Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lí hoạt động đào tạo sau đại học ở trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

The application of information technology and communication in the

management of post-graduated education is consistent with the general trend

of developing highly qualified human resources in the context of the industrial

revolution 4.0. From the theoretical and practical bases, the article proposes

issues related to the task of grasping awareness, improving qualifications,

human resources capacity, developing infrastructure, implementing

digitalization. training process, linking inside and outside the school the

application of information technology - communication in postgraduate

training management, contributing to improving the quality of human

resource development at present.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lí hoạt động đào tạo sau đại học ở trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 54 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y PHẠM NGỌC THẠCH Nguyễn Văn Tứ1,+, Nguyễn Đỗ Như Hân2 1Trường Đại học Vinh; 2Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch +Tác giả liên hệ ● Email: tulieudhv@gmail.com Article History Received: 10/10/2020 Accepted: 05/11/2020 Published: 20/11/2020 Keywords information technology and communication, post- graduated education, management, specialist I, specialist II. ABSTRACT The application of information technology and communication in the management of post-graduated education is consistent with the general trend of developing highly qualified human resources in the context of the industrial revolution 4.0. From the theoretical and practical bases, the article proposes issues related to the task of grasping awareness, improving qualifications, human resources capacity, developing infrastructure, implementing digitalization. training process, linking inside and outside the school the application of information technology - communication in postgraduate training management, contributing to improving the quality of human resource development at present. 1. Mở đầu Quản lí (QL) hoạt động đào tạo sau đại học (ĐTSĐH) của các trường đại học thể hiện trên nhiều phương diện của quá trình đào tạo theo các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2014) và phù hợp với mục tiêu, tính chất, đặc trưng, điều kiện của mỗi cơ sở đào tạo ở các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Dù có những khác biệt về tổ chức hoạt động đào tạo nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) trong tổ chức, chỉ đạo, QL, thực hiện quy trình đào tạo là đặc điểm chung của các cơ sở đào tạo trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, so với việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ở các cơ sở khác (Đặng Ngọc Phúc, 2014), việc ứng dụng CNTT-TT trong ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch có những đặc trưng riêng do tính chất của lĩnh vực, ngành nghề đào tạo (Bộ Y tế, 2019, 2020). Vì vậy, việc ứng dụng CNTT- TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh) trong thời gian qua đã đặt ra những vấn đề về lí luận và thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (Chính phủ, 2017). 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào quản lí hoạt động đào tạo sau đại học ở trường đại học y “Công nghệ thông tin” (IT - Information Technology) là một thuật ngữ để miêu tả về những nhóm công việc có liên quan tới mạng lưới của Internet bao gồm phần mềm, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lí dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. CNTT sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại vào việc kiến tạo, xử lí, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ứng dụng CNTT-TT vào các lĩnh vực đời sống ngày càng quan trọng hơn, giúp nâng cao chất lượng công việc, tăng hiệu suất, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành; là cầu nối duy trì mối quan hệ giữa mọi người; tạo nên sự đột phá lớn trong tất cả các lĩnh vực ở đời sống, xã hội của loài người (giáo dục, y tế, QL xã hội, quốc phòng, tài chính, giải trí, khoa học,). Trong GD-ĐT, ứng dụng CNTT- TT vừa là mục tiêu, nội dung, vừa là phương tiện giúp con người “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhiều thành tựu, lĩnh vực ứng dụng CNTT-TT đã được khẳng định như: điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ chuỗi khối (blockchain), công nghệ in 3D, Tác động của CNTT-TT tới lĩnh vực Y tế thể hiện trên nhiều phương diện (Bộ Y tế, 2020): 1) Tác động đến cách thức QL, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan y tế, hướng đến cách thức QL công việc trên nền tảng công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; (2) Tác động trực tiếp