Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Sinh học 8 Trung học cơ sở

Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình “lớp học đảo

ngược” trong dạy học Sinh học 8 Trung học cơ sở. Các phân tích cho thấy, mô hình

“lớp học đảo ngược” có thể được xem như một mô hình có nhiều ưu thế trong dạy

học kết hợp để phát triển năng lực tự học của học sinh.

Kết quả thu được bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra,

khảo sát và thực nghiệm đã chứng minh việc ứng dụng mô hình “lớp học đảo ngược”

để dạy học Sinh học 8 không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập

của học sinh mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tự học.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Sinh học 8 Trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ Lê Thị Phượng 1 Bùi Phương Anh2 Tóm tắt Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học Sinh học 8 Trung học cơ sở. Các phân tích cho thấy, mô hình “lớp học đảo ngược” có thể được xem như một mô hình có nhiều ưu thế trong dạy học kết hợp để phát triển năng lực tự học của học sinh. Kết quả thu được bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát và thực nghiệm đã chứng minh việc ứng dụng mô hình “lớp học đảo ngược” để dạy học Sinh học 8 không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập của học sinh mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Từ khóa: Lớp học đảo ngược; Sinh học 8; năng lực tự học. 1. Đặt vấn đề Trong chiến lược đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định. Các phương pháp dạy học tích cực được áp dụng ngày càng nhiều và đều có mục tiêu là phát huy năng lực nhận thức, độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của người học. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược – Flipped classroom là một trong những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại và đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài như thông lệ, giáo viên lại là người hướng dẫn; người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp học sinh phát huy và rèn luyện năng lực tự học, tính chủ động của chính bản thân mà không còn thụ động trong quá trình khám phá tri thức [5]. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.1. Một số khái niệm Công nghệ dạy học có thể định nghĩa là sự tích hợp công nghệ vào quá trình thiết kế, tổ chức, phát triển, ứng dụng, quản lí và đánh giá quá trình dạy học. 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN; Điện thoại: 0989706888; Email: lethiphuong@vnu.edu.vn. 2 Trường THCS Trưng Vương. 288 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một quan điểm dạy học, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hoá, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Lớp học đảo ngược mô tả một “sự đảo ngược của giáo dục truyền thống”, học sinh được tiếp xúc với nguồn thông tin mới bên ngoài lớp học thông qua việc đọc hoặc nghiên cứu bài giảng, xem video ở nhà, thời gian học trên lớp được sử dụng để thực hiện các hoạt động lĩnh hội kiến thức mang tính thách thức như: giải quyết vấn đề, thảo luận hoặc tranh luận Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận bài giảng bất kỳ thời gian nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ E-learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn các vấn đề lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học ở lớp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để xác định tính khả thi khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Sinh học 8 tại trường Trung học cơ sở, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát và thực nghiệm. Các phương pháp này được triển khai thông qua các hình thức tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. 2.3. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược đảm bảo nguyên tắc phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các kiến thức sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị cho học sinh. Những bài giảng, những video giáo dục trực tuyến do giáo viên thiết kế, tuyển chọn để truyền tải nội dung kiến thức sẽ được học sinh sử dụng ở bên ngoài lớp học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện quan trọng để triển khai mô hình lớp học đảo ngược. Các công cụ công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ người học trong quá trình tự lực khám phá kiến thức: - Học sinh có thể nắm bắt được các nội dung chính một cách thuận lợi, phù hợp với năng lực, phong cách học và với tốc độ học tập của từng cá nhân (ví dụ: tài liệu bài giảng số hóa, các nội dung đa phương tiện tương tác). - Các học liệu có thể được trình bày đa dạng, phù hợp với phong cách học, phương thức học khác nhau (ví dụ: văn bản, video, âm thanh, đa phương tiện). - Các công cụ có các chức năng tạo cơ hội cho người học có thể thảo luận, trao đổi và tương tác trong và ngoài lớp học (ví dụ: các công cụ trao đổi trực tuyến, chia sẻ xã hội, trả lời khảo sát, bỏ phiếu, các công cụ thảo luận, công cụ tạo nội dung). 