Ứng dụng chỉ số khuyết tật giọng nói đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật các tổn thương lành tính dây thanh

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các tổn thương hạt, nang, polyp dây thanh và đánh giá

kết quả phẫu thuật dây thanh theo bảng chỉ số khuyết tật giọng nói.

Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả 80 trường hợp phẫu thuật hạt, nang, polyp dây

thanh của bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên tại BV.TMH TPHCM từ tháng 7/2012 đến 7/2013.

Kết quả: Đánh giá kết quả vi phẫu các tổn thương lành tính dây thanh qua nội soi ống cứng bằng bệnh

nhân tự cảm nhận mức độ rối loạn giọng và chỉ số khuyết tật giọng nói (VHI) thành công là 100%.

Kết luận: Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương lành tính dây thanh bằng VHI là phương pháp khoa học,

dễ thực hiện nên dùng VHI là công cụ đánh giá kết quả và phục hồi chức năng trong điều trị phẫu thuật các tổn

thương lành tính thanh quản.

pdf5 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng chỉ số khuyết tật giọng nói đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật các tổn thương lành tính dây thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 228 ỨNG DỤNG CHỈ SỐ KHUYẾT TẬT GIỌNG NÓI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ   ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH DÂY THANH  Phạm Huỳnh Hùng*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**, Trần Việt Hồng***  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các tổn thương hạt, nang, polyp dây thanh và đánh giá  kết quả phẫu thuật dây thanh theo bảng chỉ số khuyết tật giọng nói.  Đối tượng  ‐ Phương pháp nghiên cứu:  tiến cứu mô tả 80 trường hợp phẫu thuật hạt, nang, polyp dây  thanh của bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên tại BV.TMH TPHCM từ tháng 7/2012 đến 7/2013.  Kết quả: Đánh giá kết quả vi phẫu các tổn thương lành tính dây thanh qua nội soi ống cứng bằng bệnh  nhân tự cảm nhận mức độ rối loạn giọng và chỉ số khuyết tật giọng nói (VHI) thành công là 100%.  Kết luận: Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương lành tính dây thanh bằng VHI là phương pháp khoa học,  dễ thực hiện nên dùng VHI là công cụ đánh giá kết quả và phục hồi chức năng trong điều trị phẫu thuật các tổn  thương lành tính thanh quản.  Từ khoá: Chỉ số khuyết tật giọng nói (VHI), dây thanh, phẫu thuật nội soi thanh quản ống cứng.  ABSTRACT  APPLYING VOICE HANDICAP INDEX (VHI) TO APPRECIATE THE RESULT OF SURGERY OF  BENIGN VOICAL CORD LESSIONS  Pham Huynh Hung, Nguyen Thi Ngoc Dung, Tran Viet Hong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 228 ‐ 232  Objectives: Study clinical, sub‐clinical features of voical nodes, cysts, polyps and appreciate result of rigid  endoscopy associated with microlaryngeal surgery by voice handicap index.  Subjects and methods: Descriptive and prospective study was performed on 80cases surgery of voical cord  node, cyst and polyp, aged 16 years or older, at ENT Hospital HCM City, from July 2012 to July 2013.  Results:  appreciate  result  of  rigid  endoscopy  associated  with microlaryngeal  surgery  by  self‐felling  of  patients and Voice Handicap Index succeed 100%.  Conlusion: appreciate result of treatment benign lessions of voical cord by VHI‐ that is a scientific, feasable  method  so we  should use VHI  to appreciate  result and  functional  restoration  in  surgical  treatment of benign  larynx lessions.  