Kể từ đầu vụ dịch cúm gia cầm H5N1 vào
cuối năm 2003 cho đến nay, dịch cúm đã
gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nơi trên
thế giới như Việt Nam, Kampochea, Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan, Iraq, Nhật Bản,
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đã có hơn 140 triệu
gia cầm bị chết bởi virus H5N1 hoặc bị tiêu
huỷ để ngăn chặn sự lan rộng của dịch cúm
này. Và đã có 143 người bị chết trong tổng
số 244 người bị nhiễm, trong đó Indonesia
và Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất (cập nhật
ngày 09/01/2007, báo cáo của WHO),
11 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vaccine cúm gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vaccine cúm gia
cầm
Kể từ đầu vụ dịch cúm gia cầm H5N1 vào
cuối năm 2003 cho đến nay, dịch cúm đã
gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nơi trên
thế giới như Việt Nam, Kampochea, Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan, Iraq, Nhật Bản,
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,… Đã có hơn 140 triệu
gia cầm bị chết bởi virus H5N1 hoặc bị tiêu
huỷ để ngăn chặn sự lan rộng của dịch cúm
này. Và đã có 143 người bị chết trong tổng
số 244 người bị nhiễm, trong đó Indonesia
và Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất (cập nhật
ngày 09/01/2007, báo cáo của WHO), hơn
nữa khả năng lây nhiễm từ người sang
người là rất lớn, do vậy, vấn đề nghiên cứu
sản xuất vaccine phòng bệnh là một nhu
cầu rất cấp thiết.
Bảng. Số liệu thống kê người bị nhiễm và
tử vong do cúm H5N1 – Báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ngày
09/01/2007
Từ khi xảy ra vụ dịch cúm gia cầm H5N1
tới nay có rất nhiều nước tham gia nghiên
cứu sản xuất vaccine phòng bệnh cúm
H5N1 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp,
Úc, Việt Nam…, từ loại vaccine truyền
thống (vaccine bất hoạt và vaccine giảm
độc lực), đến các loại vaccine thế hệ mới
(vaccine virus tái tổ hợp; các loại vaccine
tiểu đơn vị như vaccine DNA, vaccine
vector, vaccine protein tái tổ hợp, split
vaccine).
Hình 1. Cấu trúc virus cúm A
Tuy nhiên, để kịp thời có vaccine tiêm
chủng phòng bệnh cho vật nuôi thì chiến
lược sản xuất vaccine virus tái tổ hợp là
một phương thức hiệu quả. Bằng công
nghệ di truyền ngược (reverse genetics),
vaccine được tạo ra theo hệ thống 8
plasmid (rescue plasmid system) mà nhóm
tác giả Hoffmann và cộng sự thực hiện
năm 2002. Hai plasmid mang gene HA và
NA bắt nguồn từ chủng
virus A/Vietnam/1203/04 (H5N1) mà Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo
dùng làm vaccine. Và các gene còn lại (M,
NS, NP, PA, PB1 và PB2) từ chủng virus
cúm A/Puerto Rico/8/34 (H1N1).Gene
HA được biến đổi di truyềnđể làm giảm
tính độc lực của virus cúm bằng cách cắt
bỏ ba acid amin Arginine (R), 1 acid amin
Lysine (K) và thay thế 1 acid amin Lysine
(K) bằng 1 acid amin Threonine (T), ở vị
trí 327-328, vị trí phân cắt HA1 và
HA2 của gene HA, vị trí góp phần tính độc
lực cao của virus cúm. Biến nạp 2 plasmid
mang gene HA và NA từ
chủng A/Vietnam/1203/04 (H5N1) và 6
plasmid mang các gene còn lại (M, NS,
NP, PA, PB1 và PB2) từ chủng virus
cúm A/Puerto Rico/8/34 (H1N1)vào tế
bào nuôi cấy (phôi trứng gà, hoặc tế bào
Vero, tế bào MDCK,…). Virus tái tổ hợp
này sẽ có đặc điểm kháng nguyên bề mặt
giống với chủng hoang
dạiA/Vietnam/1203/04 (H5N1). Sau đó
chọn lọc dòng virus tái tổ hợp này làm
vaccine phòng cúm H5N1.
Hình 2. Nguyên tắc tạo vaccine virus
H5N1 tái tổ hợp và cơ chế loại bỏ độc tính
ở gene HA của chủng virus cúm H5N1
Lần đầu tiên dịch cúm gia cầm xảy ra ở
Việt Nam. Do vậy, vấn đề nghiên cứu cũng
gặp nhiều khó khăn và chậm hơn so với
các nước khác. Hiện các loại vaccine đang
được sử dụng tiêm phòng cho gia cầm ở
Việt Nam là được nhập từ Trung Quốc và
Hà Lan. Theo quyết định số 1715
QĐ/BNN-TY ngày 14/07/2005 của Bộ
Nông nghiệp & PTNN về ban hành quy
định tạm thời sử dụng các loại vaccine cúm
gia cầm:
- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N2 (Trung
Quốc) tiêm cho gà: là loại vaccine dị chủng
bất hoạt, sử dụng chủng
virus A/Turkey/England/N-28/73
(H5N2).
- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N1 (Trung
Quốc) tiêm cho vịt: là loại vaccine đồng
chủng bất hoạt, sử dụng chủng
virus A/Harbin/Re-1/2003 (H5N1).
- Vaccine Nobilis Influenza H5 (Hà lan)
tiêm cho gà: đây là loại vaccine dị chủng:
sử dụng chủng
virus A/Chicken/Mexico/232/94/CPA
(H5N2).
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine tiêm
phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 cho người.
Tuy nhiên, hiện có 3 cơ sở đang nghiên
cứu thử nghiệm loại vaccine virus phòng
bệnh cúm gia cầm H5N1 cho cả người và
gia cầm như Viện Pasteur TP.HCM, Viện
Vaccine & Chế phẩm sinh học Nha Trang,
và Viện Vệ sinh & Dịch tễ Trung Ương
(Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1-
Vabiotech). Bước đầu cũng đã có một số
kết quả khả quan. Hy vọng trong một
tương lai gần chúng ta sẽ có vaccine phòng
bệnh cúm cho người và gia cầm do chính
Việt Nam sản xuất.
Song song đó thì TT CNSH TP.HCM lại
có chiến lược lâu dài hơn là nỗ lực triển
khai nghiên cứu loại vaccine protein tái tổ
hợp. Mục tiêu nghiên cứu vaccine của
Trung tâm CNSH hướng đến loại vaccine
đa năng bằng protein tái tổ hợp. Vaccine
protein tái tổ hợp có nhiều ưu điểm hơn so
với các loại vaccine truyền thống vì độ an
toàn cao hơn, giá thành thấp hơn. Dựa vào
chức năng và cấu trúc của từng protein
cúm, trước tiên Trung tâm nghiên cứu biểu
hiện 4 loại protein HA, NA, NS1 và M2
trong E.coli, sau đó thử nghiệm đáp ứng
miễn dịch của các protein này để chọn ra
protein có tiềm năng làm vaccine. Chuyển
các gene mã hoá cho protein này vào thực
vật, và sử dụng sản phẩm của thực vật
chuyển gene này để bổ sung vào thức ăn để
phòng bệnh cúm H5N1 cho gia cầm.
Vaccine đường uống là dạng vaccine đưa
vào cơ thể dễ thực hiện nhất và kích thích
đáp ứng miễn dịch tiết tại chỗ (IgA).
Mặc dù vaccine là biện pháp tốt nhất trong
việc kiểm soát và phòng bệnh nhưng cũng
cần có sự phối hợp và duy trì thường xuyên
các kế hoạch hành động, các biện pháp
kiểm soát và phòng bệnh cúm gia cầm. Do
vậy việc thiết lập các biện pháp an toàn
sinh học là hàng rào rất quan trọng ngăn
chặn sự lây truyền virus cúm bởi một số
hoạt động sau:
- Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa gia cầm
hoang dại và nội địa.
- Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa thủy cầm và
gia cầm.
- Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa gia cầm, heo,
người.
- Tiêu hủy hoàn toàn gia cầm và động vật
khác bị nhiễm virus cúm.
- Giám sát vai trò của vịt trong việc duy trì
và truyền nhiễm virus cúm gia cầm.
- Triển khai giám sát dịch tễ virus cúm gia
cầm gây nhiễm cho vịt lẻ tẻ và trên diện
rộng.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
vaccine trong việc làm giảm sự lây truyền
và phóng thích virus cúm ở vịt.
- Ngăn chặn sự vận chuyển gia cầm và các
sản phẩm gia cầm từ vùng dịch chuyển
đến.
- Xây dựng hệ thống giám sát liên tục và kế
hoạch hành động phòng dịch cúm trên qui
mô toàn cầu.
- Nghiên cứu và dự trữ sẵn vaccine phòng
bệnh và kháng sinh.
TS. Nguyễn Quốc Bình
Vũ Thủy Tiên
Tổng hợp từ:
- E. Hoffmann et al, 2002. Eight-plasmid
system for rapid generation of influenza
virus vaccines. Vaccine 20 (2002) 3165–
3170.
- Kumnuan Ungchusak, M.D., M.P.H. et
al.(2005). Probable person – to – person
transmission of avian influenza A
(H5N1). N. Engl. J. Med. Vol 352. No 4:
333-340.
- Li K.S, Y. Guan, J. Wang, G. J. D. Smith,
K. M. Xu, L. Duan, A. P. Rahardjo, P.
Puthavathana, C. Buranathai, T. D.
Nguyen, A. T. S. Estoepangestie, A.
Chaisingh, P. Auewarakul, H. T. Long, N.
T. H. Hanh, R. J. Webby, L. L.M. Poon, H.
Chen, K. F. Shortridge, K. Y. Yuen, R. G.
Webster & J. S. M. Peiris. (2004). Genesis
of a highly pathogenic and potentially
pandemic H5N1 influenza virus in eastern
Asia. Nature. Vol. 430, No.8, p.209-213.
- Menno D. de Jong et al. (2005).
Oseltamivir Resistance during Treatment
of Influenza A (H5N1) Infection. The New
England Journal o f Medicine. Vol. 353,
p.2667-2672.
- WHO (2005). Evolution of H5N1 avian
influenza viruses in Asia. Emerging
Infectious Diseases.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vaccine_cum_gia_cam_5652.pdf