289Phần 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC - Công nghệ thông tin cũng sẽ cung cấp kịp thời, cho phép tạo các cảnh báo, cập nhật và nhắc nhở người học (ví dụ: micro-blogging, công cụ thông báo). - Các công cụ có thể cung cấp thông tin phản hồi tức thì, ẩn danh cho người dạy và người học nhằm mục đích đánh giá và đánh giá cải tiến, điều chỉnh vì sự tiến bộ của người học (ví dụ: câu hỏi kiểm tra nhanh, câu hỏi thăm dò/khảo sát, các công cụ đánh giá theo tiến trình... ). - Nhờ một số chức năng của công cụ công nghệ, việc thu thập dữ liệu sự tiến bộ và thành tích học tập của người học, dự báo các khó khăn, thách thức đối với người học cũng được cung cấp. Flipped mastery có thể được coi là nguyên tắc học làm chủ kiến thức trong lớp học đảo ngược. Theo lớp học truyền thống, mỗi bài học trên lớp đều có thời lượng nhất định, học sinh nhiều khi không có thêm thời gian để kịp hiểu bài. Nguyên tắc học làm chủ kiến thức loại bỏ cách tiếp cận trên, thay vào đó yêu cầu mỗi học sinh nắm vững bài học trước khi chuyển sang bài khác. Ngoài ra, mô hình lớp học đảo ngược xóa bỏ 2 việc mà giáo viên thường làm là soạn bài hằng ngày và chấm bài trên giấy. Việc chấm bài có thể được thực hiện trực tiếp trên máy tính hoặc ở lớp. Học sinh tăng cường các hoạt động cá nhân hoặc các hoạt động nhóm và thể hiện việc nắm vững kiến thức thông qua: kiểm tra, viết, nói, tranh luận và thậm chí là thiết kế một số trò chơi có liên quan [6]. 2.3.2. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng, giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố, mở rộng các kiến thức đã tìm hiểu. Công nghệ E-Learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn các kiến thức lý thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học theo nhóm, làm các bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn [4]. Hình 1: Mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống Nếu như ở các lớp học truyền thống, người thầy truyền đạt kiến thức mới, nhiệm vụ của học sinh là nghe một cách thụ động và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”), thuộc “Low thinking”. Khi về nhà, học sinh lại phải làm những bài tập vận dụng – những nhiệm vụ thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). Điều trở ngại ở đây là những 290 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người không có chuyên môn đảm nhận. Ngược lại, với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự khám phá những kiến thức mới này và làm bài tập ở mức độ dễ ở nhà. Khi đến lớp, các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ, các bài tập bậc cao, khó cũng sẽ được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Các hoạt động này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò [3,1]. 2.3.3. Một số công cụ hỗ trợ dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Để tổ chức được lớp học đảo ngược hiệu quả, GV cần sự trợ giúp của một số công cụ hỗ trợ. Và có rất nhiều công cụ hỗ trợ với những tính năng ưu việt khác nhau như: - Các công cụ trình chiếu: Zoho Show; 280 slides; PowerPoint; Wondershare PPT2Flash Professional. - Các công cụ học tập xã hội: Những công cụ này sử dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội giúp cho việc học tập và kết nối được dễ dàng hơn: Edmodo, Grockit; EduBlogs; Skype; Wikispaces; Pinterest; Schoology; Quora; Ning; OpenStudy; ePals. - Công cụ học tập: Những công cụ sau đây giúp giáo viên chuẩn bị những bài giảng thú vị và hiệu quả: Khan Academy, MangaHigh, FunBrain, Animoto, Knewton, Kerpoof, StudySync, CarrotSticks. Ngoài ra, có thể sử dụng Facebook, Zalo, Group Mail, Viber... để hỗ trợ mô hình lớp học đảo ngược. 2.3.4.Kết hợp một số hình thức dạy học tích cực trong mô hình lớp học đảo ngược Để triển khai mô hình lớp học đảo ngược có hiệu quả cần sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau để bài học trở nên đa dạng, không gây nhàm chán với học sinh. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể được sử dụng trong quá trình giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, dạy học theo dự án, động não Mỗi phương pháp và kĩ thuật dạy học đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để có thể kết hợp hài hòa các phương pháp, kỹ thuật này trong dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, giáo viên cần phải có sự linh hoạt nhằm giúp cho các hình thức dạy học tích cực phát huy được hết thế mạnh, từ đó có thể hoạt hóa được năng lực tự học, tìm tòi và khám phá của mỗi học sinh. Bài giảng không còn khô khan mà trở nên hấp dẫn và tràn đầy những điều bí ẩn khiến học sinh mong muốn được khám phá. 291Phần 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC 2.4. Thiết kế một số hoạt động trong dạy học Sinh học 8 theo mô hình lớp học đảo ngược Bảng 1. Một số nội dung trong chương trình Sinh học 8 có thể ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh tại nhà Hoạt động học sinh trên lớp Tuần hoàn - Thiết kế các video giảng dạy về hệ tuần hoàn lên trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom). - Giao nhiệm vụ cho học sinh “Lập sơ đồ truyền máu cho các thành viên trong gia đình em” tại nhà. - Tổ chức buổi thực hành “Xét nghiệm nhóm máu”. - Tổ chức buổi học ngoài trời về “Máu” tại Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương. - Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi sau khi xem xong bài giảng trong thời gian quy định trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom... ) - Khảo sát nhóm máu của các thành viên trong gia đình và lập sơ đồ truyền máu. - Lên kế hoạch tổ chức buổi thực hành và buổi học ngoài trời. - Chia nhóm nhỏ để ôn tập kiến thức đã học và cùng nhau kiểm tra câu trả lời của câu hỏi giáo viên trong bài học. - Nộp bài tập về sơ đồ truyền máu giữa các thành viên trong gia đình. - Tham gia tổ chức cho buổi thực hành và buổi học tập ngoài trời cùng giáo viên. Hô hấp - Thiết kế các video giảng dạy về hệ hô hấp lên trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom) - Tổ chức buổi học ngoại khóa về “Ứng cứu khi gặp tại nạn thương tích” với Trung tâm cứu trợ khẩn cấp. - Giao đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chất lượng không khí tại Hà Nội và biện pháp để cải thiện”. - Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi sau khi xem xong bài giảng trong thời gian quy định trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom... ) - Lên kế hoạch và tham gia buổi học ngoại khoá. - Lập nhóm, chọn đề tài và làm nghiên cứu khoa học - Chia nhóm nhỏ để ôn tập kiến thức đã học và cùng nhau kiểm tra câu trả lời câu hỏi của giáo viên trong bài học. - Tham gia buổi học ngoại khóa. - Thuyết trình về kết quả nghiên cứu của nhóm. Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng - Thiết kế các video giảng dạy về hệ tiêu hóa lên trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom...). - Giao bài tập thiết kế khẩu phần ăn cho các thành viên trong gia đình dựa trên thông số BMI, TDEE. - Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi sau khi xem xong bài giảng trong thời gian quy định trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom... ) - Học sinh tự tìm hiểu về các thông số BMI, TDEE, rồi thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình - Chia nhóm nhỏ để ôn tập kiến thức đã học và cùng nhau kiểm tra câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên trong bài học. - Làm bài tập của giáo viên giao. - Học sinh hoạt động theo nhóm để trao đổi và đánh giá độ chính xác khoa học khẩu phần ăn của các thành viên đã thiết kế. 292 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh tại nhà Hoạt động học sinh trên lớp Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai an toàn - Thiết kế các video giảng dạy về hệ cơ quan sinh dục lên trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom...) - Tổ chức buổi báo cáo sản phẩm học tập dưới hình thức kịch có lồng ghép các biện pháp tránh thai an toàn. - Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi sau khi xem xong bài giảng trong thời gian quy định trên trang quản lý học tập (Edmodo, google classroom... ) - Lập nhóm và lên kịch bản luyện tập. - Chia nhóm nhỏ để ôn tập kiến thức đã học và cùng nhau kiểm tra câu trả lời các câu hỏi của viên trong bài học. - Báo cáo sản phẩm học tập dưới hình thức kịch. 2.5. Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh sau khi được học bằng mô hình lớp học đảo ngược Thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào tháng 9/2019 tại trường Trung học cơ sở Trưng Vương với lớp 8I, gồm 47 học sinh. Nội dung thực nghiệm: Chủ đề Tuần hoàn (được thiết kế và tổ chức theo mô hình lớp học đảo ngược). Bảng 2. Mức độ phát triển năng lực tự học của học sinh lớp thực nghiệm Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học Mức độ phát triển năng lực tự học Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. 