Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn fried tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lão hóa thường gặp, làm gia tăng các kết cục lâm sàng bất lợi ở người cao tuổi. Chính vì vậy, nhận diện suy yếu quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị người cao tuổi. Trong các công cụ đánh giá suy yếu thì tiêu chuẩn Fried được sử dụng nhiều nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá suy yếu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu theo Fried và tỷ lệ các tiêu chí suy yếu thành phần ở những bệnh nhân cao tuổi đến khám tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 484 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) điều trị tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Suy yếu được định nghĩa theo tiêu chuẩn Fried. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 484 người cao tuổi, tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: 29,75%, tiền suy yếu: 48,56%, khỏe mạnh: 21,69%. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần: yếu cơ: 75,41%, chậm chạp: 34,5%, kiệt sức 32,44%, sụt cân 22,31%, hoạt động năng lượng thấp 21,69% Kết luận: Tỷ lệ suy yếu tương đối phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong các tiêu chí thành phần thì yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, mức hoạt động năng lượng thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn fried tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 161 TỶ LỆ SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Nguyễn Thanh Huân1, Nguyễn Hữu Ấn2, Nguyễn Thanh Vy1, Trần Minh Giao3, Thân Hà Ngọc Thể1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lão hóa thường gặp, làm gia tăng các kết cục lâm sàng bất lợi ở người cao tuổi. Chính vì vậy, nhận diện suy yếu quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị người cao tuổi. Trong các công cụ đánh giá suy yếu thì tiêu chuẩn Fried được sử dụng nhiều nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá suy yếu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu theo Fried và tỷ lệ các tiêu chí suy yếu thành phần ở những bệnh nhân cao tuổi đến khám tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 484 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) điều trị tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Suy yếu được định nghĩa theo tiêu chuẩn Fried. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 484 người cao tuổi, tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: 29,75%, tiền suy yếu: 48,56%, khỏe mạnh: 21,69%. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần: yếu cơ: 75,41%, chậm chạp: 34,5%, kiệt sức 32,44%, sụt cân 22,31%, hoạt động năng lượng thấp 21,69% Kết luận: Tỷ lệ suy yếu tương đối phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong các tiêu chí thành phần thì yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, mức hoạt động năng lượng thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất. Từ khóa: suy yếu, phòng khám lão khoa, người cao tuổi ABSTRACT PREVALENCE OF FRAILTY BASED ON FRIED’S CRITERIA AT THE GERIATRIC CLINIC OF NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Nguyen Thanh Huan, Nguyen Huu An, Nguyen Thanh Vy, Tran Minh Giao, Than Ha Ngoc The * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 161 - 167 Background: Frailty is a common geriatric syndrome, increasing the adverse clinical outcomes in elderly individuals. Frailty discernment, therefore, has a vital part in the care for and management of this population. Among other frailty evaluating tools, Fried’s criteria is the most used and serves as the gold standard in frailty assessment. Objective: Identify the proportion of frailty based on Fried’s and the percentage of each component criterium in the elderly at the geriatric clinic of Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Methods: This cross-sectional study was conducted with the participation of 484 elder patients (≥60 years of age) at the geriatric clinic of Nhan Dan Gia Dinh hospital from December 2010 to June 2020. Frailty was defined by Fried’s criteria. Results: Out of 484 elderly people enrolled to our study, the percentage of frailty, pre-frailty and robust were 29.75%, 48.56%, and 21.69% respectively. The proportions of each criterium included: 75.41% for weakness, 34.5% for slow gait, 22.31% for exhaustion, and 21.69% for low physical activity. 