Giao tiếp tăng cường và thay thế (Augmentative and Alternative
Communication – AAC) đã được chứng minh là một trong số các phương
pháp có hiệu quả trong quá trình can thiệp nhằm cải thiện giao tiếp, chất
lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Bài viết trình bày thực trạng ứng dụng
AAC trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trên ca lâm sàng cụ thể,
qua đó nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong
quá trình thực hành phương pháp này. Phương pháp chính được tác giả sử
dụng là phương pháp nghiên cứu trường hợp. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn và quan sát. Kết quả cho thấy,
AAC giúp trẻ phát triển giao tiếp, kỹ năng chơi, ngôn ngữ hiểu và diễn đạt.
Để nâng cao hiệu quả của việc can thiệp, AAC cần được ứng dụng thường
xuyên, liên tục, trong tất cả các môi trường, hoạt động của trẻ. Ngoài ra, bên
cạnh việc các chuyên viên thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng ứng
dụng AAC thì sự tham gia tích cực của phụ huynh, phối hợp đa ngành là yếu
tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình can thiệp cho trẻ.
17 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ứng dụng giao tiếp tăng cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ – Nghiên cứu trên case lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
vật trong rừng, cắt rau củ, chăm sóc búp bê, câu cá, Kết quả can thiệp
của S sau 3 tháng cụ thể như sau:
+ S tập trung chú ý được 10 – 15 phút thông qua nhiều hoạt động chơi.
+ S chơi luân phiên đạt 70% số lần thử có hỗ trợ bằng lời và AAC.
+ S đưa ra yêu cầu bằng cách với tay/nhìn hình/xòe tay đạt 70% số
lần thử.
+ S làm theo yêu cầu đơn giản, nhận biết được mắt, miệng.
+ S bắt chước tiếng xe, tiếng kêu con vật và nói theo một vài từ đơn:
gà, cá, ba, chó, ăn.
Bảng so sánh các lĩnh vực phát triển của S trước và sau can thiệp:
Lĩnh vực phát
triển
Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp 3 tháng
Tiền giao tiếp
– Tập trung chú ý
– Bắt chước
– Giao tiếp mắt thoáng
qua 1 – 3 giây.
– Hạn chế, chỉ duy trì
tập trung khoảng 2 – 3
phút/ 1 hoạt động
– Bắt chước hoạt động
chơi, âm thanh quen
thuộc.
– Có thể duy trì giao tiếp mắt từ
3 – 5 giây nhưng chưa thường
xuyên.
– Duy trì tập trung 10 – 15 phút/
1 hoạt động.
– Bắt chước hành động chơi đa
dạng hơn, phát âm theo từ đơn:
gà, cá, ba, chó, ăn.
830
Lĩnh vực phát
triển
Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp 3 tháng
– Luân phiên
– Chơi
– Cần hỗ trợ hoàn toàn.
– Chủ yếu là chơi khám
phá.
– Chơi luân phiên đạt 70% số lần
thử có hỗ trợ bằng lời và AAC.
– Chơi chức năng: câu cá, thổi
bóng, chăm sóc búp bê, Chủ đề
chơi đa dạng hơn.
Tương tác xã hội – Hạn chế quan tâm
đến người và hoạt động
xung quanh.
– Cầm tay người lớn,
khóc khi muốn đưa ra
yêu cầu.
– Có quan tâm đến người và hoạt
động xung quanh hơn. Thỉnh
thoảng có quay đầu lại khi được
gọi tên.
– Đưa ra yêu cầu bằng cách với
tay/nhìn hình/xòe tay đạt 70% số
lần thử.
Ngôn ngữ
– Hiểu
– Diễn đạt
– Chưa làm theo yêu
cầu đơn giản 1 bước.
– Bắt chước một vài
âm thanh quen thuộc
nhưng chưa thường
xuyên.
– Chỉ được mắt, miệng khi được
yêu cầu.
– Bắt chước phát âm từ đơn: gà,
cá, ba, chó, ăn.
