Vai trò của cắt lớp điện toán trong chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư thực quản

Mở đầu: Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tương đối hiếm. Xác định chẩn đoán sớm, phân giai đoạn

chính xác ung thư thực quản trước phẫu thuật cần thiết để chọn lựa trị liệu thích hợp.

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán và xác định giá trị của cắt lớp điện

toán trong phân giai đoạn ung thư thực quản trước phẫu thuật.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu mô tả cắt ngang, từ 12/2010 đến

03/2013 với 118 bệnh nhân ung thư thực quản điều trị tại Bệnh viện Bình Dân, với kết quả giải phẫu bệnh là ung

thư thực quản và chụp cắt lớp điện toán trước phẫu thuật. Thu thập kết quả hình ảnh và so sánh với kết quả phẫu

thuật và mô bệnh học sau phẫu thuật.

Kết quả: Vị trí thường gặp nhất ở 1/3 giữa thực quản. Dày thành 10-20mm (60,1%) và chiều dài u 40-

80mm (66,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Khối u có bắt thuốc cản quang (100%), cấu trúc đồng nhất (94,9%), gây hẹp

lòng thực quản (99,2%), giãn TQ trên u (99,2%), tổn thương u > 2/3 chu vi thực quản (88,8%). Độ nhạy, độ đặc

hiệu, độ chính xác của phát hiện xâm lấn ra ngoài thành thực quản lần lượt là 83,7%, 71,4%, 80,7%. Hạch cạnh

thực quản trung thất lần lượt 50%, 92,6%, 88,5%. Hạch cổ 16,7%, 98,4%, 92,3%. Hạch tầng trên ổ bụng

28,6%, 92,1%, 75%. Di căn xa 57,1%, 96,7%, 91,3%. Tỷ lệ phân giai đoạn CT phù hợp chung so với phẫu thuật

là 69,2%, trong đó 92,4% (giai đoạn III) và 90% (giai đoạn IV)

