Ứng dụng hệ thống moodle để ra đề thi và tổ chức thi cuối kỳ trực tuyến môn Mạng máy tính khoa công nghệ thông tin – Đại học Hà Nội

Nội dung bài báo này nói về việc ứng dụng hệ thống Moodle cho việc ra đề thi

và tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập thông qua hình thức thi trực tuyến phần trắc nghiệm

lý thuyết và thực hành môn Mạng máy tính Kỳ thi Cuối kỳ, cùng với các ưu nhược điểm của việc

thi trực tuyến.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng hệ thống moodle để ra đề thi và tổ chức thi cuối kỳ trực tuyến môn Mạng máy tính khoa công nghệ thông tin – Đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
190 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG MOODLE ĐỂ RA ĐỀ THI VÀ TỔ CHỨC THI CUỐI KỲ TRỰC TUYẾN MÔN MẠNG MÁY TÍNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐẠI HỌC HÀ NỘI Trần Nguyễn Khánh Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt: Nội dung bài báo này nói về việc ứng dụng hệ thống Moodle cho việc ra đề thi và tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập thông qua hình thức thi trực tuyến phần trắc nghiệm lý thuyết và thực hành môn Mạng máy tính Kỳ thi Cuối kỳ, cùng với các ưu nhược điểm của việc thi trực tuyến. Từ khóa: moodle, thi máy, trắc nghiệm, trắc nghiệm khách quan. I. PHẦN THI LÝ THUYẾT (TRẮC NGHIỆM) A) Trắc nghiệm là gì? Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học. Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:  Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc.  Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.  Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.  Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm.  Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra. B) Các dạng Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1) Câu trắc nghiệm "đúng- sai" (True-False) Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra. 2) Câu trắc nghiệm ghép đôi (Matching) Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu 191 trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi. 3) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn – 1 đáp án đúng (Multiple Choice Question (MCQ) and Single Best Answer (SBA)) Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu). Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn: Câu TNKQ loại này có thể dùng thẩm định năng lực nhận thức ở hiểu, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý:  Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lí.  Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn.  Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.  Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nên mang trọn ý nghĩa. Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ.  Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ.  Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố may rủi tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.  Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Không nên hai thể phủ định liên tiếp trong một câu hỏi. 4) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn – nhiều đáp án đúng Cũng tương tự như mục C.3 nhưng điều khác biệt là có nhiều đáp án đúng. Có thể trong câu hỏi đã tiết lộ số lượng đáp án đúng như: Khoanh tròn 2 đáp án đúng hoặc chọn ra 3 đáp án sai; hoặc cũng có thể câu hỏi mang tính chất đánh đố hơn khi không tiết lộ số lượng đáp án đúng theo kiểu “Khoanh tròn tất cả đáp án đúng”. Với câu hỏi 192 dạng này, giáo viên có 2 cách chấm điểm. Nếu chấm điểm theo kiểu tương đối thì: Ví dụ nếu trong câu hỏi tiết lộ có 2 đáp án đúng thì: nếu thí sinh khoanh trúng 1 đáp án đúng sẽ được 50% số điểm câu đó, nếu thí sinh khoanh trúng cả 2 đáp án đúng thì được 100% điểm câu đó. Nếu chấm điểm theo kiểu tuyệt đối thì chỉ khi thí sinh khoanh trúng những đáp án đúng mới được điểm câu đó, tất cả những trường hợp còn lại không được điểm. 5) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn - chọn tất cả những đáp án đúng Cũng tương tự như C.4 nhưng điều khác biệt là ở đây, số lượng đáp án đúng là không rõ. Có thể tất cả các đáp án đều đúng, trong trường hợp này thì khoanh tròn tất cả các đáp án. Có thể tất cả các đáp án đều sai, trong trường hợp này thì để trống toàn bộ. Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm khó, có tính chất phân loại sinh viên giỏi. C) Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà Moodle hỗ trợ 1) Trắc nghiệm trắc nghiệm nhiều lựa chọn – 1 đáp án đúng (Multiple-Choice question):  Đây là dạng trắc nghiệm phổ biến nhất hiện nay. Loại trắc nghiệm này giảng viên có thể thiết lập các câu trả lời sẵn có như A,B,C hoặc 1.2.3 hoặc bất kỳ. Ngay sau khi học viên làm bài xong, có thể nhận ngay kết quả đúng sai với các giải thích chi tiết do giảng viên đưa vào. Để chỉ chấp nhận 1 đáp án đúng, giáo viên tick vào single answer và với đáp án đúng cho 100% điểm. 2) Trắc nghiệm trắc nghiệm nhiều lựa chọn – nhiều đáp án đúng  Tương tự như B1 nhưng khác là sẽ có nhiều đáp án đúng. Giáo viên tick vào multiple answers. Nếu có 2 đáp án đúng thì cho 50% điểm vào mỗi đáp án đúng. 3) Trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (True/False)  Đây là dạng trắc nghiệm mà câu trả lời chỉ là đúng hay sai. Sau khi làm xong cũng có thể xem được ngay kết quả và các giải thích của giảng viên. 4) Trắc nghiệm lựa chọn câu đúng trong danh sách (Matching)  Đây là dạng trắc nghiệm mà câu trả lời giới hạn trong một danh sách. Dạng trắc nghiệm này thường được dùng trong giảng dạy tiếng Anh. Sau khi làm xong, học viên có thể có kết quả ngay và các giải thích của giảng viên. 193 5) Trắc nghiệm dạng kéo thả vào văn bản (Drag and Drop into Text)  Dạng trắc nghiệm này thường được dùng trong đào tạo ngôn ngữ, giảng viên sẽ cho một đề bài có trống nhiều khoảng trong văn bản. Học viên sẽ chọn 1 danh sách các Tab và đưa các tab này vào đúng chỗ văn bản còn trống. 6) Trắc nghiệm dạng kéo và thả vào 1 nền cho trước (Drag and Drop marker)  Dạng trắc nghiệm này học viên sẽ chọn danh sách các từ/hình ảnh/ ký tự... từ một danh sách và kéo vào những ô đã định trước trong hình nền. 7) Trắc nghiệm dạng tìm các câu trả lời phù hợp theo một danh sách câu trả lời cho trước (Random Short Answer Matching)  Cũng giống như định dạng Matching Question, định dạng này cho phép tìm câu trả lời phù hợp theo một danh sách cho trước nhưng có thể sắp xếp theo nhóm và có thể trộn một cách ngẫu nhiên để tăng độ phức tạp cho bài tập. 8) Chọn từ còn thiếu (Select missing word)  Đây là định dạng rút gọn 1 phần của nhóm câu hỏi Embed Answer, qua đó giảng viên sẽ cho 1 đoạn văn còn thiếu một vài từ, học viên có thể chọn các từ này từ một danh