Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một bệnh cấp cứu của đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam và ở
bệnh viên Đa khoa Kiên Giang nói riêng nhưng điều trị dị vật ĐTH trên bằng nội soi ống mềm (NSOM) lại chưa
được ứng dụng rộng rãi. Nghiên cứu được tiến hành nhằm ghi nhận kết quả xử trí dị vật ĐTH trên bằng
NSOM.
Phương pháp. Hồi cứu 314 bệnh nhân đến khoa Nội soi từ 05/2007 – 08/2012 với chẩn đoán dị vật ĐTH
trên trước khi nội soi.
Kết quả. 221/314TH (69,4%) phát hiện dị vật qua nội soi, 93TH (30,6%) dị vật tự thoát. Nhóm dị vật liên
quan thức ăn có 191TH chiếm 60,84%, chủ yếu là xương cá 109TH chiếm 38,71%.Biến chứng chung của dị vật
lên ĐTH có 53/221TH chiếm 16,88%; không có tổn thương thực quản nặng và tử vong . Nhóm dị vật xương gia
cấm có tỷ lệ tai biến cao nhất 28/53TH chiếm 53,83%.Tỉ số nguy cơ (risk ratio) biến chứng tăng theo thời gian
mắc dị vật. Từ ngày 2 trở đi cao hơn gấp 14,97%(Chi-quare = 4,623, df=1, với p=0,036 <0,05). Tỉ lệ thành công
97,28%; tỉ lệ tai biến 16,88.
Kết luận. Dị vật ĐTH trên là một cấp cứu đặt biệt mà chẩn đoán và xử lý muộn có thể dẫn đến nhiều biến
chứng nặng nề hoặc tử vong. Xử lý dị vật ĐTH trên bằng NSOM là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, ít
tai biến và chi phí thấp.
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ứng dụng kỹ thuật nội soi ống mềm trong chẩn đoán và điều trị dị vật đường tiêu hóa trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 43
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN
Đào Xuân Cường*, Trần Xuân Tuấn*, Nguyễn Thành Trung*
TÓM TẮT
Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một bệnh cấp cứu của đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam và ở
bệnh viên Đa khoa Kiên Giang nói riêng nhưng điều trị dị vật ĐTH trên bằng nội soi ống mềm (NSOM) lại chưa
được ứng dụng rộng rãi. Nghiên cứu được tiến hành nhằm ghi nhận kết quả xử trí dị vật ĐTH trên bằng
NSOM.
Phương pháp. Hồi cứu 314 bệnh nhân đến khoa Nội soi từ 05/2007 – 08/2012 với chẩn đoán dị vật ĐTH
trên trước khi nội soi.
Kết quả. 221/314TH (69,4%) phát hiện dị vật qua nội soi, 93TH (30,6%) dị vật tự thoát. Nhóm dị vật liên
quan thức ăn có 191TH chiếm 60,84%, chủ yếu là xương cá 109TH chiếm 38,71%.Biến chứng chung của dị vật
lên ĐTH có 53/221TH chiếm 16,88%; không có tổn thương thực quản nặng và tử vong . Nhóm dị vật xương gia
cấm có tỷ lệ tai biến cao nhất 28/53TH chiếm 53,83%.Tỉ số nguy cơ (risk ratio) biến chứng tăng theo thời gian
mắc dị vật. Từ ngày 2 trở đi cao hơn gấp 14,97%(Chi-quare = 4,623, df=1, với p=0,036 <0,05). Tỉ lệ thành công
97,28%; tỉ lệ tai biến 16,88.
Kết luận. Dị vật ĐTH trên là một cấp cứu đặt biệt mà chẩn đoán và xử lý muộn có thể dẫn đến nhiều biến
chứng nặng nề hoặc tử vong. Xử lý dị vật ĐTH trên bằng NSOM là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, ít
tai biến và chi phí thấp.
Từ khóa. Dị vật đường tiêu hóa, đường tiêu hóa trên, nội soi ống mềm.
