Ngày nay, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn
cầu hóa, việc tăng cường năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng luôn được quan tâm ở mọi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh được cải
tiến và áp dụng. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy được
coi là biện pháp khá hiệu quả để tăng hứng thú trong các giờ học tiếng Anh.
Bài nghiên cứu tập trung vào vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin cũng
như thảo luận một số hình thức ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra môi trường
học tiếng Anh sôi động và đầy hứng thú
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng hứng thú trong giờ học tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHẰM TĂNG HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH
Đào Thị Tâm1
Tóm tắt: Ngày nay, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn
cầu hóa, việc tăng cường năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng luôn được quan tâm ở mọi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh được cải
tiến và áp dụng. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy được
coi là biện pháp khá hiệu quả để tăng hứng thú trong các giờ học tiếng Anh.
Bài nghiên cứu tập trung vào vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin cũng
như thảo luận một số hình thức ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra môi trường
học tiếng Anh sôi động và đầy hứng thú.
Từ khóa: Công nghệ thông tin; Hứng thú; Giảng dạy tiếng Anh; Ứng dụng
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) của nền kinh tế số hóa
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các phương pháp giảng dạy tiếng Anh truyền
thống đơn thuần với việc cung cấp kiến thức qua các hoạt động giảng dạy trên lớp
được hỗ trợ bởi băng đài cassette, bảng phấn đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, sự ra
đời của hàng loạt các thiết bị CNTT như máy tính, điện thoại thông minh, internet,
mạng xã hội, v.v. đã và đang xóa bỏ các bức tường lớp học, tạo ra một sự kết nối
vô tận về không gian và thời gian trong quá trình dạy và học nói chung và tiếng
Anh nói riêng.
Giảng dạy tiếng Anh là hoạt động giảng dạy mang tính đặc thù bởi nó không
chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp người học tri nhận và cảm thụ cả một nền văn
hóa thông qua việc học ngôn ngữ. Do vậy, việc tạo ra giờ học tiếng Anh sống động
và hiệu quả luôn là mục tiêu của người dạy thông qua việc thay đổi các phương
1 Trường Đại học Luật Hà Nội;
Điện thoại: 0983161817;
Email: tamdao1981@gmail.com
63ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH
pháp giảng dạy, tìm hiểu, cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức. Và ứng dụng CNTT
trong giảng dạy nói chung và tiếng Anh nói riêng đã và đang trở thành một phương
thức hiệu quả được áp dụng rộng rãi nhằm đạt được tất cả các mục tiêu nói trên.
Theo Collis và Moonen (2001), có thể ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy
tiếng Anh ở 3 mảng chính bao gồm: 1) Nguồn học liệu (Các phần mềm đào tạo,
nguồn học liệu số hóa và các video trích xuất trên mạng); 2) Các ứng dụng hỗ trợ
dạy học (Các phần mềm, các công cụ để giảng dạy, hệ thống tổ chức thi và đánh
giá); 3) Các ứng dụng liên lạc và truyền thông (email, các mạng xã hội).
Trên thế giới, việc ứng dụng CNTT được nghiên cứu theo các đường hướng
khác nhau như ứng dụng CNTT theo đường hướng hành vi (behavioural approach),
đường hướng tri nhận (cognitive approach), (Nguyễn Văn Long, 2016). Hãng
Microsoft cũng đã thực hiện khảo sát nghiên cứu đối với 200 nhà giáo dục trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Theo
đó, hầu hết các chuyên gia giáo dục đều cho rằng việc ứng dụng CNTT sẽ tiếp tục
đóng vai trò trọng trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy và đặc biệt có tác
dụng truyền cảm hứng cho người học thông qua việc nâng cao trải nghiệm học tập
trong lớp, nâng cấp tính hiệu quả sáng tạo trong các hoạt động của giáo viên và tạo
sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người học với thế giới tri thức rộng lớn
bên ngoài lớp học.
