Movie trailers now are an important and commonly used advertising device in movie
industry. An effective movie trailer can bring a huge audience for the movie. To enhance the
effectiveness of a movie trailer, the structure and language used in it must be carefully selected.
Advertisement discourse analysis can be considered as an important area in ESP (English for
Specific Purposes), TEFL (Teaching English as a Foreign Language) and cultural linguistics in
particular, and in linguistics in general. This paper shows similarities and differences between
Vietnamese and American movie trailers in terms of structure and linguistic features (consisting
of grammatical, lexical and rhetorical features). The paper goes beyond mere description by
providing some explanation for the findings, which are expected to have some contributions, both
linguistically and pedagogically
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ứng dụng kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngôn ngữ trong các đoạn phim quảng cáo của mĩ và Việt Nam vào giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ hai, khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyền đạt trong các đoạn
QCPT thông qua hình ảnh, biểu cảm và cử chỉ của diễn viên.
QCPT mang lại sự phong phú và linh hoạt cho lớp
học ngoại ngữ bằng cách mở rộng các kĩ thuật và nguồn
tài nguyên dạy học, giúp SV phát triển đồng đều cả bốn
kĩ năng ngôn ngữ.
Do những ích lợi của việc sử dụng QCPT vào trong
lớp học ngoại ngữ, GV nên tăng cường sử dụng và kết
hợp chúng trong chương trình dạy học. Với sự phát triển
của mạng xã hội, ngày càng có nhiều nguồn tài nguyên
dạy học ngôn ngữ cho GV và SV. Tuy nhiên, việc có quá
nhiều nguồn như vậy cũng khiến GV khó có thể tìm đúng
những tài nguyên dạy học mình cần. Chính vì vậy, hiểu
được những đặc điểm diễn ngôn QCPT sẽ hỗ trợ tích cực
quá trình dạy và học tiếng Anh cho GV và SV.
Hiểu được diễn ngôn QCPT giúp GV tiếng Anh tự
tin trong việc chọn lựa thể loại này cho công tác giảng
dạy của mình. GV có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu
này theo những cách chúng tôi đề xuất dưới đây:
Các đoạn QCPT có thể được sử dụng để luyện tập kĩ
năng đọc và nghe, làm ngữ liệu đầu vào để dạy kĩ năng nói
và viết. Trong lớp dạy kĩ năng nói, các đoạn QCPT cũng
có thể làm ngữ liệu cho các hoạt động dạy nói sau đó như
thảo luận, tranh luận về một vấn đề xã hội hoặc tóm tắt lại
nội dung đoạn phim. Dựng lại các đoạn hội thoại và độc
thoại cũng là cách hay để học kĩ năng nói: trong mỗi cảnh
phim, có các tình huống mà SV phải tự mình tạo ra các
đoạn hội thoại. Sau đó, các hội thoại gốc trong phim được
trình chiếu và GV có thể cho SV so sánh các đoạn hội thoại
của mình với các đoạn hội thoại gốc. Hội thoại trong các
đoạn QCPT sẽ gây ngạc nhiên thích thú cho SV bởi đó là
các đoạn phim hay và hấp dẫn nhất được trích ra từ bộ
phim. Yêu cầu SV đóng vai trong các đoạn phim cũng tạo
sự hào hứng và vui thích. GV có thể chiếu đoạn phim một
đến hai lần để SV nắm được nội dung chính và hiểu rõ về
bối cảnh của đoạn phim. Sau đó, GV phân vai cho SV (ví
dụ nếu có 3 nhân vật trong đoạn phim quảng cáo thì mỗi
SV nhận 1 vai). GV phát cho SV 1 đoạn hội thoại và một
số câu hỏi hướng dẫn khai thác nhân vật trong phim. SV
tập đóng vai theo nhóm để diễn lại cảnh phim. Những SV
không ưa thích đóng vai có thể làm vai trò đạo diễn.