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của cắt lớp điện toán trong chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 15 VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN GIAI ĐOẠN UNG THƯ THỰC QUẢN Trần Đức Quang*, Đặng Đình Hoan*, Lê Văn Cường** TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tương đối hiếm. Xác định chẩn đoán sớm, phân giai đoạn chính xác ung thư thực quản trước phẫu thuật cần thiết để chọn lựa trị liệu thích hợp. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán và xác định giá trị của cắt lớp điện toán trong phân giai đoạn ung thư thực quản trước phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu mô tả cắt ngang, từ 12/2010 đến 03/2013 với 118 bệnh nhân ung thư thực quản điều trị tại Bệnh viện Bình Dân, với kết quả giải phẫu bệnh là ung thư thực quản và chụp cắt lớp điện toán trước phẫu thuật. Thu thập kết quả hình ảnh và so sánh với kết quả phẫu thuật và mô bệnh học sau phẫu thuật. Kết quả: Vị trí thường gặp nhất ở 1/3 giữa thực quản. Dày thành 10-20mm (60,1%) và chiều dài u 40- 80mm (66,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Khối u có bắt thuốc cản quang (100%), cấu trúc đồng nhất (94,9%), gây hẹp lòng thực quản (99,2%), giãn TQ trên u (99,2%), tổn thương u > 2/3 chu vi thực quản (88,8%). Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của phát hiện xâm lấn ra ngoài thành thực quản lần lượt là 83,7%, 71,4%, 80,7%. Hạch cạnh thực quản trung thất lần lượt 50%, 92,6%, 88,5%. Hạch cổ 16,7%, 98,4%, 92,3%. Hạch tầng trên ổ bụng 28,6%, 92,1%, 75%. Di căn xa 57,1%, 96,7%, 91,3%. Tỷ lệ phân giai đoạn CT phù hợp chung so với phẫu thuật là 69,2%, trong đó 92,4% (giai đoạn III) và 90% (giai đoạn IV). Kết luận: Cắt lớp điện toán vẫn là cơ sở chính của phân giai đoạn ung thư thực quản trước phẫu thuật. Từ khóa: Cắt lớp điện toán, ung thư thực quản. ABSTRACT ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY IN DIAGNOSING AND STAGING OF THE ESOPHAGEAL CANCER Tran Duc Quang, Dang Dinh Hoan, Le Van Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 15 - 20 Background: Esophageal cancer is relatively rare malignant disease. Early diagnosis and accurate preoperative staging of the esophageal cancer are necessary to select the most appropriate treatment. Purposes: This study aims to describe the imaging characteristics and define the value of CT in preoperative staging of esophageal cancer. Subjecs and methods: Retro- and prospective cross section descriptive study of 118 patients in Binh Dan hospital from Dec 2010 to Mar 2013, with histologically verified esophageal cancer and using CT preoperatively. Imaging characteristics and staging were made by evaluating imaging obtained and compared with the operative and postoperative histopathologic results. Results: The most common location was middle 1/3 esophagus. Tumor wall thickening 10-20mm (60.1%) and length 40-80mm (66.1%) had the highest percentages. Tumors had constrast enhancement (100%), homogeneous structure (94.9%), esophageal luminal narrowing (99.2%), esophageal dilatation above tumors * Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, BV Bình Dân. **Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS.CK.II Trần Đức Quang ĐT: 0937659272Email: tranducquang_bvbd@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 16 (99.2%), tumor