Với vai trò là tư liệu sản suất không gì thay thế được của một số ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở kinh tế văn hoá , đất đai - nguồn tài nguyên quý giá luôn gắn liền với quá trình tái tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người. Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo áp lực rất lớn lên đất đai, khiến đất ngày càng trở nên có giá trị. Và đất đai cũng trở thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp trên thị trường bất động sản.
Sử dụng và quản lý đất đai luôn là hai vấn đề song hành nhưng vô cùng phức tạp. Yêu cầu cấp thiết là phải có sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất ở tất cả các ngành để sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nhiệm vụ này thực sự quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Nhà nước ta thống nhất quản lý đất đai theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, kế hoạch. Điểm khác biệt so với chế độ quản lý của các Nhà nước khác là: “Nhà nước Việt Nam là chủ sở hữu duy nhất”, còn những người sử dụng đất chỉ có duy nhất quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý của quyền sử dụng được thể hiện qua GCNQSDĐ (Sổ đỏ).
Việt Nam gia nhập WTO, gia nhập với nền kinh tế thế giới còn có nhiều vấn đề cần phải phát triển để theo kịp tiến trình chung.Trong đó, công tác quản lý đất đai bằng tin học trở thành nhu cầu cấp thiết và phù hợp với con đường đổi mới CNH-HĐH đất nước. Một trong những phần việc đó là đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ.Với các phần mềm được xây dựng như hiện nay việc ứng dụng và sử dụng vào công tác đó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường Trường ĐHNN I - Hà Nội, cùng sự hướng dẫn của cô giáo, được sự nhất trí của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam”.
Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam.
66 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với vai trò là tư liệu sản suất không gì thay thế được của một số ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở kinh tế văn hoá …, đất đai - nguồn tài nguyên quý giá luôn gắn liền với quá trình tái tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người. Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo áp lực rất lớn lên đất đai, khiến đất ngày càng trở nên có giá trị. Và đất đai cũng trở thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…trên thị trường bất động sản.
Sử dụng và quản lý đất đai luôn là hai vấn đề song hành nhưng vô cùng phức tạp. Yêu cầu cấp thiết là phải có sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất ở tất cả các ngành để sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nhiệm vụ này thực sự quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Nhà nước ta thống nhất quản lý đất đai theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, kế hoạch. Điểm khác biệt so với chế độ quản lý của các Nhà nước khác là: “Nhà nước Việt Nam là chủ sở hữu duy nhất”, còn những người sử dụng đất chỉ có duy nhất quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý của quyền sử dụng được thể hiện qua GCNQSDĐ (Sổ đỏ).
Việt Nam gia nhập WTO, gia nhập với nền kinh tế thế giới còn có nhiều vấn đề cần phải phát triển để theo kịp tiến trình chung.Trong đó, công tác quản lý đất đai bằng tin học trở thành nhu cầu cấp thiết và phù hợp với con đường đổi mới CNH-HĐH đất nước. Một trong những phần việc đó là đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ.Với các phần mềm được xây dựng như hiện nay việc ứng dụng và sử dụng vào công tác đó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường Trường ĐHNN I - Hà Nội, cùng sự hướng dẫn của cô giáo, được sự nhất trí của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam”.
Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích:
- Tìm hiểu tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ của huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam.
- Ứng dụng phần mềm CILIS để trợ giúp công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của địa phương.
2.2 Yêu cầu:
- Thu thập đầy đủ các số liệu liên quan (các số liệu phi khách quan).
- Nắm vững các văn bản do Nhà nước, địa phương ban hành.
- Nắm vững chuyên ngành, đặc biệt các phần mềm tin học.
- Hệ thống thông tin phải chính xác, khoa học, dễ sử dụng và có hiệu quả.
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ
1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng sử dụng là các tổ chức, hộ gia đình cá nhân.
Đất đai vốn được coi là một tài sản có giá trị đặc biệt, gắn bó với con người trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Theo Điều 46 Luật Đất đai 2003 và Điều 696 Luật Dân sự quy định việc đăng ký đất đai phải được thực hiện trong cả nước.
Đăng ký đất đai thực chất là quá trình thiết lập hệ thống HSĐC đầy đủ, thống nhất cho toàn bộ đất đai trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã. Do xã là cấp trực tiếp quản lý đất đai của người dân, nắm rõ từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất.
Đăng ký đất đai gồm hai loại :
- Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu thực hiện trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đất do cha ông để lại (Tức là chưa có GCNQSDĐ). Còn trường hợp cho thuê lại, giao lại không được cấp GCNQSDĐ.