ABSTRACT
REMOVAL OF A FOREIGN BODY FROM THE UPPER GASTROINTESTINAL TRACT WITH A
FLEXIBLE ENDOSCOPE
Dao Xuan Cuong, Tran Xuan Tuan, Nguyen Thanh Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 43 - 49
Background and stydy aims: Foreign bodies in the upper GI tract is a medical emergency in the
gastrointestinal tract are common in Vietnam and in the Kien Giang General Hospital, but in particular on the
treatment of foreign body endoscopic to not been widely applied. The study was carried out to record results in the
management of foreign bodies by flexible endoscopy.
Method: Cross-sectional descriptive study 314 patients at Endoscopy Department of Kien Giang General
Hospital, Viet Nam from 05 / 2007-08 / 2012 with a diagnosis of foreign bodies in the confirmed before endoscopy.
Results: 221/314TH (69.4%), foreign body detection during endoscopy, 93TH (30.6%) foreign bodies
escape. Group strange objects associated with food accounting for 60.84% 191cas, 109cas mostly fish bones up
38.71%. Complications of foreign bodies generally have to 53/221cas, disaster 16.88%. Group harness avian bones
have the highest accidence rate accounted for 53.83% 28/53TH. Risk ratio (risk ratio) complications increased over
time with a foreign object. From day 2 onwards higher than 14.97 (Chi-quare = 4.623, df = 1, p = 0.036 <0.05).
* Khoa Nội soi – Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
Tác giả liên lạc: BS CKII Đào Xuân Cường, ĐT: 0966687888, Email: bscuongnoisoi@yahoo.com.vn
ngohongphuc86@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 44
The success foreign bodies removal was 97.28%.
Conclusion: Foreign bodies in the upper GI tract represent a frequent cause of emergency endoscopy. A
deplayed diagnosis and treatment can to increase the risk of complication or die. The flexible endoscopy is an
effetive safe and low cost for removing foreign bodies from of the upper GI tract.
Keywords: Ingested foreign bodies, upper gastro-intestinal tract, flexible endoscopy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mắc dị vât đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một
bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, là
một bệnh cấp cứu đường tiêu hóa với tần suất
chỉ đứng hàng thứ hai sau xuất huyết tiêu hóa. Ở
Mỹ tỉ lệ mắc dị vật ĐTH trên là 0,12%(9). Tại Bệnh
Viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh trung
bình mỗi năm có 200 trường hợp soi lấy dị vật
đường ăn(6).
Đa số bệnh nhân bị mắc dị vật (từ 80-90%)
có thể tự khỏi mà không cần can thiệp, còn
khoảng 10-20% các trường hợp cần phải can
thiệp(1,8). Các trường hợp dị vật không tự thoát
được có thể gây ra biến chứng tắc nghẽn, tổn
thương ống tiêu như loét, xuất huyết, tiêu hóa,
thủng thực quãng, áp-xe trung thất... nếu không
được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến
chứng nặng và tử vong(9,12).
Có nhiều phương pháp điều trị lấy dị vật ra
khỏi ĐTH trên như mổ, các thủ thuật nội soi ổ
bụng, nội soi bằng ống soi cứng và nội soi bằng
ống soi mềm. Hiện nay, với sự phát triển của
ngành nội soi cũng như sự phát triển của trang
thiết bị và dụng cụ NS, việc lấy dị vật ở ĐTH
trên bằng kỹ thuật nội soi ống mềm trở nên nhẹ
nhàng, an toàn và hiệu quả cao hơn, có thể được
ứng dụng rộng rãi ở tất cả các bệnh viện có bác sĩ
và máy nội soi. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Ứng dụng kỹ thuật nội soi
ống mềm trong chẩn đoán và điều trị dị vật
đường tiêu hóa trên tại bệnh viện Đa Khoa
Kiên Giang” từ năm 2007 đến năm 2012 với mục
tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân bị mắc dị vật ĐTH trên tại khoa Nội Soi
bệnh viện ĐKKG từ 2007 đến 2012.
