Vài nét về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo khoa Kiến trúc nội thất trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM với các khoa, ngành đào tạo về thiết kế như

Kiến trúc, Quy hoạch, Mỹ thuật công nghiệp và Kiến trúc Nội thất , thu hút khá

nhiều SV theo học, hàng năm các lớp kiến trúc sư, cử nhân nghệ thuật, các nhà thiết kế

nội thất ra trường, tham gia hoạt động hiệu quả trong mọi lĩnh vực và phần nào đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của xã hội ở lĩnh vực thiết kế, trở thành một

trong những trường công lập “có thương hiệu có tiếng tăm”. Tuy nhiên trải qua thời

gian khá dài đến nay, chất lượng đào tạo của trường - đối với xã hội nói chung và

ngành giáo dục đào tạo hệ đại học chưa được khẳng định rõ, chưa có những số liệu

thuyết phục để tiếp tục hấp dẫn thu hút người học nhất là trong tình trạng môi trường

đào tạo đại học ngày càng khó khăn với nhiều cạnh tranh và biến động về tuyển sinh

như những năm gần đây.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vài nét về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo khoa Kiến trúc nội thất trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 198 VAØI NEÙT VEÀ TOÅ CHÖÙC KIEÅM TRA, ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP CUÛA SV TRONG ÑAØO TAÏO KHOA KIEÁN TRUÙC NOÄI THAÁT TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KIEÁN TRUÙC TP. HCM TS. VOÕ THÒ THU THUÛY Tröôøng ÑH Kieán truùc TP.HCM Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM với các khoa, ngành đào tạo về thiết kế như Kiến trúc, Quy hoạch, Mỹ thuật công nghiệp và Kiến trúc Nội thất, thu hút khá nhiều SV theo học, hàng năm các lớp kiến trúc sư, cử nhân nghệ thuật, các nhà thiết kế nội thất ra trường, tham gia hoạt động hiệu quả trong mọi lĩnh vực và phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của xã hội ở lĩnh vực thiết kế, trở thành một trong những trường công lập “có thương hiệu có tiếng tăm”. Tuy nhiên trải qua thời gian khá dài đến nay, chất lượng đào tạo của trường - đối với xã hội nói chung và ngành giáo dục đào tạo hệ đại học chưa được khẳng định rõ, chưa có những số liệu thuyết phục để tiếp tục hấp dẫn thu hút người học nhất là trong tình trạng môi trường đào tạo đại học ngày càng khó khăn với nhiều cạnh tranh và biến động về tuyển sinh như những năm gần đây. Một trong những tồn tại là vấn đề việc tổ chức, đánh giá kết quả học tập trong các chương trình dạy và học, làm nên chất lượng đào tạo của nhà trường cần được xem xét bàn luận. Quá trình xây dựng chương trình đào tạo các năm học gần đây, đề cương bài giảng, giáo trình giáo án thường chỉ chú trọng đến các hạng mục, nội dung học thuật, thực hành thực nghiệm mà chưa quan tâm nhiều đến việc gắn mục tiêu đào tạo hay mục tiêu môn học với phần tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, dùng các kết quả học tập để làm số liệu để tư vấn về đào tạo và xây dựng chương trình, biên soạn đề cương, giáo trình bài giảng. Hiện nay, đào tạo các ngành thiết kế ngoài những môn cở sở và cơ sở chuyên ngành thì hình thức học tập chủ yếu là các đồ án thiết kế với các tiếp cận lý thuyết và thực hành và tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập có nhiều khác biệt, đó là lý do mà chúng tôi chọn trình bày tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần đồ án thiết kế trong đào tạo khoa Kiến trúc Nội thất hệ đại học. 1. Một số đặc thù về đào tạo và môn học đồ án của khoa Kiến trúc Nội thất Do tính đặc thù của ngành học, thiết kế nội thất với hình thức thực hành mang tính sáng tạo qua 12 HP đồ án (51 tín chỉ) toàn khóa – 12/65 HP bắt buộc, chuyên ngành thiết kế (số liệu từ chương trình đào tạo NK 2014 - 2015 ngành thiết kế