Vai trò của chụp cắt lớp điện toán không cản quang trong đau hố chậu phải cấp tính

Mở đầu: Việc chẩn đoán đau hố chậu phải dựa vào hình ảnh học đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính đã trở nên

phổ biến và mang đến nhiều lợi ích lâm sàng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các trường hợp đều được chỉ định sử

dụng có tiêm cản quang tĩnh mạch với một số bất lợi như: phản ứng quá mẫn, suy thận, tiếp xúc với tia X nhiều,

chi phí tăng.

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của cắt lớp vi tính không cản quang trong chẩn đoán đau hố chậu phải cấp.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích, xác định giá trị của cắt lớp vi tính không cản quang đối với

bệnh lý viêm ruột thừa (VRT) và trong chẩn đoán các bệnh lý đau hố chậu phải khác.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của chụp cắt lớp điện toán không cản quang trong đau hố chậu phải cấp tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu, tỉ lệ sỏi phân trong VRT cấp chiếm tỉ lệ 39% và có 5 ca có sỏi phân trên ruột thừa bình thường (12,5%). Ngoài ra còn có các dấu hiệu phụ khác như hạch vùng hố chậu phải, dịch tự do ổ bụng (4,8%) do ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm vùng hố chậu phải và các dấu hiệu biến chứng của VRT cấp như mất liên tục thành ruột thừa (19,5%), khí tự do cạnh ruột thừa (19,5%), ổ áp-xe cạnh ruột thừa (2,4%). Vai trò cắt lớp vi tính không có cản quang trong chẩn đoán VRT Cắt lớp vi tính không có cản quang là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh ngày càng được sử dụng rộng rải trong chẩn đoán VRT cấp ở nhất là ở các nước tiên tiến bất chấp nhược điểm là bệnh nhân chịu tác động ion hóa do ưu điểm vượt trội so với siêu âm về độ chính xác. Mẫu nghiên cứu đã chứng minh Cắt lớp vi tính không có cản quang có độ chính xác cao trong chẩn đoán VRT cấp. Độ nhạy của Cắt lớp vi tính không có cản quang trong nghiên cứu vươt trội hơn hẳn siêu âm bụng có ép (94,9% - 54% với p<0,0001), tuy nhiên độ đặc hiệu thì không có sự khác biệt có ý nghĩa (85%- 87% với p=0,3377). Bảng 11 So sánh vai trò của X quang cắt lớp vi tính Chúng tôi Ege G.(7) p Lane M.J.(20) p Sn 0,98 0,96 0,37 0,90 0,98 Sp 0,85 0,98 0,049 0,97 0,26 Acc 0,91 0,96 0,15 0,94 0,32 PPV 0,87 0,97 0,08 0,95 0,88 NPV 0,97 0,98 0,42 0,95 0,41 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt so với nghiên cứu của Ege G. và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 82 Lane M.J.về độ nhạy và độ đặc hiệu của X quang cắt lớp vi tính trong chẩn đoán VRT cấp. Ngoài ra nếu kết hợp với lâm sàng sẽ tăng độ chính xác của chẩn đoán lên biểu hiện ở độ chuyên biệt của X quang cắt lớp vi tính trong nhóm có lâm sàng điển hình đạt đến 100%. Để tránh việc cắt ruột thừa âm tính hay kéo dài thời gian theo dõi làm tăng tỉ lệ biến chứng của VRT cấp, thì X quang cắt lớp vi tính là công cụ chọn lựa ở những bệnh nhân có bệnh cảnh không rõ ràng. Các sai lầm trong chẩn đoán Âm tính giả Có 1 trường hợp âm tính giả: Một trường hợp không thấy ruột thừa và bất thường vùng hố chậu phải, nhưng lâm sàng nghi ngờ và được chỉ định phẫu thuật, có kết quả giải phẫu bệnh là VRT hoại tử. Điều này có thể lý giải do trên X quang cắt lớp vi tính vẫn có một tỉ lệ không thể xác định được ruột thừa. Theo nghiên cứu của Kim, những yếu tố ảnh hưởng đến việc không thấy ruột thừa bình thường trên X quang cắt lớp vi tính là do vị trí manh tràng thấp, quá ít mỡ quanh manh tràng, nhiều dịch xung quanh manh tràng và vị trí van hồi manh không xác định được(19). Nghiên cứu Ege G. và Lane M.J. cho thấy những trường hợp đau hố chậu phải có tỉ lệ không thấy ruột thừa và dấu hiệu viêm nhiễm vùng hố chậu phải (13-15%). Và trên những bệnh nhân này có tỉ lệ VRT rất thấp (2%)(7,22). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp không thấy ruột thừa và dấu hiệu viêm nhiễm vùng hố chậu phải chiếm tỉ lệ 2,5% (thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của Ege G. và Lane M.J.) và trong đó có 1 trường hợp được xác định là VRT chiếm tỉ lệ 20%. Dương tính giả 10 trường hợp dương tính giả. Các bệnh nhân này được theo dõi và điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh. Tất cả đều cải thiện về lâm sàng sau 24 giờ. KẾT LUẬN Trong 2 tháng, từ tháng 5/2015 đến tháng 07/2015, tại Bệnh viện Trưng Vương, chúng tôi có 81 bệnh nhân đau hố chậu phải có chụp cắt lớp vi tính không có cản quang chẩn đoán, trong đó: 28 nam, chiếm tỷ lệ 34,6% và 53 nữ, chiếm 65,4%, với tuổi trung bình là 35,4. Cắt lớp vi tính không có cản quang có vai trò cao trong chẩn đoán VRT cấp, biểu hiện ở độ nhạy 97,5%, độ đặc hiệu 85%; độ chính xác 91,3%; giá trị dự đoán dương là 87% và giá trị dự đoán âm là 97,1%. Đặc biệt trong những trường hợp lâm sàng không điển hình và siêu âm cũng không phân biệt được. Qua 2 tháng nghiên cứu tại Bệnh viện Trưng Vương, chúng tôi nhận thấy X quang cắt lớp vi tính không có cản quang cũng có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh đau hố chậu phải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson B.A., et al (2005).”A systematic review of whether oral contrast necessary for the computed tomography diagnosis of appendicitis adult”. Am J Surg 190(3):474 2. Balthazar E.J., Birnbaum, B.A., Yee, J. et al, Acute appendicitis: CT and US correlation in 100 patients.Radiology. 1994;190:31– 35 3. Balthazar E.J., Megibow A.J., Siegel S.E., Birnbaum B.A. (1998). “Appendicitis: prospective evaluation with high-resolution CT”. Radiology. 1991 Jul;180(1):21-4 4. Bixby S.D., Lucey B.C., Soto J.A., Theysohn J.M., Ozonoff A., (2006). “Perforated versus nonperforated acute appendicitis: accuracy of multidetector CT detection”. Radiology. 2006 Dec;241(3):780-6 5. Bursali A., Araç M., Oner A.Y., Celik H. (2005). “Evaluation of the normal appendix at low-dose non-enhanced spiral CT”. Diagn Interv Radiol. 2005 Mar;11(1):45-50 6. Conder G., Rendle J., Kidd S. (2009). A-Z of abdominal radiology,pp. 40-45. Cambridge university press, New York. 7. Ege G., Akman H., Sahin A., Bugra D., Kuzucu K. (2002). “Diagnostic value of unenhanced helical CT in adult patients with suspected acute appendicitis”. Br J Radiol. 75(897):721-5 8. Fayyaz ., Mansoor Y., Richard J. M., (2010). “Changing management of suspected appendicitis in the laparoscopic era”.Ann R Coll Surg Engl.2010 Jan; 92(1): 65–68. 9. Gaitini D., (2011). “Imaging Acute Appendicitis: State of the J Clin Imaging Sci 2011, 1:49 Art”. 10. Gaitini D., Beck-Razi N., Mor-Yosef D., Fischer D., Ben I.O., Krausz M.M., et al (2008). Diagnosing acute appendicitis in adults: Accuracy of color Doppler sonography and MDCT compared with surgery and clinical follow-up. AJR Am J Roentenol. 