2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi ống
mềm trong chẩn đoán và điều trị dị vật đường
tiêu hóa trên tại bệnh viện ĐKKG.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
mắc dị vật
Đặc điểm liên quan đến người bệnh:
Bảng 1: Tần số và tỷ lệ mắc bệnh theo năm
Năm n Tỷ lệ %
2007 11 3,50
2008 41 13,06
2009 44 14,01
2010 59 18,79
2011 99 31,53
2012 60 19,11
Cộng 314 100,00
Năm 2011 có tỷ lệ bệnh cao nhất chiếm
31,53%, tiếp theo năm 2012 chiếm 19,11%, năm
2010 chiếm 18,79%. Năm 2007 có tỷ lệ bệnh thấp
nhất chỉ 3,50%.
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân nội trú - ngoại trú
Nhóm bệnh n=314 Tỷ lệ %
Nội trú 308 98.01
Ngoại trú 6 1.99
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh
này đa số là ngoại trú.
Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi
Độ tuổi n=314 Tỷ lệ %
<15 6 1,91
16 – 25 42 13,37
26 – 50 146 46,50
>50 120 38,22
Tuổi thấp nhất: 7 tuổi; Tuổi cao nhất: 97 tuổi;
Tuổi trung bình: 52 tuổi. Lứa tuổi từ 26 đến trên
50 chiếm tỷ lệ đến 84,72%. Lứa tuổi < 15 chỉ có tỷ
lệ 1,91%(p<0,01). Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ
là tương đương.( nam 155 và nữ 159).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 45
Bảng 4: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Triệu chứng lâm sàng n=314 Tỷ lệ %
Nuốt đau 50 15,9
Nuốt vướng và đau 147 46,8
Nuốt nghẹn 92 29,3
Cảm giác tức ngực 25 8,0
Triệu chứng nuốt vường gặp nhiều nhất với
tỷ lệ 46,8%, có 50 trường hợp BN biết mình nuốt
phải dị vật nhưng không có triệu chứng gì.
Một số đặc điểm lien quan đến dị vật:
Bảng 5: Tần số và tỷ lệ của vị trí mắc dị vật
Vi trí mắc dị vật n=314 Tỷ lệ %
Hạ họng 40 18,09
Thực quản trên 150 67,87
Thực quản giữa 13 5,88
Thực quản dưới 16 7,24
Dạ dày 1 0,45
Hành tá tràng 1 0,45
Bảng 5 cho thấy tỷ lệ mắc dị vật ở thực quản
trên cao nhất với 67,87%.Vị trí có tỷ lệ thấp nhất
là ở dạ dày và hành tá tràng chỉ 0,45%.
Bảng 6: Tỷ lệ và kích thước của dị vật
Kích thước dị vất (cm) n = 221 Tỷ lệ %
<1 cm 6 2,71
1 – 2 cm 165 74,66
3 cm 35 15,84
>3 cm 15 6,79
Kết quả bảng 6 cho thấy nhóm dị vật có kích
thước từ 1 – 2 cm chiếm tỷ lệ cao nhất với
74,66%, tiếp theo là nhóm dị vật có kích thước
3cm. Nhóm dị vật <1 cm ít gặp hơn với 2,71%.
Bảng 7: Tỷ lệ và số lượng dị vật liên quan đến thức
ăn
Loại dị vật n=221 Tỷ lệ %
Xương cá 109 34,71
Xương gia cầm 67 21,33
Thit gia cầm 11 3,50
Hạt trái cây 4 1,27
Trong nhóm dị vật liên quan đến thức ăn thỉ
xương cá chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,71%%, tiếp
theo là xương gia cầm chiếm 21,33%, hạt trái cây
có tỷ lệ thấp nhất chỉ 1,27%.