kiến Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 199 trúc nội thất, ĐH Kiến trúc TP.HCM). Các đồ án dạng học phần thực hành có lý thuyết (5 tiết giảng đề) số tiết còn lại SV thực hành. Đồ án tốt nghiệp cuối khóa (10 tín chỉ) đánh giá kết quả cho SV tốt nghiệp ra trường. Một yếu tố không kém phần quan trọng là với hình thức đào tạo có tính truyền nghề đặc trưng của ngành đào tạo cử nhân nghệ thuật nên có quy định số SV trên GV khoảng 15 SV/GV do vậy, lớp đông sinh viên (90 – 120 SV) nên mỗi đồ án phải phân nhiều nhóm, mỗi nhóm do một giảng viên phụ trách nên dễ đưa đến tình trạng không đồng đểu trong việc thống nhất về: yêu cầu, nội dung đồ án, cũng như đánh giá kết quả học tập của sinh viên - một phần do cách thức hướng dẫn “truyền nghề” khá đặc trưng của ngành học này. Việc tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập hầu như vẫn giao hết cho giảng viên đảm trách học phần, thiếu sự quan tâm theo dõi của cấp bộ môn, khoa và trường. Hình thức đánh giá theo đồ án cũng có nhiều khác biệt và biến đổi theo thời lượng của đồ án (45t, 60t. 90t, đồ án lớn 120 tiết), gồm từ 2 đến 3 giai đoạn theo trình tự nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu → phương án, ý tưởng => xây dựng phương án (concept) => khai triển phương án thiết kế (layout) => khai triển đồ án trên phần mềm 2D và 3: nhiều điểm nhất là D - hình ảnh do vậy việc đánh giá ít nhiều cảm tính, độ chính xác tương đối đôi khi không có sự tương đồng giữa các giảng viên cùng tham gia hướng dẫn và đánh giá đồ án Có thể thấy với tính đặc thù ấy nên cần tìm những tiêu chí, hình thức, mô hình đánh giá phù hợp để bảo đảm tính khách quan, minh bạch và có thể giảm thiểu những cảm tính, chủ quan, đánh giá chính xác về năng lực của người học. 2. Hiện trạng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần đồ án Thiết kế nội thất Về chương trình bài giảng Để trình bày hiện trạng hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá trong các đồ án, đầu tiên chúng tôi sẽ giới thiệu phần đánh giá thể hiện qua một khung đề bài của đồ án thiết kế nội thất đang giảng dạy hiện nay tại khoa, và một khung đồ án của trường ngoài nước đài tạo cùng chuyên ngành từ đó có sự so sánh, phân tích, đánh giá, làm rõ hơn trước khi nhận định hiện trạng tổ chức kiểm tra đánh giá của khoa. Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM - khoa Kiến trúc Nội thất ĐH Dublin –Ireland – School of Art, Design and Printing Bachelor of Interior Design [6,7] Học phần Đồ án TKNT công trình dịch vụ nghỉ dưỡng (3TC - 90T) Đồ án Thiết kế cơ bản 1 module không gian Mục tiêu học - Đồ án cung cấp các kiến thức cơ bản 1. Đào tạo các nhà thiết kế để họ hội đủ Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 200 phần (Learning objectives) giúp cho sinh viên tìm hiểu và phân biệt các loại hình công trình dịch vụ nghỉ dưỡng, các yếu tố liên quan đến công năng sử dụng và hình thức thẩm mỹ các không gian nội thất cơ bản trong công trình khách sạn. - Sinh viên hoàn thiện kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu thiết kế, đánh giá phân tích và xây dựng nhiệm vụ thiết kế làm tiền đề cho giải pháp thiết kế nội thất. - Sinh viên thực hiện thiết kế nội thất các không gian tiêu biểu trong công trình đã chọn, áp dụng các kiến thức chuyên ngành thể hiện đồ án TKNT hoàn hảo nhất. năng lực của thiết kế nội thất và đồ nội thất thông qua việc khuyến khích thích họ chứng tỏ khả năng cao nhất về trí tuệ, sự sáng tạo và kỹ thuật. 2. Trang bị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp cận với những kỹ năng và khả năng phát triển một cách tích cực và sáng tạo để hoạt động trong lĩnh vực thiết kế phù hợp. 3. Trang bị cho sinh viên tốt nghiệp với những kỹ năng thích hợp và khả năng tự nghiên cứu và duy trì học tập. 4. Cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp với một sự hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, môi trường mà họ sẽ hoạt động như một nhà thiết kế chuyên nghiệp. 