Tương tác và điều hòa đáp ứng miễn dịch

Trong tuyệt đại đa sốtrường hợp, khi kháng nguyên xâm nhập cơ

thể, hệthống miễn dịch có sự đáp ứng phù hợp. Kết quảcuối cùng là loại

trừkháng nguyên, cơthể được bảo vệ. Muốn vậy phải có sựkiểm soát và

điều hòa các đáp ứng miễn dịch trước một kháng nguyên cụthể: sự đáp

ứng chưa đủmức hay quá mức đều có thểgây những hậu quảbệnh lý. Sự

kiểm soát và điều hòa còn bao gồm cảviệc không đểhệmiễn dịch chống

lại các kháng nguyên bản thân. Nếu không sẽxuất hiện bệnh tựmiễn.

pdf15 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tương tác và điều hòa đáp ứng miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112 Chương 9 TƯƠNG TÁC VÀ ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH I. Đại cương Trong tuyệt đại đa số trường hợp, khi kháng nguyên xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch có sự đáp ứng phù hợp. Kết quả cuối cùng là loại trừ kháng nguyên, cơ thể được bảo vệ. Muốn vậy phải có sự kiểm soát và điều hòa các đáp ứng miễn dịch trước một kháng nguyên cụ thể: sự đáp ứng chưa đủ mức hay quá mức đều có thể gây những hậu quả bệnh lý. Sự kiểm soát và điều hòa còn bao gồm cả việc không để hệ miễn dịch chống lại các kháng nguyên bản thân. Nếu không sẽ xuất hiện bệnh tự miễn. Tham gia kiểm soát và điều hòa miễn dịch chính là các yếu tố (lượng và chất) như kháng nguyên, kháng thể, mạng lưới idiotyp - kháng idiotyp, cũng như các tế bào TH, TS và sản phẩm của chúng (cytokine,…). Một kháng nguyên khi vào cơ thể có thể là một chất sinh miễn dịch hoặc là một chất gây dung thứ (dung nạp - tolerogen), nghĩa là làm cho cơ thể dung nạp nó mà không chống lại. Cơ chế dung thứ (dung nạp) rất quan trọng làm cho bộ máy miễn dịch không chống lại các kháng nguyên bản thân để sinh ra các bệnh tự miễn. Còn cơ chế tạo miễn dịch đã được nghiên cứu ở tất cả các chương trước đây. II. Vai trò của dung thứ trong kiểm soát miễn dịch Bình thường, tuyệt đa số kháng nguyên bản thân là các chất gây dung thứ, hay "dung thứ nguyên" (tolerogen), có kháng nguyên có thể là chất gây miễn dịch hay chất gây dung thứ tùy theo bản chất, dạng lý hóa, liều lượng mẫn cảm và đường vào của chúng. Như ta biết, tuyệt đa số trường hợp, chúng là chất sinh miễn dịch (Immunogen). Do vậy, có những kháng nguyên tùy theo dạng của chúng, chúng có thể là chất sinh miễn dịch lúc này, và là chất sinh dung thứ lúc khác. Nếu cơ thể liên tiếp nhận những kháng nguyên sinh miễn dịch thì các đáp ứng (thứ phát) càng về sau càng mạnh. Ngược lại, cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên ở dạng sinh dung thứ thì một mặt miễn dịch đặc hiệu bị ức chế, mặt khác nếu đưa liên tiếp các kháng nguyên đó nhưng ở dạng sinh miễn dịch, thì sự ức chế trên vẫn tiếp tục xảy ra trong khi các lympho bào bị ức chế với một kháng nguyên gây dung thứ, không nhất thiết phải 113 chết hẳn mà chỉ bị ức chế, nghĩa là vẫn còn tiềm năng đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên đó. Như vậy sự bất hoạt đặc hiệu lympho bào trước một kháng nguyên là đặc tính chung của mọi loại dung thứ khác nhau. Dung thứ với kháng nguyên bản thân và kháng nguyên lạ có thể có cùng một cơ chế. Thí nghiệm của Medawar (1953): Một