Một phương án khác là có thể sử dụng QCPT trong
các lớp học kĩ năng nghe. Lợi thế của nguồn ngữ liệu này
khá rõ ràng vì có hình ảnh hỗ trợ cho việc hiểu nội dung
và các hội thoại của nhân vật trong phim. Yêu cầu SV dự
đoán các câu thoại sử dụng trong đoạn phim là một hoạt
động rất hứng thú. GV có thể phát cho SV bản thảo hội
thoại với một số từ/cụm từ quan trọng bị lược đi, sau đó
xem mà không có âm thanh và SV chỉ nhìn vào hình ảnh
để đưa ra các từ/cụm từ đã bị lược trước đó. GV cho SV
xem lại đoạn quảng cáo phim có cả âm thanh để SV so
sánh, chỉnh sửa lại bản hội thoại của mình.
Các đoạn quảng cáo phim cũng có thể sử dụng trong
các lớp dạy kĩ năng viết. SV được yêu cầu dựa vào nội
dung quảng cáo phim để viết vắn tắt về nội dung phim
và tự viết đoạn kết cho nội dung phim. QCPT rất hấp dẫn
và gợi nhiều cảm xúc nên GV cũng có thể yêu cầu SV
viết một bài cảm nghĩ về một QCPT đang trình chiếu.
Cách sử dụng các từ thông dụng, các tính từ và trạng từ
miêu tả cùng với nhân xưng trực tiếp ngôi thứ hai cần
được học hỏi trong các bài viết mang tính thuyết phục do
ảnh hưởng sâu sắc chúng có thể tạo ra cho người đọc.
Các hiện tượng ngôn ngữ khác cũng có thể sử dụng
trong giảng dạy tiếng Anh là: ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản,...
để tăng tính thuyết phục của ngôn ngữ. Những phép tu từ
này nằm trong các đoạn quảng cáo phim là các ví dụ hay để
SV áp dụng vào ngôn ngữ viết hoặc nói của mình.
SV các cấp học cao có thể rất thích thú việc tạo ra một
đoạn QCPT riêng, sáng tạo nên ngữ liệu riêng của họ trong
phim, giúp cả quá trình học hỏi ngôn ngữ và nghề nghiệp.
Cuối cùng, các phát hiện của nghiên cứu về sự giống
và khác biệt văn hóa giữa quảng cáo phim Mĩ và Việt Nam
cũng đóng góp kiến thức cho việc dạy và học các môn Văn
hóa, Đất nước học của hai nước này. Tạo cơ hội tiếp xúc
với nguồn ngữ liệu thực tế giúp SV có cái nhìn đa chiều về
cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của người bản xứ. Việc
này mang ngôn ngữ ra khỏi bối cảnh lớp học hoặc phòng
học tiếng, làm cho ngôn ngữ thoát ra khỏi các hạn chế và
diễn ra bối cảnh tự nhiên của nó. SV được nghe nhịp điệu
và phát âm bình thường chứ không phải dạng ngôn ngữ đã
được đơn giản hóa đưa vào sách giáo khoa hay dưới dạng
bài nghe. Ngôn ngữ tự nhiên sẽ giúp SV nhận ra cánh cửa
mở ra một nền văn hóa và việc học tiếng Anh mang lại
nhiều hơn là việc đơn thuần học ngôn ngữ.
(Xem tiếp trang 266)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 262-266
266
các tố chất thể lực, trang bị cho người tập những kĩ năng,
kĩ xảo vận động và có thể lựa chọn được môn thể thao
phù hợp với bản thân để tập luyện suốt đời. Nghiên cứu
lựa chọn môn thể thao tự chọn trong chương trình GDTC
cho HS Trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội trên đây của
chúng tôi cũng nhằm mục đích ấy.
Tài liệu tham khảo
[1] Dương Nghiệp Chí (1991). Đo lường thể dục thể
thao. NXB Thể dục thể thao.
[2] Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995). Sinh lí
học thể dục thể thao (tài liệu dùng cho học sinh đại
học). NXB Thể dục thể thao.