1Bộ môn Lão Khoa – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Bệnh viện Chợ Rẫy 3Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thanh Huân ĐT: 0909097849 Email: cardiohuan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 162 Conclusion: Frailty is relatively frequent in the elderly visiting the geriatric clinic of Nhan Dan Gia Dinh hospital. Of the components of Fried’s criteria, weakness accounted for the highest proportion while the number of physical activity was the smallest. Keywords: frailty, geriatric clinic, the elderly ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) tăng nhanh trong những năm gần đây. NCT (≥60 tuổi) trên thế giới tăng từ 382 triệu vào năm 1980 lên đến 962 triệu vào năm 2017 và ước đoán sẽ đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050(1). Đa bệnh – đa thuốc và sự xuất hiện hội chứng lão hóa là một trong những khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị sức khỏe NCT(2,3). Suy yếu là một yếu tố thường gặp của hội chứng lão hóa. Tỷ lệ suy yếu trong cộng đồng dao động từ 4 - 59%, còn trong viện dưỡng lão dao động từ 19 - 76%(4). Nhận thức tầm quan trọng của suy yếu, từ khi đưa ra khái niệm suy yếu, các nhà lão khoa và hội lão khoa trên thế giới đã nghiên cứu nhiều công cụ đánh giá như: thang điểm Fried, chỉ số suy yếu (FI: Frailty Index), bộ câu hỏi PRISMA-7, tốc độ đi(5). Trong các công cụ đánh giá thì thang điểm Fried được xem là tiêu chuẩn vàng, là công cụ được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học và tiên lượng được kết cục lâm sàng: tái nhập viện, tử vong, té ngã, gãy xương(6,7,8). Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề suy yếu ở người cao tuổi đã được quan tâm nhiều hơn. Năm 2017, tác giả Nguyễn Văn Thình khảo sát NCT tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ suy yếu ở cộng đồng là 25,4%(9). Tác giả Nguyễn Thị Minh Hải và Hồ Thị Kim Thanh khảo sát trên những bệnh nhân cao tuổi mắc đái tháo đường tip 2 điều trị ngoại trú tại Viện Lão Khoa Trung Ương thì tỷ lệ suy yếu là 30,39%(10). Già hóa dân số làm gia tăng số lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị tại các phòng khám lão khoa (PKLK) nên vấn đề quan trọng cần xác định tỷ lệ suy yếu. Mục tiêu Xác định tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và tỷ lệ các tiêu chí thành phần ở những bệnh nhân cao tuổi đến khám tại phòng khám lão khoa bệnh viện (BV) Nhân Dân Gia Định. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu NCT (≥60 tuổi) đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Lão khoa (PKLK) BV Nhân Dân Gia Định từ tháng 12/2019 – 06/2020. Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Có khả năng giao tiếp, nghe và hiểu tiếng Việt. Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ mức độ nặng. Tiêu chuẩn loại ra Không có khả năng đi lại, phải di chuyển bằng xe lăn, chấn thương, phẫu thuật chi dưới trong vòng 3 tháng trước. Tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương tay trong vòng 3 tháng trước. Tiền sử phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc võng mạc trong vòng 6 tuần trước. Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ: Trong đó: α là xác suất sai lầm loại I, chọn α=0,05; d là sai số ước tính, chọn d=0,05; p là tỷ lệ ước tính. Vì cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa có dữ liệu về tỷ lệ suy yếu tại PKLK nên chọn p=0,3039 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hải trên đối tượng bệnh nhân đái tháo đường tip 2 cao tuổi tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Lão khoa Trung Ương(10). Từ đó tính được cỡ mẫu tối thiểu là 326 bệnh nhân NCT tại PKLK. