Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức đào tạo theo học chế tín
chỉ từ năm học 2010-2011. Việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình
thức đào tạo tín chỉ đã tạo một bước ngoặt lớn đối với cả người dạy và người học. Một
trong những công tác quan trọng của nhà trường là việc thành lập đội ngũ cố vấn học
tập nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên trong suốt quá trình học tập ở bậc Đại học. Cố vấn học tập là người tư vấn
và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để
đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành
tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa
chọn đúng trong quá trình học tập. Ngoài ra, cố vấn học tập còn giám sát hoạt động
học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào
tạo, nắm được chương trình đào tạo và phương pháp học tập mới ở bậc Đại học. Vì
vậy, có thể nói rằng cố vấn học tập có vai trò then chốt trong mối quan hệ nhà trường
với sinh viên giúp sinh viên thành công trong học tập.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
146
VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
Nguyễn Thị Nhung1
Hà Thị Lan Dung2
1. Đặt vấn đề
Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức đào tạo theo học chế tín
chỉ từ năm học 2010-2011. Việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình
thức đào tạo tín chỉ đã tạo một bước ngoặt lớn đối với cả người dạy và người học. Một
trong những công tác quan trọng của nhà trường là việc thành lập đội ngũ cố vấn học
tập nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên trong suốt quá trình học tập ở bậc Đại học. Cố vấn học tập là người tư vấn
và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để
đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành
tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa
chọn đúng trong quá trình học tập. Ngoài ra, cố vấn học tập còn giám sát hoạt động
học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào
tạo, nắm được chương trình đào tạo và phương pháp học tập mới ở bậc Đại học. Vì
vậy, có thể nói rằng cố vấn học tập có vai trò then chốt trong mối quan hệ nhà trường
với sinh viên giúp sinh viên thành công trong học tập.
2. Nhiệm vụ cơ bản của cố vấn học tập
Sinh viên trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi phải biết tự chủ và
tự chịu trách nhiệm trong việc học tập của mình. Để làm tốt việc này cần có một bộ
phận phụ trách tư vấn học tập cho các em, đó là những cố vấn học tập. Công tác cố
vấn học tập tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh được quy định rõ ràng trong
Quy chế Công tác cố vấn học tập cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 332 /2011/QĐ-ĐT ngày 08 tháng
07 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Quy chế này
quy định rõ 03 vấn đề chủ đạo đối với công tác làm cố vấn học tập bao gồm:
- Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cố vấn học tập
- Hoạt động của cố vấn học tập
1
ThS – Giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
2
ThS – Giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
147
Ở đây, tác giả chỉ xin làm rõ những nhiệm vụ cơ bản của cố vấn học tập, thực tế
đã và đang được triển khai thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Cố
vấn học tập có nhiệm vụ sau:
Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên;
Tư vấn cho sinh viên phương pháp học đại học, phương pháp tự học và kỹ
năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập;
Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên chương trình đào tạo toàn khóa và cách
lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần;
Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký học
phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ;
Ký chấp nhận hoặc từ chối vào phiếu đăng ký học phần cho sinh viên;
Thảo luận và trợ giúp sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề
tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện
vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên;
Nhắc nhở động viên sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút hoặc có
nguy cơ giảm sút.
Ngoài những nhiệm vụ chính trên, cố vấn học tập còn tham gia công tác quản
lý sinh viên và làm tốt các công việc khác như sau:
Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác cố vấn học tập theo yêu cầu của
nhà trường. Kết thúc khóa tập huấn, phải nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo,
tiến trình đào tạo, các học phần bắt buộc, tự chọn các hình thức đào tạo cũng như các
quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên;
Xây dựng bản kế hoạch hoạt động của cố vấn học tập theo năm học;
Xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm tiếp sinh viên
định kỳ, cung cấp cho sinh viên số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác
để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết;
Bàn giao đầy đủ, kịp thời khi chuyển giao nhiệm vụ cố vấn học tập cho người
khác theo sự phân công của nhà trường.