Bảng 8: Tỷ lệ và số lượng dị vật liên quan vật dụng
sinh hoạt
Loại dị vật n=30 Tỷ lệ %
Tăm xỉa răng 1 0,32
Loại dị vật n=30 Tỷ lệ %
Thuốc còn vỏ 16 5,09
Răng giả 9 2,86
Dị vật kim loại 4 1,27
Trong nhóm dị vật liên quan đến vật dụng
sinh hoạt thì nhóm thuốc còn vỏ có tỷ lệ cao nhất
với 5,09%, Tăm xỉa răng chỉ có một trường hợp
chiếm tỷ lệ 0,32%.
Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật
Các kỹ thuật xử lý dị vật
Bảng 9: Tỷ lệ và phương pháp xử trí dị vật
Phương pháp n=314 Tỷ lệ %
Tự thoát 93 29,62
Gắp ra ngoài 201 64,01
Đẩy xuống dạ dày 14 4,46
Không lấy được dị vật 6 1,91
Bảng 9 cho thấy tỷ lệ dị vật tự thoát chiếm
29,62%, tỷ lệ gắp được dị vật ra ngoài là 64,01%,
tỷ lệ. không gắp được dị vật 1,91%.
Bảng 10: Thời gian thực hiện kỹ thuật
Thời gian nội soi (phút) n=314 Tỷ lệ %
<5 80 25,47
6-10 43 13,69
11-15 94 29,93
16-20 80 25,47
>20 17 5,41
Bảng 10 cho thấy thời gian soi kéo dài trên 10
phút chiếm tỷ lệ 60,81%. Thời gian soi dưới 5
phút chiếm tỷ lệ 25,47%.
Bảng 11: Tỷ lệ sử dụng dụng cụ gắp dị vật
Dụng cụ gắp dị vật n = 221 Tỷ lệ %
OverTube 37 17,29
Các dụng cụ khác 184 82,71
Kết quả ở Bảng 11 cho thấy có 37 trường hợp
phải sử dụng Over Tube để lấy dị vật chiếm
17,29% trong 221 bệnh nhân có dị vật được NS.
Tai biến và biến chứng
Bảng 12: Tỷ lệ các tai biến thường gặp sau khi lấy dị
vật
Loại tổn thương n = 53 Tỷ lệ %
Trầy xước rỉ máu nhẹ 52 16,56
Trầy xước rỉ máu nặng 1 0,32
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ tổn thương thực
quản sau khi gắp dị vất là 16,88%, không có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 46
trường hợp nào bị tổn thương thực quản nặng
và tử vong.
Bảng 13: Mối liên quan giữa tai biến và nhóm dị vật
Loại dị vật Tai biến (n và tỷ lệ %) p
Xương cá (N=109) 17(15,60%)
0,001 xương gia cầm (N=39) 11(28,20%)
Dị vật sinh hoạt (N=20) 10(34,48%)
Nhóm dị vật sinh hoạt có mối liên quan đến
tai biến với tỷ lệ 34,48% (p<0,01).
Bảng 14: Mối liên quan giữa tai biến và thời gian
mắc dị vật
Thời gian mắc(ngày) Tai biến
(n và tỷ lệ %) p
Ngày 1(N=61) 19(6,05%) 0,036
Ngày 2(N=117) 17(5,41%)
>3 ngày (N=83) 17(5,41%)
Kết quả bảng 14 cho thấy có mối liên quan
giữa tai biến và thời gian mắc, thời gian mắc
càng dài thì nguy cơ tai biến càng cao. Nguy cơ
tai biến từ ngày 2 trở đi cao hơn gấp 14,87(Chi-
Square 4,623; bậc tự do df=1; mức ý nghĩa thống
kê với p<0,05).
Bảng 15:. Mối liên quan giữa tai biến và vị trí mắc dị
vật ở TQ
Vị trí mắc dị vật
Tai Biến n
(tỷ lệ %)
Không có tai
biến n (%)
p
Thực quản trên 47(88,7%) 102(60,7%) 0,000
Thực quản giữa 6(11,3%) 7(4,2%)
Bảng 15 cho thấy mối liên quan giữa tai biến
và vị trí mắc dị vật. Vị trí mắc dị vật ở thực quản
trên có tỷ lệ tai biến cao gấp 7,8 lần so với thực
quản dưới với p=0,000.
