Vai trò của các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ai cũng nhận rằng thanh niên là người chủ tương lai

của nước nhà và Đoàn Thanh niên Lao động là cánh tay đắc lực của Đảng”. Vì vậy, trước

lúc đi xa, Người căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách

mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội

vừa “hồng” vừa “chuyên”. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn

diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực

của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phải đảm bảo tính

cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống: coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức

công dân, bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn

hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1788 VAI TRÒ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VÌ CỘNG ĐỒNG VỚI VIỆC GIÁO D C ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN Trần Thị Ngọc Anh Thư, Nguyễn Thúy Trinh, Phạm Nhật Hà, Hồ Thị Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Linh Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Vũ Đức Bình TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ai cũng nhận rằng thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà và Đoàn Thanh niên Lao động là cánh tay đắc lực của Đảng”. Vì vậy, trước lúc đi xa, Người căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống: coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. Từ khóa: thanh niên, tình nguyện, hoạt động, cộng đồng, sinh viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có lẽ ở đây chúng ta không cần bàn đến các khái niệm liên quan như đạo đức, lối sống, giáo dục đạo đức lối sống hay hoạt động tình nguyện là gì, ý nghĩa của các hoạt động đó như thế nào. Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên, góp phần đào tạo toàn diện người trí thức để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Những kết quả đạt được trên mặt trận này có sự đóng góp không nhỏ của các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Hiện tại, những hoạt động của sinh viên không chỉ giới hạn trong nhà trường với giảng đường mà còn có xu hướng tiếp cận, chiếm lĩnh và tự khẳng định mình trong môi trường xã hội thực tiễn rộng lớn và sôi động. 2 VAI TRÒ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VÌ CỘNG ĐỒNG VỚI VIỆC GIÁO D C ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN Qua thực tế đã xuất hiện một lớp sinh viên năng động, giàu ý chí tiến thủ, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hình ảnh những sinh viên – những “Chiến sỹ tình nguyện” là sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Khoa Tài chính – Thương mại trong các 1789 Chiến dịch sinh viên tình nguyện hè, hòa mình vào cuộc sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, hay rong ruổi trên khắp các tuyến phố vận động hàng chục triệu đồng tổ chức các chương trình Xuân Tình nguyện cho đồng bào vùng cao đã minh chứng cho xã hội thấy sinh viên đã biết đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Qua thống kê, giai đoạn 2019 – 2021 có nhiều hoạt động tình nguyện được Đoàn thanh niên – Hội sinh viên và các đơn vị trực thuộc tổ chức với sự tham gia đ ng đảo của các bạn sinh viên. Thời gian qua xã hội tranh cãi rất nhiều về việc sinh viên tham gia làm tình nguyện chẳng qua vì ham vui. Nhưng cũng có những ý kiến nhìn nhận, đánh giá họ là những con người biết sống có ích cho xã hội, biết vì mọi người; hay sinh viên tình nguyện giúp đỡ người khác mà chưa biết giúp đỡ gia đ nh... đó đều cũng là những góc nhìn đa chiều của xã hội mà chúng ta cũng cần nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách đúng đắn để bản chất tốt đ p của hoạt động tình nguyện được duy trì, phát triển và thực sự là một môi trường để sinh viên cống hiến, rèn luyện mình. Dĩ nhiên phải thừa nhận một điều nếu những hoạt động đó không mang đến niềm vui cho những người tham gia th chẳng ai muốn tham gia nó. Hãy thử hỏi những sinh viên tình nguyện dầm mưa đảm bảo an toàn giao thông tại các nút giao thông, làm các sản phẩm handmade để gây quỹ cho các chương trình từ thiện hay vác những bao xi măng, trộn những mẻ bê tông dưới thời tiết nắng nóng của Mùa hè xanh mới thấy được sự nỗ lực, khát khao cống hiến, không ngại khó, không ngại khổ, đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể vì cộng đồng của họ. Họ biết rằng trong cuộc sống này còn nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ, cần được sẻ chia. Lúc đó nhìn lại thì cái sự “ham vui” kia cũng chỉ là một động lực để họ cùng nhau có những đóng góp to lớn hơn cho xã hội. Tham gia các hoạt động tình nguyện không phải là lăn