Như vậy, có thể nói rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng là một
nhân tố then chốt trong mối liên hệ giữa nhà trường- sinh viên – thị trường lao động.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cố vấn học tập phải là người vừa có “ Tâm”
vừa có “ Tài”, là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc làm cho sinh viên, đồng
hành cùng sinh viên trong quá trình học tập.
148
3. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác cố vấn
Trong những năm qua thực hiện quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ, trường
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã thu được những kết quả như: Xây dựng, cấu trúc
lại 09 chương trình giáo dục ngành và chuyên ngành trình độ đại học, 17 chương trình
giáo dục ngành và chuyên ngành trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn và ban hành
248 chương trình chi tiết học phần trình độ đại học, 444 chương trình chi tiết trình độ
cao đẳng; Quy trình đánh giá, cho điểm; Quy trình quản lý điểm; Chuẩn đầu vào; Quy
trình đăng ký môn học, xét tốt nghiệp; Ban hành Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ
của trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh....Có được sự thành công đó phải kể tới
sự đóng góp to lớn của đội ngũ cố vấn học tập.
Nhà trường đã thành lập được Hội đồng cố vấn cấp trường, hình thành một đội
ngũ cố vấn học tập thường xuyên hoạt động tư vấn cho sinh viên trong quá trình học
tập tại trường (cụ thể nhà trường đã sắp xếp thời gian, địa điểm yêu cầu các giảng viên
cố vấn học tập chủ thông báo cho sinh viên biết để tiếp xúc 1 giờ/tuần ).
Nhà trường đã xây dựng được hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động cho cố
vấn học tập và sinh viên như: Sổ tay cố vấn học tập, sổ tay sinh viên, những điều sinh
viên cần biết, hệ thống mẫu biểu, đơn giúp sinh viên thuận tiện trong quá trình đăng
ký học phần môn học và giải quyết các nguyện vọng của cá nhân.
Sinh viên nhà trường bước đầu thích ứng với yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đào
tạo theo học chế tín chỉ.
Cho đến thời điểm hiện tại, công tác cố vấn học tập của nhà trường đã tương đối
đi vào nề nếp, phần lớn giảng viên được phân công làm nhiệm vụ cố vấn học tập đã
quen dần với việc thực hiện những nhiệm vụ theo quy định và sinh viên cũng ý thức
rõ hơn về vai trò của cố vấn học tập ngay từ khi vào trường cho đến lúc tốt nghiệp ra
trường. Vì vậy, những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình học tập của sinh
viên đã được giải quyết kịp thời thông qua sự phối hợp của cố vấn học tập với các đơn
vị phòng ban chức năng.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, công tác cố vấn học tập ở trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Hầu hết cố vấn học tập của trường đều là giảng viên nên phần lớn không có đủ
thời gian để thực hiện các công việc liên quan đến cố vấn học tập. Thời gian làm việc
chủ yếu của giảng viên là giảng dạy trong đó đa số giảng viên đều giảng dạy vượt giờ
chuẩn theo quy định (có một số giảng viên vượt tới 300% số tiết giảng theo quy định)
đồng thời còn tham gia công việc của bộ môn, khoa, trường, lại vừa làm cố vấn học
149
tập cho hàng trăm sinh viên. Vì vậy, đôi khi cố vấn học tập không thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ cố vấn của mình.
Thời gian làm việc chủ yếu của giảng viên là giảng dạy và tham gia nghiên cứu
khoa học. Công tác cố vấn học tập đôi khi chỉ được coi như là một nhiệm vụ thứ yếu,
bị bắt buộc phải làm.