Tỷ lệ thành công và thất bại
Bảng 16: Tỷ lệ thành công – thất bại
n Tỷ lệ %
Thành công 215 97,20
Thất bại 6 2,80
Cộng 221 100.00
Kết quả ở bảng 16 cho thấy tỷ lệ. thành công
chiếm 97,20%. Có 6 trường hợp không gắp được
chiếm 2,80%.
So sánh tỷ lệ thành công và thất bại với một
số tác giả khác
Bảng 17: So sánh tỷ lệ thành công, thất bại và tai biến
Tác giả Năm
Số ca
Thành công
Tỷ lệ Tai biến
Tử
vong
VX Quang
(6)
2002 46 93,8% 0% 0%
ĐA Giang
(1)
2006 111 100,0% 24,4% 0%
TC Khanh
(3)
2006 236 83,30% 2,4% 0%
Chaves
D.M
(11)
2004 105 98,00% 27,6% 0%
Li Z-S
(14)
2006 1088 94,10% 2,8% 0%
Mosca S
(24)
2001 414 98,90% 0% 0%
Kim J.K
(13)
1999 104 98,80% 0% 0%
TĐ Trí
(7)
2008 211 97,16% 1,4% 0%
NC chúng tôi 2012 215 97,28% 16,88% 0%
Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ thàng công
của chúng tôi là 97,28% tương đương các tác giả
khác. Tuy nhiên tỷ lệ tai biến trong nghiên cứu
của chúng tôi là 16,84% có thấp hơn Đỗ Anh
Giang(3) và Chavas D.M(18), nhưng cao hơn các tác
giả còn lại.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
mắc dị vật đường THT
Về đặc điểm lâm sàng
Tần xuất mắc bệnh trên dân số của tỉnh Kiên
Giang là 0,036%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu
của Ngô Vương Mỹ Nhân (An Giang), Trần
Đình trí (TP Hồ Chí Minh), Benito Navarro (Tây
Ban Nha)(2,8,10). (năm 2007 và 2012 chúng tôi
không đưa vào thống kê vì không đủ thời gian
12 tháng trong một năm).
Độ tuổi trong nghiên cứu này thấp nhất là 7
tuối cao nhất là 97 tuối, độ tuổi trung bình là 52
tuổi, cao hơn nghiên cứu của Trần Đình Trí có
tuổi thấp nhất là 6 và cao nhất là 90, tuổi trung
bình là 46,4(8).
Về giới không có sự khác biệt trong nghiên
cứu này, tỷ lệ nam và nữ là tương đương .
Triệu chứng thường gặp nhất là nuốt vướng
gặp ở 147 trường hợp, chiếm 46,8%.
Vị trí dị vật thường hay mắc nhất là thực
quản trên với 150 trường hợp chiếm 67,87%,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 47
điều này cũng phù hợp với cấu trúc giải phẫu
của thực quản trên.
Kích thước dị vật từ 1-2cm chiếm tỷ lệ rất cao
74,66%, thường gặp nhất là xương cá. Những dị
vật có kích thước lớn hơn hay gặp ở nhóm dị vật
sinh hoạt như răng giả, kim loại và nhóm dị vật
xương gia cầm.
Một số đặc điểm liên quan đến dị vật
Loại dị vật là xương cá gặp nhiều nhất chiếm
34,71%, thấp hơn báo cáo của Huỳnh Ngọc
Phượng (70%)(3), nhưng cao hơn một nghiên cứu
ở Ả Rập Xê Út dị vật là xương cá chỉ chiếm
20,8%) và ghi nhận dị vật xương gà – vịt – heo
gặp nhiều hơn chiếm 39,5%. Trong nghiên cứu
của chúng tôi tỷ lệ loại dị vật này là
21,335(67/221). Sự khác biệt này có lẽ do tập quán
ăn uống của từng vùng miến. Người dân miền
Nam thích ăn cá có xương hơn miền bắc, ở Á rập
Xê Út có thói quen ăn thịt gia cầm nhiều hơn.
