Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Theo
nghiên cứu tại Việt Nam: trong các ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng
hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại TP.HCM
Điều trị hơn một tháng tại khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, chị
Thanh, lập trình viên của một công ty tin học vẫn chưa hết bàng hoàng trước kết
quả xét nghiệm ung thư: “Tôi quá choáng váng khi bác sĩ thông báo tôi bị ung th ư
cổ tử cung giai đoạn muộn, bởi lúc này đây, tôi chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, ăn
không thấy ngon. Tiếc là trước đây tôi ít chịu thăm khám phụ sản định kỳ”, chị
Thanh nói trong nước mắt.
Giá như biết trước
Trong phòng bệnh đông đúc ở khoa Xạ 1B, chị Lâm Thị Mỹ, 43 tuổi rất dễ
nhận ra với mái đầu nham nhở tóc. Chị Mỹ quê Tiền Giang, làm nghề thu mua cá
biển đã nhập viện 4 tháng. Sau khi xạ 20 tia, chị đã điều trị hai toa hóa chất và đã
tốn khá nhiều tiền. “Di căn rồi nên nó chạy, nhức cả bả vai xuống tận nách. Ngày
nhức nhiều hơn đêm. Có thuốc vô ói nhưng phải ráng ăn thôi”, chị Mỹ nói.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ung thư cổ tử cung: Coi chừng “sát thủ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung thư cổ tử cung: Coi chừng “sát thủ”
Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Theo
nghiên cứu tại Việt Nam: trong các ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng
hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại TP.HCM
Điều trị hơn một tháng tại khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, chị
Thanh, lập trình viên của một công ty tin học vẫn chưa hết bàng hoàng trước kết
quả xét nghiệm ung thư: “Tôi quá choáng váng khi bác sĩ thông báo tôi bị ung thư
cổ tử cung giai đoạn muộn, bởi lúc này đây, tôi chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, ăn
không thấy ngon. Tiếc là trước đây tôi ít chịu thăm khám phụ sản định kỳ”, chị
Thanh nói trong nước mắt.
Giá như biết trước…
Trong phòng bệnh đông đúc ở khoa Xạ 1B, chị Lâm Thị Mỹ, 43 tuổi rất dễ
nhận ra với mái đầu nham nhở tóc. Chị Mỹ quê Tiền Giang, làm nghề thu mua cá
biển đã nhập viện 4 tháng. Sau khi xạ 20 tia, chị đã điều trị hai toa hóa chất và đã
tốn khá nhiều tiền. “Di căn rồi nên nó chạy, nhức cả bả vai xuống tận nách. Ngày
nhức nhiều hơn đêm. Có thuốc vô ói nhưng phải ráng ăn thôi”, chị Mỹ nói.
Phụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám mỗi năm ít nhất 1 lần ở phòng khám phụ
khoa
Giọng chị buồn buồn: “Sau mãn kinh khoảng 7 tháng, một hôm tự nhiên ra
cái ào cả hai cục huyết đỏ tươi, to gần bằng lòng bàn tay, sợ quá mới đi bác sĩ.
Nằm ở Bệnh viện Từ Dũ rồi, thấy ra nhiều quá nên mới chuyển sang đây”.
Mỗi năm, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM nhận điều trị trên 1.000 trường
hợp ung thư cổ tử cung mới, hơn phân nửa số này đã vào các giai đoạn cuối. Theo
ghi nhận ung thư quần thể tại TP.HCM năm 1997, ung thư cổ tử cung là loại
thường gặp đứng vị trí số một ở nữ giới, chiếm tỷ lệ 28% tổng số ung thư các loại.
Điều đáng nói là sự chậm trễ chết người lại do chính người bệnh gây ra. Có người
dù dấu hiệu rõ ràng vẫn đến muộn do tập quán tự chữa ở nhà, ngại đến cơ sở y tế,
làm trễ thời gian điều trị. Thông thường, khi thấy triệu chứng như xuất huyết âm
đạo, huyết trắng, phụ nữ nghĩ chỉ do nóng trong người, bị “tước”…
Về vấn đề này, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, Phó Chủ
tịch Hội Ung thư TP.HCM, GS.Nguyễn Chấn Hùng cho rằng, cách duy nhất để
kịp thời điều trị ung thư cổ tử cung là phụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám mỗi năm ít
nhất 1 lần ở phòng khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo, tìm ung thư khi
còn sớm. GS Hùng cho biết thêm: “Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được,
phát hiện sớm, điều trị tốt, dù đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ phía
Nam”.