- Đăng ký biến động chỉ được thực hiện với người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có biến động về nội dung quyền sử dụng đất do pháp luật quy định. Nếu chủ sử dụng đất mà có một trong tám loại giấy tờ quy định trong Luật Đất đai 2003 vẫn được đăng ký biến động. Đăng ký biến động gồm: Đăng ký biến động do Pháp luật cho phép và đăng ký biến động do thiên tai.
Tóm lại, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập HSĐC đầy đủ và cấp GCNQSDĐ cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý, đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Thêm nữa, đăng ký đất đai là điều kiện để quản lý Nhà nước, là cơ sở quản chặt nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật.
1.1.2. Vai trò của đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là cơ sở vững chắc nhất để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thực tế cho thấy có đăng ký đất đai thì Nhà nước mới nắm được từng chủ sử dụng, từng thửa đất, cũng chính từ đó chúng ta mới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
Đối với người dân, đăng ký đất đai sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ trong việc sử dụng đất, giúp họ yên tâm sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng, là một điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong một đơn vị lãnh thổ, đảm bảo quỹ đất được sử dụng một cách đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Yêu cầu thông tin trong đăng ký đất đai được thể hiện qua 13 nội dung về thửa đất gồm: Vị trí, hình thể, kích thước, diện tích của thửa đất, loại đất, hạng đất và giá đất, tên chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, các quyền sử dụng, ràng buộc quyền sử dụng, thay đổi quyền sử dụng, cơ sở pháp lý. Những nội dung trên phải được thể hiện như nhau trong các loại giấy tờ của bộ HSĐC (bao gồm: Bản đồ địa chính; Sổ địa chính; Sổ mục kê; Sổ theo dõi biến động đất đai; GCNQSDĐ; Sổ cấp GCNQSDĐ) .
Đăng ký đất đai có mối quan hệ hữu cơ với các nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai. Để có 13 nội dung về thửa đất trong việc đăng ký đất đai thì
phải dựa vào 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hoàn thành việc đăng ký đất đai sẽ tạo lập ra một hệ thống HSĐC đầy đủ nhất - làm cơ sở cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho tất cả các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Đăng ký đất đai yêu cầu phải đảm bảo chặt chẽ về mặt cở sở pháp lý, đúng đối tượng, đúng diện tích trong hạn mức được giao, đúng mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, đúng quyền hạn và nghĩa vụ. Thêm nữa, đăng ký đất đai cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật của Bộ, cần thực hiện triệt để, kịp thời đối với mọi đối tượng sử dụng đất.
1.1.3. Đặc điểm của đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là nội dung mang tính đặc thù quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi chủ sử dụng đất để thiết lập quan hệ pháp lý ràng buộc giữa Nhà nước với người sử dụng. Đây là công việc của Nhà nước và chỉ có duy nhất Nhà nước mới có quyền đăng ký. Bởi lẽ, chỉ có Nhà nước mới có đủ cơ sở vật chất, thông tin đầy đủ chính xác, đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao. Đặc điểm này được quy định trong Điều 7 – Luật Đất đai 2003: “Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai”.
Đăng ký đất đai thực hiện cho một đối tượng đặc biệt đó là đất đai. Đặc biệt ở chỗ, đất đai có tính cố định không thể di chuyển như các tài sản khác; là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong các ngành đặc biệt là nông nghiệp. Đất đai ở nước ta được Nhà nước quản lý, chỉ duy nhất Nhà nước có quyền sở hữu toàn dân chứ người sử dụng không có quyền đó. Đất đai gắn liền với các tài sản trên đất nên quyền sử dụng đất sẽ đi kèm quyền sở hữu tài sản. Đăng ký đất đai phải được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành chính từng xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện phát huy tiềm năng thực sự của cán bộ địa phương. Đăng ký đất đai theo cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất đem lại sự thuận lợi nhất, vừa nâng cao nhận thức pháp luật của người dân cũng như phát huy năng lực của cán bộ; lại có thể quản lý chi tiết đến từng thửa đất.
