Vaccine phòng bệnh đốm trắng cá tra kết quả thực nghiệm và triển vọng ứng dụng

Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang

ngày một phát triển và trở thành

một ngành có đóng góp đáng kể

trong kim ngạch xuất khẩu. Hiện

tại, nhu cầu cá tra cho xuất khẩu và

tiêu thụ trong nước đều tăng cao.

pdf10 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vaccine phòng bệnh đốm trắng cá tra kết quả thực nghiệm và triển vọng ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vaccine phòng bệnh đốm trắng cá tra kết quả thực nghiệm và triển vọng ứng dụng Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang ngày một phát triển và trở thành một ngành có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, nhu cầu cá tra cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều tăng cao. Giải pháp quan trọng để tạo thêm nhiều sản phẩm là nuôi công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, hạn chế chính của môi trường nuôi công nghiệp mật độ cao là các bệnh bị nhiễm khuẩn dễ có điều kiện phát triển lây lan. Để hạn chế dịch bệnh người nuôi đã sử dụng một số loại kháng sinh. Việc dùng kháng sinh trị bệnh thường tốn kém và hiệu quả không cao. Hơn nữa lượng tồn dư kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trong các nỗ lực làm hạn chế dịch bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá tra, biện pháp dùng vacxin phòng bệnh được đánh giá là có hiệu quả và kinh tế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định nghề nuôi, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã kết hợp với công ty thuốc Thú Y TW (Navetco) thực hiện đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, cá basa, cá mú, cá giò, cá hồng mỹ nuôi công nghiệp”, trong đó đối tượng được quan tâm đặc biệt là cá tra. Sau 2 năm thực hiện, nghiên cứu sử dụng vaccine phòng bệnh đốm trắng cho cá tra đã đạt đựơc một số kết quả khả quan và có triển vọng áp dụng vào thực tế. Từ tháng 1 đầu tháng 7 năm 2006, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các đợt thu mẫu cá bệnh tại Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, đồng thời, phân lập, và định danh vi khuẩn. Xác định bằng phương pháp kiểm tra sinh hoá và phương pháp PCR, kết quả cho thấy, hầu hết các mẫu cá tra bệnh đều có dấu hiệu điển hình của bệnh đốm trắng (97%) với sự hiện diện của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Thí nghiệm cảm nhiễm ngược đươc tiến hành tại phòng thí nghiệm ướt thuộc Trung tâm Giống Thuỷ Sản Nước Ngọt Nam Bộ (Viện NC NTTS2), Cái Bè, Tiền Giang. Vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đượcphân lập từ các mẫu cá bệnh. Nguồn cá tra giống sạch bệnh được cung cấp từ chương trình Chọn Giống Cá tra của Viện NC NTTS2. Kết quả nghiên cứu đã xác định, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là tác nhân gây bệnh đốm trắng trên gan, thận và lách cá tra. Kết quả thí nghiệm cũng xác định được liều gây chết 50% cá thí nghiệm (LD50) là 2,5 x 104 tế bào/0,2 ml/ cá có trọng lượng trung bình khoảng 30 gram. Khả năng đáp ứng miễn dịch của cá tra(Pangasianodon hypothalmus) đối với vi khuẩn Edw. Ictaluri của kháng thể có trong máu cá đạt cao nhất. Nồng độ kháng nguyên (tế bào vi khuẩn giết bằng formaline 0,4 %) thích hợp sử dụng chất bổ trợ Aluminum cũng được xác định (3x 109 tế bào/cá) với phương pháp vaccine tiem lần đầu vào ngày 1, lần thứ hai vào ngày 14. Từ giữa năm 2007, các thí nghiệm đánh giá hiệu quả và độ dài miễn dịch của vaccine được thực hiện tuần tự. Trước tiên, thí nghiệm công vi khuẩn vào ngày thứ 21. Sau khi tiêm vaccine, tỉ lệ sống tương đối (Relative Percent Survival- RPS*) ứng với các liều công 2LD50--, 20 LD50--, và 80LD50-- lần lượt là 97%, 93% và 71%. Điều này cho thấy khả năng bảo vệ tức thời của vaccine khá cao. Theo Bader và cộng sự (2004)**, vaccine có RPS trên 60% được xem là có hiệu quả. Với thí nghiệm công vi khuẩn sau 2 tháng tiêm vaccine, RPS ở các liều công 1,6LD50, 16LD50 và 64LD50, lần lượt là 91%, 75% và 50% cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine đã giảm nhưng vẫn còn khá hiệu quả. Từ kết quả trên cho thấy, vaccine cá tra có khả năng bảo hộ tốt có thể kéo dài trong 2 tháng. Tuy nhiên, cần phải tiến hành thêm các thực nghiệm để xác định thời gian bảo hộ lâu hơn của vaccine. Ngoài ra, cũng cần phải thực hiện thêm những nghiên cứu về độ an toàn của vaccine, nghiên cứu thay thế chất bổ trợ Aluminum bằng chất hỗ trợ chuyên dùng cho cá, đồng thời, cải tiến phướng pháp vaccine để có thể dễ dàng đưa vaccine phòng bệnh đốm trắng cá tra vào áp dụng thực tế. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng vaccine cho cá tra của Viện NCNTTS2 phối hợp với công ty Navetco đã nhận được lời mời hợp tác từ công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Vĩnh Hoàn hiện là công ty nuôi và xuất khẩu cá tra lớn thứ ba của Việt Nam. Thành viên của nhóm nghiên cứu vaccine ca tra gồm có: TS Nguyễn Văn Hảo, Cố vấn Khoa học, ThS. Nguyễn mạnh Thắng (Navetco) Chủ nhiệm Đề tài, các thành viên khác:ThS Nguyễn Nhiễm Thư, Ths Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Mộng Hoàng, Lê Thị Bích Thuỷ (Trung tâm Quan Trắc), Nguyễn Thị Hồng Vân, Hà Ngọc Nga, Đoàn Bình Minh (TTQG Giống Thuỷ Sản Nước Ngọt Nam Bộ) Nguyễn Thị Hiền *RPS = (1 - Số cá vaccine chết/ Số cá đối chứng chết)x 100.RPS được tính trên số cá vaccine và số cá đối chứng chết từ thời điểm công cho đến khi kết thúc thí nghiệm. **Bader J.A.,Shoemaker C.A and Klesius PH.,2004. Immune response induced by N- lauroylsarcosine extracted outer- membrance proteins of an isolate of Edwardsiella ictaluci in channel catfish. Fish & Shellfish Immu, vol 16, phương pháp 415-428.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvaccine_phong_benh_dom_trang_ca_tra_ket_qua_thuc_nghiem_va_trien_vong_ung_dung_7209.pdf