Tương quan giữa lạm phát và chứng khoán

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta thử xem xét sự tương

quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán (TTCK), hai

vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều trong bối cảnh hiện nay.

Hiện nay Việt Nam đang phải chịu đồng thời bốn dạng lạm phát:

lạm phát do tiền tệ, tức là một lượng cung tiền lớn đã được đưa

vào lưu thông; lạm phát do cầu kéo, trong khi nguồn cung hàng

hóa giảm sút; lạm phát do chi phí đẩy, tức các chi phí đầu vào

tăng giá và cuối cùng là lạm phát “ngoại nhập”, do giá các sản

phẩm trên thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến giá sản phẩm

trong nước. Ngoài bốn nguyên nhân trên, còn có một nhân tố

khác góp phần tăng áp lực lên lạm phát, đó là đầu cơ, cố tình làm

giá để thu lợi.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tương quan giữa lạm phát và chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tương quan giữa lạm phát và chứng khoán Trong phạm vi bài viết này, chúng ta thử xem xét sự tương quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán (TTCK), hai vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay Việt Nam đang phải chịu đồng thời bốn dạng lạm phát: lạm phát do tiền tệ, tức là một lượng cung tiền lớn đã được đưa vào lưu thông; lạm phát do cầu kéo, trong khi nguồn cung hàng hóa giảm sút; lạm phát do chi phí đẩy, tức các chi phí đầu vào tăng giá và cuối cùng là lạm phát “ngoại nhập”, do giá các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong nước. Ngoài bốn nguyên nhân trên, còn có một nhân tố khác góp phần tăng áp lực lên lạm phát, đó là đầu cơ, cố tình làm giá để thu lợi. Ở Việt Nam, TTCK chưa hẳn là thước đo sức khỏe của nền kinh tế bởi vì trên TTCK có nhiều ngành mà các doanh nghiệp niêm yết chưa phải là doanh nghiệp đầu ngành để có thể đại diện cho ngành đó như ngân hàng, viễn thông... Nhiều ngành mũi nhọn trong nền kinh tế vẫn còn do Nhà nước nắm giữ, số lượng người dân tham gia TTCK vẫn còn ít. Tuy nhiên với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, TTCK Việt Nam vẫn có sự tương quan khá rõ nét với sự phát triển kinh tế, xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến TTCK. Có cùng nguyên nhân Những nguyên nhân gây ra lạm phát cũng tương quan với những nguyên nhân gây suy giảm TTCK. Với nguyên nhân thứ nhất, việc cung tiền ra lưu thông lớn gây ra lạm phát, trong đó có một lượng lớn tiền được đưa vào TTCK. Do đó khi lượng cung tiền bị “siết” lại (bắt đầu từ Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước) thì TTCK cũng bắt đầu giảm nhiệt. Với nguyên nhân thứ hai, việc cung hàng hóa giảm sút sẽ làm các mặt hàng trở nên khan hiếm và đương nhiên giá cả sẽ tăng vọt. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) phải cân đối lại nguồn tiền để đầu tư và để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Chưa kể việc giá cả tăng cao làm lượng cung tiền ra lưu thông tăng theo để bù lại phần chênh lệch do giá tăng khiến lạm phát có lý do để tiếp tục tăng. Việc lạm phát do các chi phí đầu vào, nguyên nhiên vật liệu tăng là yếu tố khách quan, kéo theo vốn đầu tư của nhiều dự án tăng. Đây chỉ là yếu tố bề nổi; còn có yếu tố lạm phát “ngầm” do đầu tư kém hiệu quả. Điều này đồng thời làm xói mòn niềm tin của NĐT vào các doanh nghiệp thực hiện dự án và cả các cơ quan quản lý. Khi đó các NĐT sẽ có xu hướng tháo chạy ra khỏi thị trường để bảo toàn đồng vốn của mình, góp phần đẩy TTCK “lao dốc”. Trong thời đại toàn cầu hóa, yếu tố ngoại nhập đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc giá cả trên thế giới tăng cao ảnh hưởng đến những mặt hàng có nguyên nhiên vật liệu phải nhập khẩu. Thậm chí có những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất đủ nhưng biện pháp quản lý không tốt cũng dễ bị đầu cơ đẩy giá lên để trục lợi như trường hợp giá gạo vừa qua. Điều này cũng làm các NĐT mất niềm tin. Các doanh nghiệp khi đó phải tăng chi phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh, với các doanh nghiệp quản lý kém sẽ dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản. Các NĐT lúc đó sẽ thu hồi vốn về đề phòng những rủi ro có thể gặp phải từ các doanh nghiệp này. Như vậy việc lạm phát tăng cao cũng là lý do khiến TTCK suy giảm. Việc lạm phát tăng cao, không được khống chế sẽ làm cho NĐT mất niềm tin và họ sẽ không dám đầu tư trên TTCK do sợ rủi ro. Hậu quả là nhiều chính sách của Nhà nước sẽ không thực hiện được như quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ chậm lại, một số chính sách mới sẽ khó được thực thi như việc đánh thuế thu nhập chứng khoán... đồng thời các doanh nghiệp cũng khó huy động thêm vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh do TTCK mất đi tính thanh khoản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Còn TTCK sẽ mất đi ý nghĩa của nó là một kênh huy động vốn của các tổ chức kinh tế và của cả Nhà nước. Chưa kể những hậu quả khác như mất niềm tin của NĐT, kể cả NĐT nước ngoài do thấy Việt Nam không còn là môi trường đầu tư hấp dẫn. Đầu tư trong bối cảnh lạm phát, nên hay không nên? Đây là một câu hỏi khó cho nhiều NĐT trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên với sự phân tích và quan sát tốt vẫn có câu trả lời thỏa đáng. TTCK suy giảm trong bối cảnh lạm phát cao nhưng những ngành sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống lại tăng trưởng mạnh bất kể TTCK liên tục suy giảm. Cổ phiếu các ngành như lương thực thực phẩm, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ sau Tết đến nay, đặc biệt các doanh nghiệp đầu ngành là tăng trưởng mạnh nhất. Ngoài ra, thông tin cho thấy thị trường tài chính Mỹ đã qua được giai đoạn khó khăn nhất, nhiều khả năng phục hồi sớm hơn dự kiến. Một trong những chỉ số quan trọng của TTCK Mỹ là Dow Jones cũng đã phục hồi vượt qua mức 13.000 điểm sau một thời gian dài ở trong ngưỡng 12.000 điểm. Đây sẽ là những thông tin hỗ trợ cho việc khống chế lạm phát tại Việt Nam và cũng chính là động lực cho các NĐT quay trở lại thị trường tài chính (trong đó có TTCK) nhất là với những NĐT dài hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_giua_lam_phat_va_chung_khoan.pdf
Tài liệu liên quan