1.2 Lịch sử đăng ký đất đai
1.2.1. Sơ lược đăng ký đất đai thời kì phong kiến cho đến trước năm 1945
Không có nhiều tư liệu nói về đăng ký đất đai trong thời kì phong kiến,
nhưng theo sử sách để lại thì công việc này đã được tiến hành ngay từ thời Gia Long. Tồn tại trong khoảng thời gian khá dài, thời Gia Long được lấy mốc từ năm 1805 khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua cho đến năm 1836. Trong 31 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã tiến hành lập Sổ Địa bạ cho 18.000 xã từ Mục Nam quan cho đến mũi Cà Mau bao gồm 10.044 tập. Nội dung của sổ chỉ rõ đất của ai, diện tích tứ cận, đẳng hạng dùng để tính thuế. Được lập cho từng xã gồm 3 bản, Sổ Địa bạ theo quy định hàng năm tiến hành tiểu tu, 5 năm một lần tiến hành đại tu. Không có nhiều các thông số như bây giờ nhưng sổ này có vai trò lớn trong việc phân biệt đất công, đất tư, điền thổ. Đây được coi là mốc khởi đầu đánh dấu bước hình thành lịch sử đăng ký đất đai.
Mốc lịch sử thứ hai, được tính vào đời vua thứ hai của triều Nguyễn, thời kỳ Minh Mạng. Sổ Địa bạ thời này được lập đến từng làng xã. Điểm tiến bộ trong việc lập Sổ Địa bạ ở thời kì này là được lập trên cơ sở đo vẽ ngoài thực địa hay còn gọi là đạc điền và có sự chứng kiến của các chức sắc trong làng và của điền chủ sử dụng đất. Sổ Địa bạ có độ xác thực cao hơn thời Gia Long. Hệ thống này vẫn được lập thành 3 bản, và hình thức tiểu tu, đại tu vẫn giữ nguyên như cũ.
Thời kỳ Pháp thuộc là mốc lịch sử thứ ba trong giai đoạn này. Khi tiến
hành xâm lược nước ta, Pháp áp dụng chế độ quản lý đất đai của mình với đặc trưng nổi bật là công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai một cách tuyệt đối, chứ không như luật lệ nhà Nguyễn. Với sự tiến bộ của một nước phương Tây, Pháp tiến hành lập bản đồ địa chính theo tọa độ, Sổ Địa bạ được lập một cách có hệ thống và để phục vụ chủ yếu cho việc thu thuế nông nghiệp. Chính sách Pháp đặt ra cho nước ta khi tiến hành bóc lột là “Chia để trị”. Chính sách này được thể hiện bằng việc Pháp chia nước ta thành ba kỳ. Ở mỗi kỳ Pháp lại lập ra ba chế độ quản lý khác nhau. Cụ thể:
- Tại Nam Kỳ, là nơi được Pháp “ưu ái” nhất, chúng thành lập bản đồ giải thửa được đo đạc một cách chính xác, mỗi trang trong điền thổ được lập thể hiện cho một lô đất của một chủ sử dụng đất trong đó ghi rõ diện tích, vị trí (địa đạc), giáp ranh, biến động tăng giảm của lô đất về diện tích, ghi chính xác tên chủ sử dụng và các nội dung liên quan đến người sử dụng đất. Đến năm 1893, công trình lập HSĐC được Pháp hoàn thành sớm nhất tại Nam Kỳ.
- Bắc Kỳ vói đặc điểm đất đai manh mún, phức tạp nên Pháp phân thành hai cách thực hiện đo đạc. Thứ nhất là lập các lược đồ đơn giản, lập các sổ sách tạm thời để nghiên cứu. Các thông tin chứa đựng trong sổ theo từng thửa đất như: diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng đất, số liệu các thửa đất. Cách thứ hai là ở những nơi được tiến hành đo bản đồ chi tiết giải thửa thì bộ hồ sơ đầy đủ ngoài bản đồ còn có các sổ sách được lập một cách chính xác và hệ thống như: Sổ Địa chính, Sổ điền chủ, Sổ mục lục các thửa đất, Sổ mục lục các điền chủ, Sổ khai báo các biến động. Tất cả các công việc đo đạc lập sổ tại Bắc Kỳ được Pháp hoàn thành vào năm 1925.
- Tại Trung Kỳ, Pháp cũng thực hiện đo đạc bản đồ giải thửa, lập sổ
địa bạ, sổ mục kê, sổ điền chủ. Nhưng công việc này không được hoàn thiện mà còn đang dang dở do biến động của lịch sử.