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 163 Thu thập dữ liệu Chúng tôi chọn mẫu thuận tiện không xác suất. Bệnh nhân được giải thích và mời tham gia nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập các thông tin chung, sau đó tiến hành thu thập các tiêu chí đánh giá suy yếu theo thang điểm Fried. Sau đó sẽ thu thập các thông tin về tiền sử các bệnh lý liên quan. Thang điểm đánh giá suy yếu theo Fried gồm 5 tiêu chí gồm(7): (1) Sụt cân không chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể so với năm trước. (2) Tình trạng yếu cơ: cơ lực tay thấp hơn so với mức cơ bản (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể). Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng máy đo sức cơ Jamar@5030JI Hand Dynamometer. (3) Kiệt sức (Sức bền và năng lượng kém): Tự báo cáo về tình trạng kiệt sức, xác định bằng hai câu hỏi trong thang điểm tự báo cáo trầm cảm CES–D (Center for Epidemiologic Studies Depression Scale): Trong tuần qua Ông/bà có cảm thấy mọi việc ông/bà làm là một sự gắng sức? và Trong tuần qua Ông/bà không thể đi lại? (4) Sự chậm chạp: nhỏ hơn mức cơ bản đã được điều chỉnh theo giới tính và chiều cao đứng, dựa trên thời gian đi bộ 4,57m. Bệnh nhân được hướng dẫn đi quãng đường 4,57m ở hành lang PKLK với tốc độ bình thường, chúng tôi sẽ ghi lại tổng thời gian NCT đi quãng đường này. (5) Mức hoạt động thể lực thấp: Tổng số kilocalo tiêu hao trong mỗi tuần được tính toán dựa trên bộ câu hỏi các 18 hoạt động trong tuần qua. Suy yếu được định nghĩa khi có từ ≥ 3 tiêu chí, tiền suy yếu khi có 1-2 tiêu chí, khỏe mạnh khi không có tiêu chí nào(7). Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 13.0. Các biến nhị giá, danh định, thứ tự được trình bày dưới dạng tần suất và tỷ lệ. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc trung vị và khoảng tứ vị. Y đức Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 21/2019/BVTN-HĐĐĐ, ngày 14/11/2019. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=484) Đặc điểm Tần số Tỉ lệ % Tuổi 73,05 ± 7,99 (TB ± ĐLC) (60 – 93) Nhóm tuổi 60 – 69 tuổi 187 38,64 70 – 79 tuổi 181 37,4 ≥ 80 tuổi 116 23,96 Giới Nam 178 36,78 Nữ 306 63,22 Tình trạng hôn nhân Còn đủ vợ/chồng 275 56,82 Góa 168 34,71 Độc thân 59 5,99 Ly dị 12 2,48 Trình độ học vấn Không biết chữ 16 3,31 Biết đọc, biết viết 109 22,52 Học hết cấp I 89 18,39 Học hết cấp II 79 16,32 Học hết cấp III 112 23,14 Trung cấp 2 0,41 Cao đẳng 12 2,48 Đại học 63 13,02 Sau đại học 2 0,41 Hoàn cảnh gia đình Sống với gia đình 448 92,56 Sống một mình 25 5,17 Khác 11 2,27 Hoạt động chức năng ADL Độc lập 432 89,26 Phụ thuộc 52 10,74 Hoạt động chức năng IADL Độc lập 318 65,7 Phụ thuộc 166 34,3 Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu tương đối trẻ, nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm cao nhất, nữ giới chiếm ưu thế. Đa số những NCT trong nghiên cứu vẫn còn đủ vợ/chồng, trình độc học vấn học hết cấp III chiếm cao nhất. Hầu hết vẫn còn sống chung với gia đình. Phần lớn người cao tuổi trong nghiên cứu còn độc lập về hoạt động ADL, tỷ lệ độc lập hoạt động IADL chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ suy yếu theo Fried Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chí Fried chiếm tỷ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 164 lệ tương đối cao, tỷ lệ khỏe mạnh chiếm tỷ lệ thấp nhất (Hình 1). Tỷ lệ suy yếu theo từng tiêu chí Fried Trong các tiêu chí thành phần của suy yếu theo tiêu chuẩn Fried thì yếu cơ là thường gặp nhất, tiếp theo chậm chạp thông qua test đi bộ 4,57 m. Kiệt sức và mức hoạt động năm lượng thấp tương đối phổ biến. Mức hoạt động năng lượng thấp ít gặp nhất (Hình 2). Hình 