Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp khá quen thuộc trong lĩnh vực thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN). Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này trên thực tế tại các doanh nghiệp thẩm định giá (DN TĐG) đang gặp phải nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trọng yếu nhất vẫn là cách thức xác định hệ số beta trong chi phí vốn cổ phần [ke = Rf + β*(Rm – Rf)], một thành tố quan trọng để ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC). Thực tế hiện nay, hệ số beta thường được các DN TĐG lấy từ các trang web của các công ty cung cấp dịch vụ hoặc các nguồn dữ liệu công cộng nên dẫn đến việc áp hệ số beta vào WACC cũng rất cứng nhắc. Để tháo gỡ những nút thắt còn đang vướng phải, bài viết sẽ trình bày một vài cách ước tính hệ số beta có thể vận dụng tại VN; đồng thời vận dụng một số phương pháp đã được trình bày để ước tính hệ số beta khi tiến hành thẩm định giá trị Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ước tính hệ số beta trong thẩm định giá trị doanh nghiệp - Từ lý thuyết đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A
3.1. Các giả định
Thứ nhất, Công ty cổ phần
công nghiệp cao su Miền Nam
(CASUMINA) được chính
thức niêm yết trên sàn chứng
khoán TP.HCM (HOSE) ngày
11/08/2009, vì vậy, độ dài kì ước
tính được bài viết sử dụng từ thời
điểm bắt đầu niêm yết đến khi kết
thúc năm tài khóa 2011;
Thứ hai, tần suất thu thập Ri và
Rm được tính hàng tháng để hạn
chế sự sai lệch do yếu tố phi dao
dịch gây ra;
Thứ ba, do tần suất thu thập
được tính theo tháng nên cả Ri và
Rm sẽ loại bỏ yếu tố cổ tức trong
cách tính toán (như đã trình bày ở
trên);
Cuối cùng, Rm được lấy từ chỉ
số VN-Index, thị trường mà CSM
đang giao dịch. (Bảng 1)
3.2. Beta theo thị trường lịch sử
Có một số phương pháp ước
lượng hàm hồi quy tổng thể, bài
viết sử dụng phương pháp bình
phương cực tiểu thông thường
hay còn gọi là phương pháp bình
phương nhỏ nhất hoặc phương
pháp OLS (Ordinary Least
Square).
Sau khi chạy mô hình hồi quy,
sự tương quan giữa các thành phần
Bảng 1. Tốc độ tăng giá cổ phiếu CSM (Ri)
& Tốc độ tăng chỉ số VN-Index (Rm)
Date CASUMINA VNIndex Ri Rm
11/08/09 50,0 494,2
31/08/09 79,5 546,8 46,50% 10,11%
30/09/09 130,0 580,9 49,26% 6,05%
30/10/09 114,0 587,1 -13,15% 1,06%
30/11/09 88,5 504,1 -25,36% -15,24%
31/12/09 73,5 494,8 7,63% -1,86%
29/01/10 65,0 482,0 -12,46% -2,62%
26/02/10 62,0 496,9 -4,87% 3,04%
31/03/10 62,5 499,2 0,62% 0,46%
29/04/10 64,0 542,4 2,05% 8,30%
31/05/10 55,0 507,4 -15,28% -6,67%
30/06/10 38,6 507,1 -9,39% -0,06%
30/07/10 36,0 493,9 -6,97% -2,64%
31/08/10 32,3 455,1 -10,85% -8,18%
30/09/10 30,5 454,5 -5,73% -0,13%
29/10/10 28,5 452,6 -6,78% -0,42%
30/11/10 27,2 451,6 -4,67% -0,22%
31/12/10 32,0 484,7 16,25% 7,07%
28/01/11 29,9 508,9 -6,79% 4,87%
28/02/11 23,0 461,4 -26,24% -9,80%
31/03/11 20,0 461,1 -13,98% -0,06%
29/04/11 17,7 480,1 -12,22% 4,03%
31/05/11 13,1 421,4 -30,10% -13,04%
30/06/11 13,7 432,5 4,48% 2,60%
29/07/11 12,6 405,7 -8,37% -6,40%
31/08/11 13,9 424,7 9,82% 4,58%
30/09/11 13 427,6 -6,69% 0,68%
31/10/11 11,1 420,8 -15,80% -1,60%
30/11/11 8,8 380,7 -23,22% -10,01%
30/12/11 8,9 351,6 1,13% -7,95%
Nguồn:
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 4 (14) - Tháng 5-6/2012
Nghiên Cứu & Trao Đổi
32
của chuỗi các quan sát được sắp
xếp theo thứ tự thời gian (trong
các số liệu chuỗi thời gian) hoặc
không gian (số liệu chéo) có khả
năng xảy ra, có nhiều cách để
phát hiện hiện tượng tự tương
quan này như phương pháp đồ
thị, kiểm định đoạn mạch, kiểm
định d cuả Durbin – Watson,
kiểm định Breusch – Godfrey,...
