Ứng dụng ghi âm và phân tích âm vào chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị liệt dây thanh một bên tư thế mở

Mở đầu: Rối loạn giọng là một trong những vấn đề thường gặp ở các phòng khám Tai Mũi Họng. Có nhiều

nguyên nhân gây rối loạn giọng, trong đó liệt dây thanh một bên tư thế mở là nguyên nhân thường được nhắc

đến.Hiện chưa có nghiên cứu sử dụng phân tích âm để đánh giá trong chẩn đoán rối loạn giọng và đánh giá hiệu

quả điều trị tiêm mỡ tự thân ở những bệnh nhân rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở.

Mục tiêu: Chẩn đoán rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở và đánh giá hiệu quả tiêm mỡ tự

thân điều trị rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở bằng phương pháp phân tích âm các chỉ số Jitter,

Shimmer, HNR.

Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả có can thiệp 42 trường hợp rối loạn giọng do liệt

dây thanh một bên tư thế mở có độ tuổi trên 15 đến khám và điều trị bằng tiêm mỡ tự than tại BV Nhân dân Gia

Định

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng ghi âm và phân tích âm vào chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị liệt dây thanh một bên tư thế mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 222 ỨNG DỤNG GHI ÂM VÀ PHÂN TÍCH ÂM VÀO CHẨN ĐOÁN   VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH   MỘT BÊN TƯ THẾ MỞ   Nguyễn Huy Cường*, Trần Việt Hồng**, Nguyễn Thị Ngọc Dung***  TÓM TẮT  Mở đầu: Rối loạn giọng là một trong những vấn đề thường gặp ở các phòng khám Tai Mũi Họng. Có nhiều  nguyên nhân gây rối loạn giọng, trong đó liệt dây thanh một bên tư thế mở là nguyên nhân thường được nhắc  đến.Hiện chưa có nghiên cứu sử dụng phân tích âm để đánh giá trong chẩn đoán rối loạn giọng và đánh giá hiệu  quả điều trị tiêm mỡ tự thân ở những bệnh nhân rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở.  Mục tiêu: Chẩn đoán rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở và đánh giá hiệu quả tiêm mỡ tự  thân điều trị rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở bằng phương pháp phân tích âm các chỉ số Jitter,  Shimmer, HNR.   Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả có can thiệp 42 trường hợp rối loạn giọng do liệt  dây thanh một bên tư thế mở có độ tuổi trên 15 đến khám và điều trị bằng tiêm mỡ tự than tại BV Nhân dân Gia  Định.  Kết quả: Chỉ số Jitter, Shimmer, HNR đều rối loạn ở mức vừa và nặng trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật  giá trị các trị số cải thiện về gần giá trị của nhóm bình thường.Trong đó HNR cải thiện nhiều nhất.Tỷ lệ thành  công sau phẫu thuật tiêm mỡ tự thân là 92.8%. Có sự tương quan giữa đánh giá bằng cảm nhận chủ quan và  đánh giá bằng phân tích âm với r = 0,760 ; P < 0,01.  Kết luận: Dùng phân tích âm có thể đánh giá mức độ rối loạn giọng trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả  điều trị rối loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở.Có mối tương quan mạnh giữa đánh giá bằng phương  pháp cảm nhận chủ quan và bằng phương pháp khách quan phân tích âm.   