Không thể phủ nhận rằng những mục tiêu tham vọng là điều thiết
yếu để tạo nên động lực làm việc nhưng không nên dành quá nhiều
thời gian để suy nghĩ hoặc nói về chúng.
Các nhà quản lý thường nghĩ rằng công việc của họ là khích lệ cấp dưới
của mình bằng "những mục tiêu lớn" - tức những mục tiêu rõ ràng, khó
thực hiện, nhưng sẽ có tác động lớn tới thành công của công ty. Khoa
học hành vi từ lâu đã đề cao việc lập những kế hoạch tham vọng như
vậy, coi đó là đặc điểm của các lãnh đạo và công ty hoạt động hiệu quả.
Edwin Locke và Gary Latham trong suốt 35 năm qua đã đưa ra một loạt
những nghiên cứu tuyệt vời để chứng minh rằng những mục tiêu khó
đạt, cụ thể sẽ khiến chất lượng thực hiện công việc trở nên tốt hơn.
Thông dụng hơn, Jim Collins thì thuyết phục hàng nghìn nhà quản lý về
giá trị của cái gọi là "BHAG" - tức những mục tiêu lớn, khó khăn và táo
bạo
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ứng xử với những mục tiêu lớn của nhà quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng xử với những mục
tiêu lớn của nhà quản lý
Không thể phủ nhận rằng những mục tiêu tham vọng là điều thiết
yếu để tạo nên động lực làm việc nhưng không nên dành quá nhiều
thời gian để suy nghĩ hoặc nói về chúng.
Các nhà quản lý thường nghĩ rằng công việc của họ là khích lệ cấp dưới
của mình bằng "những mục tiêu lớn" - tức những mục tiêu rõ ràng, khó
thực hiện, nhưng sẽ có tác động lớn tới thành công của công ty. Khoa
học hành vi từ lâu đã đề cao việc lập những kế hoạch tham vọng như
vậy, coi đó là đặc điểm của các lãnh đạo và công ty hoạt động hiệu quả.
Edwin Locke và Gary Latham trong suốt 35 năm qua đã đưa ra một loạt
những nghiên cứu tuyệt vời để chứng minh rằng những mục tiêu khó
đạt, cụ thể sẽ khiến chất lượng thực hiện công việc trở nên tốt hơn.
Thông dụng hơn, Jim Collins thì thuyết phục hàng nghìn nhà quản lý về
giá trị của cái gọi là "BHAG" - tức những mục tiêu lớn, khó khăn và táo
bạo.
Không thể phủ nhận rằng những mục tiêu tham vọng là điều thiết yếu để
tạo nên động lực làm việc. Nhưng theo quan điểm của tôi, những nhà
quản lý hiệu quả không nên dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc
nói về chúng. Sau đây tôi xin nêu ra một vài lý do:
1. Đó là những mục tiêu rõ ràng về mặt chiến lược
Bạn nghĩ sao nếu tôi yêu cầu bạn đoán mục tiêu lớn của nhiều nhóm làm
việc khác nhau, từ những chàng thủy thủ trong chương trình Deadliest
Catch phát trên kênh Discovery Channel, tới đội bóng đá Mý hiện đang
tranh tài trong World Cup ở Nam Phi, tới nhà bán lẻ khổng lồ như hệ
thống cửa hàng Target?
Hẳn bạn sẽ không biết chính xác họ có bao nhiêu mục tiêu, nhưng bạn
sẽ không xa lạ gì với bản chất của các mục tiêu đó: những thuyền trưởng
muốn bắt được x tấn cua, đội bóng đá muốn thắng y trận (đỉnh điểm là
giành ngôi vô địch), còn Target thì muốn giành z% thị phần, hay lợi
nhuận, hay giá cổ phiếu. Ngay cả đối với những mục tiêu "cao quý" hơn
như giữ chân nhân tài hay giảm lượng khí thải các-bon, thì cũng không
có gì khác biệt.
Đối với phần lớn các công ty, thành công được đánh giá dựa vào những
tiêu chí vốn đã được nhiều người biết và chấp nhận. Dĩ nhiên là cũng có
những điểm khác biệt quan trọng, song các mục tiêu tham vọng hiếm khi
hướng con người ta tới những hướng đi cần thiết.
2. Các mục tiêu quá mơ hồ, không đưa ra được những hướng dẫn cụ
thể hàng ngày - hay không mang lại sự hài lòng cho nhân viên
Nếu bạn nói với một bộ phận trong công ty rằng họ cần phải nâng cao
gấp đôi mức lợi nhuận trong vòng 5 năm tới, thì họ chắc chắn sẽ không
biết từng cá nhân nên làm gì để đạt được mục tiêu đó. Một người chủ
giỏi sẽ vạch ra con đường đi tới một mục tiêu lớn, và hợp tác với nhân
viên để chia nhỏ mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ hơn, có thể chỉ
rõ những hành động cần thiết. Việc tập trung vào từng bước làm nhỏ
không chỉ giúp xác định những việc cần làm hàng ngày để đạt mục tiêu
mf nó còn tạo điều kiện giúp nhân viên có cơ hội mừng vui trước những
chiến thắng nhỏ.