và bài viết sử dụng phương pháp
Breusch – Godfrey (BG) để kiểm
định hiện tượng này.
Tương tự, xem xét đồ thị của
phần dư, kiểm định Park, kiểm
định Glejser, kiểm định White...
là những phương pháp để phát
hiện phương sai thay đổi và bài
viết sử dụng kiểm định White để
kiểm định. Bên cạnh đó, do chỉ
sử dụng một biến độc lập là Rm,
nên bài viết không tiến hành kiểm
định hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo kết quả trong Bảng 3,
nR2 = 0,576803 có xác suất (p –
value) là 0,447568 khá lớn nên ta
chấp nhận giả thiết H0 (không có
iện tượng tự tương quan), nghĩa
là không có hiện tượng tự tương
quan bậc 1.
Theo kết quả trong Bảng 4,
nR2 = 5,013036 có xác suất (p –
value) là 0,081552 khá lớn nên ta
chấp nhận giả thiết H0 (phương
sai không đổi), nghĩa là mô hình
hồi quy Ri theo Rm không xảy ra
hiện tượng phương sai thay đổi.
Như vậy, hệ số beta theo hồi
quy của công ty CASUMINA
là 1,999222, với R2 = 0,436310,
tương ứng với việc Rm phản ánh
được 43,63% sự thay đổi Ri. Từ
hệ số beta theo phương pháp
OLS, ta có thể tính toán được
beta dài hạn của CSM là 1,7.
Beta theo phương pháp
Bottum-up
Từ số liệu Bảng 5, ta dễ dàng
Bảng 2. Kết quả hồi quy Ri theo Rm
Dependent Variable: RI
Method: Least Squares
Date: 01/02/12 Time: 22:40
Sample: 1 29
Included observations: 29
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -3.604706 2.667596 -1.351294 0.1878
RM 1.999222 0.419865 4.761586 0.0001
R-squared 0.456442 Mean dependent var -5.952069
Adjusted R-squared 0.436310 S.D. dependent var 18.80413
S.E. of regression 14.11801 Akaike info criterion 8.199251
Sum squared resid 5381.589 Schwarz criterion 8.293548
Log likelihood -116.8891 F-statistic 22.67270
Durbin-Watson stat 1.510583 Prob(F-statistic) 0.000058
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 0.527628 Prob. F(1,26) 0.474095
Obs*R-squared 0.576803 Prob. Chi-Square(1) 0.447568
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 01/02/12 Time: 22:48
Sample: 1 29
Included observations: 29
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.050269 2.692131 -0.018673 0.9852
RM -0.140882 0.465878 -0.302400 0.7648
RESID(-1) 0.161873 0.222850 0.726380 0.4741
R-squared 0.019890 Mean dependent var 1.23E-15
Adjusted R-squared -0.055503 S.D. dependent var 13.86361
S.E. of regression 14.24315 Akaike info criterion 8.248127
Sum squared resid 5274.551 Schwarz criterion 8.389571
Log likelihood -116.5978 F-statistic 0.263814
Durbin-Watson stat 1.719220 Prob(F-statistic) 0.770148
Bảng 3. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Số 4 (14) - Tháng 5-6/2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Nghiên Cứu & Trao Đổi
33
tính được hệ số D/E trung bình
giai đoạn 2006 – 2010 là 216,8%,
hệ số beta hồi quy phản ánh đòn
bẩy trung bình này. Với mức thuế
suất 25% thì Hệ số beta không
đòn bẩy là:
β
không đòn bẩy
= βOLS / [1+(1 – thuế suất) *
(D/Ebq)]
= 1.999222 / [1+(1 – 25%)*
216,8%]
= 0,7613
Kết thúc quý III năm 2011,
hệ số D/E của CSM là 139,3%,
từ đó, ta ước tính hệ số beta cho
công ty khi có xét đến đòn cân nợ
tại thời điểm hiện tại.