Những dị vật là thịt to dai (khối thịt , miếng da
heo, tim gà, mề gà) thường gặp ở người già do
nhu động thực quản giảm và răng yếu nên
không nghiền thức ăn được, tỷ lệ này chiếm
4,97%(11/221). Nhóm di vật sinh hoạt như đinh
sắt, tăm xỉa răng , hạt trái cây, thuốc tây còn
nguyên vỏ, răng giả chiếm 113,57% (30/221) là
những trường hợp tự nuốt ở nhóm người vô
tình nuốt phải, tương tự các nghiên cứu của các
tác giả khác(1,4,8).
Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi ống
mềm
Trang bị đầy đủ các dụng cụ là yêu tố đầu tiên
thành công
Dị vật đường tiêu hóa có nhiều loại khác
nhau, đòi hỏi phải sử dụng các dụng khác
nhau. Bốn loại dụng cụ cơ bản cần có: 1) Mũ
bảo vệ (mũ chụp đầu ống soi); 2) Rọ Dormia
hoặc thòng lọng cắt polips; 3) Kẹp gắp dị vật;
4) ballooner. Các dị vật tròn và trơn được lấy
bằng rọ hoặc ballooner. Các dị vật có góc cạnh
có thể lấy bằng rọ. Các dị vật nhỏ, nhọn, dài có
thể được lấy bằng kẹp gắp dị vật. Kẹp sinh
thiết tiêu chuẩn có tác dụng rất hạn chế vì lực
yếu và diện kẹp hẹp(15,4).
Các dụng cụ này rất phổ biến và có thể dùng
lại nhiều lần khi khử trùng. Mũ bảo vệ (mũ chụp
đầu ống soi) được sử dụng trong hầu hết các
trường hợp dị vật sắc nhọn và góc cạnh, nhằm
bảo vệ ống tiêu hóa trong quá trình lấy dị vật,
chúng tôi ít sử dụng ống over tube, một phần là
do chúng tôi ít có kinh nghiệm, thao tác phức
tạp, bệnh nhân khó chịu và có thể có tai biến, do
đó chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Với mũ bảo vệ, kẹp gắp dị vật, thòng lọng
hoặc rọ chúng tôi sử dụng thành công 82,71%
trường hợp, tỷ lệ này thấp hơn Võ xuân quang
và Trần Đình Trí(4,8).
Chọn lựa phương pháp thích hợp
Để chọn lựa một phương pháp xử lý thích
hợp, chúng tôi dựa vào nhiều yếu tố như : loại,
hình dạng, kích thước, vị trí của dị vật,thương
tổn mà dị vật đã gây cho ĐTH, tình trạng bệnh
nhân, phương tiện sẵn có và cuối cùng là kinh
nghiệm của bác sĩ nội soi. Trong 221 bệnh nhân
của chúng tôi, có chỉ định lấy dị vật bằng nội soi
ống mền, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp
chính:
Phương pháp kéo dị vật ra ngoài: 201/221
(64,01%). Phương pháp này áp dụng cho hầu hết
các trường hợp mắc dị vật là vật cứng.
Phương pháp đẩy xuống dạ dày: 14/221
(4,46%). Phương pháp áp dụng cho những dị vật
mắc ở thực quản 1/3 dưới không xuống được dạ
dày và những dị vật này có thể tiêu hóa được
hoặc thoát tự nhiên mà không gây biến chứng
(khối thức ăn, bã thức ăn, hạt trái cây).