3. Các mục tiêu dễ gây nản chí
Weick cũng chỉ ra rằng các công ty thường gặp nhiều khó khăn với
những mục tiêu lớn, không được chia nhỏ. Đối mặt với những thách
thức khổng lồ và vô cùng khó khăn, người ta thường sợ hãi hoặc lúng
túng không biết làm gì. Vì vậy, người chủ xuất sắc không chỉ phải vạch
ra những bước đi cụ thể mà trong từng lời nói, hành động, họ còn phải tỏ
ra cho nhân viên thấy rằng từng bước đi đó chẳng có gì khó khăn cả -
điều này sẽ giúp loại bỏ nỗi sợ hãi đồng thời củng cố lòng tin cho nhân
viên, khiến họ nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục làm thì mọi chuyện sẽ ổn cả
thôi.
Trong cuốn sách Good Boss, Bad Boss (Ông chủ tốt, ông chủ xấu - Tạm
dịch), tôi có kể chuyện một vị CEO đặt ra mục tiêu lợi nhuận rất lớn cho
công ty của mình. Con số mà ông nêu ra lớn tới nỗi có lẽ công ty phải
thực hiện chiến dịch bán hàng thành công nhất trong lịch sử hoạt động
cua mình thì may ra mới đạt được mục tiêu đó. Tệ hơn, hoạt động của
công ty đang khá bấp bênh. Họ vừa để mất một số khách hàng quan
trọng, và phải đạt được mức lợi nhuận lớn như mục tiêu của vị CEO thì
công ty mới tránh được tương lai sa thải nhân viên quy mô lớn.
Không có mấy ai cảm thấy hào hứng trước mục tiêu táo bạo đó. Thực ra,
các nhân viên ngay lập tức thể hiện những nỗi e sợ rằng mục tiêu đó có
cơ không thể thành hiện thực được bởi áp lực thời gian quá lớn, nguồn
lực hạn chế, và điều kiện thị trường khắc nghiệt. Nhưng thay vì đưa ra
một mệnh lệnh kiểu như làm-hay-là-chết, vị CEO kia tổ chức một cuộc
thảo luận để cùng nêu ra những bước đi thực tế nhằm mang lại thành
công cho chiến dịch. Chẳng mấy chốc, danh sách các việc cần làm của
công ty đã lên tới trên 100 nhiệm vụ - và điều này càng khiến nhiều
người tỏ ra hoang mang.
Nhưng mọi chuyện đột nhiên thay đổi khi vị CEO yêu cầu nhóm thảo
luận chia các nhiệm vụ đó thành hai mục: nhiệm vụ "khó" và nhiệm vụ
"dễ". Đối với mỗi nhiệm vụ được cho là dễ, ông hỏi xem ai là người có
thể thực hiện việc đó và thời hạn hoàn thành là bao giờ. Sau 15 phút,
nhóm thảo luận nhận ra rằng họ có thể hoàn thành trên nửa số nhiệm vụ
đã liệt kê chỉ trong vòng vài ngày. Sự lo lắng của mọi người giảm
xuống, và họ bắt tay vào chuẩn bị công việc để thực hiện một chuỗi
những thắng lợi nhỏ.
Kết quả ra sao? Đúng là công ty nọ đã thực hiện được chiến dịch bán
hàng thành công nhất trong lịch sử hoạt động của họ. Câu chuyện này
xảy ra năm 2009. Tuyệt vời hơn nữa, phương pháp của vị CEO còn được
đưa vào áp dụng cho năm sau. Ban lãnh đạo cấp cao (giờ đây không còn
được sự dẫn dắt thường xuyên của ông nữa) áp dụng chiến lược chiến-
thắng-nhỏ tương tự cho một chiến dịch năm 2010, và công ty họ còn
thành công hơn cả năm 2009; nguyên nhân một phần là do họ đã tự tin
hơn và một phần nữa là do họ đã phát triển được ky năng xé nhỏ mục
tiêu lớn. Họ đã biết cách làm thế nào để thực hiện nhanh chóng vô số
những mục tiêu dễ dàng để có thể tập trung vào những mục tiêu khó
hơn.
Tôi sẽ rất vui nếu biết rằng những ý kiến trên cũng phù hợp với kinh
nghiệm của bạn. Còn hiện tại thì tôi xin rút ra một kết luận riêng: những
ông chủ xuất sắc luôn đặt ra những mục tiêu đầy thách thức và họ thông
báo với cấp dưới về các mục tiêu đó. Nhưng bạn sẽ trở thành một ông
chủ tồi nếu sau khi nhân viên biết và chấp nhận các mục tiêu đó, bạn lại
khích lệ họ một cách mù quáng.
Thay vì cứ liên tục bắt họ tập trung vào cái chân trời xa xôi đó, hãy vạch
ra cho họ thấy những gì họ có thể và phải hoàn thành ngay trước mắt.
Hãy để họ tiến bước một cách bình tĩnh, với lòng tự tin, và với những
động lực xuất phát từ việc thực hiện từng bước đi nhỏ nhưng rõ ràng - và
như thế, họ sẽ có thể đạt được những mục tiêu lớn và khó khăn kia.
Quế Lâm (Theo Vnr500)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_xu_voi_nhung_muc_tieu_lon_cua_nha_quan_ly_8711.pdf