[3] Đồng Văn Triệu - Lê Anh Thơ (2000). Lí luận và
phương pháp giáo dục thể chất trong trường học.
NXB Thể dục thể thao.
[4] Nguyễn Xuân Sinh - Lê Văn Lẫm - Lưu Quang Hiệp
- Phạm Ngọc Viễn (1999). Giáo trình phương pháp
nghiên cứu khoa học. NXB Thể dục thể thao.
[5] Lê Văn Lẫm (1996). Đo lường thể dục thể thao.
NXB Thể dục thể thao.
[6] Vũ Đức Thu và cộng sự (1998). Đánh giá thực trạng
công tác giáo dục thể chất và phát triển thể dục thể
thao trong nhà trường các cấp (Tuyển tập nghiên
cứu khoa học - Giáo dục thể chất sức khỏe). NXB
Thể dục thể thao.
[7] Phạm Danh Tốn (1995). Lí luận và phương pháp
giáo dục thể chất. NXB Thể dục thể thao.
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...
(Tiếp theo trang 261)
GV nên yêu cầu SV so sánh văn hóa của họ với
những nét văn hóa thể hiện trong các đoạn quảng cáo
phim. Việc này giúp SV khắc sâu hơn các điểm nổi bật
về văn hóa ngôn ngữ đích trong mối tương quan với ngôn
ngữ mẹ đẻ của họ.
3. Kết luận
Đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, phân tích diễn ngôn
quảng cáo có thể nói là một lĩnh vực quan trọng của TEFL
(dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ), ESP (tiếng Anh
chuyên ngành), văn hóa ngôn ngữ nói riêng và chuyên
ngành Ngôn ngữ học nói chung. Sử dụng QCPT trong
giảng dạy ngôn ngữ là cách thúc đẩy, giúp SV học và hiểu
ngôn ngữ thực tế, nhưng để ứng dụng có hiệu quả cần sự
quan tâm và tìm hiểu kĩ càng vấn đề này. Những kiến thức
về đặc điểm của QCPT chắc chắn sẽ tạo động lực cho quá
trình dạy và học tiếng Anh không chỉ cho SV năm thứ hai,
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên nói riêng mà còn
cho SV các trường cao đẳng, đại học nói chung.
Tài liệu tham khảo
[1] Dyer, G. (2008). Advertising as communication.
Routledge, London and New York.
[2] Fernandez, J. W. (1991). Beyond metaphor: The
theory of tropes in anthropology. Stanford, CA:
Stanford University Press.
[3] Goddard, A. (1998). The language of advertising:
the written texts. Routledge, London and New York.
[4] Hoàng Trọng - Nguyễn Văn Thi. (2000). Quảng
cáo. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[5] Scott, W. D. (1903). The theory of advertising. New
York: Small, Maynard & Company.
[6] Septak, D. (2008). Understanding the effectiveness of
Trailers, Teasers and Television Spots in marketing
movies. New York University, New York.
[7] Brown, G. - Yule, G. (1983). Discourse Analysis.
Cambridge: CUP.
[8] Hasan, R. (1984). Coherence and Cohesive
Harmony. London: Longman.
[9] Tanaka, K. (2005). Advertising language - A
pragmatic approach to advertisements in Britain
and Japan. Routledge, London.
Bảng 7. Mức độ tăng trưởng của nam và nữ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 12 tháng thực nghiệm
TT Các Test kiểm tra Giới tính W% đối chứng W% thực nghiệm
1 Bật xa tại chỗ (cm)
Nam 2,4 3,2
Nữ 1,8 2,9
2 Nằm ngửa gập thân (lần)
Nam 6,9 8,2
Nữ 13,6 18,6
3 Chạy 30m (s)
Nam -2,3 -7,2
Nữ -1,6 -4,2
4 Chạy 5 phút tùy sức (m)
Nam 1,1 3,3
Nữ 3,0 5,7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_ket_qua_nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_va_ngon_ngu_tr.pdf