Từ khoá: liệt dây thanh một bên tư thế mở, tiêm mỡ tự thân, Jitter, Shimmer, HNR.  ABSTRACT  APPLICATION OF RECORDING AND VOICE ANALYSIS IN DIAGNOSIS AND EVALUATING THE  TREATMENT EFFICACY OF UNILATERAL ADDUCTOR VOCAL CORD PARALYSIS   Nguyen Huy Cuong, Tran Viet Hong, Nguyen Thi Ngoc Dung   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 222 ‐ 227  Background: Voice disorder is one of the most common problems at the ENT clinics.There are many causes  of voice disorder and unilateral adductor vocal cord paralysis is the one that is mentioned frequently.There is not  any research about using voice analysis  to evaluate  the diagnosis of voice disorder and evaluate  the  treatment  efficacy of autologous fat injection on voice disorder patients caused by unilateral adductor vocal cord paralysis  until now.   Objectives: To diagnosis voice disorder and evaluate  treatment efficacy of unilateral adductor vocal cord  paralysis by voice analysis the Jitter, Shimmer, and HNR index.   Method: Aprospective, descriptive and interventional study included 42 patients who were older than 15  * Cao học bộ môn TMH, ĐH Y Dược TP.HCM     ** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định  *** ĐH Y Dược TP.HCM   Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Huy Cường  ĐT: 0907854950 Email: cuong_nguyen102@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  223 years old and had voice disorder caused by unilateral adductor vocal cord paralysis.These patients were examined  and treated with autologous fat injection at Gia Dinh People Hospital.  Results: The Jitter, Shimmer and HNR index fluctuated also at moderate and severe levels before surgery.  Its values had improved to the normal values of the normal group after surgery and the HNR index had improved  the most. The successful rate after autologous fat jnjection surgery was 92.8%. There was a correlation between  evaluation by self‐perception and evaluation by voice analysis with value r = 0.760 and P < 0.01.   Conclusion:  Using  voice  analysis  can  evaluate  the  voice  disorder  level  in  diagnosis  and  evaluate  the  treament  efficacy  of  voice  disorder  caused  by  unilateral  adductor  vocal  cord  paralysis.  There  was  a  strong  correlation between evaluation by self‐ perception method and evaluation by voice analysis method.  Keywords: unilateral adductor vocal cord paralysis, autologous fat injection, Jitter, Shimmer, HNR  ĐẶT VẤN ĐỀ  Rối  loạn giọng  là một  trong những vấn  đề  thường gặp ở các phòng khám tai mũi họng. Các  nguyên nhân gây rối  loạn giọng  là do sử dụng  giọng nói không đúng, lạm dụng giọng nói quá  mức  hoặc  có  các  tổn  thương  lành  tính  ở  dây  thanh hay tình trạng dây thanh bị liệt.   Trên  thế  giới: Wertzner  H.F.  (2005)dùng  phân tích âm để nghiên cứu trên những trẻ em  bị  rối  loạn  phát  âm.Yu  Zhang  (2006)  nghiên  cứu về các phân  tích âm  thanh phát ra và âm  thanh  lúc nói  ở những bệnh nhân  có bệnh  lý  thanh quản.  