Trong các bệnh thông thường của vú có một loại
thường gây khó cho cả người bệnh lẫn thầy thuốc, đó
là khi cả hai vú bỗng có những mô sữa dày lên (không
có cục u rõ) được gọi là di sản tuyến vú.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Ung thư vú, nỗi ám ảnh của phụ nữ -Phần 3: Các bệnh thông thường của tuyến vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung thư vú, nỗi ám ảnh của phụ nữ -
Phần 3: Các bệnh thông thường của
tuyến vú
Trong các bệnh thông thường của vú có một loại
thường gây khó cho cả người bệnh lẫn thầy thuốc, đó
là khi cả hai vú bỗng có những mô sữa dày lên (không
có cục u rõ) được gọi là di sản tuyến vú.
Một phụ nữ khi sờ thấy một vùng
mô sữa dày lên ở ngực thì cứ
đinh ninh mình bị ung thư, về
phần bác sĩ sau khi khám rất kỹ đã cố gắng giải thích cặn
kẽ, nhưng đa số người bệnh vẫn bán tín bán nghi, cho
rằng bác sĩ giấu sự thật. Chứng đau vú này lại khá dai
dẳng nên càng dễ làm suy sụp tinh thần các chị em.
Trường hợp đó đòi hỏi thầy thuốc phải kiên trì chăm sóc
và giải thích.
Áp xe vú: Thường gặp ở các bà mẹ trẻ mới sinh con lần
đầu và cho con bú. Khoảng hai ba tuần lễ sau khi sinh,
triệu chứng nhiễm trùng rất rõ: người nóng sốt, vú căng
to, rất đau nhức, da vú đỏ lên. Không cho con bú cũng có
thể bị áp xe, thường ở vị trí quanh quầng vú.
Có một loại tương tự áp xe vú, đó là bệnh lao vú. Bệnh
này tuy hiếm nhưng cần được định bệnh chính xác để
điều trị có hiệu quả.
Bọc sữa: Đang thời kỳ cho con bú, nhiều bà mẹ rất băn
khoăn khi sờ ngực thấy một khối tròn, mềm như trái nho
hoặc lớn hơn, bóp thì nhão nhão nhưng không đau và có
thể lớn lên thêm sau những cơn căng sữa. Đó là một bọc
chứa sữa ứ lại do một ống sữa bị tắt. Bác sĩ có thể đoán
bệnh dễ dàng, mà phần lớn các bà mẹ cũng tự đoán
được chứng này.
Bà mẹ nào kiên trì nặn ra đôi khi làm xẹp được bọc sữa.
Nhưng thường thì bọc này không xẹp. Nếu chọc rút cũng
chỉ được một ít chất sữa hơi sệt như kem đặc, chứ không
xẹp hoàn toàn. Không nên để cho y tá hoặc bác sĩ mổ
rạch bọc sữa như mổ áp xe, vì hoặc là sẽ phình lại như cũ
nếu chỉ rạch nhẹ, hoặc là sữa trong vú sẽ chảy ào ạt khó
lành vết thương, thậm chí bị nhiễm trùng nếu vết mổ khá
rộng.
Bác sĩ chuyên khoa khi chẩn đoán chính xác sẽ khuyên
bà mẹ nên dứt sữa nếu cháu bé đã bú trên 12 tháng, bọc
sữa sẽ nhỏ từ từ và sau vài tháng có thể lặn mất. Nếu bọc
teo lại nhưng vẫn không lặn, bác sĩ có thể mổ lấy bọc cho
người bệnh yên tâm. Trường hợp bà mẹ không nỡ dứt
sữa vẫn có thể tiếp tục cho con bú và đành chấp nhận
việc bọc sữa có thể to lên gây vướng víu khó chịu. Còn
khi bị đau nhức vì bội nhiễm thì không cách nào khác hơn
là phải dứt sữa.
Bất thường của núm vú và quầng vú: Núm vú bị co kéo,
còn gọi là bị “lúm”, hay là vú đĩa. Chứng này có thể xuất
hiện ở bất cứ tuổi nào, có khi đã thấy từ lúc thiếu nữ bắt
đầu nảy nở ngực, gọi là bẩm sinh. Đây là trường hợp
thường gặp, khoảng mười phụ nữ thì một người có lúm
núm vú, một phần hoặc toàn phần, một hoặc hoặc hai bên
vú, thường kỳ hoặc lúc bị lúc không. Đây cũng được kể là
bình thường do có thay đổi tuyến sữa ở vùng nằm sau
núm vú. Tuy nhiên đôi khi chứng này báo hiệu bắt đầu
một ung thư, do vậy nên đi khám bác sĩ khi thấy núm vú
bất thường so với trước đó.
Có người lại có thêm núm vú hoặc vú nhỏ, có thể đó là
núm vú thứ ba, người ta gọi là vú phụ. Có người có cả đôi
vú phụ. Các vú “lạc chỗ” này thường nằm dọc theo đường
đi từ nách đến háng. Thường các núm vú hoặc vú này
nằm gần nách và bị lầm với mụt ruồi. Khi có kinh hoặc
đang có thai, vú có thể hơi căng đau, và đôi khi ứa sữa.
Đây không phải là bệnh mà cũng không có gì nguy hiểm,
chẳng qua là dấu vết còn sót lại của thời kỳ thai phôi trong
bụng mẹ.
