Tương tác giữa thuốc có nguồn gốc thảo dược và tân dược

Hiện nay thuốc có nguồn gốc dược thảo được dùng nhiều ở các nước

châu Á. Ở các nước phương Tây cũng đang có xu hướng trở về với thiên

nhiên dùng thuốc dược thảo ngày càng nhiều hơn.

Đề phòng tương tác khi uống thuốc đông dược và tân dược cùng lúc.

Đối với người bệnh khi dùng đồng thời hai loại thuốc: thuốc tân dược và

thuốc có nguồn gốc dược thảo sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị tương tác thuốc.

Tuy nhiên rất khó nhận định loại tương tác này và chưa có một phương

pháp sàng lọc nào vừa đơn giản vừa chính xác để phát hiện tương tác, đặc biệt là

tương tác bất lợi cho thuốc tân dược đangdùng trị bệnh (ví dụ như người bệnh

đang dùng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng chẳng hạn) với loại dược

thảo nào đó được người bệnh dùng thêm chỉ với mục đích bổ dưỡng

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tương tác giữa thuốc có nguồn gốc thảo dược và tân dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tương tác giữa thuốc có nguồn gốc thảo dược và tân dược Hiện nay thuốc có nguồn gốc dược thảo được dùng nhiều ở các nước châu Á. Ở các nước phương Tây cũng đang có xu hướng trở về với thiên nhiên dùng thuốc dược thảo ngày càng nhiều hơn. Đề phòng tương tác khi uống thuốc đông dược và tân dược cùng lúc. Đối với người bệnh khi dùng đồng thời hai loại thuốc: thuốc tân dược và thuốc có nguồn gốc dược thảo sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị tương tác thuốc. Tuy nhiên rất khó nhận định loại tương tác này và chưa có một phương pháp sàng lọc nào vừa đơn giản vừa chính xác để phát hiện tương tác, đặc biệt là tương tác bất lợi cho thuốc tân dược đang dùng trị bệnh (ví dụ như người bệnh đang dùng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng chẳng hạn) với loại dược thảo nào đó được người bệnh dùng thêm chỉ với mục đích bổ dưỡng. Trong đề tài: “Áp dụng dược gen học và dược động học vào nghiên cứu tương tác thuốc giữa dược thảo và thuốc tân dược” được GS.TS. Chow Sing Sum Moses - Hiệu trưởng Trường đại học Dược (thuộc đại học Hồng Kông) trình bày tại Hội nghị Pharma indochina III tổ chức tại Thái Lan, nhóm nghiên cứu của ông đã đề xuất một phương pháp dựa vào lĩnh vực dược gen học (pharmacogenomics) và dược động học (pharmacokinetics) để phát hiện tương tác thuốc liên quan đến chuyển hóa thuốc bằng phản ứng ôxy hóa. Ta cần biết khi dùng thuốc, thuốc sẽ bị gan chuyển hóa ở hai giai đoạn: giai đoạn liên hợp thuốc với chất sinh học có trong cơ thể ( như acid glucuronic) và giai đoạn thuốc bị ôxy hóa bằng các enzym chuyển hóa thuốc như cytochrom P450 (viết tắt là CYP450) nhằm biến thuốc thành chất không còn hoạt tính hoặc tăng hoạt tính nhiều hơn. Khi dùng hai loại thuốc này cùng một lúc, hai thuốc sẽ gây tương tác với nhau, phổ biến là tương tác ở giai đoạn thuốc bị ôxy hóa. Thuốc này làm tăng cường hoặc ức chế enzym chuyển hoá thuốc để làm thuốc kia không còn có tác dụng hoặc tăng độc tính gây tai biến. Nhóm nghiên cứu đã dùng một hệ thống gồm nhiều chất được gọi là “cocktail” approach (gồm caffein, dapson, mephenytoin, chloroxazone...) để tác động vào hệ thống các enzym CYP450 như caffein tác động vào CYP450 loại 1A2, dapson tác động vào loại 2E1... và từ đó sàng lọc các dược thảo có tác động đến hệ thống enzym chuyển hoá thuốc ở gan để dự đoán chúng có gây tương tác thuốc hay không. Ngoài ra còn sàng lọc “genotype” để phát hiện loại người nào dễ bị tương tác thuốc khi dùng thuốc tân dược và dược thảo cùng lúc. Trong phần thực nghiệm của đề tài, báo cáo viên đã nêu việc áp dụng phương pháp nghiên cứu vào sự kết hợp thuốc ức chế bơm proton trị viêm loét dạ dày tá tràng là omeprazole với dược thảo được dùng khá phổ biến là Ginkgo biloba (lá cây bạch quả). Kết quả của nghiên cứu cho thấy phương pháp đề xuất dựa vào dược gen học và dược động học không chỉ giúp dự đoán tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời thuốc tân dược và các loại dược thảo liên quan đến chuyển hoá thuốc ở gan bằng phản ứng ôxy hóa mà còn phát hiện được các cá thể bị tương tác thuốc loại này trầm trọng hơn một số cá thể khác. Như vậy đối với thuốc có nguồn gốc duợc thảo cũng cần sử dụng với sự thận trọng đúng mực, nhất là khi dùng nó trong khi đang dùng thuốc tân dược để chữa bệnh. Nếu dùng một cách bừa bãi thuốc có nguồn gốc dược thảo có thể làm mất hoạt tính nhưng nguy hiểm hơn là làm tăng độc tính của thuôc đang dùng để chữa bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_tac_thuoc_0427.pdf