Ứng dụng Google Classroom cho thi trực tuyến môn Tin học cơ sở

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã khiến toàn xã hội phải thực hiện cách ly xã hội

nghiêm ngặt. Học online trở thành xu hướng chung và tất yếu. Trường Đại học Hà Nội

đã xuất sắc triển khai hệ thống học trực tuyến qua Google Classroom. Tuy nhiên nếu

tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc thi online là việc không thể tránh

khỏi. Bài báo này sẽ nói về việc tận dụng hệ thống Google Classroom cho thi Tin học

cơ sở trực tuyến. Bài thi vẫn bao gồm 2 phần là lý thuyết và thực hành. Ở phần lý

thuyết, giáo viên sẽ tận dụng công cụ Google Form để ra bài thi trắc nghiệm khách

quan. Còn phần thực hành thì giáo viên sẽ dung phương pháp giao bài Assignment như

bình thường

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng Google Classroom cho thi trực tuyến môn Tin học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
177 ỨNG DỤNG GOOGLE CLASSROOM CHO THI TRỰC TUYẾN MÔN TIN HỌC CƠ SỞ Trần Nguyễn Khánh Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt: Nội dung bài báo này nói về việc ứng dụng google classroom cho việc thi trực tuyến bộ môn Tin học cơ sở Từ khóa: Tự luận, google classroom, thi máy, trắc nghiệm. I. THI TRỰC TUYẾN TIN HỌC CƠ SỞ (PHẦN LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH) C. Đặt vấn đề Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã khiến toàn xã hội phải thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt. Học online trở thành xu hướng chung và tất yếu. Trường Đại học Hà Nội đã xuất sắc triển khai hệ thống học trực tuyến qua Google Classroom. Tuy nhiên nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc thi online là việc không thể tránh khỏi. Bài báo này sẽ nói về việc tận dụng hệ thống Google Classroom cho thi Tin học cơ sở trực tuyến. Bài thi vẫn bao gồm 2 phần là lý thuyết và thực hành. Ở phần lý thuyết, giáo viên sẽ tận dụng công cụ Google Form để ra bài thi trắc nghiệm khách quan. Còn phần thực hành thì giáo viên sẽ dung phương pháp giao bài Assignment như bình thường. D. Giới thiệu Google Classroom và công cụ Google Form Hướng dẫn này sẽ trình bày cách thức dễ dàng nhất để giáo viên có thể tổ chức kiểm tra đánh giá online bằng công cụ miễn phí quen thuộc với mọi người Google Classroom và Google Forms. Giáo viên chỉ mất thời gian ngắn để có thể thành thạo những kỹ năng này. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá trên online có nhiều cách thức và công cụ, đặc biệt nếu nhà trường có hệ thống học tập online thì những hệ thống đó thường cung cấp sẵn cơ chế kiểm tra đánh giá đi kèm. Trong trường hợp nhà trường không sẵn có một hệ thống học thì giáo viên có thể làm theo hướng dẫn này để tự tổ chức và quản lý cho lớp mình dạy. Thông thường, hoạt động kiểm tra đánh giá trên online cũng tương tự như trên lớp truyền thống, gồm các bước sau: E. Hướng dẫn chi tiết 1) Soạn bài kiểm tra (Phần LÝ THUYẾT) Công đoạn đầu tiên giáo viên cần làm với bài kiểm tra online hẳn nhiên là soạn 178 bài. Đối với lớp học truyền thống, để tạo bài kiểm tra giáo viên chỉ cần soạn bài trên trên máy tính rồi in ra để học sinh làm trực tiếp trên giấy, rồi giáo viên cũng chấm điểm trực tiếp trên giấy. Khi chuyển lên môi trường online, nếu giữ nguyên hình thức như đang làm với lớp học truyền thống sẽ gặp nhiều vấn đề. Do phần nhiều gia đình học sinh không có máy in, nên nếu giáo viên chỉ chụp bài học gửi cho học sinh, thì học sinh sẽ loay hoay không biết phải làm thế nào để làm được bài và nộp lại cho