Keywords: Voice Handicap  Index  (VHI), voical  cord,rigid  endoscopy  associated with microlaryngeal  surgery (REMS).  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bên cạnh việc điều  trị  thì việc đánh giá kết  quả điều trị các tổn thương lành tính dây thanh  cũng rất quan  trọng. Do đặc  thù của giọng nói  nên nhu cầu  tự đánh giá  chất  lương giọng nói  của người bệnh ngày càng tăng cao, bởi vì chỉ có  người bệnh mới đánh giá đúng mức sự bất  lực  khi cần sử dụng giọng nói mà họ đã trải qua. Đó  chính là động lực để ra đời Thang chỉ số khuyết  tật giọng nói (VHI).  VHI được thừa nhận năm 2002 bởi Tổ chức  *Cao học bộ môn Tai Mũi Họng, Đại Học Y Dược TP.HCM, ** Đại học Y Dược TP. HCM  *** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.  Tác giả liên lạc: BS. Phạm Huỳnh Hùng  ĐT: 01694493388  Email: luckystar11011984@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  229 Nghiên  cứu  Y  tế  và  Chất  Lượng  (Agency  for  Healthcare Research and Quality), và được xem  là một  công  cụ  chẩn  đoán  hợp  lý  và  đáng  tin  cậy. VHI đã được sử dụng ở các nước như: Đức,  Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Isarael Việc  ứng dụng VHI để đánh giá kết quả điều trị phẫu  thật các  tổn  thương  lành  tính dây  thanh ở Việt  Nam là cần thiết.  Nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao kết quả  điều trị, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại bệnh  viện Tai Mũi Họng TPHCM về “ Ứng dụng chỉ  số khuyết tật giọng nói đánh giá kết quả điều trị  phẫu thuật các tổn thương lành tính dây thanh”.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca  Đối tượng nghiên cứu  Bao gồm tất cả những bệnh nhân đến khám  tại bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM từ 7/2012‐ 7/2013 đạt các tiêu chuẩn sau:   ‐ Từ 16 tuổi trở lên.  ‐ Khàn giọng kéo dài.  ‐ Soi  thanh quản  có hình  ảnh bệnh  lý nghi  ngờ hạt, nang, polyp dây thanh.  ‐ Có kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh hạt,  nang, polyp dây thanh.  ‐ Có đầy đủ hồ sơ bệnh án theo mẫu về tuổi,  giới, nghề nghiệp  ‐ Có tái khám theo lịch hẹn sau phẫu thuật.  Phương tiện nghiên cứu  ‐ Máy nội soi Olympus OTV‐ SC  ‐ Bảng chỉ số khuyết tật giọng nói  Tiến hành nghiên cứu  ‐ Khai thác bệnh sử, thời gian sử dụng giọng  nói, kiểu khàn tiếng, các bệnh lý kèm theo được  ghi vào bệnh án mẫu. Phát bảng chỉ số khuyết  tật giọng nói cho bệnh nhân để bệnh nhân thực  hiện bảng đánh giá chỉ số khuyết  tật giọng nói  trước khi phẫu thuật.  ‐ Nội soi thanh quản ghi nhận đặc điểm tổn  thương.  ‐ Làm các xét nghiệm cận lâm sàng như công  thức máu,  đường  huyết,  lipid máu,  ECG,  IgE  (nếu nghi ngờ dị ứng).  ‐ Bệnh nhân  được  thực hiện vi phẫu  thuật  qua soi  thanh quản  treo để  lấy  tổn  thương hạt,  polyp, nang dây thanh.  ‐ Dựa  trên kết quả giải phẫu bệnh để phân  loại bệnh nhân bị  tổn  thương hạt, polyp, nang  dây thanh.  ‐  Sau  phẫu  thuật  đánh  giá  kết  quả  phẫu  thuật  theo  bảng  chỉ  số  khuyết  tật  giọng  nói  (VHI): gồm 3 phần:   Phần chức năng  STT Nội Dung 0 1 2 3 4 1 Giọng nói của tôi làm cho người ta khó nghe 2 Khi trong phòng có nhiều tiếng ồn người khác rất khó nghe tôi nói 3 Gia đình cũng khó khăn lắm mới nghe được tiếng của tôi khi tôi gọi họ trong nhà 4 Tôi ít sử dụng điện thoại hơn tôi mong muốn 5 Tôi ngại tiếp xúc nhiều người vì giọng nói của mình 6 Chính vì giọng nói của tôi có vấn đề, tôi ít khi nói chuyện với bạn bè, hàng xóm hoặc họ hàng 7 Người ta thường hay yêu cầu tôi lặp lại khi tôi nói chuyên trực tiếp với họ 8 Việc phát âm khó khăn của tôi gây hạn chế trong cuộc sống cá nhân và giao tiếp xã hội 9 Tôi có cảm giác bị gạt ra khỏi các cuộc nói chuyện vì giọng nói của mình có vấn đề 10 Vấn đề giọng nói của tôi làm cho tôi giảm thu nhập Phần thực thể  STT Nội Dung 0 1 2 3 4 1 Tôi cảm thấy bị hụt hơi khi đang nói Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 230 STT Nội Dung 0 1 2 3 4 2 Âm thanh giọng nói của tôi thay đổi liên tục suốt ngày 3 Người ta hay hỏi: “Giọng nói của bạn bị làm sao vậy” 4 Giọng nói của tôi nghe thô và khô cứng 5 Tôi cảm thấy cứ như thể tôi phải ráng hết sức để nói ra tiếng 6 Tôi không thể đoán trước khi nào thì giọng nói của tôi trong trẻo rõ ràng 7 Tôi cố gắng thay đổi giọng nói để nghe rõ hơn 8 Tôi đã rất cố gắng để nói chuyện được tốt 9 Vào buổi tối giọng của tôi khó nghe hơn 10 Tôi hay bị mất giọng giữa cuộc nói chuyện Phần cảm xúc  STT Nội Dung 0 1 2 3 4 1 Tôi thường căng thẳng khi nói chuyện với những người khác bởi vì giọng nói của tôi 2 Dường như người ta khó chịu với giọng nói của tôi 3 Tôi cảm thấy người khác không thông cảm về giọng nói của tôi 4 Vấn đề giọng nói của tôi làm tôi buồn chán 5 Tôi ít đi chơi vì giọng nói của mình có vấn đề 6 Giọng nói làm bản thân tôi thấy như không bình thường 7 Tôi cảm thấy bực bội khi người ta hay yêu cầu tôi phải lặp lại lời nói của mình 8 Tôi cảm thấy bối rối khi người ta hay yêu cầu tôi phải lặp lại lời nói 9 Giọng nói của mình làm tôi cảm thấy thiếu tự tin 10 Tôi mặc cảm vì giọng nói có vấn đề của tôi ‐ Tiêu chí đánh giá sau phẫu thuật:   + Bệnh nhân  tự cảm nhận mức  độ  rối  loạn  giọng trước mổ: được thực hiện giữa thầy thuốc  và bệnh nhân  để  định mức  độ khàn  tiếng  sau  khi nghe bệnh nhân phát âm trước mổ.  ‐ Mức độ khàn nhẹ: giọng nói hơi khàn.  ‐ Mức  độ khàn vừa: giọng nói khàn nhiều,  thô, rè.  ‐ Mức  độ  khàn  nặng:  giọng  nói  khàn  đặc,  phát âm không rõ hoặc không ra hơi.  Sau  mổ:  bệnh  nhân  hết  khàn  tiếng,  giảm  khàn tiếng, còn khàn tiếng.  + Theo  thang  điểm  chỉ  số khuyết  tật giọng  nói  (VHI):  lập phiếu gồm các câu hỏi về chỉ số  khuyết  tật  giọng  nói  (như  trên),  họ,  tên,  tuổi,  nghề nghiệp, ngày mổ, ngày ghi phiếu, đánh giá  30  câu hỏi, bệnh nhân  tự đánh giá  trước mổ 1  ngày và sau mổ tối thiểu 1 tháng. Tổng số điểm  là 120 và đánh giá so sánh mức độ bệnh trước và  sau mổ. Theo Giorgio Perretti:   0 điểm: mức bình thường  1‐30 điểm: mức nhẹ  31‐60 điểm: mức vừa  61‐90 điểm: mức nặng  91‐120 điểm: mức rất nặng  Từ đó đánh giá sự tiến bộ:   ‐ Trở lại bình thường  ‐ Cải thiện nhiều  ‐ Cải thiện ít  ‐ Không cải thiện  KẾT QUẢ& BÀN LUẬN  Sau 1 năm thực hiện luận văn, phân tích số  liệu,  chúng  tôi  có một vài nhận xét  có ý nghĩa  thống kê về các tổn thương lành tính dây thanh  như sau:   ‐ Tuổi thường gặp 31‐50.  ‐ Giới thường gặp là giới nữ.  ‐ Cư  ngụ  chủ  yếu  ở  nội  thành,  thị  xã  và  vùng xa.  ‐ Nghề  sử dụng giọng nói và gắng  sức bị  nhiều.  ‐  Kiểu  khàn  tiếng  chủ  yếu  là  khàn  tiếng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  231 liên tục.  ‐ Triệu chứng kèm theo chính là nói nhiều  mệt.  ‐ Thời gian bệnh chủ yếu là từ 6 tháng tới 1  năm.  ‐ Vị trí thường gặp  là chỗ tiếp hợp giữa 1/3  trước và 2/3 sau dây thanh.  ‐ Trong các bệnh  tổn  thương  lành  tính dây  thanh  được phẫu  thuật  thì polyp và nang dây  thanh gặp nhiều.  ‐ Kích thước tổn thương chủ yếu là vừa (>2‐ <4mm).  ‐  Khàn  tiếng  trước  phẫu  thuật  chủ  yếu  là  khàn tiếng vừa.  ‐ Sau phẫu thuật đa số bệnh nhân hết khàn  tiếng.  ‐  Trước  phẫu  thuật  chỉ  số  VHI  của  bệnh  nhân từ nhẹ (2,5%), vừa (37,5%) đến nặng và rất  nặng (60%).  ‐ Sau phẫu thuật chỉ số VHI của bệnh nhân  bình thường(37,5%) hoặc nhẹ (62,5%).  ‐ Đánh giá sau phẫu thuật thành công là 100%.  Về kết quả điều trị bằng cảm nhận  Chúng  tôi  theo  dõi  kết  quả  điều  trị  sau  phẫu  thuật một  tháng hoặc những  tháng  tiếp  theo  tối  thiểu 1  lần. Bệnh nhân  tự  cảm nhận,  đánh  giá  mức  độ  khàn  tiếng  của  mình  sau  phẫu thuật so với trước phẫu thuật. Bệnh nhân  đếm số từ 1 ‐10, phát âm nguyên âm A, I, Ê, U,  kéo dài và hát một đoạn bài hát. Kết quả cho  thấy  số  bệnh nhân hết  khàn  tiếng  là  85%,  số  bệnh  nhân  giảm  khàn  tiếng  là  15%,  so  với  trước phẫu thuật có 100% bị khàn tiếng, trong  đó khàn nhẹ 5%, mức vừa 80% và mức nặng  15%,  tính  tổng  cộng  sau  phẫu  thuật  số  bệnh  nhân  hết  khàn  tiếng  và  giảm  khàn  tiếng  là  100%, so sánh với kết quả một số tác giả trong  nước  như:  Nguyễn  Đức  Tùng  theo  dõi  sau  phẫu thuật 1 tháng tỉ lệ hết khàn tiếng là 75%  giảm khàn tiếng  là 15%. Nguyễn Phương Mai  tỉ  lệ  lành  bệnh  số  bệnh  nhân  là  85,7%.  Trần  Việt Hồng theo dõi sau vi phẫu thuật qua kính  hiển  vi  trên  180  bệnh  nhân  u  lành  tính  dây  thanh  tỉ  lệ hết khàn  tiếng  là  75%, giảm khàn  tiếng  là  15%,  tổng  cộng  số  bệnh  nhân  cả  hết  khàn tiếng và giảm khàn tiếng là 90%. Theo M.  Bauchager kết quả cải thiện và phục hồi giọng  nói trên bệnh nhân polyp dây thanh là 97%, u  nang dây thanh là 95%. Như vậy so với các tác  giả  trên,  tỉ  lệ  thành  công  của  chúng  tôi  cũng  gần tương đương.  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  bằng  chỉ  số  khuyết tật giọng nói (VHI)  Kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi  số bệnh  nhân trả lời câu hỏi khuyết tật giọng nói ở mức  độ bình thường (0 điểm) trước phẫu thuật là 0%  và sau phẫu thuật là 37,5%, mức độ nhẹ (1 – 30  điểm) trước phẫu thuật là 2,5%, sau phẫu thuật  là 62,5%, mức độ vừa (31 – 60 điểm) trước phẫu  thuật  là  375%,  sau  phẫu  thuật  là  0%, mức  độ  nặng  và  rất  nặng  (61  ‐120  điểm)  trước  phẫu  thuật là 60%, sau phẫu thuật 0%.  So sánh với  tác giả Trần Việt Hồng  thì  tỉ  lệ  bệnh nhân trả lời câu hỏi khuyết tật giọng nói ở  mức bình  thường  (0 điểm)  trước phẫu  thuật  là  0% và sau phẫu thuật là 16,4%, mức độ nhẹ (1‐30  điểm) trước phẫu thuật là 37,3%, sau phẫu thuật  là 727%, mức độ vừa (31 – 60 điểm) trước phẫu  thuật  là  51%,  sau  phẫu  thuật  là  82%, mức  độ  nặng (61‐90 điểm) trước phẫu thuật là 11,2%, sau  phẫu thuật 2,7% thì tỉ lệ chỉ số khuyết tật giọng  nói của các bệnh nhân của chúng  tôi sau phẫu  thuật có chỉ  số ở mức nhẹ và bình  thường cao  hơn, không còn bệnh nhân nào có chỉ số khuyết  tật vừa và nặng và rất nặng nữa.  Tác giả Huỳnh Quang Trí khảo sát trên 110  bệnh nhân các bệnh  lý ở dây  thanh có số điểm  khuyết  tật  giọng  nói  trước  phẫu  thuật  trung  bình là 59,69  24,86. Tác giả không chia số điểm  theo mức độ bệnh và cũng không theo dõi chỉ số  VHI  ở  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật.  