Như vậy, việc lượng giá và đưa ra các mục tiêu cho mỗi buổi can thiệp
cũng như lựa chọn phương pháp can thiệp là phù hợp với trẻ và đúng
hướng. S tỏ ra hứng thú với nhiều trò chơi, đồ chơi và cách chơi, cách
tương tác của chuyên viên. S giảm hẳn hành vi lăng xăng, nghe – hiểu và
hợp tác tốt hơn với chuyên viên. S có sự tiến bộ rõ qua các buổi trị liệu, đặc
biệt là khả năng tương tác xã hội và diễn đạt. Phụ huynh có tham gia vào
buổi trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên viên âm ngữ trị liệu. Ngoài ra,
phụ huynh còn được hướng dẫn các kỹ thuật và chiến lược hỗ trợ trẻ tại
nhà. Mục tiêu can thiệp cho S trong 3 tháng tiếp theo là:
Thứ nhất: Sau 3 tháng, S có thể tập trung chú ý 15-20 phút thông qua
nhiều hoạt động chơi khác nhau.
Thứ hai: Sau 3 tháng, S có thể nhận ra lượt khi chơi luân phiên
đúng 3/5 lần với sự hỗ trợ hình ảnh/thể chất/cử chỉ trong 30 phút của
buổi trị liệu.
831
Thứ ba: Sau 3 tháng, S có thể đưa ra yêu cầu bằng cách nhìn/với tay/
chỉ tay/ tạo âm thanh đạt 3/5 lần thông qua hoạt động chơi.
IV. BÀN LUẬN
Như những phương pháp can thiệp khác, AAC cũng có ưu điểm và
hạn chế nhất định. Ưu điểm đầu tiên của AAC là tạo cơ hội cho người sử
dụng đạt được khả năng ngôn ngữ cao nhất – vừa hiểu người khác vừa
truyền đạt thông điệp của mình. Chất lượng giao tiếp được cải thiện sẽ góp
phần thúc đẩy quá trình nhận thức, ngôn ngữ, phát triển. Ví dụ, trong
trường hợp của S, nếu vừa yêu cầu S ngồi vừa chỉ vào hình tương ứng S dễ
dàng hiểu và làm theo yêu cầu hơn. Ngoài ra, thay vì cầm tay người lớn, S
có thể cầm hoặc chỉ vào hình tương ứng để đưa ra yêu cầu. Cũng nhờ AAC
mà trong một số tình huống, vấn đề hành vi của trẻ cũng được cải thiện
hơn. Chẳng hạn, khi được áp dụng chiến lược thời gian biểu bằng hình,
bảng trước – sau và đồng hồ báo giờ S tập trung chú ý tốt hơn, giảm hành
vi lăng xăng, ăn vạ trong giờ can thiệp. Tuy nhiên, hạn chế của AAC là vấn
đề tốn thời gian, chi phí để tìm hình ảnh và thiết kế các công cụ AAC phù
hợp với từng trẻ, ứng dụng ở nhiều môi trường và tình huống khác nhau.
Với trẻ kém tập trung như S, nếu không sắp xếp, sử dụng hình ảnh một
cách hợp lý sẽ tốn thời gian tìm hình lúc cần sử dụng, chất lượng buổi can
thiệp có thể ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, việc hợp tác của gia đình trẻ cũng như kinh nghiệm, kỹ
năng của chuyên viên cũng là vấn đề cần quan tâm khi cân nhắc ứng dụng
AAC cho trẻ. Lúc đầu, phụ huynh của S cũng chưa quen, chuyên viên đã
giải thích, làm mẫu và hướng dẫn phụ huynh S rất cụ thể. Mỗi lần, chuyên
viên chỉ hướng dẫn phụ huynh áp dụng 1 chiến lược. Chuyên viên giải
thích, làm mẫu và cho phụ huynh thực hành trong buổi can thiệp để góp
ý cụ thể những điều phụ huynh cần phát huy và điều chỉnh. Dần dần, phụ
huynh của S sử dụng AAC trong can thiệp tại nhà cho S thành thạo và tự
tin hơn.
V. KẾT LUẬN
Như vậy, việc ứng dụng AAC trong can thiệp chẳng những không
hạn chế khả năng phát triển lời nói của S mà còn giúp S hiểu, đáp ứng yêu
832
cầu và giao tiếp tốt hơn. Sau 3 tháng được ứng dụng AAC, S đã bắt đầu
phát âm theo và tự phát âm được 1 số từ đơn. Trong giờ học, S cũng tập
trung chú ý và tương tác với chuyên gia tốt hơn. Chủ đề chơi và cách chơi
của S được mở rộng: thổi bóng, con vật dưới nước, con vật trong rừng, cắt
rau củ, chăm sóc búp bê, câu cá, Trong quá trình trị liệu, gia đình hiểu
và hợp tác tích cực với các chuyên gia từ nhiều chuyên ngành khác nhau.