lesion occupying larger than 2/3 esophageal circumference (88.8%). The sensitivity, specificity and accuracy of CT to evaluating the periesophageal fat invasion were 83.7%, 71.4%, 80.7%. These to detecting lymph node metastases were 50%, 92.6%, 88.5% (for the paraesophageal-mediastinal nodes); 16.7%, 98.4%, 92.3% (for the cervical nodes); 28.6%, 92.1%, 75% (for the upper abdominal nodes). These to detecting distant metastases were 57.1%, 96.7%, 91.3%, respectively. Percentages of CT staging correlating with operative staging was 69.2%, in which stage III was 92.4%, stage IV was 90%. Conclusions: CT is still the principle basis for preoperative staging of esophageal cancer. Keywords: Computed tomography (CT), esophageal cancer. MỞ ĐẦU Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tương đối hiếm, chiếm xấp xỉ khoảng 1-2% tổng số ung thư và khoảng 10% ung thư đường tiêu hóa(11). Đánh giá chính xác của độ sâu xâm nhập thành thực quản, hạch bạch huyết và di căn xa là quyết định cho việc chọn lựa điều trị tối ưu. Phẫu thuật vẫn còn là sự lựa chọn điều trị chính. Do đó, điều quan trọng là sự phân giai đoạn ung thư thực quản chính xác trước mổ để xem u còn có khả năng phẫu thuật được hay không. Vì vậy, xác định chẩn đoán sớm, phân giai đoạn chính xác ung thư thực quản trước phẫu thuật là rất cần thiết(7,10). Ở nước ta, vai trò của XQCLĐT có giúp phân loại được giai đoạn của ung thư thực quản; XQCLĐT có giúp được gì cho phẫu thuật viên để chọn lựa phương pháp phẫu thuật hay không? Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Vai trò của cắt lớp điện toán trong chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư thực quản”. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp điện toán của ung thư thực quản. Xác định giá trị của X quang cắt lớp điện toán trong phân giai đoạn ung thư thực quản. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 118 BN được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM từ tháng 12/2010 đến tháng 03/2013 với chẩn đoán UTTQ. BN được khám lâm sàng, chụp X quang cắt lớp điện toán có cản quang trước phẫu thuật; nội soi sinh thiết với GPB là UTTQ và / hoặc phẫu thuật. Tiêu chuẩn loại trừ Những BN không có phim XQCLĐT, không có kết quả giải phẫu bệnh, UTTQ tái phát hoặc UTTQ đã được xạ trị, hóa trị ; u TQ thứ phát hoặc lành tính. Phương pháp nghiên cứu -Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu và hồi cứu. -Phương pháp tiến hành: BN được chọn thỏa điều kiện, nghiên cứu hồ sơ bệnh án, phim chụp XQCLĐT để thu thập các biến số được định nghĩa trước theo đề cương nghiên cứu, phân tích các yếu tố theo mẫu thu thập số liệu thống nhất đã được lập trình để xử lý số liệu. Số liệu được nhập vào bảng dữ kiện của phần mềm Excel 2007, Epi Info 6.04 và thực hiện các kiểm định tương quan. Các dấu hiệu thu thập trên XQCLĐT được so sánh và đối chiếu với kết quả PT và GPB. Máy chụp cắt lớp điện toán 64 lát cắt PHILIPP BRILLIAN, máy chụp cắt lớp điện toán 4 lát cắt TOSHIBA AQUILION. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi và giới Tuổi TB là 55,6 ± 10,6 tuổi. Nhóm tuổi 51-60 chiếm đa số (40,7%). Tỷ lệ Nam/ Nữ= 23/1 Đặc điểm hình ảnh và phân giai đoạn XQCLĐT của ung thư thực quản Vị trí u Thường ở 1/3 giữa với 55 BN (46,6%) và 1/3 dưới với 53 BN (44,9%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 17 Dày thành u Trung bình là 20,3 mm ± 8,0, lớn nhất là 42mm và nhỏ nhất là 5mm. Độ dày 10-20mm: 71 BN (60,1%); > 20mm: 40 BN (33,9%); <10mm: 7 BN (5,9%). Chiều dài u Trung bình 51,0 mm ± 21,4, dài nhất là 120mm và ngắn nhất là 4mm. Chiều dài 40-80 mm (66,1%); 80mm (6,8%). Tổn thương theo chu vi TQ > 2/3 (88,8%); 1/3-2/3 (12,7%); < 1/3 (2,5%). Mức độ ngấm thuốc 118/118 (100%) BN có ngấm thuốc. TB là 24 ± 2,8 HU, mạnh nhất là 43 HU và nhỏ nhất là 15 HU. Ngấm thuốc mạnh 84 BN (71,2%). Một số đặc điểm khác Hẹp lòng thực quản và giãn TQ trên chỗ hẹp với 117 BN chiếm 99,2%. Ngấm thuốc đồng nhất 112 (94,9%). 6 BN (5,1%) u thực quản nhiều vị trí Đặc điểm xâm lấn của UTTQ trên XQCLĐT Xâm lấn mỡ quanh thực quản 83,1%. Xâm lấn khí phế quản 44,9%. Xâm lấn động mạch chủ 61,7%. Góc Picus >90 độ (63,0%), góc Picus 45-90 độ (37,0%). Mất tam giác mỡ giữa UTTQ-thân sống-động mạch chủ chiếm 39,7%. Các trường hợp xâm lấn khác: Xâm lấn màng tim (19,5%), dạ dày (19,5%) và màng phổi (1,5%). Không có trường hợp nào xâm lấn cơ hoành. Hạch vùng 35 BN chiếm 29,7%. Hạch tầng trên ổ bụng (51,4%), hạch thực quản trung thất (37,1%) và hạch vùng cổ (11,4%). Di căn xa Có 14 BN (11,9%). Di căn gan (50,0%), phổi (21,5%), xương (7,1%) và một số vị trí khác (21,4%). Phân giai đoạn UTTQ trên XQCLĐT Phân GĐ theo TNM 2009: GĐ III chiếm 64,4%, GĐ I 13,6%, GĐ II, IV đều 11%. SO SÁNH KẾT QUẢ TRÊN XQCLĐT VỚI GPB VÀ PHẪU THUẬT - Đối chiếu vị trí u với phẫu thuật: p<0,001 So sánh dày thành UTTQ trên XQCLĐT với phân giai đoạn PT Dày thành 10-20mm (77,8%) và >20mm (84,9%) có GĐ PT III. Giai đoạn PT IV: 10-20mm (17,5%), >20mm (9,1%). So sánh chiều dài UTTQ trên XQCLĐT với phân giai đoạn phẫu thuật Đa số chiều dài u<40mm, 40-80mm và >80mm đều nằm trong giai đoạn phẫu thuật III lần lượt là 79,3%, 77,6% và 71,4%. Ở giai đoạn phẫu thuật IV, tỷ lệ tăng theo chiều dài u lần lượt là 6,9%, 14,9% và 28,6%. Xâm lấn ngoài thành thực quản đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn)=90,9%, Độ đặc hiệu (Sp) =68,8%, Độ chính xác (Acc) =87,5% Xâm lấn các tạng lân cận đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn) = 73,8%, Độ đặc hiệu (Sp) =66,7%, Độ chính xác (Acc) = 72,1% Di căn xa đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn) = 57,1%, Độ đặc hiệu (Sp) =96,7%, Độ chính xác (Acc) = 91,3% Hạch vùng cổ đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn) =16,7%, Độ đặc hiệu (Sp) =96,9%, Độ chính xác (Acc) = 92,3% Hạch cạnh TQ trung thất đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn) =50%, Độ đặc hiệu (Sp) =92,6%, Độ chính xác (Acc)=88,5% Hạch tầng trên ổ bụng đối chiếu XQCLĐT với phẫu thuật Độ nhạy (Sn) =28,6%, Độ đặc hiệu (Sp) =92,1%, Độ chính xác (Acc) = 75% Đối chiếu phân giai đoạn giữa XQCLĐT và phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 18 Bảng 1: Đối chiếu phân giai đoạn giữa XQCLĐT và PT (n=104) PT XQCLĐT Giai đoạn trên phẫu thuật Tổng GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4 GĐ 1 1 3 11 0 15 GĐ 2 2 1 8 2 13 GĐ 3 0 2 61 3 66 GĐ 4 0 0 1 9 10 Tổng 3 6 81 14 104 Tỷ lệ phù hợp trong việc phân giai đoạn giữa XQCLĐT với phẫu thuật là 69,2% (72/104). 