Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành
bộ phận.
Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những
tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại,
chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể
trên bị đảo lộn. Tế bào mớixuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế
bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và
cũ tạo thành khối gọi là "khối u", bướu hay "tumor". Khối u (bướu) có thể
"lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu lành thường không độc hại
như bướu độc.
Bướu lành:
-Ít khi gây tử vong
-Thường không cần giải phẫu để cắt
-Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
-Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
-Có thể gây tử vong
-Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
-Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
-Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối
ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood
vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Ung thư vòm miệng và cổ họng Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung thư vòm miệng và cổ họng
Phần 1
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 29 ngàn người bị ung thư vòm miệng
& cổ họng. Vòm miệng và cổ họng có nhiều phần, xem hình vẽ:
Hiểu biết căn bản về ung thư
Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành
bộ phận.
Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những
tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại,
chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể
trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế
bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và
cũ tạo thành khối gọi là "khối u", bướu hay "tumor". Khối u (bướu) có thể
"lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu lành thường không độc hại
như bướu độc.
Bướu lành:
- Ít khi gây tử vong
- Thường không cần giải phẫu để cắt
- Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
- Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
- Có thể gây tử vong
- Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
- Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
- Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối
ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood
vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể.
Tế bào ung thư có thể “bám“ vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối
u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các
bộ phận này. Sự lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“.
Ung thư vòm miệng là một phần của ung thư đầu cổ. Hầu hết ung thư
vòm miệng xuất hiện tại lưỡi và "sàn" của miệng. Ung thư vòm miệng
thường bắt đầu từ loại tế bào có tên squamous.
Tế bào ung thư cũng lan đến các phần khác tại cổ, phổi và các bộ phận
trong cơ thể. Khối u mới có cùng loại tế bào ung thư như khối u nguyên
phát.* Thí dụ khi ung thư vòm miệng lan đến phổi, tại phổi tế bào ung thư
tìm thấy là tế bào ung thư vòm miệng, và được gọi là ung thư vòm miệng lan
đến phổi, được chữa trị như ung thư vòm miệng.*
Những người dễ bị ung thư vòm miệng:
Bác sĩ không thể giải thích tại người này bị ung thư mà kẻ khác không
bị. Tuy nhiên ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, không lan từ người
nọ sang người kia. Những người có các yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư
không hẳn là sẽ bị ung thư. Các yếu tố này bao gồm:
§ Thuốc lào thuốc lá và những chế phẩm là nguyên nhân chính dẫn
đến ung thư vòm miệng. Dùng thuốc lào thuốc lá càng lâu, tỷ lệ rủi ro càng
cao, nhất là những nguòi vừa dùng thuốc lá vừa uống rượu; khoảng 75% các
ca ung thư vòm miệng là những nguòi hút thuốc lá, uống rượu hoặc dùng cả
hai thứ.
§ Rượu: uống càng nhiệu rượu tỷ lệ ung thư vòm miệng càng cao, tỷ
lệ này lên cao hơn nữa khi dùng cả thuốc lá.
§ Ánh nắng gia tăng tỷ lệ ung thư môi; dùng son hoặc các loại kem
thoa môi, đội mũ nón để chắn ánh nắng giúp giảm tỷ lệ ung thư môi.
Ngừng hút thuốc giảm tỷ lệ ung thư vòm miệng, và giảm tỷ lệ ung thư
phổi, thanh quản, miệng, tụy tạng, bàng quang và thực quản. * Có nhiều
nguồn hỗ trợ giúp bạn ngừng hút thuốc:
1) The Cancer Information Services tại 1-800-4-CANCER có thể giúp
bạn với những tin tức về việc ngưng hút thuốc
2) Bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn có thể giúp bạn cách ngưng hút thuốc
3) Bác sĩ có thể giải thích về các chương trình giúp cai thuốc lá, dùng
thuốc cai như bupropion, các loại nicotine dán trên da, kẹo ngậm, kẹo cao su
... giúp bạn qua cơn ghiền.
4) The National Cancer Institute the Information Reources có tin tức
về các chương trình cai thuốc lá do chính phủ liên bang bảo trợ, hãy tìm đọc
tại trang mạng:
Một số tài liệu cho rằng ăn không đủ rau trái có thể gia tăng nguy cơ
bị ung thư vòm miệng. Các chuyên gia cũng đang tìm hiểu xem nhiễm trùng
svk human papillomavirus (HPV) có gây ung thư vòm miệng hay không.
Nếu nghi ngại về ung thư, bạn hãy đi khám bệnh, gặp bác sĩ hoặc nha
sĩ và thảo luận với họ mối lo âu của mình. Bác sĩ và nha sĩ có thể sẽ khuyên
bạn ngừng hút thuốc lá và giảm uống rượu; đây là hai sự thay đổi quan trọng
nhất có thể ngăn ngừa ung thư vòm miệng. Nếu thích tắm nắng, bạn hãy
dung những loại sáp để bảo vệ môi hoặc đội mụ nón để tránh ánh nắng mặt
trời.