Nhiều nghiên cứu cũng được thực hiện để chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa các
hoạt động giảng dạy tiếng Anh được hỗ trợ bởi các thiết bị CNTT. Nomass (2013)
đã chỉ ra vai trò quan trọng của CNTT trong việc cải thiện kỹ năng nghe và nói
tiếng Anh. Thông qua việc sử dụng video, audio, bài giảng điện tử, từ điển trực
tuyến hay các hình thức thư điện tử mà người học trở nên có động lực và hứng thú
trong các giờ học, từ đó các kỹ năng nghe - nói tiếng Anh có nhiều cải thiện đáng
kể. Theo Acha (2009), các nhà giáo dục hiện nay đang sử dụng ngày càng nhiều và
đa dạng các phần mềm cũng như các bài giảng đa phương tiện vào trong các hoạt
động giảng dạy, tạo ra nhiều hứng thú cũng như giúp người học tập trung trong các
giờ học tiếng Anh.
Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2013 - 2018. Trên
thực tế, việc ứng dụng CNTT được áp dụng chung cho tất cả các môn học hoặc áp
dụng cho giảng dạy tiếng Anh nói chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể về mối quan
hệ giữa ứng dụng CNTT với hứng thú của người học trong các giờ học tiếng Anh.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT
trong quá trình dạy và học tiếng Anh nói chung. Từ đó, bài nghiên cứu làm rõ vai
trò của việc ứng dụng CNTT trong việc tạo ra môi trường học tiếng Anh hứng thú,
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
64
sôi động, cũng như đề xuất, thảo luận một số các ứng dụng CNTT hữu ích cho việc
dạy và học tiếng Anh.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò của ứng dụng CNTT trong việc tạo ra
hứng thú cho người học trong các giờ học tiếng Anh thông qua việc:
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong các giờ học tiếng Anh;
- Vai trò của ứng dúng CNTT đối với việc kích thích hứng thú học tập của
người học trong quá trình học tiếng Anh;
- Tìm hiểu một số các ứng dụng CNTT phù hợp cho việc dạy và học tiếng Anh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả thực hiện điều tra khảo
sát và phân tích dữ liệu đối với 10 trung tâm tiếng Anh có chất lượng tốt trên địa
bàn Hà Nội. Đồng thời, phiếu điều tra khảo sát cũng được thực hiện đối với 60
sinh viên đang học tiếng Anh ở các lớp khác nhau tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thêm vào đó, vai trò của ứng dụng CNTT cũng được làm rõ thông qua việc quan
sát 20 giờ học trong khóa học tiếng Anh pháp lý mà tác giả trực tiếp tham gia.
2.3. Công cụ thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua:
- Kết quả khảo sát về chất lượng các Trung tâm tiếng Anh thông qua mạng xã hội;
- Bảng câu hỏi được tiến hành đối với các sinh viên đang theo học tiếng Anh
tại trường Đại học Luật Hà Nội;
- Quan sát các giờ học tiếng Anh pháp lý có sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả khảo sát các trung tâm tiếng Anh trên địa bàn Hà Nội
Thông qua việc tìm hiểu 10 trung tâm Anh ngữ có chất lượng tốt nhất như
Apollo, Language Link, Equest, Apax English,... thì hầu hết đều tận dụng tối đa
các ứng dụng CNTT thông qua các thiết bị CNTT như máy chiếu, bảng học tương
tác thông minh kết nối mạng,... tạo ra môi trường học tiếng Anh linh hoạt, sáng tạo
và đa chiều cho người học.
65
3.2. Kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi về việc ứng dụng cũng như vai trò của ứng dụng CNTT trong
việc tạo ra hứng thú cho người học, được thực hiện đối với 60 sinh viên đang theo
học học phần tiếng Anh ở các lớp khác nhau tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Kết
quả khảo sát cho thấy:
- Hầu hết các sinh viên (96%) đều hiểu rõ về khái niệm ứng dụng CNTT vào
trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. (Theo bạn, ứng dụng CNTT trong việc dạy
và học ngoại ngữ nói chung là như thế nào?)
- 75% sinh viên đã từng tham gia các lớp học tiếng Anh có ứng dụng CNTT
(Bạn đã từng tham gia các giờ học tiếng Anh có ứng dụng CNTT hay chưa?)