Một số cố vấn học tập là những giảng viên trẻ mới chuyển đến công tác tại
trường chưa lâu nên chưa nắm bắt hết các quy định có liên quan đến công tác đào tạo,
công tác sinh viên cũng như nhiều những quy định khác có liên quan. Họ gặp khá
nhiều khó khăn trong khi làm việc với sinh viên, dẫn những sai sót, những hiểu lầm
không đáng có Thường thì, cố vấn học tập mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn sinh
viên cách thức đăng ký thời khóa biểu ở đầu mỗi học kỳ mà chưa đủ kiến thức, kinh
nghiệm để giúp sinh viên bố trí, sắp xếp kế hoạch học tập cho toàn khóa cho phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của sinh viên.
Chế độ đãi ngộ đối với cố vấn học tập hiện nay cũng chưa thỏa đáng, điều đó, ít
nhiều ảnh hưởng tới tinh thần làm việc họ.
Từ những thành công và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác cố
vấn học tập tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng công tác cố vấn học tập đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo theo học chế tín
chỉ, cần tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Về phía nhà trường
Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo
theo học chế tín chỉ, nhà trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác cố vấn học
tập một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức các buổi hội thảo bồi dưỡng kỹ năng cố
vấn, giải quyết vấn đề liên quan đến công tác cố vấn học tập cho lực lượng giảng viên
trẻ. Thù lao cho công tác cố vấn học tập đã được tính vào giờ chuẩn nhưng cần phải
có chính sách khen, thưởng đối với các cố vấn học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà
trường thực hiện tốt việc này sẽ kích thích cố vấn học tập hoàn thành tốt hơn nhiệm
vụ được giao.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường hơn nữa vai trò của phòng Công tác
học sinh sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn
đề về đời sống học đường, vv thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua
e-mail, đặc biệt, cần công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh
viên và hướng dẫn chi tiết trên website của trường để sinh viên dễ dàng thực hiện
nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho cố vấn học tập.
150
- Về phía cấp khoa, bộ môn
Mỗi khoa nên cử một chuyên viên chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của
cố vấn học tập cho tất cả các lớp trong khoa và có sự phối hợp với các phòng ban
chức năng trong trường để đảm bảo được tính tập trung, chuyên nghiệp của công tác
cố vấn. Có như vậy, những vấn đề vướng mắc liên quan đến sinh viên sẽ được giải
quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Về phía các cố vấn học tập
Cố vấn học tập phải nắm chắc chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học,
cập nhật kịp thời những thông tin mới từ phía bộ môn, khoa, nhà trường để kịp thời
phổ biến cho sinh viên. Cố vấn học tập cần thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với ban
cán sự lớp và cả lớp thông qua các buổi họp lớp để kịp thời giải quyết các vấn đề mà
sinh viên đang thắc mắc.
4. Kết luận
Công tác cố vấn học tập cho sinh viên trong quá trình học tập tại các trường Cao
đẳng Đại học hiện nay nói chung và tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói
riêng là khâu vô cùng quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong quy trình
đào tạo theo học chế tín chỉ. Công việc này chỉ có thể thực hiện tốt khi đội ngũ cố vấn
học tập thực sự nỗ lực, đề cao trách nhiệm coi sinh viên như con em mình, luôn nghĩ
sinh viên không hoàn thành nhiệm vụ học tập là công tác cố vấn học tập chưa đạt yêu
cầu. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt trong công tác cố vấn học tập cần phải có sự hợp
tác giữa các đơn vị phòng khoa và đội ngũ cố vấn học tập, đặc biệt là mối quan hệ
giữa sinh viên với cố vấn học tập, có như vậy mới tạo nên sự thành công trong việc tổ
chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Thủy Chung , Nâng cao vai
trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, trường Đại học
Thương Mại.
2. Quy chế Công tác cố vấn học tập cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 332 /2011/QĐ-ĐT
ngày 08 tháng 07 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp
Quảng Ninh.
3. ThS. Vũ Kim Tường, Thực trạng và giải pháp về công tác cố vấn học tập ở
trường Đại học Hùng Vương, trường Đại học Hùng Vương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_co_van_hoc_tap_trong_dao_tao_tin_chi_o_truong_da.pdf