2008;190:1300–6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 83 11. Ghosh B.D. Human Anatomy for Students. Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd. ISBN:8180618668. Read it at Google Books - Find it at Amazon 12. Hlibczuk V., et al (2010).”Diagnostic accuracy of noncontrast computed tomography for appendicitis in adult”.Ann Emerg Med 55(1):51 13. Hodler B.M., Baldisserotto and Edson M. (2000). “Accuracy of noncompressive sonography of children with appendicitis according to the potential position of appendix”. Ashcraft KW. Pediatric surgery. Philadelphia: Saunders, 1993:472 14. Hof K.H., Van L.W., Krestin G.P., Bonjer H.J., Lange J.F., Becking W.B., Kazemier G. (2004). “Surgical validation of unenhanced helical computed tomography in acute appendicitis”. Br J Surg. 2004; 91(12):1641-5 15. Hussain S., Rahman A., Abbasi T., Aziz T. (2014). “Diagnostic accuracy of ultrasonography in acute appendicitis”. J Ayub Med Coll Abbottabad. 2014 Jan-Mar;26(1):12-7. 16. Huwart L., El Khoury M., et al. (2007). “What is the thickness of the normal appendix 17. Ivan Pedrosa, MD,, Deborah Levine, MD, (2006). “MR Imaging Evaluation of Acute Appendicitis in Pregnancy”. Gastrointestinal Imaging, Volume 238, Issue 3 18. Jacobs J.E., Birnbaum B.A., Macari M., Megibow A.J., Israel G., Maki D.D., Aguiar A.M., Langlotz C.P. (2001). “Acute appendicitis: comparison of helical CT diagnosis focused technique with oral contrast material versus nonfocused technique with oral and intravenous contrast material”. Radiology. 220(3):683-90 19. Kamel I.R., Goldberg S.N., Keogan M.T., Rosen M.P., Raptopoulos V. (2000). “Right lower quadrant pain and suspected appendicitis: nonfocused appendiceal CT--review of 100 cases”. Radiology. 2000 Oct;217(1):159-63. 20. Kasim C., Yusuf G., Ali K., (2010). “The role of computerized tomography in the diagnosis of acute appendicitis in patients with negative ultrasonography findings and a low Alvarado score”. Turkish Journal of Trauma & Emergency Surgery, Ulus Travma Acil Cerrahi Derg 2010;16 (5):445-448 21. Kim SY, Lee K.H., Kim K., et al. Acute appendicitis in young adults: low- versus standard-radiation-dose contrast- enhanced abdominal CT for diagnosis. Radiology 2011;260:437-445 22. Lane M.J., Katz D.S., Ross B.A., Clautice-Engle T.L., Mindelzun R.E., Jeffrey R.B. (1997). “Unenhanced helical CT for suspected acute appendicitis”.AJR Am J Roentgenol. 1997; 168(2):405-9. 23. Lee J.H., Rhea P.L., Lee J.K. et al, The etiology and clinical characteristics of mesenteric adenitis in Korean adults. J Korean Med Sci. 1997;12:105–110. 24. Lim CB, Chen V., Barsam A., et al; Plain abdominal radiographs: can we interpret them? Ann R Coll Surg Engl. 2006 Jan;88(1):23-6. 25. Macari M., Balthazar E.J., Krinsky, G., Cao, H. CT diagnosis of ileal diverticulitis. Clin Imaging. 1998;22:243–245. 26. Nguyễn Đình Hối (1994). “Viêm ruột thừa”. Bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa. Nhà xuất bản y học, tr 34-74. 27. on MDCT”. J Radiol 88:385-389 28. Van Randen A., Bipat S., Zwinderman A.H., Ubbink D.T., Stoker J., Boermeester M.A.(2008). “Acute appendicitis: meta-analysis of diagnostic performance of CT and graded compression US related to prevalence of disease”. Radiology. 2008 Oct;249(1):97-106. Ngày nhận bài báo: 06/8/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf75_83_1494.pdf
Tài liệu liên quan