giáo viên. Mặc dù dạng file vẫn cho phép học sinh điền kết quả ngay trên đó, thông qua công cụ vẽ, hoặc giáo viên tạo tài liệu theo định dạng PDF tinh vi hơn để học sinh chỉ việc gõ vào kết quả. Tuy nhiên để thực hiện được việc này đòi hỏi phần mềm trên máy học sinh của phải đồng nhất (VD phần mềm sửa PDF) và đòi hỏi nhiều kỹ năng phần mềm nâng cao đối với giáo viên. Do đó, để giúp giáo viên dễ dàng soạn được bài kiểm tra online, các hệ thống học tập thường cung cấp những định dạng chuẩn và công cụ có sẵn để giáo viên theo đó soạn bài. Ngoài ra, khi sử dụng những công cụ soạn bài kiểm tra tích hợp sẵn này, giáo viên còn thu được một ích lợi rất lớn, đó là các dạng bài trắc nghiệm có thể được chấm một cách tự động. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều công sức cho giáo viên. Giáo viên chỉ mất công soạn bài kiểm tra 1 lần và có thể dùng lại nhiều lần, cho nhiều lớp. Để thực hiện tạo 1 bài kiểm tra trên Google Classroom, giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: đăng nhập vào Google Classroom Bước 2: vào lớp cần giao bài kiểm tra và vào mục Classwork Bước 3: nhấn Create và chọn loại bài kiểm tra hay bài tập cần tạo 179 Sau khi ấn Create thì Menu sẽ hiện ra Giải thích Menu: 180 Google Classroom cho phép tạo các dạng bài kiểm tra, bài tập sau: Dạng bài kiểm tra / bài tập Giải thích Assignment (bài tập) Dạng bài tập tự luận, thường chỉ gồm file đề bài đính kèm. Học sinh sẽ làm trên 1 file bài làm và nộp lại giáo viên chấm. Các môn xã hội hay dùng dạng bài này. Quiz assignment (bài tập kiểm tra) Dạng bài trắc nghiệm, gồm bảng các câu hỏi theo khuôn dạng có sẵn của hệ thống. Học sinh sẽ trả lời thẳng trên hệ thống, và hệ thống sẽ tự động chấm điểm. Question (câu hỏi) Dạng câu hỏi, mang tính quan điểm riêng của từng học sinh, học sinh trả lời ngay trên hệ thống. a) Tạo bài Assignment (bài tập) Chọn sẽ hiện ra form soạn bài, gồm ba thông tin chính:  Tiêu đề bài  Hướng dẫn chung về bài, cách làm, cách nộp  File bài tập (nếu có) Nhấn để hoàn thành việc tạo 181 Thông thường, nếu là một bài tự luận gồm nhiều bài nhỏ, giáo viên nên soạn sẵn một file tài liệu dạng Google Docs hoặc Microsoft Word bao gồm phần đề bài và phần khoảng trống để nhập câu trả lời, giúp học sinh thuận tiện làm bài hơn. Lưu ý nếu dùng Google Docs thì chỉ nên để file đính kèm ở chế độ Can View, để tránh việc nhiều học sinh cùng sửa trên 1 bài. Khi đó học sinh phải download bài về máy làm. b) Tạo bài Quiz assignment (bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan) Chọn sẽ hiện ra form soạn bài, gồm ba thông tin chính:  Tiêu đề bài  Hướng dẫn chung về bài, cách làm, cách nộp  File trắc nghiệm dạng Google Forms 182 Nếu giáo viên chưa soạn thì biểu mẫu này đã đính kèm sẵn một file quiz trống, nhấn vào để mở ra soạn bài. Nếu giáo viên đã soạn sẵn bài trắc nghiệm Google Forms lưu trên Google Drive thì có thể nhấn để chỉ ra file đó. 183 Google Forms hỗ trợ các câu hỏi có dạng sau 184 Loại câu hỏi Giải thích Short answer Câu hỏi điền câu trả lời đóng với đáp án đã được giáo viên xác định trước. Nếu câu trả lời của học sinh trùng với đáp án của giáo viên thì học sinh được coi là làm đúng.Loại câu hỏi này cho phép chấm tự động.Ví dụ: Paragraph Câu trả lời là một đoạn văn bản. Câu trả lời này không chấm tự động.Ví dụ: Multiple choice Câu hỏi trắc nghiệm có 1 câu trả lời đúng. Loại câu hỏi này được chấm tự động.Ví dụ: Checkboxes Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều hơn 1 lựa chọn đúng. Loại câu hỏi này được chấm tự động.Ví dụ: Dropdown