lộn đến những nơi xa xôi, hẻo lánh mới là đi làm tình nguyện. Mỗi năm có hàng trăm lượt sinh viên Khoa Tài chính – Thương mại (HUTECH) tham gia tình nguyện Hiến máu cứu người thông qua các đợt vận động hiến máu nhân đạo do Đoàn trường tổ chức. Các hoạt động ra quân dọn vệ sinh môi trường đặc biệt những mùa mưa lũ hay các chương trình sơn sửa nhà giúp nhân dân vui xuân đón tết tại địa bàn TP.HCM cũng được các bạn nhiệt tình tham gia. Cuối mỗi chương tình là những nụ cười của những người được chia sẻ khó khăn, là hình ảnh các em nhỏ quấn quýt bên các anh chị sinh viên, hình ảnh những căn nhà xiêu v o kêu lên sau những cơn gió mạnh, những em nhỏ với ánh mắt hồn nhiên nhưng đ i tay không còn lạnh vì giờ đã được khoác áo ấm mới chắc chắn để lại trong lòng các bạn sinh viên tình nguyện nhiều cảm xúc. Ai đã từng một lần trải qua ắt sẽ thấu hiểu. Các chương trình tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như là một học phần rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng sống mà trong chương trình đào tạo khó có thể lồng ghép và phát triển cho sinh viên. Thông qua các chương trình, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với mỗi hành động của bản thân, biết sẻ chia, giúp đỡ, quan tâm người khác trong mỗi sinh viên được nâng cao hơn, sinh viên có khả năng thực hành những kiến thức được đào tạo trên giảng đường vào thực tế từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập. Đây chính là giá trị của công tác tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đồng thời, mỗi sinh viên tình nguyện cũng chính là một nhân tố lan tỏa giá trị tốt đ p của các hoạt động tình nguyện đến với xã hội. Đoàn thanh niên – Hội sinh viên Trường và Khoa Tài chính – Thương mại (HUTECH) sẽ tiếp tục đồng hành với sinh viên tổ chức, triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng hơn nữa trong tương lai để góp phần xây dựng những lớp sinh viên vừa giỏi chuyên môn, vừa có đạo đức tốt và lối sống đ p. 1790 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC GIÁO D C ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHÁT HUY VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Thấu triệt tư tưởng đó của Người, Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã xác định mục tiêu chung về phát triển thanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước”. Thực chất, đó là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tinh thần Di chúc của Hồ Chí Minh. Luận giải những vấn đề cơ bản về giáo dục thanh niên Việt Nam vừa “hồng”, vừa “chuyên” theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề có tính cấp bách hiện nay. Về tính tất yếu phải giáo dục thanh niên vừa “hồng vừa “chu n”: tầm nhìn của Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng, bồi dưỡng nguồn lực con người cho sự phát triển bền vững của đất nước mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc. Người hiểu rằng việc chăm lo, bồi dưỡng, phát triển con người không chỉ có vai trò quan trọng trong công cuộc giữ vững nền độc lập mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà. Là nhà giáo dục vĩ đại, Người cho rằng: “V lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “trồng người” không chỉ giới hạn ở việc bồi dưỡng, giáo dục những người giữ vị trí lãnh đạo, mà còn được “mở rộng đối với toàn thể nhân dân lao động”, trong đó có thanh niên. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất trọng và rất cần thiết”. Về mục tiêu giáo dục cho thanh niên: theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục mới mà chúng ta xây dựng sẽ phải hướng đến mục tiêu đào tạo thanh niên thành những công dân có ích cho xã hội, phải làm cho người học phát triển hoàn toàn những năng lực có sẵn trong bản thân, Người tóm tắt đó là những người: vừa “hồng vừa “chuyên”. Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Mục tiêu giáo dục mà Hồ Chí Minh xác định là: “Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một chí khí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc, ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn nước Việt Nam ta”. Về nội dung giáo dục cho thanh niên: từ việc đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ, đánh giá cao vai trò của công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu phải giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên một cách toàn diện. Trong Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá, ngày 31/08/1960, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú 1791 trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Về hương hức giáo dục thanh niên: T ứ ất, học đi đ i với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, học phải đi đ i với hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Ngày 21/10/1964 trong Bài nói chuyện tại trường đại học Sư phạm Hà Nội, Người căn dặn: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Ngoài ra, Người còn nhấn mạnh giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải gắn với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân: “ iáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội. Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên. Nhất là văn hóa độc ác của ỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh, v.v. để làm cho thanh niên hư hỏng, truỵ lạc. Vì vậy, sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên”. T ứ hai, phải phối, kết hợp các hình thức giáo dục giữa nhà trường, gia đ nh và xã hội trong đào tạo, giáo dục thanh niên. Tại lễ khai trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/1/1955, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Trường học, gia đ nh và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”. T ứ ba, phải đề cao và phát huy tinh thần tự giáo dục, tự rèn luyện của thanh niên, “xây” phải đi đ i với “chống”. Theo Người, kết hợp việc giáo dục của nhà trường, của xã hội và của gia đ nh là hết sức quan trọng: “Trường học, gia đ nh và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”. Đồng thời, Người cũng chỉ ra cho thanh niên “Những điều nên chống: Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”. T ứ tư, giáo dục thế hệ trẻ thông qua gương người tốt, việc tốt. Đồng thời với việc yêu cầu tinh thần tự rèn luyện của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm việc giáo dục, đào tao, bồi dưỡng thế hệ trẻ thông qua những gương người tốt việc tốt: “Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất”. Để tiếp tục giáo dục thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên” theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần tập trung những nội dung cơ bản sau đây: - Vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên vừa “hồng vừa “chuyên” theo Di chúc hiện nay phải quán triệt và vận dụng sáng tạo, đầy đủ, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục thanh niên theo tinh thần Chỉ thị số 42- CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”. - Chủ động phối hợp với nhà trường, gia đ nh và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên; làm cho thế hệ trẻ hôm nay biết yêu cuộc sống, giàu lòng nhân ái, kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc, ứng xử văn minh, thanh lịch, 1792 nghĩa tình; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; bày tỏ chính kiến, đấu tranh với cái xấu. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, từng bước bài trừ các tệ nạn xã hội. - Tăng cường giáo dục thanh niên thông qua những tấm gương điển hình tiên tiến, cá nhân có thành tích vượt trội. Tăng cường định hướng giá trị thông qua các loại hình văn hóa, văn học nghệ thuật gắn với xây dựng chuyên trang, chuyên mục về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; nêu gương người tốt, việc tốt, đặc biệt là những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống để định hướng cho thanh niên phát triển loại hình văn hoá hiện đại mang tính khoa học và nhân văn, tham gia bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa; tổ chức các điểm văn hóa thanh niên theo cụm dân cư; tổ chức các hội thi, hoạt động văn hóa dân gian; tổ chức các cuộc vận động sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật dành cho thanh niên. - Nâng cao khả năng phối hợp, lồng ghép các hoạt động của Đoàn, Hội với các đoàn thể quần chúng nhân dân và các chủ thể xã hội khác nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Nghiên cứu đánh giá công tác phối hợp, lồng ghép các hoạt động của Đoàn, Hội với các đoàn thể quần chúng và các chủ thể xã hội khác trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Tăng cường ký kết các chương trình, kế hoạch liên tịch của Đoàn, Hội với các chủ thể xã hội khác chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Kiều Hương (2011) “Định hướng giá trị văn hóa của thanh niên nông thôn trong giai đoạn hiện nay”. [2] Đỗ Ngọc Hà (2015) “Những sai lệch xã hội trong thanh niên – Thực trạng và giải pháp”. [3] Nguyễn Văn Trung (1995) “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với thanh niên”. [4] Nguyễn Thị Bích Điểm (2010) “Thực nghiệm bộ tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ Đoàn cấp Trung ương”. [5] Nguyễn Thị Bích Điểm (2011) “ iải pháp nâng cao hiệu quả phong trào xung kích thực hiện cải cách hành chính của Đoàn thanh niên”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_cac_hoat_dong_tinh_nguyen_vi_cong_dong_voi_viec.pdf
Tài liệu liên quan