92,4% (61/66) đối với giai đoạn 3, 90,0% (9/10) đối với giai đoạn 4. Xâm lấn ngoài thành TQ đối chiếu XQCLĐT với giải phẫu bệnh (n=57) Bảng 2: Xâm lấn ngoài thành TQ đối chiếu XQCLĐT với GPB (n=57) GPB XQCLĐT Tổng Ngoài thành Trong thành Ngoài thành 36 4 40 Trong thành 7 10 17 Tổng 43 14 57 Độ nhạy (Sn)=83,7%, Độ đặc hiệu (Sp) =71,4%, Độ chính xác (Acc) = 80,7% BÀN LUẬN Tuổi và giới Tuổi chủ yếu trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 83,9% và tỷ lệ nam / nữ là 23/1. Phù hợp với kết quả của các tác giả khác, không khác so với y văn(1,3,4,16). Đặc điểm hình ảnh XQCLĐT của UTTQ Vị trí tổn thương Kết quả phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác(1,5). Yamabe thấy tổn thương u 1/3 giữa, 1/3 dưới, 1/3 trên là 65,9%, 20,2%, 19,1%(17). Bùi văn Lệnh cho thấy lần lượt là 52%, 39,2%, và 8%(1). Vị trí tổn thương có ý nghĩa ảnh hưởng trong những cách tiếp cận khác nhau trong PT cắt TQ(11). Theo một nghiên cứu khác, vị trí tổn thương ảnh hưởng đến tiên lượng(4). Dấu hiệu dày thành thực quản Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Lệnh và Võ Trọng Hào với tỷ lệ dày thành TQ theo thứ tự trên(1,16). XQCLĐT có ưu điểm là đánh giá dày thành UTTQ khá tốt nhưng có nhược điểm là không khảo sát được chi tiết lớp niêm mạc và cấu trúc lớp thành TQ(4,16). Khối u càng ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) thì độ dày thành càng cao, khả năng lan tràn ra ngoài thành TQ, kể cả xâm lấn trung thất và các tạng lân cận. Chiều dài u Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Minh và Hamda(5). Có nghĩa là BN đến trễ, chỉ định mổ triệt để khó khăn. Gaur (2011) cho thấy chiều dài u có ý nghĩa trong tiên đoán thời gian sống còn và sự nguy hiểm của sự tái phát(4,6). Griffith và cs cho thấy BN UTTQ với chiều dài u > 3,5cm có tiên lượng kém hơn BN có chiều dài u ngắn hơn sau phẫu thuật cắt UTTQ(13). Khối u có chiều dài càng lớn thì giai đoạn nặng càng cao và khả năng PT khó khăn hoặc không nên PT nữa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu chiều dài u có ý nghĩa tiên lượng trong PT(13). Sillah và Gao cho rằng XQCLĐT có khuynh hướng quá ước tính chiều dài u TQ khi so sánh với chiều dài mẫu bệnh học tương ứng(13). Trong lúc Drudi và cs lại thấy chiều dài u trên XQCLĐT trước phẫu thuật thường ngắn hơn chiều dài tương ứng của mẫu bị cắt(13). Các đặc điểm hình ảnh khác trên XQCLĐT của UTTQ UTTQ có tăng quang (100%), tăng quang mạnh (92,4%). Có thể giải thích dấu hiệu này do UTTQ điển hình tăng mạch máu và quá trình phát triển cung cấp mạch máu động mạch mới, sự thành lập vi mạch máu u trong u dẫn đến tăng lên rõ ràng giá trị đậm độ tăng quang (8). Hẹp lòng TQ và giãn TQ trên u là kết quả tất yếu của dày thành UTTQ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổn thương thường gặp nhất là >2/3 chu vi TQ với 88%. Phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Lệnh (1). Như vậy, đa số bệnh nhân đều đến bệnh viện ở giai đoạn muộn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 19 Phân giai đoạn UTTQ trên XQCLĐT Xâm lấn trong thành và ngoài thành Kết quả phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác(1,4,9). XQCLĐT rất có giá trị trong chẩn đoán UTTQ xâm lấn ra ngoài thành TQ. Mặc dù thâm nhiễm mỡ quanh TQ ảnh hưởng bất lợi đến tiên lượng, nó không phải là chống chỉ định đối với sự cắt bỏ u toàn bộ(4,11). UTTQ giai đoạn sớm có thể không được phát hiện với XQCLĐT(2). Xâm lấn động mạch chủ Phát hiện dấu hiệu xâm lấn tạng lân cận là Sn 73,8%, Sp 66,7%, Acc 72,1%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Pongpornsup(9). Theo Bùi Văn Lệnh, khi góc Picus > 90 độ khả năng bóc tách UTTQ ra khỏi động mạch chủ vẫn thực hiện được tuy khó, không phải là chống chỉ định cắt UTTQ(1). Dấu hiệu mất tam giác mỡ chứng tỏ u xâm lấn lan rộng và khả năng bóc tách u khó khăn hơn(1). Trị liệu phụ trợ u trước phẫu thuật có thể làm tăng khoảng cách u với động mạch chủ và giảm kích thước u tối đa và góc Picus, nói chung là giảm giai đoạn từ T4b xuống T4a, T3(7). Xâm lấn khí phế quản Theo Bùi Văn Lệnh, dấu hiệu đè đẩy và và biến đổi lòng khí quản là dấu hiệu quan trọng hướng tới có xâm lấn KPQ. Đoạn xâm lấn càng dài thì khả năng phẫu tích càng khó(1). Tuy nhiên, Haaga cho rằng dấu hiệu vắng mặt phẳng mỡ xen vào và khối tạo ra độ lõm phần sau KPQ có thể không có sự xâm lấn vì vòng sụn không hoàn toàn trong phần sau KPQ(4,10,11). Theo Yamabe, tiêu chuẩn đẩy lệch và biến dạng KPQ trên XQCLĐT có khuynh hướng phân quá giai đoạn(17). Phân giai đoạn N So sánh với nghiên cứu của Bùi Văn Lệnh, nghiên cứu của chúng tôi có Sn thấp hơn nhưng có nhiều điểm tương đồng là Sp và Acc cao, khả năng phát hiện hạch cạnh TQ và trung thất tốt hơn các hạch cổ và tầng trên ổ bụng(1). Y văn cho thấy biên độ rộng về sự chính xác trong phát hiện di căn hạch(4). Theo Haaga, Sn là 45% đến 56%(4). Theo nghiên cứu của Consigliere, Acc là 63%(2). Theo Kim, Acc là 85,7%(6). Yoon và cs, Sn 31%, Sp 86%, Acc 49%. Kết quả của chúng tôi gần với với kết quả của Yoon nhất(18). Theo báo cáo của Quint đã cho thấy những kết quả khác thể hiện biên độ rộng với Sn 11%-69%, Sp 71- 95% và Acc 66%-83%(10). Gần đây nhất (2012), theo Pongpornsup và cs, XQCLĐT phát hiện không có hạch di căn (N0) với Sn 50%, Sp 33%, Acc 81,8%; và phát hiện có hạch di căn nói chung (N1) với Sn 33%, Sp 50%, Acc 38%(9). Kích thước hạch không đáng tin cậy trong UTTQ(10,18) vì tần số cao những kết quả dương tính giả và âm tính giả(4). Việc áp dụng những tiêu chuẩn kích thước khác nhau đối với vài chuỗi hạch có thể cải thiện khả năng XQCLĐT trong phát hiện di căn hạch(4,10). Giai đoạn M Tần suất xuất hiện di căn xa phù hơp với y văn(4). Theo Gollub và cs, tỷ lệ di căn gan, phổi, xương, thượng thận lần lượt là 32%, 31%, 9%, 2%. Theo Bhat, các tỷ lệ này lần lượt là 35%, 20%, 9% và 2%(5). Sn, Sp, Acc của XQCLĐT phát hiện di căn xa, phù hợp với các kết quả khác. Vliet và cs, trong nghiên cứu 569 UTTQ có tỷ lệ di căn xa là 17%, và Sn 65% và Sp 95% cho phát hiện di căn xa thực hiện cho tất cả các cơ quan. Nghiên cứu thấy rằng thực hành CLĐT duy nhất không đủ Sn trong việc phát hiện di căn xa(15). Phân giai đoạn theo TNM Theo nghiên cứu Reid, dựa theo phân GĐ mới TNM 7th 2010, tỷ lệ sống sót 5 năm của UTTQ GĐ 1 là 62,2%, GĐ II là 50,7%, GĐ III là 17,6% và GĐ IV là 0%. Theo Jobe, tỷ lệ này có thay đổi ít, lần lượt là giai đoạn I (60%), giai đoạn II (31%), giai đoạn III (20%), giai đoạn IV (4%). Nói chung biểu hiện tiên lượng càng xấu khi giai đoạn tăng lên(5). Phối hợp hình ảnh cắt ngang (XQCLĐT hoặc CHT), SANS, PET và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sủ dụng trong phân giai đoạn UTTQ phát hiện mới. Phân giai đoạn chính xác tiếp tục là một thách thức(7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 20 KẾT LUẬN XQCLĐT có giá trị cao trong mô tả đặc điểm hình ảnh góp phần chẩn đoán, là cơ sở chính của phân giai đoạn và vẫn còn là thành phần thiết yếu