dòng chuột thuần chủng lúc còn sơ sinh nhận tế bào lách của một dòng chuột khác sẽ không có đáp ứng miễn dịch, vì hệ miễn dịch còn quá non trẻ. Khi chuột trưởng thành, nó vẫn hoàn toàn không đáp ứng khi nhận kháng nguyên (thực chất là kháng nguyên hòa hợp mô) của dòng chuột khác ấy - thể hiện bằng mảnh da ghép không bong vĩnh viễn. Các thí nghiệm về sau cho thấy: dù là gây dung thứ hay gây đáp ứng miễn dịch thì kháng nguyên cũng qua con đường tương tác với các phân tử nhận kháng nguyên, tức sIg của tế bào B và TCR của tế bào T (trong giới hạn các phân tử MHC) kết quả đưa đến dung thứ hay hoạt hóa, đều phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của dòng lympho đặc hiệu (còn non hay đã chín) và bản chất của kháng nguyên. Cũng như đáp ứng miễn dịch, dung thứ với một kháng nguyên là hiện tượng thu được trong quá trình sống của cá thể. Cơ chế chung của dung thứ là: 1) Hoặc kháng nguyên làm chết dòng tế bào đặc hiệu, dễ xảy ra ở một giai đoạn nhất định trong quá trình biệt hóa dòng đó (từ non đến già). 2) Hoặc kháng nguyên gây ra sự trơ (vô cảm), không còn cảm ứng của dòng tế bào. 1. Cơ chế dung thứ của tế bào T Dung thứ của tế bào T có vai trò duy trì sự dung thứ vĩnh viễn với các kháng nguyên của bản thân. Có 2 cơ chế: loại trừ clon (dòng) và vô cảm dòng. 1.1. Các clon Tc và Th tự phản ứng với KN bản thân thường bị chết ở giai đoạn trưởng thành biệt hóa, do vậy loại Tc, Th này bị loại trừ vĩnh viễn. Nếu thuộc loại phản ứng với KN có 2 trường hợp: những kháng nguyên của bản thân, nếu không có mặt ở tuyến ức thì clon tương ứng không bị loại trừ, sau này sẽ có thể gây bệnh tự miễn chống lại các kháng nguyên trên trong những dịp có điều kiện tiếp xúc. Trường hợp khác là nhiều clon dù tiếp xúc với kháng nguyên ở giai đoạn sớm, vẫn không bị loại trừ, nhưng kháng nguyên đó vẫn dung thứ nhờ cơ chế gây vô cảm, kéo dài. 1.2. Cơ chế vô cảm 114 Cơ chế vô cảm đã được chứng minh in vitro. Thí nghiệm cho thấy dù kháng nguyên (qua đại thực bào) đã kết hợp với MHC (II) vẫn đòi hỏi các kích thích dịch thể do chính đại thực bào sinh ra (ví dụ IL-1), mới hoạt hóa được các Th. Sự vô cảm xảy ra với Th trước một kháng nguyên, nếu đại thực bào không tạo ra được kích thích dịch thể khi trình diện kháng nguyên đó. Sự vô cảm có thể từ giai đoạn Th biệt hóa ở tuyến ức, là đặc hiệu với kháng nguyên cơ thể (và ngoài cơ thể) có mặt ở giai đoạn đó. 2. Cơ chế dung thứ của tế bào B Cũng theo 2 cách trên: loại trừ clon, hoặc gây vô cảm nó. Việc loại trừ clon B cũng xuất hiện khi nó trưởng thành và biệt hóa ở tủy xương, nếu tiếp xúc với kháng nguyên. Ở giai đoạn non, tế bào B chỉ có sIgM và rất dễ vô cảm. Khi già hơn, có cả sIgD, thì nó lại có khả năng miễn dịch (tạo kháng thể). Còn tính vô cảm thu được ở tế bào B cũng do tương tác giữa kháng nguyên và thụ thể với kháng nguyên đó gây ra. Có hai cơ chế: hoặc là kháng nguyên làm cho sIg không để lộ ra được, nếu tế bào B non quá, chưa đạt mức độ trưởng thành nào đó. Hoặc nó trơ, kể cả khi đủ cả sIg để kết hợp với kháng nguyên (cơ chế chi tiết chưa rõ). Đã có nhiều thí nghiệm chứng minh sự tồn tại cả 2 cơ chế đối với tế bào B. III. Vai trò của kháng nguyên trong kiểm soát đáp ứng miễn dịch