Tại Việt Nam  đã  có Nguyễn Tuyết Xương  (2004)  và  Tăng Xuân Hải  (2006)  dùng  chương  trình  Praat  đánh  giá  giọng  nói  ở  những  bệnh  nhân  bị  u  lành  tính  dây  thanh  bước  đầu  ghi  nhận được sự thay đổi tương ứng của các chỉ số  trong phân  tích  âm và giọng nói  ở bệnh nhân  sau phẫu thuật.  Hiện  tại ở  trong nước chưa có nghiên cứu  về phân  tích âm  trên những bệnh nhân bị  liệt  dây thanh một bên tư thế mở.Vì vậy, chúng tôi  tiến hành nghiên cứu về đề tài “Ứng dụng ghi  âm và phân  tích âm vào  chẩn  đoán và  đánh  giá hiệu quả điều  trị  liệt dây  thanh một bên  tư thế mở”   Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục  tiêu sau:   1.  Chẩn  đoán  rối  loạn  giọng  do  liệt  dây  thanh một bên  tư  thế mở bằng phương pháp  phân tích âm.  2. Phân  tích âm đánh giá hiệu quả phương  pháp  tiêm mỡ  tự  thân  qua phẫu  thuật  nội  soi  điều trị phục hồi giọng nói do liệt dây thanh một  bên tư thế mở.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu   Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu mô  tả có can thiệp  Đối tượng nghiên cứu  Gồm những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị  rối loạn giọng nói, mất tiếng, khàn tiếng, hụt hơi  đến  khám  tại  phòng  khám  Tai Mũi Họng  BV  Nhân dân Gia Định có chẩn đoán xác định  liệt  dây  thanh một bên  tư  thế mở  thỏa  tiêu  chuẩn  chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ.  Cỡ mẫu  Chúng  tôi  áp  dụng  công  thức  ước  tính  cỡ  mẫu:      ; với    (ES : hệ số ảnh hưởng)  Chọn độ  tin cậy 95%  (a=0,05), power = 0,95  (b=0,05),ta có C = 13 ; Giả định hệ số tương quan  r giữa 2 lần đo là 0,8   Dựa  theo  kết  quả  nghiên  cứu  của  tác  giả  Trần  Việt Hồng  có  giá  trị  trung  bình HNR  ở  nhóm chứng  24,936 dB,  độ  lệch chuẩn của  nhóm  chứng  là  4,471dB.  Chúng  tôi  ước  lượng giá  trị  trung bình của nhóm can  thiệp  là  22,6dB.   Thay  các  giá  trị  vào  tính  được:  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 224 Vậy  cỡ  mẫu  cần  chọn  là  n  ≥  39  bệnh  nhân.Chúng tôi chọn cỡ mẫu n =40  Tiêu chuẩn chọn bệnh  ‐ Bệnh nhân  liệt dây thanh 1 bên tư thế mở  có rối loạn giọng với thời gian kéo dài > 6 tháng   ‐ Bệnh nhân  liệt dây thanh 1 bên tư thế mở  do tất cả các nguyên nhân   ‐ Bệnh  nhân  được  xác  định  chẩn  đoán  liệt  dây thanh qua đánh giá lâm sàng, nội soi thanh  quản, soi hoạt nghiệm thanh quản.  ‐ Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu  Tiêu chuẩn loại trừ  ‐  Bệnh  nhân  bị  rối  loạn  giọng  nói  do  hở  thanh môn nguyên nhân từ u thanh quản, teo  dây  thanh,  khuyết  lõm  dây  thanh,  trật  khớp  sụn phễu, liệt dây thanh tư thế khép, liệt 2 bên  dây thanh.   ‐ Bệnh nhân  bị  thiểu  năng  trí  tuệ,  rối  loạn  tâm thần.   Phương tiện nghiên cứu   Phòng  cách  âm,  máy  vi  tính  có  cài  phần  mềm  ghi  âm  Sound  Forge  8.0  và  phần mềm  phân  tích  âm  Praat,  kèm  theo  micro  ghi  âm  chuyên dụng.  Thời gian nghiên cứu  Từ 1/ 8 /2012 đến 30/ 7 /2013.  Phương pháp tiến hành  Đánh  giá  mức  độ  rối  loạn  giọng  theo  tiêu  chuẩn chủ quan  Trước phẫu thuật: Cho BN tự đánh giá giọng  nói của bản thân.  ‐ Mức  độ nhẹ: giọng nói hơi khàn, bị hụt  hơi ít  ‐ Mức độ vừa: giọng nói khàn nhiều, hụt hơi  thường xuyên  ‐ Mức độ nặng: giọng nói gió, không  thành  âm sắc, không nói to được và nhanh mệt.  Sau phẫu  thuật: Đánh giá mức độ hài  lòng  của bệnh nhân về giọng nói  + Mức độ hài lòng cao: bệnh nhân cảm thấy  bình  thường hoặc  còn khàn  rất nhẹ, giọng nói  không hụt hơi, không bị mệt  + Mức độ hài lòng vừa: bệnh nhân cảm thấy  giọng nói được cải  thiện nhiều hơn  trước phẫu  thuật, giọng nói còn khàn nhẹ, nhưng không bị  hụt  hơi,  không  bị mệt  nhưng  chưa  được  như  bình thường  + Mức không hài  lòng: giọng nói khàn như  trước phẫu thuật hay khàn nhiều hơn.  Đánh  giá  mức  độ  rối  loạn  giọng  theo  tiêu  chuẩn khách quan  Quy trình ghi âm giọng nói :   ‐ Ghi  âm:  Bệnh nhân  ở  tư  thế  ngồi  thoải  mái trong phòng cách âm, quy trình cách thức  ghi âm thống nhất giống nhau cho tất cả bệnh  nhân,  2  thời  điểm  trước  phẫu  thuật  và  sau  phẫu thuật 1 tháng.  ‐ Nội  dung  ghi  âm:  Bệnh  nhân  đọc  phần  hành chính; phát âm các nguyên âm (a) kéo dài;  đếm số từ 1 đến 10; hát 1 đoạn bài hát “Như có  Bác Hồ trong ngày vui Đại thắng”.  ‐ Kỹ  thuật  ghi  âm:  Bệnh  nhân  ngồi  cầm  micro đặt nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang  miệng,  đưa micro  ra  trước  cách miệng  7cm.  Bệnh nhân cầm bảng hướng dẫn nội dung ghi  âm  và  tiến  hành  đọc  phát  âm  theo  bảng.  Người  ghi  âm  điều  khiển  phần mềm  Sound  Fort  8  trên máy  vi  tính,  ghi  giọng  nói  bệnh  nhân lưu vào tập tin ghi âm.   Quy trình phân tích âm  ‐ Mở phần mềm Praat. Mở các File ghi âm  giọng nói đã lưu. Ghi nhận kết quả đo các chỉ  số  Jitter, Shimmer, HNR  từ phần mềm Praat.  Sau  đó  tiến  hành  đánh  giá  giá  trị  các  chỉ  số  bằng  cách  chia  thang  điểm  dựa  vào  giá  trị  trung bình của nhóm đo được và giá trị trung  bình của nhóm chứng.  Đánh  giá  các  chỉ  số  Jitter,  Shimmer, HNR  trước và sau phẫu thuậttheo thang điểm  ‐ Sử dụng giá trị Jitter trung bình từ mẫu đo  được và giá trị Jitter của nhóm chứng được thực  hiện trong nghiên cứu của Trần Việt Hồng   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  225 +  1  điểm:  Bình  thường:  Giá  trị  Jitter  đo  được ≤ 0,484% (nhóm chứng)   +  3  điểm:  Rối  loạn  mức  thấp:  0,484%  (nhóm chứng) <Giá trị Jitter đo được < Giá  trị  trung bình Jitter của Nhóm bệnh  + 5 điểm: Rối loạn mức cao: Giá trị Jitter đo  được ≥ giá trị trung bình của Nhóm bệnh.  Lập  bảng  đếm  số  trường  hợp  theo  thang  điểm và tính tỷ lệ% tương ứng.  Tương tự chia thang điểm đánh giá các chỉ  số  Shimmer, HNR  trước  phẫu  thuật.  Sau  đó  cộng các điểm số lại đánh giá theo thang điểm  tổng hợp chia  làm 4 mức độ  : Bình  thường  (3  điểm)  ; Rối loạn nhẹ (4‐ 7 điểm); Rối loạn vừa  (9‐11 điểm); Rối loạn nặng (13‐ 15 điểm).  KẾT QUẢ  Chúng  tôi  đã  tiến  hành  thu  thập  số  liệu,  đánh  giá  các  triệu  chứng  lâm  sàng  trên  42  bệnh nhân phù hợp theo tiêu chuẩn chọn mẫu  và được chẩn đoán xác định liệt dây thanh một  bên  qua  nội  soi  thanh  quản,  các  xét  nghiệm  tiền  phẫu  đều  cho  giá  trị  bình  thường,  các  bệnh nhân  đều  được phẫu  thuật với phương  pháp tiêm mỡ vào 1 bên dây thanh. Không có  bệnh nhân bị tai biến trong và sau phẫu thuật.  