1: Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried (n=484) Hình 2: Đặc điểm các tiêu chí thành phần suy yếu theo tiêu chuẩn của Fried (n=484) BÀN LUẬN Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn suy yếu theo Fried nguyên gốc, không hiệu chỉnh tiêu chí nào, tốc độ đi dựa vào thời gian đi quãng đường 4,57m, yếu cơ được xác định dựa vào lực bóp cơ tay, giới và BMI. Máy đo sức cơ trong nghiên cứu của chúng tôi là máy Jamar@ 5030 JI Hand Dynamometer tương đồng với một số nghiên cứu về suy yếu tại Việt Nam như của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Thình và một số nghiên cứu trên thế giới(9,11,12). Kết quả tỷ lệ suy yếu theo thang điểm Fried được trình bày ở biểu đồ 1, theo đó tỷ lệ suy yếu là 29,75%. Tỷ lệ này có sự khác biệt với một số nghiên cứu suy yếu trong nước. Bảng 2: So sánh tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried với nghiên cứu trong nước Tác giả Đối tượng Tỷ lệ (%) Nguyễn Văn Thình (2018) (9) NCT cộng đồng quận 8, TP HCM 25,4 Nguyễn Thị Minh Hải (2017) (10) NCT mắc đái tháo đường tip 2 ngoại trú, Viện Lão Khoa Trung Ương 30,39 Vũ Thị Thanh Huyền (11) NCT nội trú, Viện Lão Khoa Trung Ương 35,4 Nguyen AT (2019) (13) NCT cộng đồng huyện Sóc Sơn, Hà Nội 21,7 Huỳnh Trung Quốc Hiếu (2018) (14) NCT có bệnh vành mạn, BV Thống Nhất 54,92 Nguyễn Vạn Thiện (2020) (15) NCT trải qua phẫu thuật, BV ĐHYD TP HCM 18,5 Tamura Y (2018) (16) 323 NCT ≥ 75 tuổi, phòng khám, Nhật Bản 24,1 Kim H (2014) (17) NCT ≥ 65 tuổi, phòng khám, Hoa Kỳ 34 Tavassoli N (2014) (18) 1082 NCT ≥ 65 tuổi, phòng khám, Pháp 54,5 Pritchard JM (2017) (19) 120 NCT ≥ 65 tuổi, phòng khám Cannada 35 Chúng tôi NCT điều trị ngoại trú PKLK BV Nhân Dân Gia Định 29,75 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 165 Tỷ lệ suy yếu tùy thuộc vào công cụ sử dụng và đối tượng dân số được nghiên cứu. Cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, tỷ lệ suy yếu tại PKLK chưa được nghiên cứu, chỉ có công trình của Nguyễn Thị Minh Hải khảo sát tỷ lệ suy yếu ở những NCT đái tháo đường tip 2 thì tỷ lệ suy yếu theo Fried ở những NCT đái tháo đường tip 2 điều trị ngoại trú là 30,39%, tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của chúng tôi(10). Có thể giải thích do cùng đặc điểm thu thập mẫu là phòng khám ngoại trú của những BN cao tuổi. Tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thình thực hiện tại quận 8 TP. HCM (25,4%) và Nguyen AT thực hiện tại huyện Sóc Sơn Hà Nội (21,7%), điều này được lý giải do 2 tác giả này thu thập mẫu tại cộng đồng nên số lượng NCT còn khỏe, ít bệnh lý đồng mắc, tỷ lệ NCT phụ thuộc ADL còn thấp nên dẫn đến tỷ lệ suy yếu thấp, còn chúng tôi thu thập tại phòng khám nên NCT có nhiều bệnh lý hơn, tỷ lệ phụ thuộc các hoạt động ADL cũng cao hơn góp phần làm cho tỷ lệ suy yếu ở PKLK cao hơn trong cộng đồng(9,13). Tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả Huỳnh Trung Quốc Hiếu và Vũ Thị Thanh Huyền vì tác giả Huỳnh Trung Quốc Hiếu thu thập mẫu ở NCT mắc bệnh động mạch vành mạn điều trị nội trú tại Trung Tâm tim mạch BV Thống Nhất (54,92%), tương tự tác giả Vũ Thị Thanh Huyền khảo sát trên những NCT nội trú tại Viện Lão khoa Trung Ương (35,4%), dân số nghiên cứu có tuổi trung bình cao hơn, nhiều bệnh lý hơn dân số nghiên cứu của chúng tôi(11,14). Tác giả Nguyễn Vạn Thiện cũng thực hiện trên đối tượng NCT nội trú, nhưng tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn, điều này có thể lý giải vì nghiên cứu của tác giả này chỉ thu nhận những NCT được phẫu thuật tiêu hóa chương trình, đã loại đi những NCT cao tuổi nhiều bệnh lý nền, sức khỏe kém mà các phẫu thuật viên đánh giá không chịu nổi cuộc phẫu thuật và tiêu chí mức năng lượng hoạt động và yếu cơ của chúng tôi và tác giả Nguyễn Vạn Thiện khác nhau(15). Tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ suy yếu của tác giả Tamura Y thực hiện tại phòng khám ngoại trú ở Nhật Bản (24,1%)(16). Tỷ lệ suy yếu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu của Kim H thực hiện tại Hoa Kỳ (34%), Tavassoli N thực hiện tại Pháp (54,5%), Pritchard JM thực hiện tại Canada (35%)(17,18,19). Mặc dù cùng thực hiện tại phòng khám và cùng sử dụng tiêu chí đánh giá suy yếu theo Fried, nhưng tỷ lệ suy yếu tại phòng khám có sự khác biệt, điều này có thể được giải thích do đối tượng dân số nghiên cứu có sự khác biệt về độ tuổi, tuổi trung bình trong nghiên cứu của Pritchard JM là 80,6, của Kim H là 83,7, còn của Tavassoli N là 82,9 trong khi đó tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu của chúng tôi chỉ là 73,05(17,18,19). Chính vì vậy tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu của các tác giả trên. Đồng thời, suy yếu còn tùy thuộc vào mức độ già hóa dân số cũng như ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia. Trong một bài tổng quan, năm 2015 tác giả Nguyen TN thì tỷ lệ suy yếu ở những NCT ngoại trú tại các nước đang phát triển dao động từ 27,8 – 71,3%(20). Chính vì vậy, tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried ở những BN cao tuổi điều trị ngoại trú trong nghiên cứu chúng tôi là tương đồng và phù hợp với tỷ lệ suy yếu trên thế giới. Tỷ lệ suy yếu theo từng tiêu chí của Fried Trong nghiên cứu của chúng tôi yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (75,41%), tiếp theo sau đó là tiêu chí chậm chạp (34,5%), sụt cân và mức hoạt động năng lượng thấp là 2 tiêu chí có tỷ lệ thấp nhất. Tiêu chí yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang điểm Fried nguyên bản, không hiệu chỉnh các điểm cắt nên khi áp dụng vô đối tượng NCT Việt Nam có đặc điểm nhân trắc học khác với người Mỹ nên yếu cơ chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này tương tự với kết quả của Nguyễn Văn Thình thực hiện trên NCT tại quận 8, TP HCM (76,8%) và Huỳnh Trung Quốc Hiếu thực hiện trên NCT có bệnh mạch vành mạn tại BV Thống Nhất TP Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 166 HCM (74,58%) vì cả 2 tác giả này sử dụng tiêu chuẩn Fried nguyên bản(9,14). Có sự khác biệt với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền thực hiện trên NCT cao tuổi nội trú tại Viện Lão Khoa Trung Ương, tỷ lệ yếu cơ chỉ chiếm 24,9%, điều này có thể giải thích trong nghiên cứu này tác giả đã hiệu chỉnh sức cơ theo BMI và giới khác so với tiêu chí Fried nguyên bản(11). Tỷ lệ yếu cơ chiếm tỷ lệ cao trong các tiêu chí thành phần suy yếu cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Tavassoli N thực hiện trên NCT tại phòng khám tại Pháp thì tỷ lệ yếu cơ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (66,6%), trong nghiên cứu của Tamura Y thực hiện tại phòng khám ngoại trú tại Nhật Bản thì tỷ lệ yếu cơ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%)(18). Nhìn chung các nghiên cứu trong nước và một số nghiên cứu tại phòng khám ngoại trú ở nước ngoài thì tỷ lệ yếu cơ chiếm tỷ lệ cao trong các tiêu chí thành phần suy yếu Fried, điều này có thể lý giải do cơ chế sinh lý bệnh của suy yếu có nhiều yếu tố tác động làm giảm sức cơ như: bệnh lý đồng mắc, suy dinh dưỡng, giảm vận động, thoái cơ, viêm mạn tính(21). Ngoài ra, tác giả Fried JW trong nghiên cứu Cardiovascular Health Study sử dụng điểm cắt yếu cơ dựa vào sức cơ thấp hơn bách phân vị thứ 20 trong cộng đồng của dân số nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là người Mỹ có đặc điểm nhân trắc học khác nên khi áp dụng tiêu chuẩn Fried này vào các đối tượng dân số khác thì tỷ lệ yếu cơ sẽ thay đổi, đặc biệt ở đối tượng người Việt Nam thường BMI thấp nên sức cơ thấp dẫn đến tỷ lệ yếu cơ trong nghiên cứu suy yếu tương đối cao. KẾT LUẬN Tỷ lệ suy yếu tương đối phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong các tiêu chí thành phần thì yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, mức hoạt động năng lượng thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. United Nations, Department of Economic and Social Affairs (2017). World Population Ageing 2017, Highlights (ST/ESA/SER.A/397). 