5. Để cho phép sinh viên tốt nghiệp làm một đóng góp tích cực vào việc cải thiện các tiêu chuẩn thiết kế trong xã hội. Yêu cầu kết quả học tập 1. Sau khi hoàn thành chương trình các SV sẽ có một nhận thức và khả năng về: Sự phân tích, đánh giá công việc với vai trò chuyên gia trong một nhóm thiết kế. 2. Sau khi hoàn thành chương trình các sinh viên sẽ có một kiến thức về: - Bối cảnh lịch sử, xã hội, môi trường và văn hóa, mà họ sẽ hoạt động với vai trò là nhà thiết kế - Có năng lực chuyên môn và pháp lý của một nhà thiết kế 3. Sau khi hoàn thành chương trình sinh viên có thể chứng minh năng lực trong: - Quá trình thiết kế và những yếu tố tác động của các giải pháp thiết kế của SV - Các cơ sở hình thành ý tưởng thể hiện qua những bản phác thảo 4. Sinh viên sẽ có thể chứng minh khả năng: - Áp dụng các kiến thức kỹ thuật và kỹ năng phù hợp có liên quan đến thiết kế nội thất và đồ nội thất. Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 201 - Kỹ năng khảo sát hiện trường và đối tượng thiết kế. - Khả năng thẩm định và đánh giá đề xuất các giải pháp có tính sáng tạo của SV - Khả năng nắm vững công nghệ và hiện thực hóa các giải pháp thiết kế cho các công trình có tính chất phức tạp. Nhiệm vụ thiết kế GĐ1:Thiết lập dữ liệu thiết kế Thuyết trình cá nhân các nội dung theo yêu cầu giai đoạn GĐ2:Thực hành TK nội thất (Trên giấy A3- tối thiểu 8 tờ) - Tóm tắt các thông tin GĐ1 - Các bản vẽ MBTT, MB bố trí NT, MB trần, MC có minh họa màu sắc, vật liệu, kích thước tổng quát (TL 1/50, 1/100). - Phối cảnh tiêu biểu các không gian chọn khai triển. - Bảng minh họa mẫu vật liệu, trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt. GĐ3:Khai triển vẽ kỹ thuật (Trình bày trên n tờ giấy A3) - MB phân khu chức năng tổng thể, MB bố trí NT, MB trần, MĐ, MC cần thiết, kích thước và chú thích vật liệu, cấu tạo chính (TL 1/50, 1/100). - Khai triển chi tiết sản phẩm vật dụng nội thất (TL 1/20) - Bảng thống kê trang thiết bị, vật liệudự kiến Thiết kế cơ bản 1 module không gian Trong module này, người học được giới thiệu với các nguyên tắc cơ bản về hình thức và hệ không gian trong bối cảnh thiết kế 3 chiều. Mục đích của module này là để phát triển một nhận thức về tầm quan trọng của hình thức và không gian trong thiết kế. Các tiêu chí đánh giá và trọng số (Assessment Criteria and Weighting) GĐ1 - Thiết lập dữ liệu thiết kế (3 điểm) GĐ2:Thực hành thiết kế nội thất (5 điểm) GĐ3:Khai triển bản vẽ kỹ thuật (2 điểm) - Nghiên cứu (Research) 30% - Phân tích và Phát triển (Analysis and Development) 20% - Tổng hợp / Giải pháp (Synthesis/resolution) 40% - Thể hiện (Presentation) 10% (Tuỳ môn học mà có những điều chỉnh tỉ lệ % khác nhau theo các nội dung yêu cầu) Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 202 Nhận xét - Phần mục tiêu đồ án đả phần nào nêu được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng nhưng chưa có yêu cầu về thái độ học tập Ưu điểm: - Chia nhỏ đánh giá theo các giai đoạn ứng với các bước thực hành đồ án, bao quát suốt học phần phù hợp với nhiệm vụ thiết kế thể hiện qua các hạng mục cụ thể. - Điều kiện đi tiếp đồ án dựa vào điểm đánh giá giai đọan trước nên có cơ sở để đánh giá quá thực hiện đồ án của SV, giảm thiểu sự thụ động, sao chép Hạn chế: - Nội dung đánh giá thiếu sự gắn kết với mục tiêu đồ án. - Thiếu điểm chuyên cần. - Hình thức đánh giá: sử dụng thang điểm 10, phải chấm điểm lẻ, nội dung nhiều mà điểm nhỏ, chênh lệch lớn nếu làm tròn điểm 3 GD (thiếu chính xác và phức tạp khi làm điểm cuối kỳ. - Tổ chức