Bệnh  nhân  được  xuất  viện  trong  ngày  hoặc  ngày hôm sau.  Đặc điểm dịch tễ học   Tuổi  Mẫu bệnh nhân nghiên cứu có tuổi từ 16 –  69 trong đó tuổi trung bình trong nhóm nghiên  cứu của chúng tôi là 43,9. Nhóm tuổi chiếm tỷ  lệ cao nhất là nhóm từ 30 – 49 (38%), kế đến là  nhóm tuổi trên 50 (43%).  Giới tính  Giới  nữ  chiếm  tỷ  lệcao  hơn  hẳn  (71%)  so  với  giới  nam.  Sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống kê với P <0,05.  Đặc điểm lâm sàng  Nguyên nhân  Bảng 1: Các nguyên nhân của liệt dây thanh một bên  Nguyên nhân Số trường hợp Tỷ lệ% Sau phẫu thuậttuyến giáp 17 40,5% Sau phẫu thuật u não 3 7,1% Sau phẫu thuật u vùng cổ trung thất 6 14,4% Sau Xạ trị K giáp, K vòm 2 4,8% Sau chấn thương sọ não 1 2,4% Sau đợt viêm họng 1 2,4% CRNN 12 28,6% Tổng số 42 100 % Nhận xét: trong mẫu khảo sát nguyên nhân  gây liệt dây thanh một bên chiếm tỷ lệcao nhất  làsau phẫu  thuậttuyến giáp với 40,5%, kế đến  là nhóm chưa rõ nguyên nhân (CRNN) có tỷ lệ  là 28,6%.Nhóm nguyên nhân sau phẫu thuật u  vùng cổ, trung thất chiếm tỷ lệ 14,4% còn lại là  nguyên nhân sau xạ trị K giáp, K vòm (4,8%),  nguyên nhân  sau  chấn  thương  sọ não và  sau  đợt  viêm  họng  chiếm  tỷ  lệbằng  nhau  (2,4%).Tổng  tỷ  lệ  các  nguyên  nhân  sau  phẫu  thuật là 62%.   Mức độ khàn tiếng trước phẫu thuật  Bảng 2: Mức độ khàn tiếng trước phẫu thuật    Mức độ khàn tiếng Số trường hợp Tỷ lệ% Nặng 26 61,9% Vừa 16 38,1% Nhẹ 0 0 % Tổng số 42 100% Nhận xét: Khàn  tiếng mức  độ nặng  chiếm  tỷ  lệ cao  (61,9%),còn  lại  là khàn  tiếng mức độ  vừa  tỷ  lệ  38,1%. Trong mẫu  bệnh nhân  khảo  sát  không  có  trường  hợp  khàn  tiếng mức  độ  nhẹ.  Kết  quả  phân  tích  các  chỉ  số  trước  phẫu  thuật   Kết quả chỉ số Jitter trước phẫu thuật  Nhận xét:  tỷ  lệ nhóm có  Jitter rối  loạn cao  chiếm tỷ lệcao nhất (57,1%), còn lại là nhóm có  rối loạn thấp (42,9%).  Kết quả chỉ số Shimmer trước phẫu thuật  Nhận xét: tỷ lệnhóm có Shimmer rối loạn cao  chiếm tỷ lệ cao nhất (52,4%), còn lại là nhóm có  Jitter rối loạn thấp (47,6%).  Kết quả chỉ số HNR trước phẫu thuật  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 226 Nhận xét:  tỷ  lệ  nhóm HNR  có  rối  loạn  cao  chiếm  tỷ  lệcao nhất (59,5%), còn  lại  là nhóm có  HNR rối loạn thấp (40,5%).  Kết quả đánh giá sau phẫu thuật  Mức độ hài lòng sau phẫu thuật  Bảng 3: Mức độ hài lòng sau phẫu thuật  Mức độ hài lòng Số trường hợp Tỷ lệ% Cao 23 54,7% Vừa 16 38,1% Không hài lòng 3 7,2% Tổng số 42 100 % Nhận  xét:  sau  PT  mức  độ  hài  lòng  cao  chiếm  tỷ  lệ  cao  (54,7%),  kế  đến  làhài  lòng  ở  mức  độ vừa  (38,1%)  còn  lại  làtỷ  lệ không hài  lòng chiếm tỷ lệ ít 7,2%. Tổng tỷ lệ hài lòng cao  và hài  lòng mức độ vừa  là 92,8%  đây cũng  chính là tỷ lệ thành công sau PT qua đánh giá  bằng cảm nhận chủ quan.  