Uống nước hoa hướng dương giảm đau đẻ

Đi đâu cũng nghe mấy bà bầu rỉ tai nhau: uống nước mía để

em bé sinh ra được hồng hào, ăn trứng ngỗng cho em bé

thông minh, đi bộ nhiều sau này sẽ dễ sinh, sinh bệnh viện

này tốt hơn bệnh viện kia. Và nếu muốn khi chuyển dạ

không bị đau thì ngay bây giờ nên mua hoa hướng dương

(hoa mặt trời) về nấu nước mà uống.

Uống nước hoa hướng dương giảm đau đẻ? (google image)

Mang thai lần đầu được hai tháng, nhưng khi nghe nói "trên

đời này đau nhất là đau đẻ", chị Phan Thị Mỹ Linh, ngụ ấp

Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bồn chồn mãi

không yên. Ngày nào, chị cũng đi hỏi người lớn tuổi, rồi

hỏi các tiệm thuốc tây có thuốc gì uống để không đau khi

chuyển dạ. Cuối cùng, chị phải dậy từ 5 giờ sáng để lên

thành phố tìm mua phương thuốc "đẻ không đau".

Lần lượt hỏi ở các quầy thuốc tây không có, chị tìm sang

các tiệm thuốc bắc. Một ông chủ tiệm thuốc nằm trên

đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) tư vấn cho chị: mua

hoa hướng dương khô về nấu nước uống, sau này chuyển

dạ sinh sẽ không đau đâu. Mừng vì nghĩ mình đã tìm gặp

đúng thuốc, hôm ấy chị mua hết hai trăm ngàn hoa hướng

dương khô mang về nấu uống mười ngày. Hết rồi chị lại

đón xe lên thành phố mua. Cứ như vậy, chị Linh uống nước

hoa hướng dương trong suốt bảy tháng. Tuy nhiên, theo lời

chị Linh kể lại thì khi tới giờ chuyển dạ, chị cũng đau

không kém gì những sản phụ nằm cùng phòng đợi sinh như

chị

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Uống nước hoa hướng dương giảm đau đẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Uống nước hoa hướng dương giảm đau đẻ? Đi đâu cũng nghe mấy bà bầu rỉ tai nhau: uống nước mía để em bé sinh ra được hồng hào, ăn trứng ngỗng cho em bé thông minh, đi bộ nhiều sau này sẽ dễ sinh, sinh bệnh viện này tốt hơn bệnh viện kia... Và nếu muốn khi chuyển dạ không bị đau thì ngay bây giờ nên mua hoa hướng dương (hoa mặt trời) về nấu nước mà uống. Uống nước hoa hướng dương giảm đau đẻ? (google image) Mang thai lần đầu được hai tháng, nhưng khi nghe nói "trên đời này đau nhất là đau đẻ", chị Phan Thị Mỹ Linh, ngụ ấp Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bồn chồn mãi không yên. Ngày nào, chị cũng đi hỏi người lớn tuổi, rồi hỏi các tiệm thuốc tây có thuốc gì uống để không đau khi chuyển dạ. Cuối cùng, chị phải dậy từ 5 giờ sáng để lên thành phố tìm mua phương thuốc "đẻ không đau". Lần lượt hỏi ở các quầy thuốc tây không có, chị tìm sang các tiệm thuốc bắc. Một ông chủ tiệm thuốc nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) tư vấn cho chị: mua hoa hướng dương khô về nấu nước uống, sau này chuyển dạ sinh sẽ không đau đâu. Mừng vì nghĩ mình đã tìm gặp đúng thuốc, hôm ấy chị mua hết hai trăm ngàn hoa hướng dương khô mang về nấu uống mười ngày. Hết rồi chị lại đón xe lên thành phố mua. Cứ như vậy, chị Linh uống nước hoa hướng dương trong suốt bảy tháng. Tuy nhiên, theo lời chị Linh kể lại thì khi tới giờ chuyển dạ, chị cũng đau không kém gì những sản phụ nằm cùng phòng đợi sinh như chị Theo bác sĩ Trần Văn Năm, Phó Viện trưởng Viện Y dược học Dân tộc TP. HCM, trong kinh nghiệm của y học cổ truyền, có một số vị thuốc giúp giảm thời gian chuyển dạ, điều hòa co bóp của tử cung được dùng cho sản phụ nhằm giảm đau trong quá trình sinh con. Một số vị đó là hà thủ ô, dương quy, cây kỷ tử, phá cố chi..., nhưng những vị thuốc này thường chỉ đuợc chỉ định cho thai phụ mang thai từ 4 tháng trở lên. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc ở mức độ nào thì chưa được kiểm chứng cũng như chưa có công trình nghiên cứu cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc. Theo ông, nếu có sản phụ nào đó khi chuyển dạ mà không đau thì do cơ địa của họ chứ không phải không đau vì uống thuốc này hay ăn món kia. Hiện nay cách giảm đau duy nhất khi chuyển dạ sinh là gây tê tủy sống chứ không phải nấu nước hoa hướng dương để uống Bác sĩ Năm còn cho rằng, hiện nay khi chuyển dạ sinh, cách giảm đau duy nhất mang lại hiệu quả thực sự là gây tê tủy sống. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải tìm cách nào để giảm đau mà nên chuẩn bị tâm lý cho sản phụ. Phải giải thích rõ cho sản phụ biết vì sao lại đau, cơn đau sẽ dài bao lâu, lúc nào thì hết đau... Bên cạnh đó, cần hướng dẫn sản phụ một số động tác để làm mạnh nhóm cơ sàn chậu, điều chỉnh cách tập trung phân phối hơi thở khi rặn. Đây là biện pháp cần thiết để rút ngắn thời gian chuyển dạ, giúp thai nhi ra khỏi tử cung nhanh hơn sẽ góp phần làm giảm đau hiệu quả hơn. Nói về vấn đề này, Phó trưởng khoa Sinh Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP. HCM, bác sĩ Trần Ngọc Hải, đưa ra nhận định, quá trình mang thai và sanh nở là quá trình bình thường của người phụ nữ. Đau khi chuyển dạ là một giai đoạn tất yếu nằm trong quá trình đó. Từ thời xa xưa cho đến nay, vấn đề này không có gì thay đổi. Chính vì vậy, không thể nói ăn một loại thực phẩm hay uống một loại thuốc nào đó thì có thể làm giảm đau khi chuyển dạ. Đồng ý với quan điểm này, Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Thị Nhung, giám đốc Bệnh viện Hùng Vuơng, cho rằng, cho đến thời điểm này, trong sản khoa vẫn chưa hề có một loại thuốc nào ngăn chặn được 100% cơn gò của tử cung. Chính vì vậy, khi chưa có một bằng chứng khoa học nào mà nói uống nước hoa hướng dương có thể làm giảm đau, đồng nghĩa với việc chống co thắt tử cung, là không có cơ sở khoa học. Theo các nhà chuyên môn, đau khi chuyển dạ sinh là một vấn đề tự nhiên chứ không phải là bệnh lý. Do không phải là bệnh lý nên không có cách gì đó để điều trị. Chính vì vậy mà các thai phụ không nên quá tin vào việc uống một loại thuốc hay ăn một thực phẩm nào đó để giảm quá trình đau này Đau nhiều hay ít là do tâm lý Trong cuộc chuyển dạ sinh, việc chuẩn bị tinh thần cho sản phụ rất quan trọng và cần thiết. Nó không những giúp cho việc sinh nở tiến hành một cách thuận lợi mà còn giảm được cảm giác đau cho sản phụ dù không hề dùng thuốc. Lo lắng, sợ sệt là những yếu tố làm gia tăng cảm giác đau đớn cho sản phụ. Do đó, các bác sĩ hay nữ hộ sinh cần tư vấn cho sản phụ biết sinh lý của cuộc chuyển dạ, cơ chế sinh. Ví dụ như mỗi cơn đau chuyển dạ không bao giờ quá 1 phút, nếu cứ 3 - 5 phút đau một lần thì có nghĩa là sắp sinh, lúc này nên áp dụng cách thở bụng để làm giảm cơn đau (hít vào bằng mũi và thở ra bằng đường miệng). Bên cạnh đó, nên tạo cho sản phụ những sự liên tưởng khác như hãy nghĩ đến niềm vui sướng, hạnh phúc vì sắp được làm mẹ của một đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu... Một số sản phụ không được tư vấn tâm lý trước khi chuyển dạ nên khi trải qua giai đoạn này đã vô cùng sợ hãi, không ít người sau đó không dám sinh con nữa. Mục đích của phương pháp này là làm cho cơ thể sản phụ khỏe hưng phấn mới mà quên đi cảm giác đau. Theo VnMedia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf113_9154.pdf
Tài liệu liên quan