Xuất độ ung thư vú hàng năm đang gia tăng ở nhiều quốc gia, với hơn
1 triệu phụ nữ sẽ mắc bệnh này mỗi năm trên khắp thế giới. Hiện nay, ung
thư vú là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ ở nước ta. Theo thống kê ghi
nhận được thì ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ thì có 30 người bị mắc bệnh ung
thư vú, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 20 người. Ung thư vú rất hiếm khi
xảy ra trước tuổi 20 và ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Tần suất bệnh tăng lên
dần đến 50 tuổi và sau mãn kinh tần suất này tăng chậm lại.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ung thư vú -Bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung thư vú - Bệnh ung thư
hàng đầu ở phụ nữ
Tình hình bệnh ung thư vú hiện nay như thế nào?
Xuất độ ung thư vú hàng năm đang gia tăng ở nhiều quốc gia, với hơn
1 triệu phụ nữ sẽ mắc bệnh này mỗi năm trên khắp thế giới. Hiện nay, ung
thư vú là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ ở nước ta. Theo thống kê ghi
nhận được thì ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ thì có 30 người bị mắc bệnh ung
thư vú, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 20 người. Ung thư vú rất hiếm khi
xảy ra trước tuổi 20 và ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Tần suất bệnh tăng lên
dần đến 50 tuổi và sau mãn kinh tần suất này tăng chậm lại.
Nguy cơ gây ung thư vú là gì?
Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú nhưng gần một nửa
bệnh nhân không xác định được yếu tố nguy cơ rõ ràng.
1. Các yếu tố nguy cơ cao
Tuổi: Tần suất của bệnh tăng theo mỗi thập niên của cuộc đời. 85%
trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Tiền căn gia đình: Người có hai hoặc nhiều người quan hệ huyết
thống hàng thứ nhất (mẹ, chị em gái, con gái) bị ung thư vú hoặc ung thư
buồng trứng, đặc biệt là trước mãn kinh sẽ có nguy cơ ung thư vú tăng gấp 5
– 10 lần so với người bình thường.
Tiền căn cá nhân: Những phụ nữ có tiền căn ung thư vú trước đó sẽ
tăng nguy cơ phát triển ung thư vú đối bên.
2. Các yếu tố nguy cơ trung bình
Các yếu tố này làm tăng nguy cơ ung thư vú 1,5 – 2 lần.
Đậm độ vú trên nhũ ảnh: Phụ nữ chụp nhũ ảnh có kết quả cho thấy
có nhiều vùng tăng đậm độ thì có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người có
kết quả chụp nhũ ảnh chủ yếu là mô mỡ.
Kết quả sinh thiết bất thường: Sinh thiết là lấy một phần mô vú để
xem cấu tạo của nó dưới kính hiển vi. Nếu kết quả nhưtăng sản mô tuyến vú,
tăng sản không điển hình thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong khi đó,
thay đổi sợi bọc hoặc bướu sợi tuyến không tăng nguy cơ ung thư vú.
Tiếp xúc tia xạ: Xạ trị vào thành ngực liều cao (sau điều trị bệnh
Lymphôm) cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3. Các yếu tố nguy cơ khác
Chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ có kinh sớm (trước 12 tuổi), chu kỳ kinh
đều thì có nguy cơ ung thư cao gấp 4 lần người có kinh lần đầu trễ (sau 13
tuổi) và có chu kỳ kinh dài, không đều. Có kinh trễ làm giảm nguy cơ ung
thư vú khoảng 25% mỗi năm. Phụ nữ mãn kinh tự nhiên sớm (trước 45 tuổi)
giảm phân nửa nguy cơ ung thư vú so với chính họ nếu mãn kinh sau 55
tuổi. Mãn kinh trước 35 tuổi giảm 60 – 70% nguy cơ ung thư. Nguy cơ ung
thư vú tăng dần theo độ tuổi mãn kinh, cứ 1 năm chưa mãn kinh thì nguy cơ
ung thư lại tăng thêm khoảng 4%. Vì phụ nữ châu Á có kinh lần đầu trễ và
tuổi mãn kinh sớm hơn phụ nữ Mỹ nên tần suất ung thư vú ở phụ nữ Châu Á
thấp hơn phụ nữ Mỹ.
Thai kỳ và cho con bú: Đây là yếu tố giúp phụ nữ giảm nguy cơ ung
thư vú. Phụ nữ có thai lần đầu đủ tháng khi dưới 20 tuổi thì nguy cơ ung thư
chỉ bằng phân nửa người không có con. Mỗi lần có thai sau đó thì nguy cơ
ung thư giảm thêm khoảng 7%. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ này giảm khi
tuổi có thai lần đầu đủ tháng tăng (mang thai trễ) thậm chí phụ nữ có thai sau
32 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn người không có con.
Điều trị hormon thay thế:
Sau mỗi 5 năm điều trị estrogen thay thế thì nguy cơ ung thư vú tăng
10%. Sau mỗi 5 năm điều trị estrogen - progestin thay thế thì nguy cơ ung
thư vú tăng cao hơn: 25 - 40% (mặc dù dùng estrogen kết hợp với progestin
ở phụ nữ không cắt tử cung là để giúp bảo vệ nội mạc tử cung).