Các kháng nguyên lạ là các tín hiệu đầu tiên gây hoạt hóa tế bào lympho. Bản chất kháng nguyên có ảnh hưởng đến loại đáp ứng miễn dịch và đến cường độ của đáp ứng xảy ra. - Các kháng nguyên khác nhau về cấu trúc hóa học kích thích các loại đáp ứng khác nhau: các kháng nguyên polysaccharide và lipid không gây được đáp ứng miễn dịch tế bào. Đáp ứng dịch thể chống các kháng nguyên này không phụ thuộc tế bào T, gồm chủ yếu các IgM có ái tính thấp và một vài IgG. Các vi khuẩn có vỏ bọc thường có các kháng nguyên polysaccharide và đáp ứng miễn dịch chống các vi khuẩn này có đời sống ngắn. Các kháng nguyên protein gây cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, gặp trong nhiễm một số vi khuẩn và đa số virus. Chúng còn gây cả miễn dịch nhớ kéo dài. Do đó một số cá thể được tiêm vacxin chủ động chống nhiều virus vẫn còn đề kháng trong nhiều năm và thường là cả đời. - Liều lượng kháng nguyên tiếp xúc có ảnh hưởng đến cường độ đáp ứng với kháng nguyên đó. Các liều rất lớn hay khi tiêm nhắc lại các liều kháng nguyên nhỏ thường gây ức chế. Các lượng lớn kháng nguyên 115 polysacharid hay protein có các nhóm quyết định giống nhau có xu thế gây dung thứ các tế bào B đặc hiệu kháng nguyên, ức chế sự sản xuất kháng thể. Đó là lý do tại sao các bệnh nhân bị một số nhiễm khuẩn nặng (có lượng kháng nguyên lớn) đôi khi không đáp ứng. - Đáp ứng miễn dịch đối với một kháng nguyên nhất định thay đổi tùy đường vào của kháng nguyên đó. Khi đưa theo đường dưới da thường là sinh miễn dịch, kháng nguyên đưa bằng đường tiêm tĩnh mạch hay đường uống thường không đáp ứng là do cảm ứng sự dung thứ của tế bào T hay B, hay do kích thích của Ts đặc hiệu. Cũng có thể ở nơi kháng nguyên vào thiếu các tế bào T chín đặc hiệu, hay ngay cả khi có các tế bào T chín đặc hiệu, nhưng thiếu các phân tử MHC để trình diện cho tế bào T. - Cường độ sản xuất kháng thể giảm khi nồng độ kháng nguyên giảm. Khi mẫn cảm, các tế bào đặc hiệu kháng nguyên phát triển, các tế bào miễn dịch hay các kháng thể sẽ loại bỏ kháng nguyên và sau đó đáp ứng giảm dần và tắt đi. Kháng nguyên bị loại bỏ hoàn toàn để sẵn sàng phản ứng với các nhiễm khuẩn mới. Nếu mất cơ chế này, cơ thể sẽ tràn ngập clon tế bào miễn dịch đặc hiệu hay sản phẩm của chúng (kháng thể hay cytokin): hiện tượng này có thể thấy trong bệnh đa u tủy xương, trong đó cơ thể mất khả năng kiểm soát sự tăng sinh lympho. Ta có thể thanh lọc kháng nguyên bằng tiêm một lượng kháng thể thừa trong thời gian có đáp ứng miễn dịch sẽ làm giảm việc tổng hợp kháng thể và giảm số lượng các tế bào sản xuất kháng thể. IV. Vai trò của các tế bào trong điều hòa đáp ứng miễn dịch 1. Vai trò của các Ts trong điều hòa đáp ứng miễn dịch Ts là một dưới nhóm của lympho T, khác biệt với các Th và các CTL, có chức năng ức chế giai đoạn hoạt hóa của đáp ứng miễn dịch. Trước đây người ta cho rằng ức chế miễn dịch là do tế bào đáp ứng bị loại trừ hay clon tế bào bị trơ (dung thứ) chứ không phải do trạng thái ức chế sinh ra. Lần đầu tiên vào những năm cuối 1960, Richard Gerhson và cs đã chứng minh là có tồn tại một dưới nhóm Ts. Các tác giả đã chứng minh tác dụng ức chế miễn dịch của Ts như sau: Mẫn cảm cho chuột với một kháng