2. Beard JR, Officer A, de Carvalho IA, et al (2016). The World report on ageing and health: a policy framework for healthy ageing. Lancet, 387(10033):2145-2154. 3. Ha NT, Le NH, Khanal V, et al (2015). Multimorbidity and its social determinants among older people in southern provinces, Vietnam. Int J Equity Health, 14:50. 4. Vermeiren S, Vella-Azzopardi R, Beckwee D, et al (2016). Frailty and the Prediction of Negative Health Outcomes: A Meta-Analysis. J Am Med Dir Assoc, 17(12):1163.e1-1163.e17. 5. Dent E, Lien C, Lim WS, et al (2017). The Asia-Pacific Clinical Practice Guidelines for the Management of Frailty. J Am Med Dir Assoc, 18(7):564-575. 6. Turner G, Clegg A (2014). Best practice guidelines for the management of frailty: a British Geriatrics Society, Age UK and Royal College of General Practitioners report. Age Ageing, 43(6):744-747. 7. Fried LP, Tangen C M, Walston J, et al (2001). Frailty in older adults: evidence for a phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci, 56(3):M146-56. 8. Buta BJ, Walston JD, Godino JG, et al (2016). Frailty assessment instruments: Systematic characterization of the uses and contexts of highly-cited instruments. Ageing Res Rev, 26:53-61. 9. Nguyễn Văn Thình, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí (2018). Tỷ lệ suy yếu và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22(1):286-9. 10. Nguyễn Thị Minh Hải, Hồ Thị Kim Thanh (2017). Hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2. Nghiên cứu Y học, 106(1):109-115. 11. Vu HTT, Nguyen TX, Nguyen TN, et al (2017). Prevalence of frailty and its associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC Geriatr, 17(1):216. 12. Sousa-Santos AR, Amaral TF (2017). Differences in handgrip strength protocols to identify sarcopenia and frailty - a systematic review. BMC Geriatr, 17(1):238. 13. Nguyen AT, Nguyen LH, Nguyen TX, et al (2019). Frailty Prevalence and Association with Health-Related Quality of Life Impairment among Rural Community-Dwelling Older Adults in Vietnam. Int J Environ Res Public Health, 16(20):1-12. 14. Huỳnh Trung Quốc Hiếu, Nguyễn Văn Tân, Phạm Hòa Bình (2018). Tỷ lệ suy yếu, đặc điểm các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(1):48-54. 15. Nguyễn Vạn Thiện, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Thân Hà Ngọc Thể (2020). Suy yếu và kết cục lâm sàng trải qua phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24(2):85-91. 16. Tamura Y, Ishikawa J, Fujiwara Y, et al (2018). Prevalence of frailty, cognitive impairment, and sarcopenia in outpatients with cardiometabolic disease in a frailty clinic. BMC Geriatr, 18(1):264. 17. Kim H, Higgins PA, Canaday DH, et al (2014). Frailty assessment in the geriatric outpatient clinic. Geriatr Gerontol Int, 14(1):78-83. 18. Tavassoli N, Guyonnet S, Abellan Van Kan G, et al (2014). Description of 1,108 older patients referred by their physician to the "Geriatric Frailty Clinic (G.F.C) for Assessment of Frailty and Prevention of Disability" at the gerontopole. J Nutr Health Aging, 18(5):457-464. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 167 19. Pritchard JM, Kennedy CC, Karampatos S, et al (2017). Measuring frailty in clinical practice: a comparison of physical frailty assessment methods in a geriatric out-patient clinic. BMC Geriatr, 17(1):264 20. Nguyen TN, Cumming G, Hilmer SN (2015). A Review of Frailty in Developing Countries. J Nutr Health Aging, 19(9):941- 946. 21. Faller JW, Pereira DDN, de Souza S, et al (2019). Instruments for the detection of frailty syndrome in older adults: A systematic review. PLoS ONE, 14(4):1-23. Ngày nhận bài báo: 13/11/2020 Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_suy_yeu_theo_tieu_chuan_fried_tai_phong_kham_lao_khoa.pdf
Tài liệu liên quan