cho phân giai đoạn tiên khởi và đánh giá bệnh lý di căn xa ung thư thực quản. Vì vậy, XQCLĐT luôn là một trong hình ảnh thường quy phân giai đoạn lâm sàng trước phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Lệnh (2007), Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực quản, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 2. Cheng ZZ et al (2011), “Diagnotic and application value of 64- slice spiral CT scanning in preoperative staging of esophageal cancer”, Zhonghua zhong Liu Za Zhi, 33(12). 929-32. 3. Eslick GD (2009), Esophageal cancer staging. In: Eslick G. Esophageal cancer, pp. 93-118, Elsevier Inc, Boston. 4. Haaga JR et al (2008), Gastrointestinal tract. In: Haaga JR. CT and MRI of the whole body, Vol 2, fifth editon, pp.1213-1230, Mosby, New York. 5. Hamada M et al (1981), “ Clinical evaluation of computed tomography in esophageal cancer”, Kurume M J, 28:53-61. 6. Kim SH, Lee JM, Han JK, Lee JY, Shin KS, Choi BI (2006), “Three-dimensional MDCT imaging and CT esophagography for evaluation of esophageal tumors: Preliminary study” Eur Radiol, 16 (11):2418-26. 7. Kim TF, Hyae Young Kim, Kyung Won Lee, Moon Soo Kim (2009), “Multimodality assessment of esophageal cancer: Preoperative staging and monitoring of response therapy”, Radiographic 2009, 29: 403-421. 8. Li R, Chen TW, Wang LY et al (2012), “Quantitative measurement of constrast enhancement of esophageal squamous cell carcinoma on clinical MDCT”, World J Radiol, 4(4):179-185. 9. Pongpornsup S, Posri S, TotanarungoJ K (2012), “Diagnostic accuracy of multidetector computed tomography (MDCT) in evaluation for mediastinal invasion of esophageal cancer, J Med Assoc Thai, 95 (5): 704-11. 10. Quint LE and Bogot NR (2008), “Staging esophageal cancer”, Cancer imaging, 8:S33-S42. 11. Rankin SC, Deere HMR (2008), CT of esophageal carcinoma. In: Rankin SC. Carcinoma of esophagus, pp. 62-85, Cambridge university press, New York, 12. Reinig JW et al (1983), “CT evaluation thickened esophageal walls”, AJR, 140: 931-934 13. Sillah K, Williams LR (2010), “Computed tomography overestimation of esophageal tumor length: Implications for radiotherapy planning”, World J Gastroenterol Oncol, 2(4):197-204. 14. Thompson WM, Halvorsen RA (1983), “Computed tomography for staging esophageal and gastroesophageal cancer: reevaluation”, AJR, 141:951-958. 15. Vliet EPM, Steyerberg EW, Eijkemans MJC, Kuipers EJ, and Siersema (2007), “ Detection of distant metastases in patients with esophageal or gastric cardia cancer: a diagnosis decision analysis, British journal of cancer, 97: 868-876. 16. Võ Trọng Hào, Hoàng Minh Lợi, Phan Trọng An (2009), “Giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và phân giai đoạn bệnh ung thư thực quản”, Y học Việt Nam, tập 36 (2), tr. 230- 236. 17. Yamabe Y, Kuroki Y (2008), “Tumor staging of advanced esophageal cancer: Combination of double-constrast esophagography and constrast-enhanced CT”, AJR, 191:753- 757. 18. Yoon YC, Lee KS (2003), “Metastasis to lymph nodes in patients with esophageal sqamous cell carcinoma: CT versus FDG PET for presurgical detection-prosspective study, Gastroenterol Clin North Am, 38(1):1-14. Ngày nhận bài báo: 04/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 1/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_20_1_554.pdf
Tài liệu liên quan