Quanh núm vú có một vùng da đậm màu, đường kính
thay đổi từ 1-3 cm hoặc hơn, đó là quầng vú. Trên mặt
quầng vú rải rác có chừng hai mươi chấm nhỏ nhô lên gọi
là các hột Montgomery. Đó là các đầu ra của các ống dẫn
sữa phụ. Một vài hột Montgomery có thể nhô cao hơn và
hơi đau cũng có thể khiến phụ nữ lo âu, lại còn thêm một
tí dịch ứa ra, nhất là vào lúc có thai hoặc cho con bú. Trên
quầng vú và quanh nó, đôi khi có nhiều sợi lông tơ bị coi
là mất thẩm mỹ. Lông này chẳng nguy hại gì cho tuyến vú,
nhưng lại dễ bị viêm hay tươm máu nhẹ. Thêm một
nguyên nhân gây lo lắng cho phụ nữ!
Núm vú hoặc cả quầng vú bị ngứa lở và tươm nước:
Thường là do dị ứng áo lót ngực. Cần thay loại áo khác,
lúc ở nhà nên bỏ không mặc áo lót, tắm rửa sạch sẽ, nếu
cần thì nhờ bác sĩ khám qua và cho vài thứ thuốc.
Chảy nước, chảy máu ở đầu núm vú (ứa dịch hoặc tiết
dịch núm vú): Thường gặp ở thiếu nữ tuổi đôi mươi cho
đến phụ nữ ngoài 40, do các nguyên nhân như dãn ống
sữa, viêm ống sữa, bướu lành trong ống sữa, và ung thư
trong ống sữa.
Dịch ứa ra là một thứ nước trong vắt hoặc chỉ hơi đục,
dầu ở lứa tuổi nào cũng không có gì đáng lo vì chẳng liên
hệ tới bệnh ác tính. Nhưng dù giải thích thế nào thì cũng
khó mà làm dịu nỗi lo của nhiều người, nhất là khi dịch ứa
ra từ nhiều lỗ ở đầu núm vú, thậm chí ở cả hai tuyến vú:
“Bác sĩ cứ nói là chẳng sao, nhưng uống bao nhiêu ampi,
dexa rồi mà cũng vậy. Mới khô được vài tháng chưa kịp
mừng thì nay đã bị lại, bây giờ mất tinh thần quá bác sĩ ơi,
làm sao chữa dứt giùm”. Chữa dứt liền? Đâu phải dễ! Cho
thuốc kháng sinh, kháng viêm có khi hết có khi không.
Thật ra thầy thuốc nhiều kinh nghiệm đều biết rằng cho
thuốc là để người bệnh… đừng lo, chứ thường thì triệu
chứng trở đi trở lại nhiều lắm trong vài tháng hoặc một hai
năm rồi cũng khỏi.
Chỉ khi nào ứ dịch từ một lỗ núm vú, kéo dài khá lâu và
người bệnh lại quá ám ảnh “bệnh dữ” bác sĩ chuyên khoa
mới quyết định mổ lấy trọn một ống sữa (chứ không phải
cắt bỏ vú), lấy ra coi thì thấy ống sữa bị nở lớn, do đó chất
dịch tụ lại nhiều. Đừng đòi mổ khi không cần thiết, vì đây
là kỹ thuật rất tinh vi đòi hỏi bác sĩ có tay nghề. Dịch ứa ra
hơi nhờn nhờn, đôi khi có màu hồng lợt thì cũng chỉ có ý
nghĩa như tình huống vừa kể.
Còn khi nặn ra thấy có chất dịch đỏ sậm như máu thì sao?
Nếu ở tuổi dưới 30 đa phần cũng có nguyên nhân lành
tính. Trong các trường hợp đó, bác sĩ thường cẩn thận
cho xét nghiệm chất dịch tìm tế bào lạ và làm siêu âm vú.
Nếu thấy có gì khả nghi thì mổ lấy ống sữa. Có ba tình
huống: dãn ống sữa, bướu lành hoặc ung thư, mà khả
năng bị ung thư thường hiếm hơn hai tình huống đầu.
Ngay cả bị ung thư trong trường hợp này cũng dễ điều trị
vì bướu còn nhỏ.
Bác sĩ Nguyễn
Cuối cùng, để xác định bệnh ung thư,
bác sĩ có thể tiến hành mấy phương
pháp:
Khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa
khám thật kỹ để đánh giá sự lành
hoặc ác tính của một cục trong vú và
cho làm các xét nghiệm cần thiết.
Nhũ ảnh: Chụp X-quang vú, giúp phân biệt lành hay ác
tính.
Chấn Hùng (bên
phải) đang phẫu
thuật một ca bị
bướu lành ở vú.
(Ảnh: N.
Phương/NLĐ)
Siêu âm: Giúp phân biệt một cục, một khối lỏng (nang)
hoặc khối đặc (lành hoặc ác tính). Các bác sĩ siêu âm có
thể định vị các tổn thương nhỏ để hướng dẫn chọc hút
bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết.
Việc kết hợp khám lâm sàng, siêu âm và nhũ ảnh giúp rất
nhiều cho việc chẩn đoán.
Sinh thiết: Chọc hút bằng kim nhỏ theo phương pháp FNA
(Fine Needle Aspiration) rất phổ cập. Vì kim nhỏ nên ít
đau, chị em sẽ đỡ sợ, lợi cho chẩn đoán.
Sinh thiết bằng kim (Needle biopsy) có giá trị rất lớn. Còn
sinh thiết mổ thì thực sự là cuộc giải phẫu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_thu_v2_7078.pdf