở rộng vườn cò Đông Xuyên; Dự án thành lập Khu
Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Vườn chim Đông Xuyên; Đề án điều tra,
đánh giá và giải pháp bảo tồn vườn cò Đông Xuyên, xã Đông
Tiến, huyện Yên Phong.
Mặc dù đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ môi
trừng, nhưng kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 19,4% trong số 350
người được hỏi hài lòng với công tác quản lý môi trường của các cơ
quan chức năng tại địa phương (24% số người sinh sống ở gần các
KCN và 13,3% số người sinh sống tại các làng nghề), tỷ lệ không hài
lòng và bức xúc chiếm tới 55,4% (trong đó, tỷ lệ này ở làng nghề
chiếm tới 76%, còn ở KCN là 40%). Điều này cho thấy, công tác quản
lý môi trường tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, cần khắc phục,
đặc biệt là tại khu vực các làng nghề.
335
3.1. Giải pháp cho công tác hạn chế suy thoái, ô nhiễm môi
trường
- Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến về
bảo vệ môi trường trong xử lý, tái chế chất thải; áp dụng công nghệ
sạch, thân thiện với môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải.
- Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ
xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp, các
điểm dân cư nông thôn.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định công nghệ của các dự án
đầu tư mới vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
3.2. Giải pháp cho công tác ngăn ngừa tranh chấp, xung đột môi
trường
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường
thiệt hại môi trường.
- Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột môi trường.
- Thành lập tại mỗi cấp một cơ quan, tổ chức chuyên tư vấn, làm
trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp môi trường.
- Xây dựng, ban hành sổ tay hướng dẫn xử lý tranh chấp môi
trường ngoài tòa án.
3.3. Giải pháp cho công tác quy hoạch, quản lý giữ gìn ANMT
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, ANMT.
- Kiện toàn bộ máy thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, ANMT.
- Nghiên cứu thành lập cơ quan ANMT quốc gia, tòa chuyên
trách về môi trường, trực thuộc tòa án cấp tỉnh và các thẩm phán
chuyên trách về môi trường.
3.4. Giải pháp cho công tác đảm bảo an ninh nguồn nước
- Thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông.
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm.
- Nghiên cứu tưới tiêu tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp.
3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH
MÔI TRƯỜNG CHO TỈNH BẮC NINH
336
3.5. Giải pháp cho công tác ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về biến đổi khí hậu,
thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong nhân dân.
- Lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển; nâng
khả năng chống chịu, thích nghi của các hệ sinh thái, các công trình
bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
3.6. Giải pháp cho công tác giữ gìn nguồn gen và đa dạng sinh
học bản địa và kiểm soát sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai,
sinh vật biến đổi gen
- Điều tra, đánh giá tình trạng bị suy thoái, xuống cấp và lập quy
hoạch phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc có tính đại diện.
- Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phục hồi, phát triển
các hệ sinh thái, loài sinh vật trong vườn cò Đông Xuyên.
- Tăng cường năng lực kiểm soát việc xâm nhập của các loài sinh
vật ngoại lai xâm hại; quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng ANMT tại Bắc Ninh,
tác giả rút ra kết luận: ANMT của tỉnh Bắc Ninh đang bị đe dọa do
các tác động của con người. Các nguyên nhân đe dọa ANMT tỉnh Bắc
Ninh có thể chia thành 2 nhóm, là các nguyên nhân nội tại như: (i) suy
thoái, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, chất thải) tại các
KCN/CCN/làng nghề ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chất lượng môi trường, sức khỏe người dân và đe dọa tới sự
phát triển ổn định kinh tế - xã hội; (ii) các xung đột/tranh chấp môi
trường có xu hướng ngày càng gia tăng, biểu hiện ở số lượng vụ khiếu
kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người năm sau thường cao hơn năm
trước và tội phạm môi trường có xu hướng gia tăng phức tạp, đe dọa
sự ổn định chính trị - xã hội địa phương; (iii) định hướng phát triển
không bền vững và công tác quản lý, nhằm giữ gìn ANMT của tỉnh
Bắc Ninh, vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng với nguyên nhân nội tại là các
337
nguyên nhân từ bên ngoài như: (iv) an ninh nguồn nước bị đe dọa do
mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng và sự suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm
nguồn tài nguyên nước tại các lưu vực sông liên tỉnh; (v) ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu; (vi) sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai và
sinh vật biến đổi gen, làm suy giảm đa dạng sinh học của địa phương.
Kết quả tính toán ESIBN của Bắc Ninh là 0,4 - đúng với hiện trạng
ANMT của địa phương. Để đảm bảo ANMT, tỉnh Bắc Ninh cần tập
trung giải quyết các vấn đề: cung cấp nước sạch/hợp vệ sinh cho
người dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân liên
quan tới lĩnh vực tài nguyên, môi trường và xử lý triệt để các cơ sở,
các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là tại các khu
vực làng nghề truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2015. Báo cáo hiện trạng
môi trường 5 năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015. Bắc Ninh.
2. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014. Sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là yếu tố
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức
khỏe người dân. Báo cáo Hội nghị tổng kết kế hoạch Bắc Ninh. Bắc
Ninh.
3. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2015. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. Bắc Ninh.
4. Trần Mai Ước, 2010. Biến đổi khí hậu và việc phát triển bền vững vùng
đồng bằng sông Hồng. Hội thảo khoa học Biến đổi khí hậu và phát
triển bền vững. Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_con_nguoi_trong_giu_gin_dam_bao_an_ninh_moi_truo.pdf