đánh giá: theo nhóm, dễ bị thiếu tương quan giữa các nhóm trong lớp. - Các mục tiêu, yêu cầu đào tạo rất chi tiết và định hướng rõ ràng về mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ nhân cách người học. - Tiêu chí về kết quả học tập chi tiết và liên quan chặt chẽ với mục tiêu đào tạo - Tiêu chí đánh giá có sự liên kết với mục tiêu đào tạo để đánh giá năng lực người học về các mặt: nghiên cứu, phân tích phát triển ý, giải pháp và thể hiện - Thang điểm còn chung chung, chưa thể hiện phân bổ thời gian đánh giá cụ thể. Chỉ xem xét phần mục đích và đánh giá kết quả của hai chương trình trên, có thể thấy: với hai cách thức xây dựng cơ cấu môn học nêu trên cho thấy bộ đề chương trình môn học đồ án của khoa chưa cho thấy định hướng yêu cầu đào tạo, mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ nhân cách người học qua môn học và sự gắn kết với tiêu chí đánh giá và yêu cầu kết quả học tập, năng lực SV. (Bộ đề đồ án trên đây là “cấu hình” cơ bản của hế thống các đồ án đạng giảng dạy tại khoa KTNT) Về tổ chức đánh giá kết quả học tập Hình thức đánh giá đồ án qua các giai đoạn như vậy khó tránh khỏi ít nhiều chủ quan và cảm tính của người dạy, do đặc thù ngành nghệ thuật mỗi người có những cảm nhận về thẩm mỹ, cái đẹp khác nhau. Cách chấm điểm thường là tương tác trực tiếp với sinh viên trong các giai đọan (chỉ độc lập đánh giá đồ án vào cuối học phần), nên tâm lý của giảng viên dễ bị giới hạn về thời gian và tâm lý nên có ảnh hưởng ít Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 203 nhiều trong quá trình đánh giá. Dù đề bài đã có những tiêu chí và thang điểm cụ thể, xong không tránh khỏi thiếu đồng nhất của nhóm giảng viên hay các thành viên hội đồng trong việc đánh giá chấm điểm. Cách chấm điểm thường là so sánh, phân loại từ cao xuống thấp sau đó thống nhất thang điểm và đánh giá các bài còn lại bằng cách so sánh, loại trừ dần. Khi phân nhóm, giảng viên cũng độc lập hướng dẫn và đánh giá đồ án, ít có điều kiện tập hợp nhóm hướng dẫn để thống nhất tiêu chí, phân loại (A,B,C và không đạt) các đồ án, xác định thang điểm rồi về chấm nhóm, sẽ có sự tương quan, tổng thể hơn, vì thế khó có sự đồng nhất giữa các giảng viên cùng tham gia hướng dẫn khi đánh giá đồ án. Mặt khác thì giảng viên thường bận lịch dạy, đi dạy tỉnh do vậy việc đánh giá các giai đọan và kết thúc đồ án không bảo đảm cùng thời điểm, khó có thể tập hợp để chấm chung, như vậy không thể tránh khỏi việc sinh viên thắc mắc về sự chênh lệch điểm giữa các đồ án trong một lớp hay các lớp của một khóa. Cũng do đặc thù đào tạo mà thường phải mời nhiều giảng viên thỉnh giảng, chuyên gia tham gia. Do không thường xuyên sinh hoạt chuyên môn ở tổ bộ môn, khoa nên việc cập nhật đề cương, giáo án môn học còn hạn chế, nhất là trong tình trạng quản lý như hiện nay. Điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng giảng dạy và việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Việc trả kết quả cũng còn một số tồn tại, vì tính đặc thù của đồ án mà kết quả đánh giá được GV nhận xét, phân tích và đánh giá cũng là phần sinh viên có thể học hỏi thêm về kiến thức, khả năng đánh giá thẩm định và rút kinh nghiệm cho đến nay, rất ít nhóm có điều kiện GV chấm và trả bài ngay để có những nhận xét, giải đáp thắc mắc, điểm tổng kết môn do GVHD chấm xong trả bài về khoa và SV tự lên lấy bài. Nếu GV khi chấm có ghi nhận xét, cho điểm trên đồ án thì tính thuyết phục cao xong còn không ít GV chỉ đánh giá điểm mà không nhận xét bài, SV có thể chưa “Tâm phục, khẩu phục”, đây là một tồn tại, hạn chế đối với môn học dạng đồ án. Đồ án tốt nghiệp cuối khóa của SV (18 tuần # 10 tín chỉ) cũng là một vấn đề tồn tại nhiều bất cập gây những áp lực về tâm lý cho GV và SV năm cuối