- Có 50 sinh viên chiếm khoảng 83% đang sử dụng các thiết bị CNTT, là điện
thoại thông minh có kết nối mạng và 70% sinh viên có máy tính kết nối mạng. (Bạn
đang sử dụng các thiết bị ứng dụng CNTT nào?)
- Số sinh viên trả lời câu hỏi “Bạn có thường sử dụng các thiết bị CNTT để
học tiếng Anh hay không?” chiếm gần 87% với câu trả lời “Có” và 100% sinh viên
đều cho rằng việc ứng dụng CNTT thực sự có hiệu quả trong các giờ học tiếng Anh
(Theo bạn việc ứng dụng CNTT có hiệu quả đối với các giờ học tiếng Anh như thế
nào?). Điều này chứng tỏ tính hiệu quả trong việc tạo hứng thú của CNTT trong
quá trình tự học tiếng Anh của sinh viên.
3.3. Kết quả khảo sát từ việc quan sát các giờ học tiếng Anh pháp lý
Thông qua việc quan sát 20 giờ dạy tiếng Anh pháp lý mà tác giả đã trực tiếp
tham gia trong khóa học “Giảng dạy tiếng Anh pháp lý” do Trường Đại học Hà Nội
kết hợp với Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) diễn ra từ 23/7/2018 đến
10/8/2018 cho thấy: Với các giờ học có sự hỗ trợ của CNTT như máy chiếu, các
phần mềm CNTT như: Tra cứu tài liệu Google search, ứng dụng gửi tài liệu học
tập Google Drive, Kahoot, thì hầu hết học viên đều rất tích cực, hăng hái và sôi
nổi trong mọi hoạt động mà giáo viên đưa ra. Hầu hết 20 học viên của khóa học
đều cảm thấy hài lòng với các hoạt động trên lớp, đặc biệt là các hoạt động có sự
tương tác của CNTT.
Từ những kết quả khảo sát trên, tác giả nhận định rằng việc ứng dụng CNTT
thực sự đóng vai trò vô cùng lớn trong quá trình dạy - học nói chung và dạy - học
tiếng Anh nói riêng. Sự tương tác của các ứng dụng CNTT giúp tăng cường hứng
thú của người học, giúp người học tiếng Anh đạt được hiệu quả như mong đợi.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
66
4. Một số ứng dụng CNTT hỗ trợ các hoạt động dạy và học tiếng Anh
Việc ứng dụng CNTT có những hiệu quả nhất định trong việc kích thích hứng
thú và động lực học tập của người học đối với các hoạt động học tập trên lớp cũng
như các hoạt động tự học. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng
dạy nói chung và tiếng Anh nói riêng ở mọi cấp học không phải là việc có thể muốn
là thực hiện ngay được trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, để ứng dụng được CNTT, các cơ sở giáo dục cần phải chuẩn
bị tâm thế đầu tư cả về cơ sở vật chất và tập huấn nhân lực cho quá trình ứng dụng
CNTT. Qua kết quả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội, các bài
giảng tiếng Anh trên lớp mới đang dừng lại ở các bài giảng điện tử, các phòng học
mới được trang bị máy chiếu, chứ chưa được kết nối mạng. Và mức độ sử dụng
giáo án điện tử mới đươc áp dụng ở tần suất “Thỉnh thoảng” (71%), còn mức độ
“Luôn luôn” chỉ chiếm có 33%.
Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, tác giả tìm hiểu và giới thiệu một số ứng
dụng CNTT tương thích và đem lại hiệu quả, tính sáng tạo, kích thích hứng thú của
người học trong các giờ học tiếng Anh như sau:
* Audio: Đây là ứng dụng CNTT nhằm giúp sinh viên trong các giờ luyện kỹ
năng nghe - nói tiếng Anh. Âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, trong audio sẽ tạo ra
hiệu ứng kích thích thính giác của người học, giúp người học hứng thú, tập trung
vào các chủ đề. Thêm vào đó, sinh viên có thể ghi âm lời nói hoặc bài giảng làm
dữ liệu học tập và ghi nhớ thông tin, hay tự kiểm tra khả năng nghe - nói. Người
dạy có thể sử dụng audio để đánh giá sự tiến bộ của người học và tự điều chỉnh
các hoạt động giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu và trình độ của người học. Các
audio có thể được số hóa và được tải xuống làm tài liệu học tập thông qua các ứng
dụng CNTT.