đến các đối tượng và các dịch vụ cung cấp của ngành Y tế: thay đổi cách tiếp nhận các dịch vụ y tế truyền thống sang các dịch vụ y tế số mà nền tảng là dữ liệu số; VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 55 (3) Tác động đến cách thức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường kết nối, trao đổi, sử dụng và phân tích dữ liệu, chuyển đổi từ làm việc giấy tờ sang làm việc trên dữ liệu số. Việc khánh thành 1.000 cơ sở y tế tham gia hoạt động khám chữa bệnh từ xa (telehealth) ở các địa bàn khác nhau trên toàn quốc trong tháng 9/2020 đã chứng minh lợi thế của CTTT-TT. Hoạt động của các cơ sở ĐT nhân lực ngành Y, trong đó có ĐTSĐH cũng thể hiện quy luật của tác động đó. Đào tạo trình độ SĐH của các cơ sở giáo dục tuân thủ theo Quy chế đào tạo của Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2014). ĐTSĐH ngành Y ở Việt Nam, ngoài chương trình đào tạo thạc sĩ (ThS), tiến sĩ (TS) do Bộ GD-ĐT QL; còn có chương trình đào tạo chuyên khoa: Chuyên khoa I (CKI), Chuyên khoa II (CKII), Bác sĩ nội trú (BSNT) do Bộ Y Tế QL (Bộ Y tế, 2020). ĐTSĐH giúp cho người học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Đào tạo CKI, CKII, BSNT là loại hình ĐTSĐH đặc thù của ngành Y nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kĩ năng thực hành nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của ngành Y trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào quản lí hoạt động đào tạo sau đại học ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch là một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học nhân lực ngành Y có uy tín tại khu vực phía Nam. Với đội ngũ gần 400 giảng viên cơ hữu (trong đó có gần 100 giảng viên có chức danh GS, PGS và trình độ TS) và hơn 100 giảng viên thỉnh giảng (trong đó có 40 giảng viên có chức danh GS, PGS, trình độ TS). Nhà trường có quy mô, chỉ tiêu ĐTSĐH tương đối lớn; có 21 chuyên ngành CKI, 16 chuyên ngành CKII, 10 chuyên ngành BSNT, 6 chuyên ngành đào tạo trình độ ThS, 3 chuyên ngành đào tạo trình độ TS; quy mô đào tạo hơn 1500 học viên. Chỉ tính riêng năm 2019, số lượng trúng tuyển sau đại học là: 432 CKI, 161 CKII, 97 BSNT, 121 ThS, 7 TS; số lượng tốt nghiệp sau đại học là: 374 CKI, 159 CKII, 32 BSNT, 68 ThS. Trong thời gian qua, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đã triển khai thực hiện ứng dụng CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Y. Năm 2020, Trường đã ứng dụng phần mềm trong công tác tuyển sinh sau đại học trực tuyến. Thí sinh đăng kí hồ sơ dự thi trực tuyến thông qua trang web tuyển sinh. Các công tác xét duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin hồ sơ đều bằng phần mềm và trực tuyến. Thí sinh chỉ nộp hồ sơ trực tiếp sau khi đã trúng tuyển. Tuy nhiên, việc ứng dụng này vẫn còn một số phương diện cần phải được tiếp tục cải tiến, đổi mới. Chúng tôi đã tổ chức khảo sát việc ứng dụng CNTT- TT vào QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Với 100 phiếu hỏi ý kiến được gửi tới cán bộ quản lí (CBQL) (khoa, bộ môn, phòng, bệnh viện), giảng viên, nhân viên, học viên sau đại học đề nghị đánh giá các mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt) về việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng tổng hợp sau đây. Nội dung khảo sát Đánh giá mức đạt được Tốt Khá Đạt Chưa đạt I. Thực trạng về cơ sở hạ tầng CNTT-TT phục vụ QL hoạt động ĐTSĐH 1. Hệ thống máy tính, phòng máy 60 30 10 0 2. Hệ thống mạng LAN (mạng nội bộ) 65 30 5 0 3. Hệ thống mạng internet (ADSL, wifi) 60 32 8 0 4. Các phần mềm QL 58 30 10 2 5. Trang web của Trường, các đơn vị 55 30 10 5 II. Thực trạng trình độ, năng lực ứng dụng CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH 1. Kiến thức cơ bản về CNTT-TT ứng dụng trong QL hoạt động ĐTSĐH 55 35 10 0 2. Kĩ năng, trình độ sử dụng, khai thác, xử lí thiết bị CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH 60 32 8 0 3. Năng lực sử dụng các phần mềm và cập nhật về sự phát triển của CNTT-TT 55 30 10 5 4. Năng lực QL quá trình giảng dạy, thực tập, kiểm tra, đánh giá bằng online 56 30 9 5 5. Năng lực sử dụng tiếng Anh, Toán học và các khoa học liên quan vào việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH 55 30 10 5 6. Năng lực ứng dụng CNTT-TT trong kết nối với các đối tác trong và ngoài nước 50 35 10 5 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 56 III. Thực trạng ứng dụng CNTT-TT vào quá trình QL hoạt động ĐTSĐH 1. Ứng dụng trong việc QL xây dựng kế hoạch ĐTSĐH 67 28 5 0 2. Ứng dụng trong việc QL xây dựng, phát triển chương trình, nội dung ĐTSĐH 55 30 10 5 3. Ứng dụng trong việc QL tổ chức quảng bá, giới thiệu tuyển sinh 55 25 15 5 4. Ứng dụng vào QL hoạt động tổ chức thi tuyển đầu vào 55 30 10 5 5. Ứng dụng vào QL hoạt động dạy và học, nghiên cứu 50 31 15 4 6. Ứng