khóa, về lâu dài rất cần sự xem xét bàn luận của khoa và nhà trường để tìm những giải pháp hình thức đánh giá tối ưu hơn hiện nay, nhắm đánh giá đúng và toàn diện năng lực, chất lượng của SV trước khi đưa họ vào Xã hội qua đó thấy được hiệu quả, chất lượng đào tạo của khoa và trường. Về xử lý kết quả học tập Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập chỉ dừng lại ở chỗ hoàn tất bảng điểm học phần dạy của giảng viên và xử lý điểm cho sinh viên, chưa khai thác, phân tích và sử dụng kết quả này vào việc điều chỉnh, xây dựng chương trình, đề cương môn học cũng như đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập ở cấp bộ môn, khoa nói riêng và chất lượng, đào tạo chung của nhà trường. SV tốt nghiệp ra trường mỗi năm khoa và trường Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 204 cũng không có điều kiện thống kê số lượng có việc làm và vị trí công việc Như vậy sự thiếu quan tâm đến đánh giá kết quả học tập của người học cũng như kết quả đào tạo một cách đúng mức để thấy hiệu quả thực tế của chương trình đạo tạo và chất lượng đào tạo là điều đáng lo ngại. HÌNH THỨC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ NỘI THẤT VÀ CÁC GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Trình bày: Giới thiệu, khảo sát, phân tích hồ sơ kiến trúc – đánh giá giai đoạn 1 Trình bày: phần nghiên cứu liên quan đề tài – (giai đoạn 2) Trình bày: ý tưởng, phương án thiết kế (concept) – đánh giá giai đoạn 2 Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 205 Trình bày: Thiết kế không gian 3Dmax và kỹ thuật Autocad – đánh giá giai đoạn 3 3. Một số kiến nghị, đề xuất “Một trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không?” [2, tr.164]. Qua các phần trình bày nêu trên và kinh nghiệm thực tế hướng dẫn đồ án, xin nêu một số kiến nghị, giải pháp để góp phần nào trong việc đổi mới trong về tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập cho khoa Kiến trúc nội thất cũng như các ngành đào tạo về thiết kế khác. - Trong xây dựng chương trình đào tạo, đề cương bài giảng, giáo trình giáo án nhất thiết phải gắn mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học nêu rõ yêu cầu về tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, xem nó như một vế song hành với phần đề cương bài giảng nhằm đánh giá sát sao nhất hiệu quả của chương trình dạy, chất lượng giảng dạy của giảng viên và kết quả và năng lực của người học qua đồ án, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới hình thành những nhóm tiêu chí, yêu cầu về tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập dành cho các học phần dạng đồ án thuộc các chuyên ngành thiết kế. - Giảng viên soạn thảo đề cương đồ án cần nêu rõ những mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ nhân cách người học, tiêu chí và hình thức đánh giá kết quả học tập, dành thời lượng, số tiết học của học phần để nhận xét đánh giá đồ án. Hình thức chấm đồ án ngay tại lớp sẽ tăng tính minh bạch và thuyết phục hơn, xem việc đánh giá kết quả cũng là phần học hỏi bổ ích cho SV ở HP dạng đồ án. Thực tế SV cũng rất quan tâm đến lý do mà họ có được điểm số đó. - Để tăng tính minh bạch và công bằng đồng thời kích thích động cơ học tập của sinh viên, cần công khai những tiêu chí và thang điểm đánh giá cho SV chia nhỏ các Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 206 giai đoạn và điểm đánh giá để bảo đảm bao quát quá trình, các giai đọan SV thực hiện đồ án. Như thế sẽ vất vả hơn cho giảng viên nhưng sẽ đánh giá được năng lực thật sự của người học và hạn chế việc SV sao chép, hay những “cảm tính” nếu có trong quá trình đánh giá của giảng viên. - Nên có những hình thức mở rộng đối tượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên như: sinh