* Video: Video được xem là sự thể hiện lại các dữ kiện được quay và ghi trên
màn hình tivi. Nếu nội dung của video được thiết kế phù hợp với các hoạt động
giảng dạy sẽ thực sự tạo được hứng thú cho người học. Bởi video sẽ mang người
học đến những thông tin chân thực trong cuộc sống, giúp người học có những kiến
thức thực tế. Đặc biệt, người học có cơ hội được nghe, cảm nhận và bắt chước ngữ
điệu, sử dụng đúng ngữ cảnh nói tiếng Anh của người bản ngữ. Bên cạnh đó, có thể
tận dụng nguồn video vô tận trên Youtube để làm phong phú thêm các hoạt động
giảng dạy tiếng Anh. Người dạy và người học cũng có thể tự ghi hình để tạo ra các
dữ liệu giảng dạy và học tập tiếng Anh theo mục tiêu cụ thể đề ra.
* Skype: Ứng dụng này tạo ra sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người
học không giới hạn về thời gian và không gian. Skype giúp cho người học có cơ
hội trực tiếp tham gia đối thoại và học tập với các giáo viên bản ngữ, nhanh chóng
67
tiếp cận với các phương pháp học tiếng Anh hiện đại và đạt chuẩn. Chỉ cần người
học có tài khoản sử dụng thông qua máy tính kết nối mạng thì các hoạt động học
tập tiếng Anh sẽ dễ dàng được thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của người dạy.
Ngoài ra, ứng dụng này còn giúp người học được trải nghiệm và tự đánh giá năng
lực tiếng Anh của mình thông qua công cụ ghi âm record.
* Các phần mềm học tiếng Anh trên máy tính: Người dạy và người học có thể
tận dụng các phần mềm tiếng Anh có sẵn để thực hiện các hoạt động dạy và học
tiếng Anh như: Duolingo, Google translate, Các chương trình này thực sự hữu
ích và lại miễn phí sử dụng, chỉ cần máy tính có kết nối mạng.
* Các ứng dụng mạng xã hội: Facebook, Twitter, cũng là những kênh học tiếng
Anh khá hiệu quả. Thông qua các trao đổi trực tuyến, người dạy và người học có thể thu
thập được những thông tin hữu ích trong việc chinh phục tiếng Anh. Thông qua các ứng
dụng mạng xã hội này, người dạy và người học cũng có thể tự tạo ra không gian tương
tác với nhau ngoài lớp học nhằm trao đổi thông tin, hướng dẫn tự học hoặc giao bài tập
về nhà đề có nhiều thời gian thực hành tiếng Anh trên lớp hơn.
* Các ứng dụng trên phần mềm điện thoại thông minh và máy tính bảng:
Bao gồm nhiều phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh như Learn English Grammar,
Dictionary.com, Oxford dictionary, Quizlet, Các ứng dụng này thực sự hỗ trợ
cho người học trong quá trình tiếp cận tiếng Anh. Đặc biệt, là quá trình học có thể
diễn ra ở mọi nơi mọi lúc cùng với điện thoại và máy tính bảng. Thêm vào đó, một
số phần mềm như Quizlet còn giúp việc học trở nên đầy hứng thú và háo hức với
những tương tác kiểu trò chơi để kiểm tra kiến thức. Ứng dụng này còn cho phép
người học tự tạo ra chương trình học tập riêng, có thể tự kiểm tra và đánh giá năng
lực tiếng Anh của mình.
* Các ứng dụng tra cứu thông tin: Google.com, Coccoc.com. Đây là những
ứng dụng tra cứu thông tin tuyệt vời, vô cùng quý giá và hiệu quả đối với quá trình
tiếp nhận tri thức nói chung và tiếng Anh nói riêng. Chỉ cần gõ từ khóa là người
học có thể tiếp cận với vô vàn trang tài liệu tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới. Với
kinh nghiệm và trí óc sàng lọc thông minh, người học có thể dần tích lũy tri thức
cả thế giới cho riêng mình.