nguyên để gây được đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Nhưng nếu tiêm kháng nguyên này với liều lượng lớn, trong dung dịch nước, theo đường tĩnh mạch, chuột sẽ không đáp ứng. Khi tiêm tiếp theo (dù với liều sinh miễn dịch của kháng nguyên này) nó cũng không đáp ứng. Nếu đem các tế bào lympho của các chuột không có đáp ứng, chuyền cho một con vật nhận đồng gen thì con vật nhận cũng không đáp ứng với liều kháng nguyên bình thường sinh miễn dịch đó. Sự ức chế 116 này là đặc hiệu, vì vật nhận vẫn đáp ứng bình thường với các kháng nguyên khác. Tình trạng không đáp ứng này có thể chuyển từ cá thể này sang cá thể khác, và đã được chứng minh là do một dưới nhóm Ts đặc hiệu. Vai trò của Ts trong các trường hợp sau: - Ức chế đáp ứng miễn dịch với các tự kháng nguyên đã không có sự tiếp cận với các tế bào lympho bào trong quá trình biệt hóa tại tuyến ức. - Có thể ức chế đáp ứng với các kháng nguyên lạ. Bằng thực nghiệm, nhiều tác giả đã thấy rằng sự khởi động hoạt tính của Ts là do Th, rằng Ts cũng là dưới nhóm tế bào không thuần nhất. 1.1. Các tế bào cảm ứng ức chế Các tế bào khởi động sự hoạt hóa của Ts gọi là tế bào cảm ứng ức chế. Đó là các tế bào có phenotyp của tế bào T với CD4+. ThCD4+ là tế bào cảm ứng chung cho tất cả T và B, nên rất quan trọng. Phân tích chi tiết thấy dưới nhóm Th cũng không thuần nhất, gồm nhiều nhóm nhỏ với phenotyp và chức năng khác nhau. Các nhóm thực sợ hỗ trợ đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào, có nhóm cảm thụ ức chế đáp ứng. Hoặc có thể xếp loại các Th thành dưới nhóm Th1 và Th2 với các chức năng khác nhau. Ts thường được cảm ứng khi tiếp xúc với các liều kháng nguyên lớn hay với các hapten đưa vào không có phụ chất hay bằng đường tĩnh mạch: Ts thường nhận biết các kháng nguyên khi thiếu các phân tử MHC của APC. 1.2. Ts có CD8+ Sự tăng sinh và biệt hóa của Ts lại phụ thuộc vào các THCD4+. Ở chuột nhắt có các Ts đặc hiệu kháng nguyên. Ở người, tính đặc hiệu kháng nguyên của Ts chưa rõ. Chưa xác định được vai trò của các phân tử MHC trong sự hoạt hóa các Ts. Ts có thể gắn với kháng nguyên ở dạng nguyên thuỷ khi thiếu APC và thiếu các kháng nguyên MHC. 1.3. Tác dụng ức chế có thể thông qua chất tiết của nó (yếu tố ức chế) Yếu tố ức chế không có tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng có thể có cùng kháng nguyên idiotyp với bản thân tế bào T, cho nên có tác giả cho rằng, yếu tố ức chế là các TCR đã hoạt hóa (bài tiết ra ở dạng hòa tan), tranh dành phức hợp kháng nguyên - MHC trên các APC của các tế bào T khác. Các nghiên cứu dùng TCR tinh khiết chưa đem lại kết quả rõ ràng. 117 Dưới nhóm Ts cũng không thuần nhất, gồm nhiều nhóm nhỏ có phenotyp và chức năng khác nhau: Ts CD8+W- và TsCD8+W+ (W: vicia villosia là một loại lectin). Ts CD8+W- chỉ các Ts không bám dính vào lectin W TsCD8+W+chỉ các Ts bám dính vào lectin W Ts CD8+W- có khả năng ức chế các tế bào B mạnh TsCD8+W+không ức chế được đáp ứng tạo kháng thể của tế bào B mà chống lại tác dụng ức chế của Ts CD8+W- Như thế trong dưới nhóm Ts ngoài các tế bào có chức năng ức chế, còn có cả các tế bào chống lại sự ức chế, tạo sự cân bằng (R, Brines và cs, 1988). 