β
có đòn bẩy
= β
không đòn bẩy
* [1+(1 – thuế
suất) * (D/E2011)]
= 0,7613 * [1+(1 – 25%)*
139,3%]
= 1,5567
Với phương pháp này, khi hệ
số D/E thay đổi, TĐV sẽ dễ dàng
tính lại hệ số beta cho phù hợp
với thực tế. Do thời điểm hiện
tại, bài viết chỉ thu thập được
D/E vào quý III năm
2011, nếu sử dụng
D/E của cả năm 2011
thì sẽ phù hợp hơn.
Kết luận
Hiện nay, mỗi công ty chứng
khoán hoặc các công ty cung cấp
dịch vụ công cộng đều sử dụng
các cách tính hệ số beta khác
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 01/02/12 Time: 23:07
Sample: 1 29
Included observations: 29
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 142.5096 83.00232 1.716935 0.0979
RM 29.26776 12.56178 2.329906 0.0278
RM^2 1.918097 1.427612 1.343570 0.1907
R-squared 0.172863 Mean dependent var 185.5720
Adjusted R-squared 0.109237 S.D. dependent var 373.5862
S.E. of regression 352.5915 Akaike info criterion 14.66619
Sum squared resid 3232339. Schwarz criterion 14.80764
Log likelihood -209.6598 F-statistic 2.716870
Durbin-Watson stat 1.638075 Prob(F-statistic) 0.084821
Bảng 4. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi nhau nhưng tại cùng một công
ty chứng khoán thì cách tính
này được sử dụng cho tất cả các
công ty đang được niêm yết trên
thị trường. Như đã trình bày ở
toàn bộ bài viết, không có một
cách tính beta nào hoàn thiện
mà TĐV phải tùy thuộc vào đặc
trưng của từng loại hình DN cần
TĐG để lựa chọn cách ước tính
tối ưu. Chẳng hạn như nếu đặc
trưng của một công ty thay đổi
nhanh qua thời gian thì việc sử
dụng hệ số beta có kỳ ước tính 5
năm sẽ không còn phù hợp. Như
vậy, nếu biết được cách tính của
công ty cung cấp dịch vụ công
cộng thì TĐV có thể xem xét
cách tính đấy có phù hợp với DN
cần TĐG không, nếu có thì TĐV
có thể sử dụng ngay số liệu này
còn nếu không thì TĐV vẫn có
thể linh động tính toán được hệ
số beta cho phù hợp. Đây cũng
là mục đích chính mà nhóm tác
giả muốn gửi gấm qua bài viết
này l
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Damodaran, Aswath (2002), Investment
Valuation, New York: John Wiley & Sons.
ISBN 0-471-41488-3.
Bộ Tài chính, Cục quản lý giá, (2007), Tài
liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên
ngành thẩm định giá. NXB Hà Nội.
Chính phủ nước CHXHCN VN, (2011),
Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011
của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Pratt, Shannon P. & Niculita, Alina V.
(2007), Valuing a business: the analysis and
appraisal of closely held companies, McGraw-
Hill Professional. ISBN 978-0-07-144180-3.
Số liệu Báo cáo tài chính của Công ty
cổ phần công nghiệp cao su miền Nam –
CASUMINA các năm 2007; 2008; 2009;
2010; 2011.
Trần Thị Quế Giang, (2011), Rủi ro và
lợi nhuận, Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright.
TS. Đinh Thế Hiển, (2010), Định giá đầu
tư, Quyển 1, NXB Tài chính, biên dịch.
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 2.716870 Prob. F(2,26) 0.084821
Obs*R-squared 5.013036 Prob. Chi-Square(2) 0.081552
Bảng 5. Cơ cấu Nợ / Vốn chủ qua các năm Đvt: %
2006 2007 2008 2009 2010 2011
D/E 299,8 272,1 327,5 109,5 74,9 139,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uoc_tinh_he_so_beta_trong_tham_dinh_gia_tri_doanh_nghiep_tu.pdf