Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật -P1

1. Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi

khuẩn uốn ván, nấm men rượu vàvi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm

vi sinh vật nào?

Nhu cầu ôxi của các nhóm sinh vật

- Động vật nguyên sinh: Hiếu khíbắt buộc.

-Vi khuẩn uốn ván: Kịkhíbắt buộc

-Nấm men rượu: Kịkhíkhông bắt buộc

-Vi khuẩn giang mai: Vi hiếu khí.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật -P1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật - P1 1. Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào? Nhu cầu ôxi của các nhóm sinh vật - Động vật nguyên sinh: Hiếu khí bắt buộc. - Vi khuẩn uốn ván: Kị khí bắt buộc - Nấm men rượu: Kị khí không bắt buộc - Vi khuẩn giang mai: Vi hiếu khí. 2. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất nhận điện tử cuối cùng? Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men Chất nhận điện tử cuối cùng O2. Ôxi trong các hợp chất vô cơ (NO3-, SO42-, CO2) Các chất hữu cơ (axít pyruvic, anđehit axetic) Sản phẩm ATP, CO2, H2O ATP, CO2, H2O, sản phẩm phụ (N2, H2S,CH4). ATP, CO2 (có hoặc không), sản phẩm lên men (lactic hoặc etilic) 3. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn. - Khác nhau về cấu trúc: Plasmit là một phân tử ADN vòng, mạch kép còn ADN của phagơ có thể là mạch kép hoặc ADN mạch đơn, ARN mạch kép hoặc mạch đơn. Plasmit chỉ mang gen quy định các đặc tính có lợi cho vi khuẩn (như kháng kháng sinh, kháng độc tố, chống hạn,...) còn phagơ thì mang gen gây hại cho tế bào chủ. - Khác nhau về chức năng: Plasmit luôn nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, không bao giờ làm tan tế bào vi khuẩn. Còn ADN của phagơ thì có thể cài vào ADN của tế bào chủ, khi có tác nhân kích thích thì có thể sẽ làm tan tế bào chủ. 4. Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những nhân tố sinh thái chủ yếu nào? Nêu ảnh hưởng của những nhân tố đó. Tăng trưởng quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh sản, tử vong, di cư và nhập cư. Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều khiển chủ yếu bởi: Cạnh tranh cùng loài, di cư, vật ăn thịt, kí sinh và dịch bệnh. Ngoài ra sự tăng trưởng quần thể còn phụ thuộc chặt chẻ vào các nhân tố vô sinh của môi trường. ảnh hưởng của các nhân tố nói trên: - Khi mật độ quá cao thì cạnh tranh cùng loài là nhân tố chính để làm giảm tỷ lệ sinh sản và tăng tỷ lệ tử vong. Hiện tượng cạnh tranh biểu hiện ở tỉa thưa của thực vật, ăn lẫn nhau ở động vật - Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể, sự di cư chỉ xẩy ra khi mật độ cá thể quá cao. - Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên các loài sinh vật nhưng mức độ tác động phụ thuộc vào mật độ của các quần thể. Nếu mật độ quần thể càng cao thì dịch bệnh càng tăng, vật kí sinh càng phát triển mạnh, khi đó tỷ lệ sinh sản của quần thể giảm còn tỷ lệ tử vong tăng. 5. Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu và vi khuẩn lactic đồng hình. Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm khử Vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O Vi khuẩn sinh mê tan Hô hấp kị khí CO32- CH4 Vi khuẩn khử sunfat Hô hấp kị khí SO42- H2S Nấm men rượu Vi khuẩn lăctic đồng hình Lên men Chất hữu cơ, ví dụ: Axêtan đêhit Axit piruvic Êtanol Axit lăctic 6. Franken và Corat (1957) đã sử dụng virut khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng minh điều gì? Nêu những khác biệt cơ bản về cấu tạo giữa virut này với virut cúm A. + Franken và Corat (1957) đã sử dụng mô hình ở virut khảm thuốc lá (TMV) để chứng minh axit nucleic là vật chất di truyền. + So sánh Virut khảm thuốc lá Virut cúm A Hệ gen là ARN 1 mạch (+) Hệ gen là ARN 1 mạch (-), có 8 phân Protein vỏ (nucleocapside) có cấu trúc xoắn, hình que ngắn Protein vỏ cũng có cấu trúc xoắn, nhưng không có hình dạng nhất định, phụ thuộc vào quá trình nảy chồi và tách ra từ màng tế bào chủ. Vỏ capsid ở dạng trần Vỏ bọc ngoài với nhiều gai protein 7. Trình bày các bước cơ bản của quá trình tạo kháng thể thuộc hệ thống miễn dịch thể dịch sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và đã vượt qua hàng rào bảo vệ không đặc hiệu. Các bước cơ bản của quá trình tạo kháng thể gồm: - Quá trình trình diện kháng nguyên của đại thực bào nhờ protein MHCII. - Nhận diện kháng nguyên của tế bào T hỗ trợ (trợ bào T). - Trợ bào T tiết cytokin sau khi nhận diện kháng nguyên để kích hoạt lympho B tương ứng nhân dòng vô tính. - Biệt hoá thành các tương bào (plasma cell) và các tế bào B nhớ . - Các tương bào tạo kháng thể và tiết vào máu làm bất hoạt kháng nguyên, tạo điều kiện cho các đại thực bào và các bạch cầu trung tính tiêu diệt vi khuẩn. 8. Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích. - Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B: Trong bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men etylic, theo phương trình giản lược sau: Glucôzơ → 2 etanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra nhiều etanol. - Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí nghiệm A: Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình giản lược như sau: Glucôzơ + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + 38ATP. Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2. - Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo ra ít ATP. - Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. 9. Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào? - Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virut tuỳ thuộc vào loài virut, có thể từ màng ngoài của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc của virut đã bị biến đổi so với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ bị thay thế bởi một số protein của chính virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gen của virut. - Lớp màng có chức năng bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các enzim và các chất hoá học khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người (VD: nhờ có lớp màng mà virut bại liệt khi ở trong đường ruột của người chúng không bị enzim của hệ tiêu hoá phá huỷ.) - Lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ thể đặc hiệu nhờ đó mà chúng lại tấn công sang các tế bào khác. - Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt cao... 10. Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích. - Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân bản nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng hợp nên ADN- còn gọi là sao chép ngược). - Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền của virut rất dễ bị đột biến. - Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin. - Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới. VD: Năm trước là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng vacxin để chống virut H1N1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuyen_tap_cau_hoi_on_tap_vi_sinh_vat_0512.pdf
Tài liệu liên quan