2. Vai trò của các tế bào hỗ trợ trong điều hòa đáp ứng miễn dịch Từ các thí nghiệm của Miller (1962) đã thấy vai trò của tế bào T trong đáp ứng dịch thể. Các con vật bị cắt bỏ tuyến ức không phải chỉ mất đáp ứng miễn dịch tế bào, mà còn giảm sút cả đáp ứng sinh kháng thể dịch thể. Các thí nghiệm tiếp theo của Claman rồi của chính Miller với các tế bào lympho in vitro đã xác minh vai trò của TH trong nhận biết các quyết định kháng nguyên của protein tải; còn tế bào B nhận biết quyết định của hapten. Các tác giả dùng một kháng nguyên tổng hợp bằng cách gắn hapten DNP (dinitrophenol) với albumin bò (AB) tiêm cho nhiều con chuột thí nghiệm. Chúng đều được mẫn cảm với kháng nguyên AB - DNP ấy, cụ thể nếu lại tiêm AB - DNP vào thì đáp ứng thứ phát mạnh. Nếu lần tiêm 2 thay vị trí của albumin bò bằng albumin trứng (OA) tức là chỉ thay đổi chất mang tải thì không thấy đáp ứng với OA - DNP. Thí nghiệm đã cho thấy rằng các Th đã nhận diện các nhóm quyết định của protein tải, còn tế bào B nhận diện hapten, đáp ứng đặc hiệu với hapten. Tế bào TH tạo thuận lợi cho đáp ứng của tế bào B, đặc biệt của TC chủ yếu là thông qua các cytokin của TH và còn tạo thuận lợi cho các đáp ứng nhớ. Sự hỗ trợ của các TH đặc hiệu với các isotip Ig vì các tế bào TH có receptor với các Fc của các lớp Ig khác nhau. Ví dụ, với các tế bào TH trong mảng Peyer cảm ứng cho các tế bào B trong mảng Peyer tiết IgA hơn là cảm ứng cho các tế bào B ở lách vì các tế bào T trong mảng Peyer có FcαR. Sự hỗ trợ của TH trong đáp ứng miễn dịch là đối với các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức. 118 Các tế bào hỗ trợ khác như các đại thực bào, tế bào B và tế bào dendritic đều cần thiết cho các đáp ứng miễn dịch phụ thuộc tuyến ức. Các tế bao hỗ trợ này trình diện kháng nguyên kết hợp với các phân tử MHC cho các tế bào trên và hoạt tính giới hạn trong các phân tử MHC cùng lớp với các APC. Chúng sản xuất các đồng kích thích tố làm tăng sinh và hoạt hóa các tế bào T và B tương ứng. Do đó, khi thiếu các tế bào hỗ trợ sẽ gây suy giảm miễn dịch hay dung thứ. Tiêm vacxin dưới da hay trong da chung với phụ chất để tập trung các đại thực bào về nơi kháng nguyên vào cơ thể gây ra các đáp ứng miễn dịch hệ thống có hiệu quả nhất. Một số vi khuẩn trong thành tế bào có chứa các phụ chất nên bản thân ảnh hưởng đến typ đáp ứng và cường độ đáp ứng, ví dụ Muramyl dipeptid của mycobacteria. Các APC khác nhau có thể xử lý cùng một kháng nguyên theo nhiều cách khác biệt với các peptid có nhiều epitop. Do đó, các typ APC khác nhau có thể ảnh hưởng đến tính đặc hiệu của đáp ứng miễn dịch đối với các kháng nguyên có nhiều nhóm quyết định, tuy rằng tính đặc hiệu của đáp ứng vẫn là do lympho đáp ứng quyết định. V. Vai trò của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch 1. Điều hòa âm tính ngược của kháng thể Các kháng thể được sản xuất khi có kích thích kháng nguyên có khả năng ức chế quá trình sinh kháng thể tiếp theo với cùng kháng nguyên Hình 37. Sự gắn chéo của thụ thể với IgM ở bề mặt của thụ thể với Fc hay với phức hợp kháng nguyên – kháng thể đồng thời đưa đến sự ức chế chức năng tế bào B (Theo Ian R. Tizard. 