1.2.2. Đăng ký đất đai sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Do đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên việc phân đoạn lịch sử của đăng ký đất đai chia
theo không gian hai miền Nam, Bắc.
a, Đăng ký đất đai ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Mỹ Ngụy (1954-1975)
Nam Kỳ thời gian này chịu sự cai trị của Mỹ và tay sai, việc quản lý đất đai thực hiện theo chế độ quân chủ điền địa như thời gian trước. Chính quyền Mỹ Ngụy đứng đầu là Ngô Đình Diệm, sau này là Nguyễn Văn Thiệu tiếp nhận hệ thống hồ sơ của thực dân Pháp để lại với bộ hồ sơ gồm bản đồ giải thửa; sổ điền thổ với các thông tin về diện tích, nơi đo đạc, giáp ranh, biến động tăng giảm diện tích; Sổ mục lục (tên chủ sử dụng, số hiệu thửa đất).
Toàn bộ hồ sơ được lưu tại hai cấp là: Ty điền địa, xã sở tại. Và mỗi chủ sở hữu của lô đất được cấp bằng khoán gọi là bằng khoán điền thổ. Nó giống chức năng của GCNQSDĐ hiện nay, dùng để khẳng định quyền của chủ sở hữu của lô đất.
b, Công tác đăng ký đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ tháng Tám năm 1945 đến nay
Khi cách mạng tháng Tám thành công, những tài liệu do Pháp để lại được sử dụng trong khoảng thời gian từ 1945 – 1975 ở miền Bắc.
Sau cải cách ruộng đất, chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nhân dân. Ruộng đất tập trung vào hợp tác xã quản lý, Chủ nhiệm hợp tác xã có quyền giao đất, cho thuê đất. Trong thời kỳ này hệ thống bản đồ cũ còn lại không nhiều và chủ yếu là bản đồ giải thửa, đo đạc thủ công phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp.
Hiến pháp 1980 ra đời đặt ra quy định một hình thức sở hữu đất đai duy nhất đó là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Qua đây, có thể thấy đất đai đã trở thành một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm. Một vấn đề cần được chú ý hàng đầu trong thời gian này là phải tiến hành đo đạc lại bản đồ.
Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ ban hành về công tác quản lý đất đai trong cả nước.
Chỉ thị 299/CT – TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 201 của Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký ruộng đất.
Quyết định 56/QĐ ngày 5/11/1981 do Tổng cục Quản lý ruộng đất đưa ra quy định về hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ cho đăng ký thống kê ruộng đất. Yêu cầu hồ sơ phải có: Biên bản xác định ranh giới hành chính; Biên bản kiểm tra chi tiết kết quả đo đạc ngoài đồng và tại văn phòng; Phiếu thửa, Đơn đăng ký quyền sử dụng đất; Bản kê khai ruộng đất tập thể; Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp; Sổ đăng ký ruộng đất cho tập thể và cá nhân; Sổ mục kê, biểu tổng hợp diện tích; Mẫu GCNQSDĐ …
Luật Đất đai 1988 ra đời, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 với rất nhiều các văn bản kèm theo để củng cố công tác quản lý đất đai đang còn nhiều vấn đề tồn tại sau một khoảng thời gian dài sau chiến tranh.
Đăng ký đất đai vẫn được triển khai theo Chỉ thị 299/CT. Ngày 24/7/1989, Tổng cục Quản lý ruộng đất tiếp tục ra Quyết định 201/QĐ về việc đăng ký đât đai cấp GCNQSDĐ. Sau đó là Thông tư 302 (28/10/1989) về việc đăng ký thống kê, hướng dẫn thực hiện Quyết định 201.
Mẫu HSĐC thống nhất trong cả nước được quy định trong Quyết định 499/QĐ-TCĐC của Tổng cục Địa chính ban hành ngày 27/07/1995.
Ngày 16/03/1998, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư 346/1998/TT-TCĐC về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ.
Ngày 30/11/2001, Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư 1999/2001/TT-TCĐC về việc hướng dẫn các thủ tục đăng ký cấp GCN và HSĐC thống nhất trong cả nước.
Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2004, Luật Đất đai 2003 là văn bản luật mới nhất đang có giá trị hiện hành, với nhiều quy định mới tiến bộ hơn so với các bộ luật cũ. Trong đó đưa ra 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý HSĐC là một trong 13 nội dung đó.
Ngày 01/11/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT quy định về GCNQSDĐ.
Thông tư 28/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng.
Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành vào ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
2. HSĐC, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ
2.1. HSĐC
HSĐC là một hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng các thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai, đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động và cấp GCNQSDĐ.
Nội dung của HSĐC bao gồm:
- Các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thửa đất được thể hiện từ tổng thể đến chi tiết.