* Kahoot: Ứng dụng Kahoot thực sự gây ấn tượng và kích thích tinh thần
học tập của người học, bởi nó có các tương tác theo dạng trò chơi vừa để kiểm tra
kiến thức bài học. Thêm vào đó, ứng dụng này còn tạo ra sự tương tác rộng, tinh
thần ganh đua học tập giữa các thành viên trong lớp học. Thông qua ứng dụng này,
người học có thể phản hồi với giáo viên về chất lượng giảng dạy cũng như đưa ra
các ý kiến trao đổi thường xuyên, trực tiếp với giáo viên để việc học tiếng Anh đạt
hiệu quả cao.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
68
Còn rất nhiều các ứng dụng CNTT khác có thể áp dụng trong các hoạt động
dạy và học tiếng Anh trên lớp. Tuy nhiên, lựa chọn ứng dụng nào cần phải cân nhắc
cho phù hợp với trình độ của sinh viên và nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, cần
hướng dẫn và giới thiệu cho người học những ứng dụng cụ thể với từng nội dung
học tập. Bởi theo kết quả khảo sát với câu hỏi “Bạn thường sử dụng các thiết bị
CNTT để học tiếng Anh như thế nào?” thì hầu hết các sinh viên còn phân vân và có
các cách lựa chọn nội dung học tập khác nhau, thậm chí có sinh viên còn chưa biết
tận dụng các ứng dụng để học tiếng Anh.
5. Kết luận
Thực tế cho thấy ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong giảng dạy
tiếng Anh nói chung là một tất yếu bởi những lợi ích to lớn mà các ứng dụng này
đem lại cho cả người dạy và người học. Quan trọng là với những giờ học có ứng
dụng CNTT, cả người dạy và người học đều cuốn mình vào những trải nghiệm vô
tận của kho tàng tri thức khổng lồ, của những hiện thực đời sống xã hội khắp nơi
trên thế giới. Thêm vào đó, khi người học có hứng thú với việc học tiếng Anh, họ
sẽ tự tìm ra những cách học riêng hiệu quả để theo đuổi mục tiêu học tập suốt đời
cũng như để đạt được những thành công trong cuộc sống.
Với khuôn khổ của bài nghiên cứu, tác giả mong muốn các ứng dụng CNTT
được đề xuất phần nào giúp ích cho cả người dạy và người học trong quá trình
chinh phục ngôn ngữ tiếng Anh. Đồng thời, việc ứng dụng CNTT rộng rãi sẽ đẩy
mạnh môi trường học tập tiếng Anh đa chiều, hòa nhập, sáng tạo góp phần nâng
cao năng lực tiếng Anh cho người học trong quá trình đất nước phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1. Acha, J. (2009). The effectiveness of multimedia programmes in children’s vocabulary learning.
British Journal of Educational Technology, 40(1), 23-31.
2. Collis, B., & Moonen, J.(2001). Flexible learning in a digital world. Experiences and
expectations. London: Kogan Page.
3. Nomass, B. (2013). The impact of using technology in teaching English as a second language.
English language and Literature Studies, 3(1), 111-116.
4. Nguyễn Văn Long (2016). “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh
nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục,
32 (2), 36-47.
APPLYING INFORMATION TECHNOLOGY
TO ENHANCE THE INTEREST IN TEACHING ENGLISH
Dao Thi Tam1
Abstract: In the trend of international economic integration and globalization,
the enhancement of foreign languages competence in general and of English
proficiency particularly has now attracted concerns in all levels of Vietnamese
national education system. To achieve this objective, lots of teaching methods
of English are changed and applied. Among these, application of technology
in teaching English is considered as a quite effective way in order to create
the interest in English lessons. The study is aimed at the role of the technology
as well as some suggestions of information technology application to build an
interesting and exciting environment of learning English.
Keywords: Information technology; Interest; Teaching English; Application
1 Ha Noi Law University;
Tel: 0983161817;
Email: tamdao1981@gmail.com.
69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_tang_hung_thu_trong_gio_ho.pdf