2004). a. Sự kích thích của F(ab)’; b, sự ức chế của Ig kháng IgM; c, sự ức chế của phức hợp kháng nguyên – kháng thể. 119 đó. Ví dụ: nếu tiêm cho gia súc một lượng kháng thể đặc hiệu ngay trước khi mẫn cảm với kháng nguyên đó hay trong thời gian xảy ra đáp ứng đặc hiệu thì sự xuất hiện kháng thể bị suy giảm. Đó là hiện tượng điều hòa âm tính ngược của kháng thể. Kháng thể có thể điều hòa cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào. Cơ chế điều hòa âm tính ngược là: - Thanh lọc kháng thể bằng hiện tượng thực bào các phức hợp miễn dịch: kháng thể trung hòa kháng nguyên, loại trừ kháng nguyên, nên loại bỏ tính kích thích khởi động cho đáp ứng miễn dịch. Nếu kháng thể là IgM hay một số dưới nhóm IgG thì sẽ hoạt hóa qua các thụ thể Fc, với C3b có trên bề mặt các đại thực bào. Thanh lọc kháng thể bằng hiện tượng thực bào là một trong nhiều chức năng có hiệu lực chính của kháng thể. - Kháng thể phong bế các epitop kháng nguyên, không cho các epitop tiếp cận với sIg trên tế bào B, không hoạt hóa được tế bào B. Đó là tại sao có thuật ngữ phong bế. Các kháng thể khi gắn với thụ thể Fc (FcR) trên tế bào B sẽ ức chế sự hoạt hóa trực tiếp của tế bào B. In vitro cũng như in vivo các phức hợp kháng nguyên với IgG đặc hiệu đều ức chế sự hoạt hóa tế bào B. Sự ức chế xảy ra khi đồng thời các tương tác giữa các kháng nguyên với F (ab)2 của sIg trên tế bào B hay với F(ab)2 của Ig hòa tan và các tương tác của Fc IgG (Fcγ) hòa tan với Fcγ R trên cùng tế bào B. Điều này chỉ xảy ra với các kháng nguyên có nhiều epitop trong đó một epitop của kháng nguyên sẽ tham gia trong phần tạo phức hợp miễn dịch với kháng thể và epitop khác sẽ gắn với sIg trên tế bào B đặc hiệu. Còn Fc tự do sẽ gắn với FcR trên cùng tế bào B đó. Hiện tượng tương tự có thể thấy với kháng thể anti- Ig khi cho tiếp xúc với sIg trên tế bào B, kháng thể này có vị trí gắn với sIg (ở F(ab)'2) còn đuôi Fc thì gắn với FcR của tế bào B đó nên sẽ ức chế sự hoạt hóa của tế bào B. Tế bào B chỉ bị kích thích bởi đoạn F (ab)'2 của phân tử anti-Ig hay bởi nguyên phân tử anti-Ig, và khi Fc không được gắn với Fc R trên tế bào B. Sự tương tác của phức hợp miễn dịch hay của anti- Ig với Fc R có thể ức chế sự sản sinh các chất truyền tin thứ 2 nội bào, gây ức chế đáp ứng của tế bào B. Vậy kháng thể có thể ức chế ngược sự sản xuất kháng thể là thông qua vai trò ức chế chính của Fc R hoạt động trên tế bào B. 2. Các phức hợp miễn dịch có thể điều hòa đáp ứng của tế bào T Các phức hợp miễn dịch có thể ức chế sự hoạt hóa của TH hay cảm ứng các TS đặc hiệu. Các tác giả còn chứng minh rằng một số tế bào T ngoại vi của người, có biểu lộ các receptor với Fcγ và Fcμ (Fcγ R và Fcμ R) hay có thể biểu lộ các receptor của Fc với các isotyp Ig khác nhau, bằng cách cho tiếp xúc với các Ig đó in vivo hay in vitro. Do đó các kháng 120 thể hay các phức hợp miễn dịch cũng có tiềm năng tương tác với các tế bào T. Các kháng thể có thể cảm ứng một mạng lưới idiotip- antidiotip để điều hòa đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào. Các phức hợp miễn dịch có thể làm rối loạn các cytokine. Ví dụ các đại thực bào khi tiếp xúc với các phức hợp miễn dịch, có thể sản xuất một chất chống các receptor của IL-1 (anti-IL-1R), chất này cạnh tranh