- Các thông tin về cơ sở pháp lý được dùng làm căn cứ xác định giá trị pháp lý của tài liệu như: tên văn bản; số văn bản; ký hiệu loại văn bản và các cơ quan ký văn bản; ngày, tháng, năm ký theo yêu cầu của từng loại tài liệu HSĐC.
- Các thông tin kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu thể hiện, tra cứu và xác định mức độ chính xác của thông tin: Hệ thống các mã số tra cứu như mã đơn vị hành chính, số hiệu tờ bản đồ, tên chủ sử dụng, sổ cấp GCNQSDĐ, tỷ lệ tờ bản đồ…
HSĐC phục vụ trong đăng ký, quản lý đất đai gồm có: Bản đồ địa chính; Sổ địa chính; Sổ mục kê; Sổ theo dõi biến động đất đai; GCNQSDĐ; Sổ cấp GCNQSDĐ; Những tài liệu chính được hình thành trong quá trình đăng ký đất, cấp GCNQSDĐ như các bảng biểu thống kê.
2.1.1. Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ về các thửa đất được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và yếu tố địa hình có liên quan. Được biểu thị dưới dạng số hoặc trên các vật liệu trên giấy, diamat, đĩa từ, bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề loại tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình được lập theo đơn vị hành chính cấp xã và cấp tương đương, thể hiện chi tiết các thửa đất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đây là một bộ phận cấu thành của HSĐC. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Bản đồ địa chính được dùng để xác định vị trí, hình thể, làm căn cứ khoa học cho việc xác định diện tích trong công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản để thực hiện thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng, thực hiện giao đất, thu hồi đất, thanh tra đất đai.
Hệ thống bản đồ địa chính của nước ta được đo đạc theo hệ thống tọa đọ quốc gia thống nhất. Nội dung bản đồ địa chính bao gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích,mục đích sử dụng; ranh giới các thửa đất; ranh giới các loại đất,về khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới ghép thửa; mốc giới và địa giới hành chính các cấp; mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc giới về hành lang bảo vệ an toàn công trình; ranh giới một số công trình gắn liền với đất và một số địa vật quan trọng cụ thể là:
Hệ thống đường sá (đất giao thông): đường bộ, đường sắt, cầu; Hệ thống thủy văn (đất mặt nước): sông ngòi, kênh rạch, suối...; Hệ thống thủy lợi: gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống…; Hệ thống các công trình công cộng như công viên văn hóa, nghĩa địa, di tích lịch sử; Trụ sở các cơ quan, các cơ sở sản xuất, dịch vụ khu công nghiệp tập chung, khu thương mại, khu du lịch…; Khu vực an ninh quốc phòng.
Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận. Ranh giới diện tích và mục đích sử dụng của các thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính là được xác nhận theo hiện trạng sử dụng đất. Và trong quá trình thực hiện sau khi cấp GCNQSDĐ nếu có biến động thì cần phải chỉnh sửa bản đồ địa chính.
2.1.2. Sổ địa chính
Sổ địa chính bao gồm các nội dung như: thông tin về người chủ sử dụng đất; thông tin về thửa đất đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng và để tra cứu các thông tin có liên quan đến từng thửa đất. Các thông tin ghi trên sổ địa chính được ghi theo nội dung thông tin đã ghi trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Thông tin về thửa đất gồm có: mã thửa, diện tích, số thứ tự tờ bản đồ hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số phát hành GCNQSDĐ, số vào sổ.
Thông tin về người sử dụng đất phải có đầy đủ các thông tin như họ, tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ đăng ký thường trú.
Ghi chú thửa đất thể hiện giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc, hạn chế quyền sử dụng đất. Trong sổ địa chính cũng thể hiện những biến động về người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất.
Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn với số lượng 200 trang. Mỗi trang sổ để đăng ký cho một chủ sử dụng gồm tất cả các thửa đất thuộc quyền sử dụng của người đó; nếu sử dụng nhiều thửa ghi moọt trang không hết thì ghi nhiều trang; cuối trang ghi số trang tiếp theo của người đó, đầu trang tiếp theo của người đó ghi số trang trước của người đó, trường hợp trang tiếp theo ở quyển khác thì ghi thêm số hiệu quyển sau vào số trang.
2.1.3. Sổ mục kê
Sổ mục kê là sổ để ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin liên quan đến quá trình sử dụng đất.
Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính để quản lý thửa đất, tra cứu các thông tin về thửa đất để phục vụ cho công tác đăng ký thống kê đất đai.