Kết  quả  đánh  giá  chung  các  chỉ  số  Jitter,  Shimmer, HNR trước và sau phẫu thuật  Bảng 4: Đánh giá chung các chỉ số Jitter, Shimmer,  HNR trước và sau PT  Chỉ số Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Nhóm chứng P Jitter(%) 2,682 1,016 0,484 P < 0,05 Shimmer(%) 8,865 4,232 3,439 P < 0,05 HNR(dB) 15,501 23,935 24,936 P < 0,05 Nhận xét: Jitter sau phẫu thuật (1,016%) giảm  hơn  một  nửa  so  với  trước  phẫu  thuật  (2,682%),giá  trị  Shimmer  sau  phẫu  thuật  (4,232%) giảm hơn một nửa  so với  trước phẫu  thuật  (8,865%).  Kết  quả HNR  sau  phẫu  thuật  (23,935dB)  tăng nhiều  so  với  trước phẫu  thuật  (15,501dB).   Kết quảvề thời gian phát âm nguyên âm (a)  Bảng 5: Thời gian phát âm nguyên âm (a)  Trước phẫu thuật (giây) Sau phẫu thuật (giây) Trung bình Thời gianphát âm nguyên âm (a) 4,211 6,820 Nhận xét: Thời gian phát âm nguyên âm (a)  trung bình sau phẫu  thuật có kéo dài hơn  thời  gian phát  âm nguyên  âm  (a)  trung  bình  trước  phẫu  thuật  và  gấp  1,5  lần  thời  gian  phát  âm  trung bình trước phẫu thuật. Sự khác biệt này có  ý nghĩa thống kê (P=0,000 <0,05).   BÀN LUẬN  Qua kết quả nghiên cứu 42  trường hợp  rối  loạn giọng do liệt dây thanh một bên tư thế mở  chúng tôi nhận thấy:   Về tuổi  Sự  phân  bố  theo  tuổi  không  có  ý  nghĩa  thống kê. Điều này phù hợp với ghi nhận của  một  số  tác  giả  trong  nước  và  tác  giả  nước  ngoài   Về giới  Giới nữ chiếm đa số  (71%) so với giới nam  (19%).  Kết  quả  này  có  thể  do  giới  nữ  là  đối  tượng có nhu cầu sử dụng giọng nói nhiều hơn  và có sự quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nam  giới.   Về vị trí dây thanh liệt  Kết quả khảo sát cho thấy đa số trường hợp  là liệt dây thanh bên trái (88%). Đối chiếu với kết  quả của  tác giả Laccourreye khi nghiên cứu 80  trường  hợp  rối  loạn  giọng  được  tiêm mỡ  dây  thanh  cũng  có  kết  quả  liệt  dây  thanh  bên  trái  chiếm tỷ lệ đa số (85%). Sở dĩ có tỷ lệ cao này là  do  cấu  trúc giải phẫu,  đường  đi  của dây  thần  kinh quặt ngược  thanh quản bên  trái phức  tạp  hơn, và  liên quan nhiều cấu  trúc  (tâm nhĩ  trái,  cung động mạch chủ) so với bên phải.  Về kết quả phân tích âm trước mổ  Hầu hết các giá trị Jitter, Shimmer, HNR đều  rối  loạn ở mức độ vừa và nặng, các giá  trị đều  tăng cao hơn  rất nhiều so với nhóm chứng. So  với  kết  quả  đo  được  của  các  tác  giả Nguyễn  Tuyết Xương, Yu Zhang  giá  trị  các  chỉ  số  của  chúng  tôi  có  cao hơn. Nguyên nhân  có  thể do  đặc điểm bệnh  lý của nhóm bệnh nhân nghiên  cứu của chúng tôi khác với các tác giả trên.   Về kết quả phân tích âm sau mổ  Các giá trị cải thiện nhiều so với trước mổ,  thay đổi  theo hướng về gần giá  trị của nhóm  chứng,  trong  đó  giá  trị  của  HNR  thay  đổi  nhiều nhất. Tỷ  lệ  thành  công  sau phẫu  thuật  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  227 theo  cách  đánh giá bằng  cảm nhận  chủ quan  và  theo  phương  pháp  phân  tích  âm  đều  cho  kết quả là 92.8%. Khi so sánh với tỷ lệ cải thiện  sau phẫu  thuật  của  các  tác giả  trong nước và  ngoài nước đều có  tỷ  lệ chênh  lệch  tương đối  ít:  Nguyễn  Đức  Tùng  (90%),  Laccourreye  (92,5%), Hisung  (95%). Vì vậy kết quả nghiên  cứu của chúng tôi là phù hợp.  