với IL-1 để gắn vào IL-1R gây ức chế đáp ứng miễn dịch, giảm sản xuất IL- 2,... Điều hòa âm tính ngược của chính kháng thể đặc hiệu là một ví dụ xuất sắc của tự điều hòa đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Một ứng dụng thực tiễn có hiệu quả của tự điều hòa bằng kháng thể là trong phòng bệnh tan máu do Rh. Bệnh Rh xảy ra ở các bà mẹ không có kháng nguyên Rh trong hồng cầu (Rh-) và cha thì có kháng nguyên Rh+. Máu phổi có Rh+ đi vào tuần hoàn mẹ (trong thời gian có thai đặc biệt trong lúc sinh) được hệ miễn dịch của mẹ (Rh-) nhận biết, sản xuất các kháng thể anti-Rh và tạo tăng dần sau nhiều lần có thai liên tiếp. Trong thời gian có thai các kháng thể này của mẹ qua nhau vào vòng tuần hoàn của phổi, gắn vào hồng cầu phôi gây tan máu (có sự tham gia của C'). Mức độ bệnh càng trầm trọng sau nhiều lần có thai. Để ngăn cản bệnh người ta tiêm cho người mẹ một lượng kháng thể anti Rh ngay sau mỗi lần đẻ để gắn vào hồng cầu Rh+ của thai, ức chế đáp ứng miễn dịch của mẹ với kháng nguyên Rh+ có trong hồng cầu thai và sẽ ngăn cản hoàn toàn sự phát triển của bệnh. 2. Idiotip và mạng lưới Idiotip-antiidiotip trong điều hòa miễn dịch Sự khám phá đầu tiên ra idiotip là từ các nghiên cứu chứng minh rằng cơ thể sản xuất một kháng thể để chống một Ig nhất định. Kháng thể chỉ nhận biết được các Ig đó nhưng không nhận biết được các Ig khác ngay cả các Ig của cùng loài hay Ig của các dòng thuần chủng. Như thế các anti-idiotip chỉ nhận biết đặc hiệu vị trí kết hợp kháng nguyên của phân tử Ig đã mẫn cảm và chỉ kết hợp với idiotip đặc hiệu và chỉ có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đặc hiệu . Các nguyên lý trên có thể áp dụng cho tất cả các idiotip trên sIg của tế bào B và idiotip trên TCR của tế bào T, vậy tất cả các receptor kháng nguyên đều có các idiotip. Các idiotip có thể kích thích sự sản xuất các kháng thể anti-idiotip và các tế bào T anti-idiotip đặc hiệu với nhóm quyết định của idiotip. 3.1. Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch của mạng lưới idiotip Năm 1974 Niels Jerne đã được giải thưởng Nobel về việc nghiên cứu để đánh giá chức năng điều hòa mạng lưới idiotip (anti-idiotip) và 121 được gọi tên là giả thuyết mạng lưới. Jerne nêu lên rằng một kháng nguyên kích thích một đáp ứng của tế bào lympho T hay B đặc hiệu, đồng thời cũng gây một sóng đáp ứng bổ cứu anti-idiotip. Đó cũng chính là các tự kháng thể chống idiotip của mình các tế bào T kháng idiotip cũng có thể nhận biết các quyết định idiotip trên sIg của tế bào B hay các idiotip luân chuyển, đã được xử lý, rồi trình diện kết hợp với các phân tử MHC trên chính các tế bào T sản xuất ra nó. Theo thuyết mạng lưới, hệ miễn dịch duy trì được trạng thái bền vững là do tương tác giữa các idiotip và anti-idiotip. Khi kháng nguyên vào cơ thể, cân bằng này bị rối loạn: người ta phát hiện được đáp ứng miễn dịch. Muốn nói rằng mạng lưới idiotip có điều hòa đáp ứng miễn dịch phải chứng minh được hai điều: + Có sự sản xuất kháng thể anti-idiotip sau mẫn cảm với một kháng nguyên lạ. + Có tác dụng điều hòa của kháng thể anti-idiotip trên đáp ứng với kháng nguyên la. Thí nghiệm sau đây chứng minh sự sản xuất các anti-idiotip sau mẫn cảm với kháng nguyên lạ. + Phosphorylcholine (PC) có trong thành tế bào nhiều loại vi khuẩn. 