Tác  giả  Virginic và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 58  bệnh nhân bị rối loạn giọng nói trước phẫu thuật  có số điểm khuyết tật thấp nhất là 4, cao nhất là  95  và  số  trung  bình  là  39,76    22,680.  Tác  giả  Isabel Guimaraes  đưa  chỉ  số  khuyết  tật  trung  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 232 bình  của  bệnh  nhân  rối  loạn  giọng  nói  trước  phẫu  thuật  là  34,4    3,2  các  tác  giả  trên  cũng  không ra đưa ra mức độ bệnh và số bệnh nhân  đo chỉ số VHI sau phẫu thuật.  So sánh mức điểm chỉ số khuyết  tật giọng  nói trước phẫu thuật của chúng tôi có khác với  một số tác giả. Số bệnh nhân trong nghiên cứu  của chúng  tôi  tập  trung ở mức điểm  (61  ‐120)  là 60% có cao hơn vì chúng tôi chỉ khảo sát có  3  bệnh  (Hạt  dây  thanh,  polyp  và  nang  dây  thanh) trong khi đó các tác giả khảo sát nhiều  bệnh  (Hạt dây  thanh, Polyp, nang dây  thanh,  phù  Reinke,  u  nhú  thanh  quản,  viêm  thanh  quản vv).  Dựa  theo  tiêu  chuẩn  đánh  giá  số  điểm  số  bệnh nhân khai về  chỉ  số khuyết  tật giọng nói  sau  phẫu  thuật  có  kết  quả  từ  nhẹ  đến  bình  thường là 100% điều này chứng tỏ hiệu quả điều  trị  tốt giúp cho chất  lượng cuộc sống của bệnh  nhân được tăng lên.  KẾT LUẬN  1. Đánh giá kết quả vi phẫu các tổn thương  lành tính dây thanh qua nội soi ống cứng bằng  bệnh nhân  tự cảm nhận mức độ rối  loạn giọng  nói và chỉ số khuyết  tật giọng nói  (VHI)  thành  công là 100%.  2. Vi phẫu thuật thanh quản qua ống nội soi  thanh quản cứng điều trị một số bệnh  lý ở dây  thanh  là phương pháp  hiện  đại, mới,  an  toàn,  tiện lợi và có hiệu quả cao.  3. Đánh giá kết quả điều  trị các  tổn  thương  lành tính ở dây thanh bằng VHI là phương pháp  khoa học, dễ  thực hiện và có  độ chính xác cao  nên dùng VHI  là  công  cụ đánh giá kết quả và  phục hồi chức năng trong điều trị phẫu thuật các  tổn thương lành tính thanh quản.  TÀI LIỆU THAM KHẢO   1. Huỳnh Quang Trí  (2007). Ứng dụng chỉ số khuyết tật tiếng nói  (VHI) cho người có rối loạn giọng nói và không rối loạn giọng nói ở  người Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược Tp.  HCM.   2. Kasper  C,  Schuster M,  Psychogios  G,  Zenk  J,  Ströbele  A,  Rosanowski F, Grässel E, Haderlein T (2011). “Voice handicap  indexand  voice‐related  quality  of  life  in  small  laryngeal  carcinoma”. Eur Arch Otorhinolaryngol, 268(3): 401‐4.  3. Lamarche A, Westerlund J, Verduyckt I, Ternström S (2010). “  The Swedish version of  the Voice Handicap  Index adapted  for singers”.Logoped Phoniatr Vocol, 35(3): 129‐37.  4. Lundström E, Hammarberg B (2011). “ Speech and voice after  laryngectomy:  perceptual  and  acoustical  analyses  of  tracheoesophageal  speech  related  to  voice  handicap  index”.Folia Phoniatr Logop, 63(2): 98‐108   5. Morzaria  S, Damrose  EJ  (2012).”A  comparison  of  the VHI,  VHI‐10,  and  V‐RQOL  for  measuring  the  effect  of  botox  therapy in adductor spasmodic dysphonia”.J Voice,26(3): 378‐ 80.  6. Trần  Việt Hồng, Huỳnh  Khắc  Cường, Nguyễn Hữu  Khôi  (1998). Soi treo vi phẫu thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh  viện Nhân Dân Gia Định từ 1994‐1996, Hội nghị Tai Mũi Họng  và Đầu mặt cổ lần 2.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf228_1151.pdf
Tài liệu liên quan