Thông tin về thửa đất cần có thứ tự thửa đất, tên người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý, diện tích được ghi bao gồm cả phần sử dụng
chung và riêng, mục đích sử dụng và những ghi chú về thửa đất.
Thông tin ghi trên sổ cần phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Cần phải chỉnh sửa khi có thay đổi nội dung thông tin thửa đất sau khi cấp GCNQSDĐ để sổ mục kê và GCN được thống nhất.
Số thứ tự thửa đất được đánh số theo nguyên tắc bản đồ địa chính và được ghi vào sổ theo thứ tự tăng dần từ thửa số một đến thửa cuối cùng trên bản đồ địa chính.
Các loại đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa thì ghi theo từng loại đối tượng tăng dần từ đối tượng đầu tiên đến đối tượng cuối cùng.
Sổ mục kê đất dạng bảng khoảng 200 trang, được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập. Thông tin trên các tờ bản đồ được ghi vào một phần gồm các trang liên tục trong sổ. Khi ghi hết sổ thì lập quyển tiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn lại, đảm bảo nguyên tắc thông tin của mỗi tờ bản đồ được ghi trọn trong một quyển. Đối với mỗi phần của trang đầu được sủ dụng để ghi thông tin về thửa đất theo số thứ tự, tiếp theo để cách số lượng trang bằng một phần ba số trang đã ghi vào sổ cho tờ bản đồ. Rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến, các đối tượng thủy văn theo tuyến các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ.
Trường hợp trích đo địa chính hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phải
bản đồ địa chính thì lập riêng sổ mục kê để ghi số thứ tự thửa đất theo sơ đồ
hoặc bản đồ. Số thứ tự ghi vào sổ theo thông tin số hiệu tờ trích đo, số hiệu tờ bản đồ.
2.1.4. Sổ theo dõi biến động
Sổ được lập để theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình biến động, chỉnh lý
HSĐC hàng năm và tổng hợp báo cáo thống kê diện tích đất đai theo định kỳ.
Sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các nội dung cơ bản sau: họ, tên, địa chỉ của người đăng ký biến động đất đai; Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút; Mã thửa đất có biến động hoặc mã của thửa đất mới được tạo thành.
Sổ theo dõi biến động cũng được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập và các cán bộ địa chính lập và quản lý. Sổ khoảng 200 trang, và việc ghi vào sổ được thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã được chỉnh lý trên sổ địa chính. Các thông tin được ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện đăng ký biến động.
2.1.5. GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, được cấp cho người sử dụng để họ yên tâm chủ động sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả cao nhất, và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Nội dung GCNQSDĐ gồm các thông tin: cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, tên chủ sử dụng, tổng diện tích sử dụng, địa chỉ thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, số thứ tự cấp GCN, ngày tháng năm cấp giấy, ngày tháng năm thay đổi, số và nội dung quyết định thay đổi.
GCNQSDĐ theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.Mọi người sử dụng đất đều được cấp GCNQSDĐ.
Mẫu GCNQSDĐ gồm 4 trang và được cấp theo từng thửa gồm 2 bản: một bản cấp cho người sử dụng đất, và một bản lưu tai văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND cấp có thẩm quyền ký.
2.1.5. Sổ cấp GCNQSDĐ
Sổ cấp GCNQSDĐ được lập để cơ quan cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt cấp GCNQSDĐ đến từng chủ sử dụng đất, theo dõi quản lý GCN quyền sử dụng đất đã cấp.
Nội dung sổ cấp GCNQSDĐ bao gồm số thứ tự cấp GCN, tên chủ sử dụng đất, nơi thường trú, số phát hành GCNQSDĐ, ngày ký GCNQSDĐ, ngày giao GCN, Người nhận GCN ký, ghi rõ họ tên.
2.2. Tình hình thực hiện đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hà Nam trong thời gian gần đây
Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn so với thời gian trước. Với sự ảnh hưởng trực tiếp của mình tới người dân, tới mọi đối tượng sử dụng đất, các cơ quan thông tin đại chúng như báo Hà Nam, đài phát thanh và truyền hình…đã thường xuyên tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống nhân dân. Kết quả thu được không nhỏ, việc thực hiện đúng quy định của pháp luật đã khắc phục được hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tránh tình trang lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, giao đất trái phép...
Công tác triển khai lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ được triển khai đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7912ng d7909ng tin h7885c trong cng tc 273259ng k 2737845.doc