dụng vào QL hoạt động thực hành, thực tập lâm sàng 50 30 15 5 7. Ứng dụng vào QL việc kiểm tra, đánh giá; chấm luận văn, bảo vệ luận án; công nhận tốt nghiệp; QL bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ 55 30 10 5 8. Ứng dụng vào việc soạn thảo, xây dựng, ban hành, thông tin các văn bản, báo cáo liên quan đến QL hoạt động ĐTSĐH 48 32 15 5 9. Ứng dụng vào việc QL lưu trữ hồ sơ ĐTSĐH 50 30 15 5 10. Ứng dụng vào QL việc kết nối CNTT-TT với các đơn vị trong và ngoài trường 55 22 18 5 Tỉ lệ bình quân đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL hoạt động ĐTSĐH 1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng CNTT-TT phục vụ QL hoạt động ĐTSĐH 59,6 30,4 8,6 1,4 2. Thực trạng trình độ, năng lực ứng dụng CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH 55,2 32,0 9,5 3,3 3. Thực trạng ứng dụng CNTT-TT vào quá trình QL hoạt động ĐTSĐH 54,0 28,8 12,8 4,4 Tỉ lệ bình quân đánh giá thực trạng 56,3 30,4 10,3 3,0 Kết quả khảo sát cho thấy, việc ứng dụng CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đã được khẳng định như là một hoạt động tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y; góp phần tạo nên thương hiệu, uy tín của nhà trường nói chung và của hoạt động ĐTSĐH nói riêng. Thực trạng chung được đánh giá mức tốt: 56,3; mức khá: 30,4; mức đạt: 10,3; chưa đạt: 3,0 (tỉ lệ đánh giá 3 nội dung khảo sát là: mức tốt 59,6/ 55,2/54,0; mức khá: 30,4/32,0/ 28,8; mức đạt: 8,6/9,5/12,8; chưa đạt: 1,4/3,3/4,4. Như vậy, có thể thấy: mặc dù cơ sở hạ tầng và năng lực về CNTT-TT đã tương đối đảm bảo (tỉ lệ tốt và khá là 88,6% nhưng năng lực ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH đạt mức tốt và khá thấp hơn: 82,8%; đánh giá chưa đạt ở 2 nội dung trên là 2,4% nhưng ở nội dung 3 là 4,4%. Như vậy, trước sự thay đổi của cuộc sống hiện đại và sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, trong đó có khoa học về ngành Y, việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH của Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cần phải có những biện pháp đổi mới, hiệu quả hơn nữa, để trở thành một cơ sở đào tạo thông minh trong xu hướng hiện nay. 2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào quản lí hoạt động đào tạo sau đại học ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch 2.3.1. Tiếp tục quán triệt nhận thức về tầm quan trọng, tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lí hoạt động đào tạo sau đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Tiếp cận đảm bảo chất lượng là một yêu cầu trong hoạt động GD-ĐT của các cơ sở giáo dục, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Đảm bảo chất lượng trong hoạt động GD-ĐT quán xuyến toàn bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, quy trình, hình thức, phương pháp, nguồn lực và việc kiểm tra, đánh giá. Việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch chính là một trong những điều kiện để đảm bảo chất lượng chuẩn đầu ra nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hiện nay. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan, nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT- TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ở nhà trường vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay. Một số bộ phận cán bộ, chuyên viên và các đối tượng liên quan vẫn xem nhẹ việc ứng dụng CNTT-TT trong QL, dẫn tới chỉ dừng lại ở các thao tác đơn giản, bình thường của máy tính... Vì vậy, cần phải nhận thức việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH là ý thức, trách nhiệm, là trình độ và năng lực của mỗi CBQL, chuyên viên và các đối tượng liên quan ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (có như vậy mới thường xuyên có ý thức vận dụng những thành tựu của công nghệ kĩ thuật số vào công tác, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực về CNTT-TT, thúc đẩy các đối tượng khác cùng ứng dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường); Đưa tiêu chuẩn ứng dụng CNTT-TT vào việc tuyển chọn, sử dụng, thuyên chuyển, thôi việc, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để tạo động lực cho người lao động, góp phần thực hiện đảm bảo chất lượng trong ĐTSĐH ngành Y. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 57 2.