Béo phì: làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, tăng tỉ lệ
tái phát cũng như giảm thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư vú. Có sự
liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và tử suất ung thư vú. BMI càng lớn
thì khả năng mắc bệnh ung thư vú càng cao.
BMI = trọng lượng (kg) / chiều cao2 (cm)
Các ung thư khác: Ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,
ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Tuy vậy, ung thư vú vẫn có thể xảy ra đối với những người được cho
là ít có nguy cơ mắc bệnh (nam giới, phụ nữ trẻ).
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú?
Trong thời đại ngày nay, phụ nữ nên trang bị cho mình kỹ năng tự
khám vú, giúp phát hiện bệnh sớm (khả năng trị khỏi bệnh cao). Phụ nữ nên
bắt đầu tự khám vú từ lứa tuổi đôi mươi và trong suốt cuộc đời. Nếu thấy
mình có các nguy cơ kể trên thì cũng đừng lo lắng thái quá mà nên đi kiểm
tra định kỳ (khám rà tìm hay còn gọi là tầm soát).
Cách tự khám tuyến vú
- Nên tự khám hàng tháng, lúc sạch kinh
- Tự khám lúc trước khi tắm hoặc trước khi đi ngủ, nơi kín đáo, đủ
ánh sáng
- Đứng trước gương, ở trần, cánh tay buông xuôi hai bên hông, rồi
đổi tư thế hai tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước. Quan sát,
so sánh 2 vú, da vú, ấn nhẹ núm vú xem có tiết dịch hay không
- Nằm ngữa, kê gối dưới vai phải, dùng các ngón tay trái (bàn tay
xòe thẳng) nhẹ nhàng áp sát tuyến vú. Khi khám vú trái thì đổi tư thế ngược
lại
- Khám vùng nách để tìm hạch.
Khi thấy có gì khác lạ trong tuyến vú, đừng nên giấu kín mà nên trao
đổi với người thân và đi khám để được bác sĩ tư vấn. Càng không nên tự ý
điều trị theo những cách sai lầm (đắp lá, đắp thuốc, lấy nhân của khối
bướu…) vì sẽ làm khối bướu bùng phát, tiến triển nhanh, rất khó trị.
Bệnh có những triệu chứng nào?
Ở giai đoạn sớm bệnh nhân chỉ sờ thấy một hạt cứng nhỏ không đau.
Khi khối bướu lớn, bệnh nhân sờ thấy một cục hoặc một chỗ dầy lên ở tuyến
vú có thể kèm theo:
- Hạch nách, hạch cổ
- Da vú dày giống da cam (vỏ cam)
- Thay đổi ở da vú, quầng vú và núm vú (nóng, đỏ, sưng, loét lâu
lành).
Khi một phụ nữ thấy có bất cứ triệu chứng nào kể trên nên đến bác sĩ
khám để xác định rõ là ung thư vú hay các bệnh lý lành tính của tuyến vú mà
có thể điều trị khỏi như: bướu sợi tuyến, viêm hoặc áp xe vú, viêm – loét
núm vú, bọc sữa hoặc viêm tắc tuyến sữa ở người cho con bú, viêm tuyến vú
sau bơm silicon, thay đổi sợi bọc tuyến vú.
Bệnh được xác định bằng cách nào?
Để xác định có mắc bệnh ung thư vú hay không, bệnh nhân sẽ được
khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm vú, chụp nhũ ảnh, thử tế bào và đôi khi
phải sinh thiết những tổn thương nghi ngờ ở vú. Khi đã xác định bệnh, bác sĩ
sẽ đánh giá giai đoạn bệnh và lên kế hoạch điều trị.
Bệnh được điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị ung thư vú cũng như các ung thư khác ở
nước ta được cập nhật không khác gì thế giới. Điều trị ung thư vú là sự phối
hợp các phương pháp phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nội tiết, liệu pháp
sinh học… Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, yếu tố tiên lượng, tiên đoán,
bệnh lý đi kèm, hoàn cảnh cụ thể và mong muốn của mỗi người bệnh mà sẽ
áp dụng cách thức điều trị sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả điều trị
cao nhất.
Phẫu trị thường là sự lựa chọn đầu tiên cho đa số trường hợp ung thư
vú. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) thì việc điều
trị sẽ dễ dàng và tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 80% đến hơn 90%. Ở giai đoạn 3
khả năng trị khỏi bệnh thấp hơn các giai đoạn trước (chỉ khoảng 40%) và ở
giai đoạn 4 kết quả khỏi bệnh dưới 20%. Sau phẫu trị, bác sĩ lấy các bệnh
phẩm làm xét nghiệm để đánh giá các nguy cơ tái phát bệnh, các yếu tố dự
đoán đáp ứng với các liệu pháp điều trị tiếp theo như hóa trị, xạ trị, nội tiết,
sinh học.