sách nhấn thả ngay trên câu hỏi. D) Cách thức ra đề thi và tổ chức thi trắc nghiệm 1) Bước 1. Tạo ngân hàng câu hỏi 194 Tạo ngân hàng câu hỏi chứa tất cả các chủ đề lý thuyết đã học trong 15 tuần. Các câu hỏi có thể thuộc dạng trắc nghiệm nhiều đáp án đúng / trắc nghiệm 1 đáp án đúng hoặc Đúng/ Sai. 2) Bước. 2 Tạo đề thi Tạo đề thi gồm khoảng 60-90 câu hỏi lý thuyết, thời gian làm bài là 30-45 phút, đề thi sẽ gồm có các câu hỏi thuộc tất cả chủ đề lý thuyết đã học trong 15 tuần. Các câu hỏi được lựa chọn ngẫu nhiên trong Ngân hang câu hỏi. II. PHẦN THI THỰC HÀNH (TỰ LUẬN) A) Tự luận là gì? Là bài kiểm tra gồm nhóm các câu hỏi buộc người dùng trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Phương pháp tự luận rất quen biết với mọi người chúng ta. B) Các dạng câu hỏi tự luận mà Moodle hỗ trợ 2) Câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer)  Dạng bài tập này khi tiếp nhận câu hỏi từ giảng viên, học viên sẽ trả lời câu hỏi với 1 đoạn văn ngắn có thể có hoặc không có giới hạn chữ.  Sau khi nộp bài, giảng viên có thể bình luận (comment) và chấm điểm vào bài làm. Điểm sau khi chấm sẽ được cập nhật lên Gradebook. 3) Trắc nghiệm với câu trả lời điền số (Numberical)  Giả định bạn có câu hỏi là 1 + 1 = ? thì dạng trắc nghiệm này sẽ dành cho câu hỏi này.  Học viên sẽ điền con số vào phần trả lời và sau khi trả lời và nộp, sẽ xuất hiện ngay lập tức kết quả tính toán là đúng hay sai với sự giải thích của giảng viên. 4) Trả lời câu hỏi bằng 1 đoạn văn dài (Essay)  Cũng giống như dạng bài làm trả lời ngắn (short Answer), câu hỏi yêu cầu trả lời bằng đoạn văn dài cũng yêu cầu người trả lời bằng 1 đoạn text. Tuy nhiên sự khác biệt giữa định dạng Essay và định dạng Short Answer là định dạng Essay bắt buộc phải chấm bằng tay, trong khi định dạng câu trả lời ngắn có thể thiết lập các "từ khóa" và cài đặt để máy chấm tự động. 195 5) Bài tập dạng tính toán (Calculated)  Cũng giống như định dạng Numberic nhưng dạng tính toán Calculate sẽ cho phép người trả lời thiết lập các quy tắc (Wildcard) và khi đã thiết lập quy tắc, các bài tập sẽ tự tạo theo nguyên tắc đã thiết lập sẵn.  Đây là dạng bài tập đặc biệt thường dùng để thiết lập các công thức tính toán và tạo tự động các bài tập dạng công thức. C) Cách thức ra đề thi Tự luận 1) Phần câu hỏi “Short Answer” Phần này không quá phức tạp để soạn câu hỏi. Giáo viên soạn câu hỏi short answer rồi ghi chú đáp án đúng để giáo viên chấm bài có thể chấm điểm chính xác. Khi ghi chú đáp án đúng thì máy cũng có thể chấm tự động khá chính xác. Ví dụ 5 câu hỏi short answer 2) Phần thi thực hành Thi thực hành truyền thống bộ môn Network yêu cầu các máy sinh viên phải cài đặt sẵn packet tracer và cấu hình 1 loạt các thiết bị, định hình địa chỉ IP hợp lý và làm sao cho các Mạng khác nhau kết nối được với nhau. Tuy nhiên khi chuyển sang thi truyền thống (Ở phòng lab) sang thi online toàn bộ thì việc thực hành này sẽ rất khó. Vì vậy nếu chuyển sang thi online, đề thi sẽ được cắt thành 5 phần nhỏ: Chia địa chỉ IP, cấu hình Router: Dynamic Routing, cấu hình Router: Static Routing, cấu hình Switch / VLAN, Cấu hình Router / VLAN. Bản chất 5 phần nhỏ này là các câu hỏi dạng Essay. 