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông cho đội ngũ quản lí, giảng viên, nhân viên Năng lực, trình độ ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ngành Y là điều kiện cơ bản, mấu chốt để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngành Y trong bối cảnh hiện nay. Đây là điều kiện để các tập thể, cá nhân QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng được sự phát triển của khoa học - công nghệ, y học, khoa học giáo dục. Mỗi CBQL, chuyên viên, nhân viên làm công tác ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đều có một trình độ chuyên môn riêng liên quan đến ĐTSĐH ngành Y, nhưng phải đảm bảo một trình độ, năng lực về CNTT-TT. Năng lực, trình độ đó không chỉ để ứng dụng những thành tựu vào hoạt động chuyên môn của đơn vị, mà cần phải có năng lực sáng tạo, cải tiến, phát triển những thành tựu của CNTT-TT để phù hợp, hiệu quả với hoạt động của nhà trường, của đơn vị ở mỗi thời kì, ở các phương diện QL. Tất cả những ứng dụng CNTT-TT trong việc QL xây dựng kế hoạch, QL chương trình nội dung đào tạo, QL nhân sự, QL công tác giảng dạy và thực tập lâm sàng, QL chất lượng luận văn, QL các điều kiện đảm bảo hoạt động ĐTSĐH, ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch phải được CBQL, chuyên viên, nhân viên sử dụng thành thạo, chủ động và có năng lực hướng dẫn cho các đối tượng khác thực hiện. Muốn vậy, CBQL, chuyên viên, nhân viên của nhà trường phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kĩ năng về CNTT-TT bằng việc học tập (học các chương trình đào tạo cử nhân về CNTT, chương trình đào tạo các quản trị viên phần mềm, các ứng dụng CNTT-TT trong thực tiễn,), rèn luyện kĩ năng thực hành ứng dụng CNTT-TT; nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành; có năng lực sáng tạo, phát triển các phần mềm QL cũng như phát hiện các lỗ hổng trong việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ngành Y. Nhà trường phải đưa tiêu chuẩn về trình độ, năng lực ứng dụng CNTT-TT của CBQL, chuyên viên, nhân viên vào hệ thống chuẩn đánh giá kết quả lao động hàng năm, vào việc tuyển dụng, bố trí, luân chuyển vị trí làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QL hoạt động ĐTSĐH. 2.3.3. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin - truyền thông phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo sau đại học của nhà trường Nhận thức và trình độ, năng lực về ứng dụng CNTT-TT sẽ không phát huy hiệu quả nếu như không có một nền tảng cơ sở vật chất, kĩ thuật về CNTT-TT tương ứng với chức năng, nhiệm vụ đào tạo và QL hoạt động ĐTSĐH ngành Y. Có thể nói, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng về CNTT-TT là yếu tố quyết định, quan trọng để việc ứng dụng những thành tựu này vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nhân lực trình độ cao cho ngành Y. Vì vậy, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cần tiếp tục tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị về CNTT-TT. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngành Y, những yêu cầu cao về công tác khám chữa bệnh hiện nay không cho phép thiếu hoặc lạc hậu về cơ sở vật chất, thiết bị. Việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH cũng đòi hỏi phải có một nền tảng hạ tầng CNTT-TT tương ứng để đảm bảo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như dự báo những phát triển tương lai của ngành Y. Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ngành Y là yêu cầu bắt buộc; cần huy động và QL tốt việc sử dụng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của nhà trường, từ người học và từ các nhà tài trợ. Liên kết, phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, các bệnh viện, các trường đại học khác để tận dụng, khai thác cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại trong hoạt động ĐTSĐH nói riêng và các hoạt động khác của nhà trường nói chung. Sáng tạo, phát triển những chức năng tích hợp giữa QL đào tạo, QL hoạt động thực tập lâm sàng, kết nối giữa CBQL với giảng viên và học viên, với các bệnh viện, các cơ quan QL ngành Y, các cơ sở nghiên cứu về y học trong và ngoài nước. 2.3.4. Thực hiện số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong toàn bộ quy trình đào tạo sau đại học Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho các hoạt động của con người, các ứng dụng của khoa học, kĩ thuật thành một thể liên kết, thống nhất. Việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ trong toàn bộ quy trình đào tạo mới đảm bảo thống nhất, bồng bộ, chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, tất cả các ứng dụng CNTT-TT phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình đào tạo, các phương diện, các đối tượng liên quan và thời gian của hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Nhà trường tiếp tục ứng dụng CNTT-TT trong việc thống nhất, chuẩn hóa kế hoạch hoạt động đào tạo; ứng dụng trong việc xây dựng, phát triển chương trình, nội dung đào tạo; thực hiện công tác tổ chức quảng bá, giới thiệu tuyển sinh và kiểm soát chất lượng đầu vào. Đặc biệt, ứng dụng có chất lượng, hiệu quả vào QL hoạt động dạy và học, thực tập lâm sàng, nghiên cứu khoa học; vào việc kiểm tra, đánh giá, chấm luận văn, công nhận tốt nghiệp, QL bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ. Đồng thời, CNTT-TT cũng là một ứng dụng quan trọng trong việc soạn thảo, xây dựng, ban hành, thông tin các văn bản, báo cáo, lưu trữ hồ sơ, cũng như kết nối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường liên quan đến thực hiện quy trình ĐTSĐH. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 58 Không chỉ ứng dụng vào mỗi khâu, mỗi đối tượng liên quan, thời gian chủ thể mà còn phải kết nối tổng thể toàn bộ hoạt động QL hoạt động ĐTSĐH để có tầm kiểm soát tổng quát. Vì vậy, các tập thể, cá nhân của Trường không những cần có năng lực, trình độ về CNTT-TT mà còn phải biết cải tiến, sáng tạo, phát triển những thành tựu CNTT -TT để phù hợp với đặc trưng, tính chất, mục tiêu, nội dung, điều kiện của công tác QL hoạt động ĐTSĐH ngành Y. 2.3.5. Tăng cường liên thông, liên kết với các đơn vị trong Trường, các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế trong và ngoài nước về việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lí hoạt động đào tạo sau đại học Hoạt động của Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch nói chung và hoạt động ĐTSĐH nói riêng là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH không chỉ là nhiệm vụ của phòng chức năng mà còn phải liên thông, liên kết với các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường liên quan đến hoạt động đào tạo. Chính hệ thống liên kết dựa trên nền tảng số này giúp cho Trường hướng tới một nhà trường thông minh trong việc đào tạo nhân lực ngành Y có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động khám chữa bệnh, phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đã và đang sử dụng các phần mềm, các hệ thống kết nối giữa các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ ĐTSĐH. Kết nối để liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ là một xu hướng của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay (Nguyễn Văn Tứ, 2015). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng của sự kết nối để đảm bảo sự phân cấp, phân nhiệm trong QL hoạt động ĐTSĐH. Sự kết nối đó không chỉ thực hiện giữa các đơn vị trong trường mà còn thiết lập, kết nối với các cơ sở nghiên cứu, QL, khám chữa bệnh ở trong và ngoài nước nhằm thu thập, cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Liên kết, hợp đồng phát triển các phần mềm ứng dụng, cải tiến và sáng tạo các thiết bị để thực hiện sự kết nối; nâng cấp trang web của nhà trường, của các đơn vị; công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến QL hoạt động ĐTSĐH để tạo động lực cho việc phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình hoạt động. 3. Kết luận Công nghệ kĩ thuật số đang tác động tới các hoạt động nghiên cứu, khám phá, hoạt động thực tiễn của con người. Việc ứng dụng CNTT-TT trong QL hoạt động ĐTSĐH ở Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch vừa là mục tiêu, nội dung, vừa là phương tiện, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chí đảm bảo chất lượng. Đó là quá trình quán triệt nhận thức, đổi mới xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và phát huy hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá vấn đề ứng dụng CNTT-TT vào QL hoạt động ĐTSĐH. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có một cơ chế, chính sách, sự phối hợp đồng bộ đủ để phát huy tinh thần, trách nhiệm, năng lực các tập thể, cá nhân của nhà trường trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật nói chung và CNTT-TT nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành Y trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức đào tạo qua mạng. Bộ Y tế (2019). Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025. Bộ Y tế (2020). Công văn số 622/BYT-K2ĐT ngày 12/2/2020 hướng dẫn tuyển sinh và đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II và bác sĩ nội trú năm 2020. Đặng Ngọc Phúc (2014). Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lí đào tạo trình độ thạc sĩ ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 332, tr 15-17. Jef Peeraer, Trần Nữ Mai Thy (2010). Công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục Việt Nam. Nobuo Nara, et al. (2011). The current medical Education System in the World. J Met Dent Sci, 58, 79-83. Nguyễn Văn Tứ (2015). Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ để phát triển bền vững nguồn nhân lực có trình độ cao. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Tháp, số 16, tr 34-38. Quốc hội (2019). Luật Giáo dục 2019. Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019. Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. World Federation for Medical Education (2012). Basic Medical Education WFME Global Standards for Quality Improvement. WFME office University of Copenhagen, Denmark.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_truyen_thong_trong_quan_li_hoat.pdf
Tài liệu liên quan