50 37,5 12,5 45 35 20 Đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những kía cạnh còn yếu kém. 50 42,5 7,5 47,5 45 7,5 Lập kế hoạch học tập 35 50 15 12,5 60 27,5 Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập. 50 37,5 12,5 30 42,5 27,5 Tìm nguồn tư liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau. 20 40 40 12,5 37,5 50 Sử dụng thư viện, chọn các tàiliệu và làm thư mục cho từng chủ đề học tập. 42,5 30 27,5 30 37,5 32,5 Ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt vấn đề học tập. 60 30 10 42,5 37,5 20 Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập 45 30 25 35 40 25 Suy ngẫm cách học, rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách học trong tình huống mới. 17,5 65 17,5 17,5 60 22,5 Hình thành cách học tập riêng cho bản thân 5 45 50 5 37,5 57,5 (Mức 1: Thực hiện được một phần kế hoạch; Mức 2: Thực hiện được kế hoạch nhưng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp; Mức 3: Thực hiện tốt kế hoạch cho kết quả mong muốn). 293Phần 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đã có một số thay đổi về khả năng tự học của học sinh. Trước thực nghiệm, tỉ lệ học sinh chưa xác định được nhiệm vụ học tập hoặc xác định chưa đầy đủ, chưa hợp lý là 87,5%, và chỉ có 12,5% xác định tốt các nhiệm vụ học tập, tuy nhiên, sau khi áp dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, tỉ lệ học sinh có khả năng xác định đầy đủ và hợp lý nhiệm vụ học tập tăng lên mức 20%. Trước thực nghiệm, chỉ có 15% học sinh lập được kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và sau thực nghiệm, tỉ lệ này đã lên 27,5%. Tương tự như vậy, tỉ lệ học sinh biết sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục cho từng chủ đề học tập một cách khoa học và biết suy ngẫm về cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học phù hợp trong tình huống mới cũng tăng lên sau khi áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào giảng dạy Như vậy, có thể thấy rằng: thông qua dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược, năng lực tự học của học sinh đã có sự thay đổi tích cực hơn so với thời điểm trước khi thực nghiệm. 3. Kết luận Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược là hình thực dạy học hiện đại và ngày càng phổ biến. Nguyên lí chung của phương pháp này là học sinh sẽ tự tìm hiểu nội dung bài học ở nhà thông qua các bài giảng trực tuyến, ở lớp học, học sinh sẽ tương tác cùng giáo viên và các bạn khác để củng cố, mở rộng kiến thức. Phương pháp này giúp học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát triển năng lực, đồng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi sâu vào nội dung bài học. Chương trình Sinh học 8 có rất nhiều nội dung có thể ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược, các giáo viên có thể kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học một cách linh hoạt để việc dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược thực sự có hiệu quả. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở Trường Trung học cơ sở Trưng Vương cho thấy, các chỉ số hành vi đánh giá năng lực tự học của học sinh có sự thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả này khẳng định thêm những ưu thế, hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược trong xu thế dạy học tích cực, phát triển năng lực của người học hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Ash, K. (2012). Educators Evaluate "Flipped Classroom"; Benefits and drawback seen in replacing lectures with ondemand video. Education Week 32 (2). p. 6. 2. Đinh Quang Báo (2002). Lý luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Chính (2016). "Dạy học theo mô hình Flipped Classroom", Tạp chí Tia sáng - Bộ Khoa học Công nghệ, ngày 4/4/2016. 4. Phạm Anh Đới (2014). "Cơ hội với học tập đảo ngược", Tạp chí Công nghệ giáo dục, chuyên đề Học tập Thời đại số của Trường Đại học FPT, tháng 9, tr.12-18. 5. Nguyễn Văn Lợi (2014). "Lớp học đảo ngược- mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 34. 6. Trần Tín Nghĩa (2016). "Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong hoạt động dạy học ngoại ngữ", Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 46.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_sinh_hoc_8.pdf
Tài liệu liên quan