Tương tự Multiple choice, tuy nhiên hình thức hiển thị dạng hộp chọn thả xuống. Loại câu hỏi này được chấm tự động.Ví dụ: File upload Câu hỏi này cho phép học sinh upload file trả lời lên. Không chấm được tự động.Ví dụ: Linear scale Câu trả lời dạng đánh mức theo mức độ từ 1 đến n.Ví dụ: Multiple choice grid Một ma trận lựa chọn theo hàng và cột, mỗi hàng chỉ được chọn 1 lựa chọn.Ví dụ: Checkbox grid Tương tự như dạng Multiple choice grid, tuy nhiên mỗi hàng có thể lựa chọn nhiều.Ví dụ: Một số điểm đáng lưu ý khi tạo câu hỏi:  Nhấn để tạo thêm câu hỏi mới  Nhấn để chọn loại câu hỏi  Nhấn ở từng câu hỏi để chỉ ra đáp án đúng và điểm tương ứng với câu hỏi (giúp việc chấm điểm tự động)  Nhấn bật tím với những câu hỏi bắt buộc phải trả lời  Nếu muốn đảo thứ tự lựa chọn trả lời với mỗi học sinh khác nhau, nhấn rồi chọn Shuffle option order  Nếu giáo viên muốn phản hồi lại ở từng câu hỏi sau khi học sinh trả lời thì chọn 185  Nhấn giữ chuột vào ở từng câu hỏi để thay đổi vị trí câu hỏi trong bảng hỏi  Nhấn để chèn ảnh vào bảng hỏi hoặc câu hỏi  Nhấn để chèn video từ youtube vào bảng hỏi  Với bài kiểm tra dài gồm nhiều phần thì có thể chia phần bằng cách nhấn vào  Với các câu hỏi tương tự, để đỡ mất công soạn, nhấn để nhân bản  Nhấn để xoá câu hỏi  Nhấn để xoá 1 phương án trả lời không cần thiết nữa Trong quá trình tạo hoặc sau khi tạo xong bài trắc nghiệm, giáo viên có thể xem thử bài trắc nghiệm bằng cách nhấn vào Nhấn để giao bài ngay cho học sinh c) Tạo Question (câu hỏi) Đôi khi trong quá trình dạy online, để tăng sự tương tác, tạo không khí lớp học và tiếp xúc giữa các bạn trong lớp với nhau, giáo viên có thể tạo câu hỏi dạng Question. Câu hỏi dạng này sẽ được đăng lên bảng tin online của lớp trên Google Classroom và các học sinh khác có thể cùng vào trả lời cũng như phản hồi các câu trả lời của nhau (giống như bài đăng trên facebook). Nhấn để đăng ngay câu hỏi lên bảng tin online 186 2) Giao bài kiểm tra (Phần thực hành) Khi sử dụng hệ thống Google Classroom, việc giao bài được thực hiện hết sức đơn giản, chỉ cần tạo bài xong Save/Assign/Ask lại bài sẽ được đăng lên bảng tin online của lớp, đồng thời gửi mail báo cho những học sinh được chỉ định. Một số điểm lưu ý:  Thông thường các bài kiểm tra sẽ được gửi tới tất cả học sinh trọng lớp, trường hợp bài nào giáo viên chỉ muốn gửi đến một vài học sinh cụ thể thì nhấn vào rồi tích chọn các học sinh cần gửi.  Bài kiểm tra giáo viên có thể quy định là tính điểm hoặc không tính điểm bằng cách chọn từ mục  Hạn nộp được chỉ định ở mục  Ở cấp độ cao hơn, giáo viên có thể xác định các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với bài kiểm tra thông qua mục Sau khi đã tạo đầy đủ các câu hỏi và thiết lập thông số, bước cuối cùng giáo viên sẽ có 3 lựa chọn:  Giao bài ngay cho học sinh: nhấn Assign  Lên lịch giao bài cho học sinh: nhấn Schedule, khi đó đến ngày đã định trong tương lại bài mới được gửi cho học sinh  Lưu bài kiểm tra đang soạn dở để sau soạn tiếp: nhấn Save draft Khi giao bài xong, bài sẽ xuất hiện trên bảng tin online của lớp (mục Stream), và các học sinh sẽ nhìn thấy như sau: 187 3) Chấm và đánh giá bài kiểm tra Học sinh sau khi được giao bài sẽ làm trực tiếp trên Google Classroom hoặc làm trên file máy tính rồi gửi về cho giáo viên, tuỳ thuộc vào loại bài giáo viên tạo như hướng dẫn phía trên. Đối với những bài có hạn nộp, sau thời hạn này học sinh sẽ không nộp bài được. Đứng ở góc độ giáo viên, chỉ cần sau ngày hết hạn nộp bài là có thể vào chấm bài trực tiếp trên Google