1 Sơ đồ Network truyền thống trên Packet Tracer 196 a) Chia địa chỉ IP Cho 1 IP Block có sẵn. Yêu cầu sinh viên chia địa chỉ IP ra làm 4 mạng theo yêu cầu đề bài b) Cấu hình Router: Static Routing Sinh viên sẽ được yêu cầu cấu hình 1 Router chỉ định trong sơ đồ bên dưới để cấu hình IP cho 2 cổng Router 0 và định tuyến Static Routing để Network A và Network B giao tiếp được với nhau 197 c) Cấu hình Router: Dynamic Routing Sinh viên sẽ được yêu cầu cấu hình 1 Router chỉ định trong sơ đồ bên dưới để cấu hình IP cho 3 cổng Router 1 và định tuyến Dynamic Routing để Network A, Network B, Network C giao tiếp được với nhau d) Cấu hình Switch Core Sinh viên được yêu cầu cấu hình 1 Switch chỉ định trong sơ đồ để chia ra các VLAN, và nối các cổng của Switch vào các VLAN khác nhau 198 e) Cấu hình Router Sinh viên được yêu cầu cấu hình 1 Router chỉ định, để chia 1 cổng Router ra làm 2 cổng ảo kết nối với 2 VLAN khác nhau, mỗi cổng có 1 địa chỉ IP khác nhau III. ƯU ĐIỂM / NHƯỢC ĐIỂM KHI CHUYỂN SANG THI TRỰC TUYẾN TOÀN BỘ MÔN MẠNG MÁY TÍNH A) Ưu điểm 1) Dễ dàng quản lý Hết thời gian nộp bài thì sinh viên không thể nộp bài. Với phần thi trắc nghiệm thì giảng viên sẽ hoàn toàn không mất công chấm phần này vì máy sẽ tự chấm và cho điểm. Phần thi tự luận, máy cũng có thể tự chấm 1 phần trong phần thi Short Answer (câu trả lời ngắn) 2) Hạn chế 1 số tiêu cực Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính, không cần nói “không” với tiêu cực trong thi cử, bởi vì mọi hình thức tiêu cực đều bị triệt tiêu. Sinh viên không thể học tủ, học lệch, không thể giở được “phao”, không thể quay cóp xem bài của bạn, không thể xin xỏ, nhờ cậy sự giúp đỡ mang tính tiêu cực từ phía người chấm. Mỗi sinh viên sẽ đảm bảo có đề thi khác nhau. 3) Dễ dàng lưu trữ Sau khi thi xong, toàn bộ các bài thi sẽ được lưu trữ trên server, giảng viên sẽ không lo bị mất bài thi hoặc không đủ bài thi. 4) Trong trường hợp cách ly xã hội sẽ vẫn đảm bảo kỳ thi cuối kỳ diễn ra bình 199 thường B) Nhược điểm 1) Nảy sinh gian lận trên máy tính/ hành vi tiêu cực trong thi cử nếu sinh viên làm bài ở nhà trong quá trình cách ly xã hội Vì thi trên máy tính nên nếu để sinh viên làm bài ở nhà trong khi cách ly xã hội; một số gian lận không thể tránh khỏi trên máy tính có thể nảy sinh trong quá trình thi như trao đổi bài, làm bài tập thể, nhờ làm bài hộ, thi hộ. Để tránh thi hộ thì có thể yêu cầu sinh viên share webcam nhưng cũng không khả thi vì không phải máy nào cũng có webcam. 2) Quá Phụ thuộc vào đường truyền mạng IV. KẾT LUẬN Bài viết đã đưa ra giải pháp thi cuối kỳ hoàn toàn trên máy và hoàn toàn trực tuyến môn mạng máy tính. Việc thi trên máy sẽ đảm bảo mỗi sinh viên có một đề thi khác nhau. Nếu sinh viên thi ở phòng Máy của nhà trường thì sẽ đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong kỳ thi vì máy chấm đến hơn 60% bài thi, phần còn lại là yêu cầu sinh viên cấu hình các thiết bị và mạng bằng các dòng lệnh; và kỳ thi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn so với thi truyền thống vì giờ đây nộp bài tự động, quá giờ sinh viên không thể nộp bài. Tuy nhiên trong trường hợp cách ly xã hội, nếu sinh viên làm bài ở nhà thì không thể tránh khỏi những tiêu cực như làm bài hộ, làm bài tập thể, trao đổi bài qua mạng do không có cách nào có thể kiểm soát những gì sinh viên làm ở nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_he_thong_moodle_de_ra_de_thi_va_to_chuc_thi_cuoi_ky.pdf
Tài liệu liên quan