Thời gian nội soi gắp dị vật
Thời gian cho một cuộc soi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Trình độ tay nghề của bác sĩ,
loại dị vật, kích thước, vị trí của dị vật và dị vật
còn hay đã tự thoát. Thời gian nhanh nhất là 2
phút cho một trường hợp soi và không thấy dị
vật, thời gian dài nhất là 25 phút, thời gian trung
bình là 13 phút.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 48
Tỷ lệ tai biến
Tai biến trong lô nghiên cứu của chúng tôi
gặp phải là dạng tổn thương trầy xước niêm mạc
thực quản và chảy máu. Có 52 trường hợp trầy
xước và chảy máu nhẹ, một trường hợp trầy
xước và chảy máu nặng chiếm. Bệnh nhân này
phải đặt sonde dạ dày nuôi ăn trong 3 ngày sau
đó nội soi kiểm tra lại thấy vết thương lành tốt,
BN được cho ăn uống bình thường và xuất viện
ở ngày thứ tư.
Có nhiều yếu tố liên quan giữa tỷ lệ tai biến:
Nhóm dị vật sinh hoạt có mối liên quan đến
tai biến vớ tỷ lệ 34,48%, mức ý nghĩa thống kê
p<0,01. Những dị vật là răng giả dễ gây tai biến
nhất (có 9 trường hợp thì 5 có tai biến chiếm tỷ lệ
55,5% của loại dị vật này).
Thời gian mắc cũng có mối liên quan đến tỷ
lệ tai biến, thời gian mắc càng lâu thì tỷ lệ tai
biến càng cao. Nguy cơ tai biến từ ngày 2 trở đi
cao hơn gấp 14,87 (Chi-Square 4,623; bậc tự do
df=1; mức ý nghĩa thống kê với p<0,05).
Vị trí mắc dị vật ở thực quản trên có tỷ lệ tai
biến cao gấp 7,8 lần so với thực quản dưới với
p=0,000.
Tỷ lệ thành công và thất bại
Trong 221 trường hợp mắc dị vật chúng tôi
gắp được dị vật ra ngoài được 201 trường hợp và
đẩy xuống dạ dày 14 trường hợp. Như vậy tỷ lệ
thành công của chúng tôi là 97,28% tương đương
với một số nghiên cứu trước đây của các tác giả
trong và ngoài nước như LiZ-S, Kim JK, Trần
Đình Trí(8) (Bảng 17).
Có 06/211 trường hợp thất bại, chiếm 2,8%; tỷ
lệ thất bại của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu
trước đây(16,4,8).
Một trường hợp dị vật là một cuộn dây kim
loại nằm ở dạ dày và tá tràng không kéo ra được
qua nội soi phải chuyển sang phẫu thuật( BN là
can phạm).
Ba trường hợp dị vật nằm ở 1/3 trên thực
quản, là xương vịt có nhiều cạnh cấm vào thành
thực quản. Dùng kẹp và thòng lọng nhưng
không bắt được dị vật và cả 03 trường hợp này
phải dùng nội soi ống cứng mới thành công.
Hai trường hợp còn lại bệnh nhân không
hợp tác tốt nên cũng phải chuyển sang gây mê
và soi bằng ống cứng.
Các tác giả khác cũng cho rằng khi dị vật ở
thực quản không gian hẹp cho nên dụng cụ khó
bắt được dị vật, bệnh nhân dễ kích thích (vì chỉ
gây tê họng), người nội soi khó xác định được dị
vật có cắm sâu vào thành thực quản hay không
chính vì thế các trường hợp này nội soi ống cứng
có nhiều thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng và đặc điểm của
dị vật
Dị vật thực quản là một cấp cứu đường tiêu
hóa trên rất thường gặp trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Nếu không được chẩn đoán
và xử trí kịp thời bệnh sẽ có nguy cơ diễn tiến
nặng như loét, thủng, áp xe, rò thực quản có thể
dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ngày nay với sự phát triển của nội soi ống
mềm, việc chẩn đoán và xử trí bệnh tương đối
nhẹ nhàng, bệnh nhân sau khi lấy dị vật có thể
ăn uống trở lại sau vài tiếng và làm việc bình
thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdulaziz AA, et al (2000). Foreign bodies of the esophagus:
Two-Year Prospective Study. Ann Saudi Med. Mar;20(2):173-5.