Classroom. Khi nhấn vào một bài kiểm tra trên Stream: Giáo viên có thể xem được chính xác những học sinh nào đã nộp bài, đồng thời có thể xem bài nộp cũng như cho điểm luôn từng học sinh ở mục nhập Nhấn vào từng bài làm của học sinh giáo viên có thể nhận xét ở phía dưới 188 4)Trả bài kiểm tra Khác với lớp học truyền thống, giáo viên phải đưa tận tay bài kiểm tra đã chấm điểm cho học sinh, với lớp học online hệ thống sẽ tự lo việc này. Trên màn hình chấm điểm sau khi đã chấm điểm xong cho tất cả học sinh, giáo viên có thể trả điểm cho học sinh bằng cách nhấn vào nút Mũi tên. II. ƯU ĐIỂM / NHƯỢC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC THI TRỰC TUYẾN MÔN TIN HỌC CƠ SỞ A. Ưu điểm 1) Dễ dàng quản lý Hết thời gian nộp bài thì sinh viên không thể nộp bài. Với phần thi trắc nghiệm thì giảng viên sẽ hoàn toàn không mất công chấm phần này vì máy sẽ tự chấm và cho điểm. 2) Hạn chế 1 số tiêu cực Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính, không cần nói “không” với tiêu cực trong thi cử, bởi vì mọi hình thức tiêu cực đều bị triệt tiêu. Sinh viên không thể học tủ, học lệch, không thể giở được “phao”, không thể quay cóp xem bài của bạn, không thể xin xỏ, nhờ cậy sự giúp đỡ mang tính tiêu cực từ phía người chấm. 3) Dễ dàng lưu trữ Sau khi thi xong, toàn bộ các bài thi sẽ được lưu trữ trên server, giảng viên sẽ 189 không lo bị mất bài thi hoặc không đủ bài thi. B. Nhược điểm và cách khắc phục 1) Nảy sinh gian lận trên máy tính/ hành vi tiêu cực trong thi cử Vì thi trên máy tính nên nếu để sinh viên làm bài ở nhà trong khi cách ly xã hội; một số gian lận không thể tránh khỏi trên máy tính có thể nảy sinh trong quá trình thi như trao đổi bài, làm bài tập thể, nhờ làm bài hộ, thi hộ. Để tránh thi hộ thì có thể yêu cầu sinh viên share webcam nhưng cũng không khả thi vì không phải máy nào cũng có webcam. 2) Phụ thuộc vào đường truyền mạng III. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu đã hoàn thành việc đưa giải pháp thi trực tuyến môn tin học cơ sở bằng cách sử dụng Google Classroom. Việc ứng dụng thi trực tuyến hoàn toàn môn tin học cơ sở có thể được sử dụng nếu trong tình trạng cách ly xã hội nghiêm ngặt do dịch bệnh hoặc do một nguyên nhân nào đó khách quan khác. Thi trực tuyến toàn bộ sẽ đảm bảo kỳ thi diễn ra nhanh, gọn, giảng viên không lo mất bài thi và không cần chấm bài hoàn toàn vì phần thi lý thuyết máy sẽ tự chấm. Tuy nhiên hình thức thi trực tuyến toàn bộ sẽ nảy sinh một số tiêu cực không thể tránh khỏi như làm bài tập thể, làm bài hộ, tra cứu google, gửi bài cho người khác tìm lời giải do không thể kiểm soát được những gì sinh viên làm được ở trên máy tính của mình. Do đó hình thức thi trực tuyến môn tin học cơ sở chỉ nên áp dụng khi và chỉ khi có sự cách ly xã hội nghiêm ngặt. Trong trường hợp bình thường, sinh viên tin học cơ sở vẫn nên thi theo cách truyền thống. Ngoài ra hình thức thi trực tuyến cũng có thể áp dụng hữu hiệu khi sinh viên thi ở phòng máy của nhà trường; do khi đó, giáo viên có thể quan sát máy của toàn bộ sinh viên, các ứng dụng sinh viên đang bật, màn hình máy tính sinh viên. Nếu làm được như vậy thì không những đảm bảo những điểm lợi của hình thức thi trực tuyến như kỳ thi diễn ra nhanh, gọn, giảng viên không lo mất bài thi, máy tự chấm lý thuyết; mà còn hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh khi sinh viên làm bài trên máy do có hai giáo viên kết hợp giám sát kỳ thi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_google_classroom_cho_thi_truc_tuyen_mon_tin_hoc_co.pdf