95% chuột nhắt BALB/C sản xuất được kháng nguyên chống PC do tế bào B có biểu lộ gen V này. Ngẫu nhiên người ta gây được ở chuột BALB/C myeloma đơn dòng B do hóa chất gọi tắt là TEPC 15 (viết tắt là T15 ) là do biến chuyển ác tính 1 clon tế bào B đặc hiệu trội với PC, sản xuất kháng thể chống PC có idiotip T15. Do việc phân lập các Ig đơn clon có idiotip T15 dễ dàng, nên có thể tiến hành sản xuất các kháng thể anti- idiotip này để đo nồng độ của T15 sau mẫn cảm với PC hoặc để gây rối loạn sản xuất idiotip T15 sau mẫn cảm với PC. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Khi tiêm anti- T15 cho chuột BALB/C sẽ ức chế kháng thể chống PC (tức là ức chế sản xuất idiotip T15) có lẽ do kháng thể anti- T15 gắn với các tế bào B đặc hiệu PC là các tế bào có idiotip T15 trên receptor với kháng nguyên tương ứng. Trong các hệ thống thí nghiệm khác các kháng thể anti-idiotip có thể hoặc tăng cường hoặc ức chế đáp ứng miễn dịch. - Khi mẫn cảm chuột BALB/C với PC sau vài ngày sẽ thấy tăng sinh các tế bào B đặc hiệu có biểu lộ idiotip T15 và sẽ tiết các kháng thể có idiotip T15 chống PC. Nhưng khi số lượng các tế bào B tiết anti- T15 tăng lên thì tế bào B đặc hiệu chống PC trong lách giảm xuống. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng trong một súc vật để chống lại một 122 kháng nguyên lạ, thì đồng thời có thể hoạt hóa các tế bào lympho có idiotip T15 và cả tế bào lympho có các anti-idiotip bổ cứu. Chứng minh tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch của anti- idiotip: Khi có tương tác của các tế bào T idiotip và anti-idiotip bổ cứu thì xảy ra đáp ứng miễn dịch. + Hoạt hóa đa clon tế bào T (ví dụ với Con -A) rồi phân tích bằng pha loảng giới hạn để có một số tế bào đáp ứng với kháng nguyên đặc hiệu. Trong các lỗ giếng cấy có ít tế bào T, tần số đáp ứng đặc hiệu xấp xỉ 1%. Khi tăng số lượng tế bào T trong mọi giếng thì đáp ứng với kháng nguyên lạ lại bị giảm thấp rõ rệt. Có thể là do khi có nhiều tế bào trong giếng cấy thì đồng thời có mặt cả tế bào đáp ứng đặc hiệu với idiotip mới và cả tế bào ức chế đáp ứng với anti- idiotip đặc hiệu. 3.2.Các loại tương tác idiotip trong điều hòa miễn dịch Thí nghiệm đã chứng minh: Kháng nguyên được mẫn cảm cho súc vật thứ nhất để có kháng thể chống kháng nguyên đó. Người ta đem tinh khiết kháng thể này và đánh số là kháng thể 1 (tức idiotip1). Sau đó người ta đem tiêm Id1 cho súc vật thứ hai để có kháng thể 2 (tức idiotip 2). Người ta lại đem tinh khiết Id2 để mẫn cảm cho súc vật thứ 3 và cứ tiếp tục như thế . Kết quả thấy rằng kháng thể 2 (Id2) chính là anti-Id1: nó nhận biết idiotip1 có trên KT1 nhưng đồng thời cũng nhận biết được Id1 có mặt trên KT3 (chính là anti-Id2 tức là Id3). KT4 như thế có tính chất giống của KT2.v.v... Nhưng chỉ có một phần nhỏ của KT3 là kết hợp với kháng nguyên đầu tiên. Như thế một Id có thể có nhiều phản ứng chéo với nhiều nhóm quyết định khác nhau của kháng nguyên có thể khởi động các tế bào B đặc hiệu khác nhau, nên thường có một mạng idiotip chung hay idi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc09_2717.pdf