Chẩn bệnh sớm
Khám bệnh định kỳ là dịp tốt đẹp nhất để bác sĩ hoặc nha sĩ khám
răng miệng và tìm dấu vết ung thư. Nhắc nếu bác sĩ hoặc nha sĩ không khám
răng miệng thường xuyên.
Triệu chứng
Những triệu chứng thông thường bao gồm:
• Mảng da trong miệng có màu trắng, trắng pha đỏ hoặc màu đỏ trong
miệng hoặc trên môi
• Mảng trắng (leukoplakia) thường thấy nhất; đôi khi mảng trắng trở
thành ung thư.
• Mảng trắng pha đỏ (erythroleukoplakia) hiếm hơn nhưng thường trở
thành ụt
• Mảng đỏ (erythroplakia) có màu đỏ tươi và sẽ trở thành ung thư.
• Vết lở không lành
• Chảy máu trong miệng
• Răng lung lay
• Khó nuốt thức ăn
• Hàm răng giả không vừa vặn nữa
• Cục u ở cổ
• Đau tai
Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, nên đi khám bệnh để tìm
nguyên nhân và chữa trị càng sớm càng tốt, nhiễm trùng hoặc vài chứng
bệnh khác cũng có thể tạo ra những triệu chứng kể trên.
Chẩn bệnh
Nếu có triệu chứng của ung thư vòm miệng, khi đi khám bệnh, bác sĩ
hoặc nha sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư như mảng trắng, mảng đỏ
trong miệng, cục u hay những dấu hiệu khác qua việc quan sát miệng, lưỡi,
răng, nướu và hạch bạch huyết trên cổ.
Khi thấy dấu hiệu ung thư, bác sĩ có thể trích mô hay làm sinh thiết.
Bác sĩ dùng thuốc tê tại nơi cần trích mô và lấy ra một ít mô để thử nghiệm.
Đôi khi trích mô được hoàn tất sau khi đánh thuốc mê. Bác sĩ Bệnh Lý xem
xét quan sát tế bào dưới kính vi để tìm tế bào ung thư; đây là cách chẩn bệnh
chắc chắn nhất để xác quyết sự hiện diện của ung thư.
Bạn có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh
thiết):
- Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
- Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
- Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh
thiết? Có đau đớn lắm không?
- Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư
không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
- Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho
tôi hiểu?
- Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước
sắp tới? Và bao giờ?
Định kỳ
Sau khi chẩn bệnh, bác sĩ cần định kỳ xem ung thư ở giai đoạn nào, đã
lan xa chưa, nếu đã lan xa thì lan đến bộ phận để hoạch định việc chữa trị
thích hợp.
Bác sĩ cũng cần thử nghiệm để định kỳ ung thư, kể cả nội soi. Dụng
cụ nội soi là một ống nhỏ, mềm, đầu ống là kính hiển vi và đèn, bác sĩ
chuyển ống qua miệng hoặc mũi để quan sát cổ họng, khí quản và phổi.
Bệnh nhân có thể ngủ hoặc chịu thuốc tê để bớt khó chịu. Việc nội soi có thể
thực hiện tại văn phòng bác sĩ, trung tâm Y Khoa hoặc bệnh viện.
Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều cách chụp hình ảnh sau:
• Chụp quang tuyến răng để tìm dấu vết ung thư tại răng, nướu, hàm
• Chụp quang tuyến phổi để tìm dấu vết ung thư tại phổi, lồng ngực
• CT scan chụp hình các bộ phận trong cơ thể, từ vòm miệng, cổ họng,
hoặc những nơi khác
• MRI chụp hình chi tiết các bộ phận trong cơ thể
Chữa trị
Bệnh nhân thường muốn dự phần quyết định cách trị liệu nên muốn
biết chi tiết về tình trạng ung thư và các cách trị liệu. Tuy nhiên, sự kinh
hoảng, sợ hãi khi nghe kết quả chẩn đoán sẽ khiến bệnh nhân khó giữ bình
tĩnh để hỏi bác sĩ những điều muốn biết. Vì thế, bạn nên soạn sẵn một danh
sách các câu hỏi, ghi chép những chi tiết trong cuộc thảo luận. Bạn có thể
dùng máy ghi âm hoặc nhờ thân nhân cùng đi khám bệnh với mình.
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên, hoặc bạn có thể nhờ
bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên chữa trị ung thư vòm
miệng bao gồm: bác sĩ giải phẫu miệng & mặt (oral & maxillofacial
surgeon), otolaryngologist (bác sĩ tai mũi họng), bác sĩ chuyên khoa ung thư,
bác sĩ xạ trị ung thư và bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ. Bệnh nhân có thể được
chữa trị bởi một nhóm chuyên viên về ung thư, giải phẫu và xạ trị và cả các
nha sĩ, chuyên viên luyện âm thanh, dinh dưỡng,và tâm lý
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, bạn có thể tham khảo một bác sĩ khác
để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí
này nếu bạn hoặc bác sĩ yêu cầu.
Bạn cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử
nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường
không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, bạn có thể
thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình.
Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình,
hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa…
để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi chữa trị, bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
• Tôi ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu có, đã lan đến
đâu?
• Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được
chữa trị bằng nhiều cách không?
• Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được
chăm sóc ra sao?
• Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc
chữa trị ra sao?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không?
• Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục?
• Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không?
• Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả
không?
• Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?
Sửa soạn cho việc chữa trị
Cách chữa trị tùy thuộc và tình trạng sức khỏe, vị trí của khối u trong
miệng, cổ họng, kích thước của khối u và ung thư đã lan xa chưa. Bác sĩ có
thể mô tả việc chữa trị và các phản ứng phụ. Bạn có thể thảo luận về ảnh
hưởng của việc chữa trị đến sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nói, sự thay
đổi khuôn mặt… Và cùng bác sĩ quyết định cách chữa trị thích hợp. Bạn
không nhất thiết phải hỏi tất cả mọi câu hỏi ngay lần khám bệnh đầu, mà có
thể đặt câu hổi chi tiết trong những lần khám bệnh kế tiếp.
Cách chữa trị
Ung thư vòm miệng có thể được chữa trị bằng giải phẫu, xạ trị hoặc
hóa chất, đôi khi cả hai hoặc ba cách trị liệu. Trong bất cứ thời kỳ ung thư
nào, bệnh nhân cũng cần được giảm đau và giảm triệu chứng, giảm phản
ứng phụ, và áp lực tinh thần. Loại chữa trị này được gọi là “supportive care”,
“palliative care” hoặc chữa trị triệu chứng.
Bạn có thể muốn tham dự thử nghiệm lâm sàng, và có thể thảo luận
với bác sĩ của mình.
Giải phẫu
Giải phẫu là cách chữa trị thông thường cho ung thư vòm miệng. Đôi
khi bác sĩ cắt bỏ cả hạch bạch huyết tại cổ, những mô trong miệng lưỡi cũng
có thể bị cắt bỏ. bệnh nhân có thể được chữa trị bằng cách giải phẫu, chung
với xạ trị.
Trước khi giải phẫu, bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
-Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi?
-Bác sĩ có cắt bỏ hạch bạch huyết không? Cắt bỏ những mô khác? Lý
do tại sao?
-Tôi sẽ ra sao sau khi mổ? Có để thẹo sau khi mổ không?
-Khuôn mặt có thay đổi nhiều không? Răng có mất không?
-Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì?
-Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu?
-Tôi có cần ăn uống kiêng khem gì không?
-Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không?
-Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
Xạ trị (radiation therapy hoặc radiotherapy)
Xạ trị là một cách chữa trị tại chỗ, dùng tia phóng xạ để diệt trừ ung
thư tại một vị trí nhất định. Xạ trị được dùng để diệt khối u nhỏ, hoặc dành
cho bệnh nhân không thể chịu đựng một cuộc giải phẫu. xạ trị cũng có thể
dùng trước hoặc sau khi giải phẫu để a) diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối
u, khiến việc giải phẫu dễ dàng hơn; hoặc b) diệt trừ các tế bào ung thư còn
sót lại sau khi giải phẫu.
Bác sĩ dùng hai loại xạ trị để chữa ung thư. Đôi khi bệnh nhân được
chữa trị bằng cả hai loại:
1) Ngoại xạ trị: Nguồn phóng xạ đến từ một máy phát xạ. Hầu hết mọi
bệnh nhân đến bệnh viện, trung tâm y tế để chữa trị, 5 ngày mỗi tuần trong
nhiều tuần lễ.
2) Nội xạ trị: (implant hoặc brachytherapy): Tia phóng xạ đến từ
nguồn phóng xạ đặt bên trong cơ thể tại khối u hoặc vùng lân cận. Bệnh
nhân được chữa trị tại bệnh viện và nguồn phóng xạ được giữ trong cơ thể
nhiều ngày cho đến khi rời bệnh viện.
Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị:
-Tại sao tôi cần loại chữa trị này?
-Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? Cả hai loại xạ trị có cần thiết
không?
-Tôi có cần khám răng và chữa răng không trước khi bắt đầu xạ trị?
Nếu cần thì khoảng bao nhiêu lâu răng nướu mới lành?
-Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao
nhiêu lần?
-Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi cần
làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị?
-Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không?
-Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không?
-Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
Hóa trị (hóa chất trị liệu)
Hóa chất trị liệu là cách chữa trị toàn thân (systemic therapy). Thuốc
vào thân thể luân lưu qua máu và hủy diệt tế bào ung thư trong khắp cơ thể.
Hóa trị thường được chuyển vào tĩnh mạch, bệnh nhân được chữa trị tại văn
phòng bác sĩ, hoặc trung tâm Y Khoa, đôi khi tại bệnh viện.
Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất:
-Tôi sẽ được chữa trị bằng loại thuốc nào? Tại đâu?
-Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị?
-Mục đích của việc chữa trị là gì? Có nhiều cách chữa để tôi chọn lựa
không? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
-Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? -Có cách
nào phòng ngừa không?
-Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí
không? Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào hợp với bệnh trạng của tôi không?
-Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không?
-Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu?
-Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không?
-Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96_2048.pdf