viên tự đánh giá các nhóm với nhau trong giai đoạn nghiên cứu và hình thành ý tưởng của đồ án để luyện tập khả năng làm việc nhóm, phản biện và đánh giá thẩm định hiệu quả nghiên cứu và tìm ý. Mở rộng sự tham gia của đối tượng ngoài xã hội như chuyên gia, doanh nghiệp liên quan đến chuyên ngành trong các hội đồng bảo vệ đồ án, các cuộc thi để có sự đánh giá, thẩm định chất lượng đào tạo của xã hội. - Thường xuyên giúp cho giảng viên và cán bộ các phòng ban cập nhật thông tin, văn bản, quy định mới về tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Các buổi sinh hoạt học thuật ở tổ bộ môn, khoa cũng cần thường xuyên chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm đánh giá, lưu giữ bài mẫu sau quá trình dạy đồ án về nội dung này. - Cần có những bộ phận, nhóm chuyên trách của khoa hay phòng khảo thí để đảm trách việc tổng hợp, khảo sát nghiên cứu, thống kê, phân tích kết quả học tập và tốt nghiệp mỗi năm học, SV tốt nghiệp có việc làm, giải thưởng SV để có số liệu cụ thể sử dụng trong việc kiểm định, tư vấn, thẩm định khi xây dựng, đổi mới các chương trình, ngành đào tạo cũng như đăng tải trên các phương tiện thông tin về thương hiệu của trường. Trang Web của khoa hay trường cần mở mục giới thiệu, cập nhật các đồ án tốt để SV tham khảo cũng như giới thiệu kết quả đào tạo trên phương tiện thông tin với xã hội. - Nhà trường đã khới động, cần khai triển nhanh, hiệu quả hơn việc tham gia các bộ tiêu chuẩn đánh giá đào tạo của khu vực và thế giới. Các chương trình mở ngành đào tạo, giáo trình xây dựng mới hay nâng cấp cần áp dụng các bộ tiêu chuẩn này. Trong khuôn khổ hội thảo “Đào tạo Kiến trúc và các ngành thiết kế, xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa” nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường Đại học Kiến trúc TP. HCM, với chủ đề “Những vấn đề của công trình, nội dung, phương pháp đào tạo nội thất với yêu cầu đổi mới” giao cho khoa Kiến trúc nội thất. Trên đây là những trăn trở và trao đổi về quá trình tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo còn tồn tại của khoa Kiến trúc nội thất. Chúng tôi mong muốn đón nhận nhiều ý kiến đóng góp và chia xẻ của đồng nghiệp và các Thầy Cô có nhiều kinh nghiệp giảng dạy trong trường quan tâm đến vấn đề này để việc dạy và học, đào tạo ngày càng được đánh giá chuẩn xác nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong xu thế đổi mới và hội nhập như mục tiêu mà Hội thảo khoa học trường hướng đến. Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 207 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Đức Danh, Bài giảng môn học Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học. Dành cho GV lớp NVSP giảng viên tại trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, tháng 6 năm 2016. 2. Nguyễn Thành Nhân (2014), Đánh giá kết quả học tập môn học theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Nxb ĐH Quốc Gia TP. HCM, 2014. 3. Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM, (2014). Tài liệu học tập học phần: Đo lường và đánh giá kết quả học tập, phương pháp thực hành. Khoa Tâm lý học. 4. Trích tài liệu “Tập huấn đánh giá trường cao đẳng của Cục khảo thí và thẩm định chất lượng giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2008, 2009. 5. Jon Wiler – Joseph Bondi, (2002 - tb) Curriculum Deverlopment (xây dựng chương trình học ND Nguyễn Kim Dung), Nxb Giáo Dục, 2005. Các website: 6. 7. https://www.dit.ie/media/library/documents/grangegorman1/programmedocuments/BADesignInteri or&Furniture.pdf 8. Một số hình ảnh đồ án của sinh viên các khóa thuộc khoa Kiến trúc nội thất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_net_ve_to_chuc_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_sin.pdf