Phẫu thuật bảo tồn vú là gì?
Trước đây, phẫu thuật thường được tiến hành là cắt bỏ trọn một vú
còn gọi là phẫu thuật đoạn nhũ (tàn phá rộng). Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú
chỉ cắt bỏ khối bướu và giữ lại phần lớn mô vú. Phẫu thuật này cùng với
phẫu thuật tái tạo vú tức thì hoặc tái tạo vú sau khi bệnh đã ổn định là một
tiến bộ giúp giải quyết nhu cầu thẩm mỹ, đem lại tâm lý tự tin cho phụ nữ
sau điều trị bệnh.
Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản?
Mắc phải bệnh ung thư là điều không ai muốn, đặc biệt là ung thư vú
vì nó ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ rất nhiều không chỉ về vấn đề
sức khỏe, thẩm mỹ mà điều cần nói đến ở đây là “thiên chức làm mẹ”. Các
nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ổn định nhiều năm sau khi điều trị có thể có
con với rất ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên việc có thai cũng
có thể làm tăng các nội tiết tố có thể kích hoạt ung thư. Do đó chị em phải
hết sức cân nhắc trước khi quyết định mang thai. Thường sau khi điều trị
khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong một thời gian xem có nguy cơ
tái phát bệnh trở lại không. Việc quyết định mang thai sẽ được bác sĩ tư vấn
giúp bệnh nhân có quyết định đúng đắn, thấy rõ những nguy cơ có thể xảy ra
đối với bệnh.
Làm gì khi biết mình bị ung thư vú?
Khi nghi ngờ hoặc biết mình bị ung thư vú, đa số các phụ nữ rất lo
lắng vì sợ mất vú do phẫu trị, thời gian điều trị kéo dài, chi phí tốn kém, tác
dụng phụ của điều trị, gia đình, con cái, công ăn việc làm, bệnh không qua
khỏi… Ngày nay, với những tiến bộ của chẩn đoán và điều trị, tử vong do
bệnh lý này đã giảm rất nhiều so với các thập niên trước. Các tiến bộ về
phẫu trị, hóa trị (ít tác dụng phụ hơn hoặc kiểm soát tốt hơn), xạ trị, liệu
pháp sinh học… đã giải quyết những mối lo âu này. Tùy theo giai đoạn
bệnh, các yếu tố tiên lượng, tiên đoán và tùy từng hoàn cảnh của người bệnh
mà phác đồ điều trị sẽ được áp dụng phù hợp để đạt được hiệu quả điều trị
cao nhất. Vì vậy, khi đã biết mình mắc bệnh, phụ nữ nên bình tĩnh và tuân
thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị của mình.
Làm gì đề phòng ngừa (làm giảm nguy cơ) ung thư vú?
Các yếu tố có thể thay đổi trong việc phòng ngừa ung thư vú
Yếu tố Ảnh hưởng Chú thích
Yếu tố sanh sản hoặc
hormon
Mang thai dưới 30 tuổi Giảm nguy cơ 30%
Sanh nhiều con Giảm nguy cơ 20%
Cho con bú Giảm nguy cơ ít Người cho con bú
trước 29 tuổi và trên 4 tháng
Thuốc ngừa thai uống Tăng nhẹ nguy cơ khi
đang dùng
Không tăng nguy cơ
sau khi ngưng dùng trên 10
năm
Điều trị hormon thay
thế
Tăng nguy cơ 50%,
dùng trên 15 năm
Nguy cơ cao nhất ở
người có tiền căn gia đình
Lối sống
Ăn trái cây rau cải, dầu
oliu và những sản phẩm từ
đậu nành
Giảm nguy cơ
Uống rượu Tăng nguy cơ Tỉ lệ với số lượng uống
Tập thể dục Giảm nguy cơ Tỉ lệ với số lượng
Béo phì Tăng nguy cơ Đối với phụ nữ mãn
kinh
Phòng ngừa có nghĩa là làm giảm nguy cơ có thể dẫn đến bệnh. Phụ
nữ nên lưu ý các nguy cơ kể trên để thiết lập cho mình những thói quen như:
- Cho con bú giúp giảm 4,3% nguy cơ ung thư vú sau mỗi 12
tháng cho con bú, khả năng bảo vệ này chỉ rõ ràng sau nhiều năm cho con
bú.
- Dành thời gian 20 đến 30 phút để tập thể dục đều đặn mỗi ngày,
đi bộ là tốt nhất. Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Tập thể dục càng nhiều thì càng giảm nguy cơ ung thư vú. Người phụ nữ tập
thể dục trước khi có kinh lần đầu và trước khi mãn kinh giảm nguy cơ ung
thư vú rõ rệt. Tập thể dục trung bình 4 giờ mỗi tuần trong thời gian dài sẽ
giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 30% (thời gian tập ngắn không đạt được
điều này).
- Ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh béo phì.
- Tránh những lo lắng thái quá.
- Biết cách tự khám tuyến vú.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung thu vu-benh ung thu hang dau o phu nu.pdf