KẾT LUẬN  1.  Phân  tích  âm  trong  chẩn  đoán  rối  loạn  giọng trên bệnh nhân liệt dây thanh một bên tư  thế mở ghi nhận có sự rối loạn giá trị các chỉ số  Jitter, Shimmer và HNR ở mức rối  loạn vừa và  rối loạn nặng.  2.  Kết  quả  sau  điều  trị  bằng  tiêm mỡ  tự  thân,giá  trị  trung  bình  các  chỉ  số  Jitter,  Shimmer và HNR có thay đổi rõ rệt so với các  giá  trị  trung  bình  Jitter,  Shimmer  và  HNR  tương  ứng  trước  phẫu  thuật  (P<0,05). Giá  trị  các chỉ số cải thiện về gần nhóm chứng, chỉ số  HNR cải thiện nhiều nhất   3. Phương pháp điều trị tiêm mỡ tự thân vào  dây thanh có hiệu quả với tỷ lệ thành công sau  phẫu  thuật  là  92,8%.Có  sự  tương  quan  giữa  2  phương  pháp  đánh  giá  bằng  cảm  nhận  chủ  quan và phân tích âm với r = 0,760, P <0,01.  4. Trong nghiên cứu của chúng  tôi có đánh  giá  bước  đầu  về  yếu  tố  thời  gian  phát  âm  nguyên âm  (a). Kết quả giá  trị  trung bình  thời  gian  phát  âm  nguyên  âm  (a)  sau  phẫu  thuật  (6,820 giây) kéo dài hơn so với trước phẫu thuật  (4,211 giây).  TÀI LIỆU THAM KHẢO   1. Boersma P, David W (2006). “Voice analysis: Jitter, Shimmer,  noise”, Voice, Institute of Phonetics Sciences of the University  of Amsterdam.  2. Hsiung  MW  (2006).  “Autogenous  fat  injection  for  glottic  insuffiency:  analysis  of  101  cases  and  correlation  with  patient’s  self  assessment”, Acta Otolaryngol,  126  (2),  pp.191‐ 196.  3. Laccourreye  O,  Papo  JF  (2003),  “Intracordal  ịnection  of  autologous fat in patients with unilateral nerve paralyse: long  term results from the patients perspective”,Laryngoscope, 113,  pp. 541 – 545.  4. Ngô Ngọc Liễn  (2002), Bệnh giọng thanh quản ở giáo viên tiểu  học Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.  5. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2008), “Liệt thanh quản”. In: Nhan  Trừng Sơn, Tai Mũi Họng, Tập 2, tr.349‐358. Nhà xuất bản Y  học, TP. Hồ Chí Minh.  6. Nguyễn Tuyết Xương (2004), Nghiên cứu tình hình u lành tính  dây thanh và đánh giá kết quả vi phẫu qua phân tích ngữ âm, Luận  văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.  7. Tăng Xuân Hải (2006), Nhận xét lâm sàng, mô bệnh học của polyp  dây  thanh và  ảnh hưởng  đến  đặc  trưng  bệnh  lý  của  chất  thanh,  Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.  8. Trần Việt Hồng (2010), Vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua  nội soi ống cứng, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y dược TP. Hồ  Chí Minh.  9. Wertzner  HF  (2005),  “Analysis  of  fundamental  frequency,  jitter,  shimmer  and  vocal  intensity  in  children  with  phonological disorders”, Braz J Otorhinolaryngol, 71(5), pp.582‐ 8.  10. Zhang HY, et al  (2006), “Acoustic analyses of sustained and  running  voices  from  patients  with  laryngeal  pathologies”,  Journal of voice, 22(1), pp.1‐9.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf222_7116.pdf
Tài liệu liên quan