Việc ứng dụng AAC thường xuyên, liên tục, trong nhiều môi trường và
hoạt động của S là yếu tố quan trọng giúp quá trình can thiệp cho S đạt
hiệu quả. Như đã đề cập từ đầu, AAC không chỉ có ích cho trẻ có rối loạn
phổ tự kỷ mà còn cho nhiều dạng trẻ có nhu cầu đặc biệt khác. Tuy nhiên,
vì giới hạn về thời gian và điều kiện nên tác giả chưa nghiên cứu trên nhiều
ca lâm sàng, nhiều dạng trẻ hơn để thấy rõ các ưu điểm cũng như khó khăn
khi áp dụng AAC trong can thiệp cho trẻ. Trong tương lai, hy vọng sẽ tiếp
tục có nhiều nghiên cứu hơn về AAC để AAC được đến gần và phát huy
hiệu quả nhiều hơn trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nói riêng,
trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung. Mong một ngày không xa phụ huynh
khi nghe đến AAC sẽ tháo gỡ được những băn khoăn: Liệu AAC có làm
con tôi lười nói hơn? Ứng dụng AAC có nghĩa là con tôi hết hy vọng có lời
nói rồi phải không?... Từ đó, phụ huynh sẽ hợp tác tích cực hơn với chuyên
viên – chìa khóa thành công của quá trình can thiệp cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Anne-Sophie Renault Trần, Huỳnh Mai Trang, Nguyễn Uyên Trâm, Trần Huỳnh
Phương Trang (2020). Chương trình đào tạo khóa Nhận diện, lượng giá và
can thiệp tâm lý cho trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường. Tài
liệu môn “Can thiệp các rối loạn ngôn ngữ viết”. Khoa Tâm lý học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
Débora R. P. Nunes Universidade Federal do Rio Grande do Norte, Natal, Brazil
(2008). Sự can thiệp hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế cho trẻ Tự kỷ.
Jude Griffiths, Hoàng Văn Quyên (2017). Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu.
Tài liệu môn “Rối loạn phổ tự kỷ”. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia.
Libby Brownlie (2017). Giao tiếp tăng cường và thay thế. Chương trình đào tạo
Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ
Chí Minh, Trinh Foundation Australia.
833
Linda Lee (2007). Autism Physician Handbook Vietnamese. https://fr.scribd.com/
document/365376543/Autism-Physician-Handbook-Vietnamese
Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Trần Văn Công, Hồ
Thị Huyền Thương, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Lệ Quyên,
Phan Thiệu Xuân Giang (2019). Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự
kỷ tại Việt Nam. Tài liệu dành cho cán bộ và Kỹ thuật viên can thiệp. NXB
ĐHQG Hà Nội.
Phạm Thị Bền, Đinh Thị Phú, Phạm Thị Hằng (2021). Sử dụng giao tiếp tăng
cường và thay thế trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học Quốc tế “Can thiệp sớm – Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật phát triển”. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, 201-209.
Simone Maffescioni, Hoàng Văn Quyên (2017). Giao tiếp xuyên suốt cuộc đời.
Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia.
Trinh Foundation Australia (2013). Thuật ngữ Âm ngữ trị liệu. Trường Đại học
Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation
Australia.
Trương Thanh Loan, Nguyễn Hoàng Oanh, Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Châu
Tuyết Như (2014). Tài liệu AAC cho lớp học. Trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Trinh Foundation Australia.
Tiếng nước ngoài
Allen, A. A., Schlosser, R. W., Brock, K. L., & Shane, H. C. (2017). The effectiveness
of aided augmented input techniques for persons with developmental
disabilities: A systematic review. Augment Altern Commun, 33(3), 149-159.
doi: 10.1080/07434618.2017.1338752
Beukelman & Mirenda (1998). Augmentative and Alternative Communication:
Supporting Children and Adults with Complex Communication Needs. Paul
H. Brookes Pub.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_giao_tiep_tang_cuong_va_thay_the_trong_can_thiep_ch.pdf