Hiểu để phòng bệnh
Đối với ung thư cổ tử cung, quá trình phát triển của một tế bào bình thường
đến ung thư được chia ra làm 4 giai đoạn chính, từ nhẹ đến nặng như sau:
Giai đoạn 1 là bị nhiễm HPV (Human papiloma virus). Phần lớn ung thư cổ
tử cung là do nhiễm HPV, nhưng không phải bất cứ ai bị nhiễm HPV đều có ung
thư! Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ tình dục), có
khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virut HPV, nhưng sau 12 tháng, 70% trong
số này không còn bị nhiễm nữa, và sau 24 tháng chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm
HPV.
Giai đoạn 2 là tiền ung thư. Phụ nữ nằm trong tình trạng này vẫn bình
thường, và vẫn chưa thể gọi là mắc bệnh “ung thư”. Chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị
nhiễm HPV (giai đoạn 1) trở thành tiền ung thư. Phần lớn những phụ nữ bị tiền
ung thư thường ở độ tuổi 25 đến 29. Nói cách khác, thời gian từ khi bị nhiễm HPV
đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm.
Giai đoạn 3 là ung thư chưa/không di căn. Ở giai đoạn này, tế bào có dấu
hiệu ung thư nhưng chỉ giới hạn trong cổ tử cung, và do đó điều trị có thể đem lại
kết quả khả quan. Một số trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này cũng
không phát triển thêm, và một số trường hợp thì bệnh tự nhiên biến mất!
Giai đoạn sau cùng là ung thư di căn, tức là tế bào ung thư xâm lấn sang
các cơ phận khác, và đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Phần lớn
phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn này là 50 tuổi trở lên, tức sau thời kỳ mãn kinh.
Đã có vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung. Vắc-xin chỉ có hiệu quả
ngăn ngừa tiền ung thư (tức giai đoạn 2), chứ không phải ngăn ngừa ung thư ở giai
đoạn chưa di căn hay giai đoạn di căn.
Đối với nước ta, hàng năm có khoảng 10.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử
cung, vắc-xin chỉ có thể giúp chúng ta ngăn ngừa khoảng 5.000 trường hợp. Dù
không ngăn ngừa 100% như nhiều người tin tưởng, nhưng mức độ hiệu quả như
thế vẫn có thể xem là lớn và có ý nghĩa đến y tế công cộng ở nước ta.
Những điều phụ nữ nên biết
Ung thư cổ tử cung là bệnh rất khó chữa nếu không được phát hiện sớm.
Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các
trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Vì vậy, tất cả phụ nữ nên đi thử Pap
(gọi tắt của: Phết tế bào cổ tử cung hay phết tế bào âm đạo – Pap smear, tức là xét
nghiệm Pap) và sau 3 lần thử Pap với kết quả bình thường, bác sĩ có thể đề nghị đi
thử Pap ít thường xuyên hơn. Thử Pap là một thử nghiệm đơn giản giúp phát hiện
ung thư cổ tử cung sớm.
Thử Pap là phương pháp thử nghiệm tế bào cổ tử cung và giúp phát hiện
ung thư ngay từ lúc bệnh mới phát. Bác sĩ thử Pap khi khám phụ khoa. Thử Pap để
tìm ra ung thư cổ tử cung sớm.
Nếu muốn lo cho mình và bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, phụ nữ phải giữ
gìn sức khỏe. Mình có khỏe mạnh thì mình mới có đủ sức lo cho người khác được.
Muốn được như vậy, phụ nữ phải đi khám sức khỏe tổng quát và thử Pap thường
xuyên.
Phụ nữ nào cũng có thể bị ung thư cổ tử cung. Nhưng những trường hợp
dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung:
Giao hợp dưới 16 tuổi.
Giao hợp với nhiều người khác nhau (hoặc tình nhân có nhiều bạn tình).
Bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục: ví dụ bị bệnh mụn cóc hoặc các bệnh
truyền nhiễm khác qua đường tình dục.
Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác.
Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Lúc đầu có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì cả. Sau đó có thể có
những dấu hiệu và triệu chứng như:
Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp
Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
Chảy máu âm đạo ngoài thời kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ đã tắt kinh bị ra máu âm đạo (mặc dù ra máu rất ít).
Đau phần bụng dưới (không liên hệ với kinh nguyệt).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_thu_co_tu_cung.pdf