2. ASGE. (2002). Guideline for the management of ingested
foreign bodies. Gastrointestinal Endoscopy, 55(7), 803-806.
3. Benito NJR, del Cuvillo BA, Porras AE. “Esophageal foreign
bodies. Our ten years of experience”Acta Otorrinolaringol
Esp. 2003 Apr;54(4):281-5. Spanish.
4. Chavas DM, Ishoka S, Feli, V.N, et al. (2004). Removal of a
foreign body from the upper gastrointestinal tract with a
flexible endoscope: a prospective study. Endoscopye: a
prospective study. Endoscopy, 36(10), 887-892.
5. Đỗ Anh Giang. (2006). Đặc điểm lâm sàng hình x-quang, nội
soi và kết quả điều trị dị vật thực quản-dạ dày qua nội soi.
Luận văn thạc sĩ y khoa – Học viện quân Y Hà Nội.
6. Gmeiner D, Von Rahden B.H.A, Meco C, et al. (2007). Flexible
verus rigid endoscopy for treatment of foreign body I,paction
in the esophagus. Surg Endosc, 07, 9252-9256.
7. Huỳnh Ngọc Phượng, Nguyễn Hữu Khôi. “Lấy dị vật ha
họng thực quản bằng nội soi mềm” Nghiên cứu y học, Y Học
TP Hồ Chí Minh, tập 10(phụ bản 1) 2006, trang 36, Đại Học Y
Dược TPHCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 49
8. Kim J.K, et al. (2006). Endoscpic management ò foreign bodies
in the upper-GI tractL: experience with 1088 cases in China.
Gastrointestinal Endoscopy, 64(4), 485-492.
9. Li ZS, Sun ZX, Zou DW et al. (2006). Endoscopic management
of foreign bodies in the upper-GI tract: experience with 1088
cases in China . Gastrointestinal Endoscopy, 64(4), 485-492.
10. Miller RJ (1995), Radiologis procedures in the Management of
Biliary Disease. Radiology, 197- 206.
11. Ngô Vương Mỹ Nhân, Bùi Thị Xuân Nga, Lê Văn Đức;
Nguyễn Cao An, Trần Thế Hài, Đinh Xuân Thu (2009) “Đánh
giá kết quả lấy dị vật đường ăn bằng ống nội soi cứng và ống
nội soi mềm” tại BVĐK An Giang, đề tài NCKH được báo cáo
tại hội nghị khoa học TMH toàn quốc thàng 8-2009.
12. Okar B, Cevik AA, Iihan H (2007). Ingested gastrointestioal
foreign bodies: predisosing factors for cpmplications in
children having surgical or endoscopic removal. Pediatr Surg
It, 23, 135-139
13. Shivakumar M., Naik AS, Prashanth KB, Hongal GF,
Chaturvedy G (2004) Foreign bodies in upper digestive tract.
Indian J Pediatr. Aug;71(8):689-93.
14. Trần Công Khanh. (2005). Một số nhận xét và kế t quả điều trị
dị vật đường tiêu hóa bằng phương pháp nội soi tại BVĐK
tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Y học Việt Nam, 319, 444-450.
15. Trần Đình Trí*, Phạm Hữu Tùng*, Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần
Quốc Vĩnh*, Ngô Phương Minh Thuận*, Trần Công Trực*.
“Xử trí dị vật đường tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm”. Y
Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010
Nghiên cứu Y học,173-178.
16. Trần Phương Nam và Nguyễn Tư Thế. “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản tại bệnh
viện trung ương Huế 2005-2006” Đề tài NCKH cấp trường
Đại Học Y Dược TP.Huế.
17. Võ Xuân Quang. (2002). “Xử trí dị vật tiêu hóa trên bằng nội
soi mềm”. Tạp trí Y học TP. HCM, tập 6, 443-447.
Ngày nhận bài báo: 20/8/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/9/2015
Ngày bài báo được đăng: 02/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_50_6889.pdf